Các thao tác làm việc với máy tính (nhấp chuột)
Mở trang 1
- Mở trang 2: nhấp chuột lần lượt để hiện 4 quy ước.
- Mở trang 3: nhấp chuột lần 1
- Nhấp chuột chậm, lần lượt để hiện các thông tin của sơ đồ.
- Nếu HS trả lời đúng câu hỏi thì đưa chuột vào vùng câu hỏi nhấp chuột lần lượt 2 lần để đánh dấu 2 giai đoạn chủ yếu của quá trình và nhấp chuột lần 3 để câu hỏi thoát ra khỏi màn hình.
- Mở trang 4: nhấp chuột lần lượt 2 lần để kết luận hiện ra.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI DẠY BẰNG MICROSOFT POWERPOINT Bài 17: Sinh tổng hợp prôtêin (lớp 11) Tiến trình bài dạy Hoạt động của giáo viên Các thao tác làm việc với máy tính (nhấp chuột) Giới thiệu tên bài Mở trang 1 Quy ước ghi chép bài học - Thổng nhất một số quy ước về việc theo dõi và ghi chép thông tin bài học. - Mở trang 2: nhấp chuột lần lượt để hiện 4 quy ước. Hoạt động 1 Xác định các giai đoạn của quá trình sinh tổng hợp prôtêin. - Nêu câu hỏi cho HS - Trình chiếu sơ đồ về các giai đoạn tổng hợp prôtêin - Kết luận về giai đoạn sao mã - Mở trang 3: nhấp chuột lần 1 - Nhấp chuột chậm, lần lượt để hiện các thông tin của sơ đồ. - Nếu HS trả lời đúng câu hỏi thì đưa chuột vào vùng câu hỏi nhấp chuột lần lượt 2 lần để đánh dấu 2 giai đoạn chủ yếu của quá trình và nhấp chuột lần 3 để câu hỏi thoát ra khỏi màn hình. - Mở trang 4: nhấp chuột lần lượt 2 lần để kết luận hiện ra. Hoạt động 2 Tìm hiểu quá trình hoạt hoá axit amin. - Giới thiệu về các thành phần tham gia và hình thành trong quá trình tổng hợp prôtêin. - Minh họa về quá trình hoạt hoá axit amin (lần 1) - Minh hoạ về quá trình hoạt hoá axit amin (lần 2) - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về quá trình hoạt hoá axit amin. - Mở trang 5: nhấp chuột lần lượt để các thành phần hiện ra, cho đến khi thành phần “chuỗi polypeptit” hiện ra thì dừng lại để học sinh quan sát. - Mở trang 6: Nhấp chuột lần 1 cho câu hỏi hiện ra, dừng lại để HS đọc kỹ câu hỏi. Nhấp chuột lần 2 để câu hỏi biến mất. - Nhấp chuột lần 3 để hiện ra thành phần axit amin; lần 4 để hiện ra thành phần ATP; lần 5 để hiện ra enzim và dừng lại một chút để enzim và ATP di chuyển đến lắp ghép với axit amin; lần 6 để enzim biến mất; nhấp lần 7 và dừng lại để axit amin với ATP di chuyển lắp ghép với tARN; nhấp chuột lần 8 để hiện ra dòng chú thích về phức hợp aa-tARN - Mở trang 7: nhấp chuột để điều khiển tiến trình như trên cho đến khi xuất hiện dòng chú thích về phức hợp aa-tARN thì dừng lại. - HS trả lời đúng thì nhấp chuột tiếp theo để hiện ra kết luận về quá trình hoạt hoá axit amin. Hoạt động 3 Tìm hiểu quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit - Chia nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm. - Nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận. - Minh họa về quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit - Nếu HS chưa rõ GV minh họa lại quá trình này một lần nữa. - Nếu HS đã rõ thì cho HS thảo luận trong nhóm và làm phiếu học tập số 1. - Yêu cầu các nhóm HS báo cáo, GV tổng kết - Rút ra kết luận tổng quát về quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit. - Mở trang 8: nhấp chuột một lần để hiện ra câu hỏi. - Mở trang 9: nhấp chuột lần lượt, chậm để HS dễ theo dõi diễn biến của quá trình cho đến khi phân tử mARN biến mất thì nhấp chuột thêm một lần nữa và dừng lại để đoạn hoạt hình chạy tự động. Khi aa mở đầu rời khỏi chuỗi polypeptit thì nhấp tiếp lần nữa để hiện ra chú thích “chuỗi polypeptit” - Nhấp chuột vào nút “Chạy lại” và thao tác như trên cho HS quan sát lại diễn biến toàn bộ quá trình. - Nhấp chuột vào nút tam giác bên cạnh nút “chạy lại” để chuyển trang. - Sang trang 11: nhấp chuột 3 lần để hiện ra kết luận về 3 bước trong tổng hợp chuỗi polypeptit. - Nhấp chuột vào “Bước mở đầu”. Nhấp chuột chậm, lần lượt để hiện các thông tin về bước này. Đến khi hiện thông “Kết thúc” thì dừng lại, nhấp chuột vào nút tam giác quay về. - Nhấp chuột vào “Bước kéo dài”. Nhấp chuột chậm, lần lượt để hiện các thông tin về bước này. Đến khi hiện ra “Mã kết thúc” thì dừng lại và nhấp chuột vào nút tam giác quay về. - Nhấp chuột vào “Bước kết thúc”. Nhấp chuột chậm, lần lượt để hiện thông tin về các bước này. Đến khi hiện hết thông tin “Diễn biến và kết thú” thì nhấp vào nút tam giác quay lại. - Nhấp chuột vào nút tam giác đi tiếp để mở thông tin tổng quát về quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit. Hoạt động 4: Tìm hiểu về đặc điểm của giai đoạn giải mã - Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình và trong SGK, trả lời các câu hỏi của GV. - GV tổng kết câu trả lời của HS - Mở trang 17: Nhấp chuột lần 1 để hiện hình minh hoạ về polyxôm; nhấp chuột lần 2 để hiện ra các câu hỏi. - Nhấp chuột lần 3, 4 và 5 để lần lượt hiện ra các thông tin về các đặc điểm của giai đoạn giải mã. Hoạt động 5: Phân tích cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin - Chia nhóm HS, phát phiếu học tập dành cho các nhóm. - Yêu cầu HS quan sát đoạn hoạt hình và trả lời các câu hỏi. - Yêu cầu HS nêu những nhận xét, GV kết luận - Mở trang 18: Nhấp chuột lần lượt để hiện ra các câu hỏi thảo luận. - Nhấp chuột chậm, lần lượt để minh họa cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin (Sau khi chất cảm ứng bám vào prôtêin ức chế thì dừng nhấp chuột thì phim chạy tự động) - Mở trang 23: nhấp chuột lần lượt để hiện ra các nhận xét, đến khi hiện các nhận xét về gen cấu trúc, gen điều hoà, gen vận hành thì dừng lại. Củng cố - Trắc nghiệm ghép nối - Gọi HS trả lời lần lượt - Mở trang 25: Nhấp chuột một lần để hiện ra bảng câu hỏi và các phương án lựa chọn. - HS chọn phương án nào thì nhấp chuột vào phương án đó (để chuột chuyển thành hình bàn tay thì mới nhấp chuột), nếu đúng sẽ hiện ra dấu kiểm, sai sẽ hiện ra dấu gạch chéo. - Hết 5 câu hỏi đầu tiên thì đặt chuột ra ngoài nền màn hình và nhấp tiếp 2 lần để chuyển sang 5 câu hỏi sau và cách điều khiển như trên. Tài liệu tham khảo: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA SINH – KTNN & ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC BÀI 17: SINH TỔNG HỢP PRÔTÊIN (Lớp 11) ĐỀ CƯƠNG BÀI DẠY I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: Về kiến thức: Trình bày được quá trình sinh tổng hợp prôtêin. Nêu được vai trò của các thành phần tham gia quá trình sinh tổng hợp prôtêin. Phân tích được mối quan hệ giữa ADN và prôtêin. Về kỹ năng: Rèn luyện được kỹ năng quan sát, tư duy tổng hợp thông qua quan sát tranh vẽ và các phương tiện trực quan. Rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác thông qua các hoạt động nhóm. II. NỘI DUNG BÀI DẠY Vị trí của bài: là bài thứ ba trong chương I-Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền, phần cơ sở di truyền học, sau bài: axit nuclêic và prôtêin. Cấu trúc của bài: I. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin 1. Giai đoạn sao mã 2. Giai đoạn giải mã a, Diễn biến b, Đặc điểm II. Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin 1. Ví dụ 2. Nhận xét III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Tổ chức học sinh hoạt động độc lập. Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm Kết hợp hoạt động nhóm và công tác làm việc độc lập với sách giáo khoa, phiếu học tập. Nội dung bài Hoạt động học tập I. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin 1. Giai đoạn sao mã 2. Giai đoạn giải mã a, Diễn biến b, Đặc điểm II. Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Hoạt động 1: Xác định các giai đoạn của quá trình sinh tổng hợp prôtêin (HS làm việc cá nhân) - Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hoạt hoá axit amin (HS làm việc cá nhân) - Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit (HS làm việc theo nhóm 5 người kết hợp với phiếu học tập) - Hoạt động 4: Tìm hiểu về đặc điểm của giai đoạn giải mã (HS làm việc cá nhân) - Hoạt động 5: Phân tích cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin (HS làm việc theo nhóm 5 người kết hợp với phiếu học tập) IV. CỦNG CỐ VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ - Sử dụng 1 bài tập dạng trắc nghiệm ghép nối. V. SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Trong khâu chuẩn bị bài giảng: - Sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin nhằm mục đích tham khảo cho bài dạy. - Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế bài trình bày trên lớp, thiết kế các đoạn hoạt hình cho bài dạy. - Sử dụng phần mềm Microsoft Word để soạn giáo án, thiết kế phiếu học tập. Trong giờ dạy: - Bài giảng được tổ chức thực hiện trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Powerpoint. GIÁO ÁN BÀI SINH TỔNG HỢP PRÔTÊIN I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: Về kiến thức: Trình bày được quá trình sinh tổng hợp prôtêin. Nêu được vai trò của các thành phần tham gia quá trình sinh tổng hợp prôtêin. Phân tích được mối quan hệ giữa ADN và prôtêin. Về kỹ năng: Rèn luyện được kỹ năng quan sát, tư duy tổng hợp thông qua quan sát tranh vẽ và các phương tiện trực quan. Rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác thông qua các hoạt động nhóm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Máy chiếu đa năng, máy tính. Phiếu học tập. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Tổ chức hoạt động học sinh: Hoạt động cá nhân; hoạt động theo nhóm Quan sát hình ảnh - tìm tòi bộ phận IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời các câu hỏi sau đây: Hãy trình bày quá trình tổng hợp ARN. Hãy trình bày về cấu tạo, cấu trúc và chức năng của prôtêin. Giảng bài mới: Đặt vấn đề: Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể sinh vật, vậy prôtêin đã được tổng hợp như thế nào? Cấu tạo và cấu trúc của prôtêin được hình thành và quy định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Thời gian Hoạt động thầy-trò Nội dung 5’ 4’ 15’ 5’ 7’ Hoạt động 1: Xác định các giai đoạn của quá trình sinh tổng hợp prôtêin. - GV: Yêu cầu HS quan sát mô phỏng ngắn trên màn hình và nêu câu hỏi: (?) Quá trình sinh tổng hợp prôtêin có thể được chia thành mấy giai đoạn, các giai đoạn đó diễn ra ở đâu trong tế bào? - HS (cá nhân): trả lời câu hỏi - GV: kết luận: Gồm 2 giai đoạn chính: Sao mã (trong nhân) và giải mã (ngoài nhân) - GV: Như vậy giai đoạn sao mã là quá trình tổng hợp mARN và sau khi được tổng hợp xong mARN ra tế bào chất để tham gia giải mã. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hoạt hoá axit amin. GV: Giới thiệu hình minh họa về các thành phần tham gia và được hình thành trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin trên màn hình. GV: Yêu cầu HS quan sát trên màn hình và trả lời câu hỏi: (?) Quá trình hoạt hoá axit amin diễn ra như thế nào? - HS (cá nhân): Quan sát và trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit - GV: Chia nhóm 5 HS, phát cho mỗi nhóm phiếu học tập số 1. Yêu cầu HS quan sát đoạn hoạt hình mô phỏng quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit - HS: Nhóm 5 HS. + Quan sát đoạn mô phỏng trên màn chiếu + Thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. - GV: yêu cầu các nhóm trả lời và tổng kết. - GV: Vậy có thể diễn đạt về quá trình tổng hợp aa thứ n như thế nào? - HS: Ribôxôm dịch chuyển từ bộ ba mã sao thứ n-1 đến bộ ba mã sao thứ n, tARN thứ n-1 rời khỏi ribôxôm, aa thứ n được đưa vào ribôxôm, liên kết peptit giữa aan với aan-1 được hình thành. Hoạt động 4: Tìm hiểu về đặc điểm của giai đoạn giải mã HS (cá nhân): Quan sát hình vẽ 48, hình vẽ trên màn hình và đọc SGK trang 82 và trả lời các câu hỏi: Polyxôm là gì? Pôlyxôm có vai trò gì? Tại sao có thể nói polyxôm có vai trò như vậy? GV: Yêu cầu HS trả lời và tổng kết Hoạt động 5: Phân tích cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin HS (Nhóm 5 HS): Quan sát mô phỏng về cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. GV: yêu cầu các nhóm HS báo cáo và tổng kết I. Quá trình sinh tổng hợp prôtêin 1. Giai đoạn sao mã: - Là quá trình sinh tổng hợp mARN - Tổng hợp xong, mARN rời nhân ra tế bào chất tham gia giải mã. 2. Giai đoạn giải mã: a, Diễn biến - Hoạt hoá axit amin: aa + ATP (Enzim) aa-ATP + tARN (Enzim) aa-tARN - Tổng hợp chuỗi polypeptit: + Bước mở đầu: Bắt đầu: khi ribôxôm tiếp xúc với mARN tại mã mở đầu Diễn biến: phức hợp aamở đầu - tARN tiến vào ribôxôm, khớp đối mã; Phức hợp aa1 - tARN tiến vào ribôxôm, khớp đối mã; Kết thúc: Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aamở đầu với aa1; + Bước kéo dài: Bắt đầu: khi ribôxôm dịch chuyển đi một mã bộ ba trên mARN à tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm. Diễn biến: các phức hợp aa-tARN tiến vào ribôxôm, khớp đối mã; liên kết peptit giữa các aa được tạo thành Kết thúc: khi ribôxôm gặp mã kết thúc + Giai đoạn kết thúc: Bắt đầu: khi ribôxôm rời khỏi mARN. Diễn biến và kết thúc: tARN cuối cùng rời khỏi ribôxôm, giải phóng chuỗi polypeptit. Enzim tách aamở đầu khỏi chuỗi polypeptit vừa được tổng hợp. Chuỗi polypeptit tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn tạo thành prôtêin hoàn chỉnh. b, Đặc điểm - Nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN gọi là polyxôm, tổng hợp được nhiều chuỗi polypetit giống nhau trong cùng một thời gian. - Tăng hiệu suất sử dụng mARN, “tuổi thọ” của các thành phần tham gia khác nhau: mARN nhanh chóng tự huỷ; ribôxôm được sử dụng nhiều lần. II. Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin 1. Ví dụ: Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn theo Jacôp và Mônô. 2.Nhận xét: - Tế bào chỉ tổng hợp prôtêin cần thiết vào lúc cần thiết - Giữa ADN và prôtêin có mối quan hệ quy định và điều chỉnh lẫn nhau. - Di truyền ở cấp độ phân tử được duy trì nhờ nguyên tắc bổ sung. - Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền gồm gen cấu trúc, gen điều hoà và gen vận hành. Củng cố (3’) HS trả lời bài tập trắc nghiệp dạng ghép cặp. Các dữ kiện được chiếu trên màn hình. Các nhóm HS trả lời vào giấy khổ A3, dán vào vị trí gần nhóm nhất. GV chiếu đáp án và cho điểm từng nhóm. Đáp án như sau: Chất truyền thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất là mARN Thành phần có chức năng vận chuyển axit amin vào ribôxôm là tARN Đơn vị cấu tạo nên chuỗi polypeptit là axit amin Hợp chất cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt hoá axit amin là ATP Luôn có mặt đầu tiên trong quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit nhưng lại không có mặt ở phân tử prôtêin hoàn chỉnh là axit amin mở đầu Thành tham gia vào cả quá trình hình thành, cắt đứt các liên kết peptit hay hoạt hoá các axit amin là Enzim Cấu trúc có tác dụng tăng hiệu suất sinh tổng hợp prôtêin là polyxôm “Nhà máy” lắp ghép tạo chuỗi polypeptit là Ribôxôm Nguyên tắc đảm bảo thông tin di truyền liền mạch và chính xác từ ADN đến prôtêin là nguyên tắc bổ sung Quá trình tổng hợp diễn ra trong tế bào sinh vật gọi là sinh tổng hợp Bài tập về nhà: HS trả lời và giải các bài tập trong SGK. HS trả lời thêm câu hỏi sau: Cấu trúc của prôtêin phụ thuộc vào yếu tố nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát đoạn phim mô phỏng trên màn hình và trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Có thể chia quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit thành mấy bước? 2. Các bước đó bắt đầu, diễn biến và kết thúc như thế nào? Bước Diễn biến Bắt đầu Diễn biến Kết thúc .. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Từ quan sát mô phỏng trên màn hình, nhóm thảo luận và thống nhất trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Vai trò của quá trình điều hoà sinh tổng hợp prôtêin là gì? 2. Có thể rút ra những kết luận gì về mối quan hệ giữa ADN và prôtêin? 3. Có nhận xét gì về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? 3. Có thể định nghĩa về gen như thế nào?
Tài liệu đính kèm: