Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 - Môn Ngữ Văn

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 - Môn Ngữ Văn

Bài 1 GIỚI THIỆU CÁC KĨ NĂNG LÀM BÀI THI

I. Kĩ năng làm bài với câu hỏi 2 điểm.

1. Câu hỏi về tác giả và sự nghiệp sáng tác thì làm theo các bước sau:

- Tên tuổi, bút danh, năm sinh, năm mất.

- Quê quán.

- Thành phần gia đình.

- Qua trình trưởng thành hoặc quá trình hoạt động.

- Nêu 3 tác phẩm chính chọn những tác phẩm dễ nhớ

- Nêu nội dung và nghệ thuật các sáng tác của tác giả đó.

2. Câu hỏi về ý nghĩa nhan đề.

- Giải thích nghĩa đen của nhan đề.

- Chỉ ra các nghĩa tượng trưng – tức là nghĩa bóng

 

doc 60 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1462Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 - Môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP 12 - MÔN NGỮ VĂN
Bài 1 GIỚI THIỆU CÁC KĨ NĂNG LÀM BÀI THI
Kĩ năng làm bài với câu hỏi 2 điểm.
Câu hỏi về tác giả và sự nghiệp sáng tác thì làm theo các bước sau:
Tên tuổi, bút danh, năm sinh, năm mất.
Quê quán.
Thành phần gia đình.
Qua trình trưởng thành hoặc quá trình hoạt động.
Nêu 3 tác phẩm chính chọn những tác phẩm dễ nhớ
Nêu nội dung và nghệ thuật các sáng tác của tác giả đó.
Câu hỏi về ý nghĩa nhan đề.
Giải thích nghĩa đen của nhan đề.
Chỉ ra các nghĩa tượng trưng – tức là nghĩa bóng.
Câu hỏi về giá trị nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung: trước hết nêu nội dung nghĩa đen của văn bản tức là trả lời câu hỏi văn bản đó viết cái gì? Kể cái gì? Miêu tả cái gì?. Sau đó nêu các nghĩa bóng, nghĩa tương trưng.
Giá trị nghệ thuật: thì trả lời theo ba câu hỏi sau: Ngôn ngữ của văn bản như thế nào? Biện pháp tu từ nào được sử dung?Cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống, hình ảnh như thế nào?
4. Các câu hỏi khác: thì cần suy nghĩ kĩ để tìm cách làm bài cho phù hợp, nhưng có thể ứng dụng cách làm bài sau cho tất cả các câu hỏi khác:
- Nêu nghĩa đen của vấn đè đó- nghĩa này hiện trên câu chữ.
- Sau đó suy nghĩ tìm ra các nghĩa bóng, nghĩa biểu tương, nghĩa tượng trưng. 
Kĩ năng làm bài với câu hỏi dạng 3 điểm.
Đây là kiểu bài nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có một vốn sống phong phú.
Kiểu bài này là kiểu bài đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng viết ngắn, viết cô đọng, không lan man.
Bố cục của một bài văn nghị luận xã hội.
Mở bài.
Giới thiêu luận đề và luận điểm của đề, nêu tầm quan trọng của vấn đề cần bàn bạc.
Thân bài.
Giải thích vấn đề hoặc hiện tượng đó- đoạn văn 1.
Phân tích và đánh giá các biểu hiện của vấn đề đúng hay sai.- đoạn văn 2.
Phân tích nguyên nhân, dự báo hâu quả ( hoặc kết quả) – đoặn văn 3
Đưa ra những giải pháp hoặc biện pháp để giải quyết vấn đề - đoặn văn 4.
Kết bài.
Tổng kết những ý kiến, nhấn mạnh vấn đề.
III. Kĩ năng làm bài với câu hỏi dạng 5 điểm.
 -Đây là kiểu bài nghị luận văn học đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng viết dài và muốn viết dài được chúng ta phải đọc tác phẩm nắm chác các nội dung và nghệ thuật.
- Kiến thức phải vững vàng, kĩ năng dung từ đặt câu, kĩ năng viết đoạn văn.
- Dưới đây là một số kiểu bài nghị luận văn học:
 Nghị luận văn học: Lưu ý các dạng đề. 
 1. Dạng đề phân tích tác phẩm (cả thơ và văn xuôi)
* Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh ra đời)
- Khái quát nội dung, nghệ thuật.
* Thân bài:
- Phân tích nội dung
+ Tác phẩm thể hiện nội dung gì? Thông qua chi tiết hình ảnh nào?
+Tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm.
- Phân tích nghệ thuật: 
+Kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, sử dụng từ ngữ.
+Việc sử dụng các biện pháp tu từ, chi tiết độc đáo
 (Có thể phân tích đan xen giữa nội dung và nghệ thuật)
* Kết luận:
-Nhận xét, đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về nội dung, nghệ thuật.
- Đóng góp của tác phẩm vào kho tàng văn học (giá trị của tác phẩm)
2. Dạng đề phân tích (cảm nhận) hình tượng nhân vật
* Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
- Khái quát đặc điểm nhân vật.
* Thân bài: tùy vào từng nhân vật trong từng tác phẩm mà phân tích (cảm nhận) theo các nội dung sau:
- Cuộc đời, số phận.
- Ngoại hình.
- Suy nghĩ, hành động.
- Tâm lí, tính cách.
* Kết bài:
- Tính điển hình của nhân vật
- Nhận xét đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về xây dựng nhân vật.v.v 
3. Dạng đề phân tích giá trị tác phẩm văn học: (Cả giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực)
	* Mở Bài:
	- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
	- Nêu nội dung luận đề.
	* Thân bài:Triển khai từng nội dung của giá trị, mỗi giá trị tương đương với một luận điểm- một đoạn văn.( Chú ý nếu là giá trị nhân đạo thì tác giả lên án, tố cáo; cảm thông cho số phận, bênh vực quyền sống của con người; ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người đồng thời, mở ra cho họ con đường sống, con đường đi đến tương lai;
	* Kết bài:
	- Khẳng định vấn đề.
	- Đánh giá thành công hoặc hạn chế (nếu có) về nội dung, nghệ thuật và những đóng góp của tác giả đối với tiến trình phát triển của nền văn học.
BÀI 2. CÂU HỎI VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
ĐỂ VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGẮN
PHẦN 1: Kiến thức lí thuyết
1. Phân loại.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình.
b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.
2. Các bước làm bài nghị luận xã hội
2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người.
2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
B. Thân bài
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân.
- Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).
C. Kết bài: 
- Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.
II. PHẦN 2: Luyện tập
Câu 1 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Câu 2 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Câu 3 (3 điểm):
“Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng
	Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
	Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
	Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi.
	Những vần thơ trên của thi hào người Đức G.Bê-khe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về sự phấn đấu của tuổi trẻ học đường hiện nay. Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
	Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay
Câu 5 (3 điểm): “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” (Lét-xinh). Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
Câu 6 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
Câu 7 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn : “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”.
 Câu 8 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay.
 Câu 9 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay.
 Câu 10 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay.	
 Câu 11 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
 Câu 12. (3 điểm): Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó.
 Câu 13. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng dũng cảm.
 Câu 14. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng tự trọng
 Câu 15. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về sự tự tin
 Câu 16. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng nhân ái
 Câu 17. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về tinh thần trách nhiệm.
Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết một số câu:
Câu 1
A. Mở bài
- Bắt đầu bằng một câu chuyện bạn gặp trên đường phố (hành động không đẹp của một cô cậu thanh niên đối với người già)
- Nhìn cảnh ấy tôi chợt hỏi phải chăng các bạn ấy không biết “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
B. Thân bài
Ý 1: Thế nào là tình thương? Tình thương là tình cảm cao quý nhất giữa con người với con người trong cuộc sống. Là sự bảo ban, chăm sóc khen ngợi kịp thời; là sự sẻ chia động viên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Tình thương phải bắt đầu từ trái tim chứ không phải là sự thương hại, sự thương hại không bắt nguồn tự sự yêu mến mà nó nảy sinh từ cái nhìn của một người có thế đứng cao hơn.
Ý 2: (biểu hiện)
+ Đã là con người ai cũng muốn được yêu thương, để được sống vui vẻ, hạnh phúc, có nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Yêu thương sẽ giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống.
+ Không chỉ được người khác yêu thương mà còn cần phải biết yêu thương người khác, nếu bản thân không dành tình yêu thương cho mọi người thì cũng sẽ khó nhận được tình yêu thương lâu dài từ người khác.
+ Yêu thương và được yêu thương dường như là tất cả ý nghĩa của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy mình là người có ích khi đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.
+ Bác Hồ của chúng ta đã dành cả tình yêu thương bao la của mình cho nhân loại, điều ấy được nhà thơ Tố Hữu viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa 
+ Chúng ta luôn nhận được tình yêu thương từ cha, mẹ, thầy cô ngược lại chúng ta cần đáp lại tình yêu thương ấy bằng chính những lời nói lễ phép, những hành động có ý nghĩa nhất là trong học tập
+ Tấm gương Nguyễn Hữu Ân
Ý 3: phê phán những người sống thiếu tình thương. VD : Có một bộ phận các cá nhân ngày nay đang quay lưng lại với những người mang di chứng chất độc màu da cam
Ý 4: Tình yêu thương là tình cảm hồn nhiên, nguyên thủy nhất của con người. Tình cảm ấy là cội nguồn cho mọi lẽ sống. Nhờ nó nhân loại vượt qua được những định kiến xấu xa trên đời, để con người thực sự “người” hơn.
C. Kết bài
	M. Gorki nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”. Đừng bao giờ biến trái tim mình trở thành một Bắc  ... huất.
- Ý nghĩa biểu tượng : tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên; cho những trông gai thử thách của cuộc đời; cho ước mơ, sáng tạo của nghệ thuật; cho lí tưởng và hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi.
5. Hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a- gô 
- Ông lão là người thạo nghề 
- Ông có sức mạnh tinh thần của người chiến thắng :
+ Luôn có niềm tin vào bản thân 
+ Có ý chí và nghị lực phi thường 
- Là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người. 
- Từ hình tượng ông lão đánh cá, toát lên bài học của thành công : Phải có trí tuệ và hiểu biết, tỉnh táo và nhẫn nại, có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.
6. Đặc sắc nghệ thuật
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn kể và lời văn miêu tả nhân vật, miêu tả đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác, sử dụng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ của nhân vật để khắc hoạ điều này.
- Cách viết giản dị nhiểu chỗ tưởng như “lỏng” song kì thực lại rất chặt chẽ. Viết theo nguyên lí tảng băng trôi.
7. Đặc điểm của nghệ thuật tảng băng trôi qua đoạn trích
- Phần nổi của “tảng băng trôi”: hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.
- Phần chìm của “tảng băng trôi”:
+ Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.
+ Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.
+ Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công. 
+ Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng. 
+ Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên. 
+ Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống. 
8. Chủ đề
Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, chiến thắng con cá kiếm, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể đánh bại”
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê?
Câu 2. (2 điểm): Tóm tắt và nêu chủ đề đoạn trích
Câu 2. (2 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên lí tảng băng trôi? Nguyên lí ấy được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích được học?
PHẦN TÓM TẮT VĂN HỌC VIỆT NAM
VÀ CHỦ ĐỀ
Câu 1. *Tóm tắt tác phẩm “ Vợ chồng A phủ”
 Truyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ, hai con người cùng khổ vùng núi cao Tây Bắc. Mị một cô gái Mông bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Từ khi bị bắt làm dâu gạt nợ, suốt mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc. Mị về nhà chào cha để đi chết nhưng thấy bố van khóc Mị đã không đành lòng. Mị trở lại nhà thống lí Pá Tra. Từ đó, Mị sống trong câm lặng như con rùa nuôi ở xó cửa. Khi mùa xuân đến, tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sự sống trong Mị. Mị lén uống rượu, quấn lại tóc, với lấy chiếc váy hoa trên vách chuẩn bị đi chơi xuân nhưng bị A Sử bắt trói vào cột nhà mãi đến khi hắn bị A Phủ đánh, Mị mới được cởi trói vào rừng hái thuốc. A Phủ một chàng trai khỏe mạnh, mồ côi. Vì đánh A Sử con quan, A Phủ bị bắt ở trừ nợ. Khi bị mất một con bò, A Phủ bị trói chờ chết. Một đêm mùa đông, khi thức dậy sưởi lửa, Mị nhìn thấy A phủ khóc, Mị cảm thương cho A Phủ, nghĩ đến số phận mình, cô cắt dây trói cho A Phủ. Hai người trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Hai người kết làm vợ chồng và tham gia du kích kháng chiến. 
* Chủ đề: Vợ chồng A phủ đặt ra vấn đề số phận con người- những con người dưới đáy xã hội- những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề về số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, dưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.
Câu 2. * Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt
Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạ đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
* Chủ đề: Những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra, đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.
Câu 3: *Tóm tắt tác phẩm “Rừng xà nu”
Tác phẩm kể về Tnú và buôn làng Xôman trong không gian của những cánh rừng xà nu bạt ngàn chạt tít đến chân trời. Tnú sau ba năm đi lực lượng trở về thăm làng. Đêm hôm đó, tại nhà ưng, Cụ Mết đã kể cho dân làng nghe cuộc đời của Tnú. Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng nuôi dưỡng, được anh Quyết giác ngộ. Tnú làm liên lạc cho anh Quyết. Khi đi liên lạc Tnú thông minh, gan dạ. Anh Quyết hy sinh, Tnú vượt ngục về lãnh đạo dân làng. Thằng Dục ác ôn nhiều lần tìm bắt Tnú nhưng không được, hăn bắt vợ con anh tra tấn dã man. Tnú không chịu được, anh nhảy ra giữa bọn ác ôn và bị bắt, bị chúng đốt 10 đầu ngón tay. Dân làng vùng dậy cứu anh nhưng vợ và con Tnú đã chết. Sau khi được dân làng cứu mặc dù bị thương nhưng anh vẫn tham gia quân giải phóng. Đoạn kết Tnú chia tay cụ Mết và Dít ra đi chiến đấu. Những đồi xà nu vẫn chạy nối tiếp đến chân trời.
* Chủ đề: Rừng xà nu là cau chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người, cũng như của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra đó là: Chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp bạo lực phản cách mạng.
Câu 4: * Tóm tắt tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình”
Câu chuyện kể về một gia đình Nam Bộ yêu nước, giàu truyền thống cách mạng thông qua những dòng hồi ức của nhân vật chính là Việt. Trong trận chiến đấu ở rừng cao su Việt tiêu diệt được một xe tăng bọc thép nhưng bị thương nặng, hai mắt không nhìn thấy gì. Nhữnglúc tỉnh dậy âm thanh xung quanh làm Việt hồi tưởng về những người thân trong gia đình. Việt nhớ đến những lúc ở nhà vẫn hay tranh giành phần hơn với chị chiến. Việt nhớ đến má cái lần má dắt theo Việt đi đòi đầu cha. Việt nhớ đến chú năm, người giữ quyển sổ ghi công gia đình và tội ác của giặc. Việt nhớ đến chị chiến trong cái đêm cuối cùng ở nhà trước khi nhập ngũ. Khi đồng đội tìm thấy Việt thì thâqý Việt ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đạn đã lên nòng, một ngón tay của Việt đã đặt sẵn vào cò súng, Việt được đưa về điều trị. 
* Chủ đề: Qua hồi ức của Việt khi bị thương về những thành viên trong gia đình, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. 
Câu 5: * Tóm tắt tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng anh đã từng tham gia chiến tranh chống Mỹ, được trưởng phòng cử xuống vùng biển để chụp ảnh biển buổi sáng . Anh đã chụp được cảnh “đắt” trời cho. Nhưng ngay lúc ấy, Phùng phát hiện ra một bức tranh khác của cuộc sống. Một người chồng đã đánh đập vợ một cách dã man và đưa con vì bênh vực cho mẹ đã lao vào đánh bố. Oái ăm thay, sự thật nghiệt ngã đó lại xuất phát từ chiếc thuyền mà chỉ vài phút trước đây, là bức ảnh trong mơ của anh. Anh kể câu chuyện với Đẩu, bạn anh, chánh án tòa án huyện. Hai người đồng ý cách giải quyết của Đẩu: khuyên li hôn. Nhưng tại tòa án huyện, khi lắng nghe lời cầu xin không bỏ chồng và lời tâm sự của người đàn bà, anh và bạn anh hiểu rằng, không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng luật pháp. Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông đánh vợ, Phùng xuống chỗ thuyền gặp Phác. Sau đó, anh trở về phòng văn hóa, suy nghĩ về bức ảnh chụp in trong lốc lịch.
* Chủ đề: Bằng tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tấm lòng tha thiết đối với những cảnh đời, thân phận trớ trêu của con người và gửi gắm chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời, người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
Câu 6: Tóm tắt “Hồn Trương ba, da hàng thịt”- Lưu Quang Vũ:
 Ông Trương Ba là người làm vườn khoảng hơn 50 tuổi, chất phác, cần cù, đánh cờ rất giỏi, yêu vợ thương con cháu. Do thái độ làm việc tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu, Trương Ba bị chết bất ngờ. Vì thương quý Trương Ba đã từng chơi cờ với mình nên Đế Thích đã cho hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt vừa chết một ngày để được sống lại. Thế là hồn Trương Ba được giữ nguyên vẹn nhưng phải trú ngụ ở thân xác anh hàng thịt. Điều trớ trêu, bất hạnh cũng bắt đầu xảy ra. Hồn Trương Ba không thể sống chung với vợ anh hàng thịt. Về nhà mình hồn Trương Ba cũng không được vợ, con, cháu, bạn bè quý mến, yêu thương vì thân xác thô kệch, tính cách thô thiển của anh hàng thịt. Trương Ba đau khổ. Cuối cùng Trương Ba quyết định xin Đế Thích cho anh hàng thịt và cu Tị sống lại, mình thì chết hẳn không nhập vào xác ai nữa.
 * Chủ đề: Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lạ sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
Câu 7: Chủ đề “ Tuyên ngôn Độc lập”: Là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ: Tuyên bố xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, chấm dứt hơn 80 năm cai trị của thực dân pháp ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc.
Câu 8: Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc
Qua bài viết, Phạm Văn Đồng khẳng định: Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuộc dời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là bài học cho hôm nay mà cả cho mai sau.
Câu 9: Chủ đề “Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS”: Khẳng định việc phòng chống AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại, và những cố gắng của chúng ta còn quá ít. Tác giả tha thiết kêu gọi hãy coi việc chống đại dịch này là cuộc chiến, mọi người phải đối mặt với sự thật, không vội vàng phán xét đồng loại và chung tay “ đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.”
Câu 10: Đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam 1945-1975
- Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng cổ vũ chiến đấu.
- Văn học hướng về đại chúng, tìm đến những hình thức nghệ thật quen thuộc với quần chúng nhân dân
- Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG VAN 12 CHO HOC SINH.doc