Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 theo từng chương - Phần 1

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 theo từng chương - Phần 1

Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

1. Các mã bộ 3 khác nhau bởi:

A. Số lượng các nuclêôtit.

B. Thành phần các nuclêôtit.

C. Trật tự các nuclêôtit.

D. Thành phần và trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen.

2. Trong quá trình giải mã, khi ribôxôm tiến tới mã bộ 3 tiếp theo thì hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra:

A. tARN mang axit amin đến ribôxôm tiếp xúc với bộ 3 mã sao qua bộ 3 đối mã

B. Chuỗi pôlipeptit hoàn thiện cấu trúc không gian bậc 2,3

C. Chuỗi pôlipeptit mới được tổng hợp sẽ tách khỏi ribôxôm

D. Liên kết peptit giữa 2 axit amin cũ và mới sẽ được hình thành

 

doc 22 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1689Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 theo từng chương - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
1. Các mã bộ 3 khác nhau bởi:
A. Số lượng các nuclêôtit.
B. Thành phần các nuclêôtit. 
C. Trật tự các nuclêôtit.
D. Thành phần và trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen. 
2. Trong quá trình giải mã, khi ribôxôm tiến tới mã bộ 3 tiếp theo thì hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra:
A. tARN mang axit amin đến ribôxôm tiếp xúc với bộ 3 mã sao qua bộ 3 đối mã 
B. Chuỗi pôlipeptit hoàn thiện cấu trúc không gian bậc 2,3 
C. Chuỗi pôlipeptit mới được tổng hợp sẽ tách khỏi ribôxôm 
D. Liên kết peptit giữa 2 axit amin cũ và mới sẽ được hình thành 
3. Chức năng nào dưới đây không phải của ADN? 
A. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể 
B. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa thông qua các đột biến của ADN 
C. Nhân đôi nhằm duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào cơ thể 
D. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin 
4. Một gen có A = 20% tổng số Nuclêôtit ,G = 900 Nu. Gen tự nhân đôi 1 số lần, môi trường nội bào cung cấp số A = 9000 Nu. Số gen con được tạo mới là:
A. 12 
B. 15 
C. 16 
D. 14 
 5. Yếu tố quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN là 
A. Trình tự của các nuclêôtit 
B. Thành phần của các nuclêôtit 
C. Số lượng, thành phần và thứ tự sắp xếp của các nuclêôtit 
D. Số lượng và thứ tự sắp xếp của các nuclêôtit 
6. Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi:
A. Tính yếu của các liên kết hiđrô trong nguyên tắc bổ sung 
B. Sự đóng và tháo xoắn của sợi nhiễm sắc 
C. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN 
D. Tính bền vững của các liên kết phôtphodieste 
7. Sự hình thành chuỗi pôliribônuclêôtit được thực hiện theo cách sau:
A. Nhóm HO- ở vị trí 3' của ribônuclêôtit sau gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5' của ribônuclêôtit trước.
B. Phát triển chuỗi pôliribônuclêôtit từ 5' đến 3' hoặc 3' đến 5' một cách ngẫu nhiên.
C. Nhóm HO- ở vị trí 3' của ribônuclêôtit trước gắn vào nhóm phôtphat ở vị trí 5' của ribônuclêôtit sau. 
D. Phát triển chuỗi pôliribônuclêôtit từ đầu 3' đến 5'.
8. Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của ADN, yếu tố nào là quyết định nhất:
A. Trật tự sắp xếp của các nuclêôtit 
B. Cấu trúc không gian của ADN 
C. Thành phần của các loại nuclêôtit 
D. Số lượng của các nuclêôtit 
9. Định nghĩa nào sau đây về gen là đầy đủ nhất:
A. Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hòa, gen khởi động, gen vận hành. 
B. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin quy định tính trạng. 
C. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp 1 trong các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin. 
D. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp1 trong các loại ARN thông tin, vận chuyển và ribôxôm.
10. Trong quá trình dịch mã, axit amin tự do:
A. Được hoạt hóa thành dạng hoạt động nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN đặc hiệu tạo nên phức hệ axit amin-tARN, quá trình này diễn ra dưới tác dụng của các enzim đặc hiệu 
B. Trực tiếp đến ribôxôm để phục vụ cho quá trình giải mã 
C. Đến ribôxôm dưới dạng được ATP hóa 
D. Được gắn với tARN nhờ enzim đặc hiệu tạo thành phức hợp axit amin-tARN để phục vụ cho quá trình giải mã ở ribôxôm 
11. Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra ở:
A. Tế bào sinh dưỡng. 
B. Tế bào sinh dục sơ khai. 
C. Giao tử. 
D. Những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. 
12. Đột biến lặp đoạn 16A trên NST X của ruồi giấm làm cho:
A. Làm cho mắt dẹt lại càng dẹt hơn. 
B. Mắt lồi biến thành mắt dẹt. 
C. Làm cho mắt lồi lại càng lồi hơn. 
D. Mắt dẹt biến thành mắt lồi. 
13. Căn cứ để phân biệt đột biến thành đột biến tự nhiên - đột biến nhân tạo là:
A. Nguồn gốc gây đột biến. 
B. Mức độ đột biến cao hay thấp. 
C. Sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại 
D. Tác nhân gây ra đột biến. 
14. Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có một cặp NST tăng lên hai chiếc gọi là:
A. Thể một nhiễm. 
B. Thể tam nhiễm. 
C. Thể tứ nhiễm. 
D. Thể khuyết nhiễm. 
15. Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen?
A. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit dọc theo gen. 
B. Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. 
C. Chuyển đoạn từ NST này sang NST khác không tương đồng. 
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit vào gen. 
16. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là:
A. Đảo đoạn. 
B. Lặp đoạn. 
C. Chuyển đoạn. 
D. Mất đoạn. 
17. Giả sử một gen ở vi khuẩn E.Coli mã hóa một phân tử prôtêin có trình tự các axit amin như sau: Ala – Pro – Ala - Thr – Ser – Glu – Lys – His – Glu –Cys
Một đột biến trên gen này làm cho prôtêin có trình tự axit amin như sau:
Ala – Pro – Ala - Thr – Arg – Glu – Lys – His – Glu –Cys
Đột biến này là dạng:
A. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit bằng cặp nuclêôtit khác.
B. Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit.
C. Đột biến mất cặp nuclêôtit.
D. Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit trong cùng một bộ ba mã hoá.
18. Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là:
A. Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong giảm phân ở cả hai bên bố mẹ tạo giao tử 2n. Các giao tử này kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n.
B. Tất cả các cặp NST của hợp tử không phân li trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử. 
C. Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong nguyên phân. 
D. Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong giảm phân ở cả hai bên bố mẹ tạo giao tử 2n; các giao tử này kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n hoặc tất cả các cặp NST của hợp tử không phân li trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử. 
19. Ở cà chua, gen A xác định tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a xác định tính trạng quả màu vàng. Người ta tiến hành lai Aaaa x Aaaa (giảm phân xảy ra bình thường), thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa 
B. 1AAAa : 2AAaa : 2Aaaa : 1aaaa 
C. 5AAAa :1 AAaa : 5 Aaaa : 1aaaa 
D. 1 AAAa : 2AAaa :1 Aaaa : 1aaaa 
20. Đột biến nào sau đây có thể làm tăng số lượng gen trên NST?
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. Mất đoạn. 
D. Lặp đoạn và chuyển đoạn.
21. Hai tiểu phần lớn và bé kết hợp lại với nhau để hình thành nên ribôxôm khi:
A. Bắt đầu tổng hợp prôtêin. 
B. Các rARN được tổng hợp xong tại hạch nhân. 
C. Các tiểu phần ra khỏi nhân vào tế bào chất. 
D. Hoàn tất việc tổng hợp prôtêin. 
22. Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình giải mã là:
A. Alanin 
B. Valin 
C. Formyl mêtiônin 
D. Mêtiônin 
23. Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, các nuclêôtit tự do sẽ tương ứng với các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN theo cách:
A. Nuclêôtit loại nào sẽ kết hợp vói nuclêôtit loại đó. 
B. Các bazơ nitric có kích thước lớn sẽ bổ sung với các bazơ nitric có kích thước bé.
C. Dựa trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
D. Ngẫu nhiên.
24. Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch của ADN:
A. Theo chiều từ 3' đến 5'.
B. Theo chiều từ 5' đến 3'.
C. Theo chiều từ 5' đến 3' trên mạch này.
D. Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
25. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian của ADN là:
A. Menđen 
B. Oatxơn và Cric 
C. Vanlốp 
D. Moocgan 
26. Số mã bộ ba chịu trách nhiệm mã hóa cho các axit amin là:
A. 61 
B. 40 
C. 64 
D. 20 
27. Ở các chỗ trống được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 là 1 trong các số sau: 3', 5' để mô tả chiều hoạt động của quá trình sao mã: 
Chiều sao mã -->
Gen (1) (.......) A T G X T T A X (.....) (2)
mARN (3) (.......) U A X G A A U G (.....) (4)
A. (1) 5'; (2) 3'; (3) 3'; (4) 5' 
B. (1) 3'; (2) 5'; (3) 3'; (4) 5' 
C. (1) 3'; (2) 3'; (3) 5'; (4) 5' 
D. (1) 3'; (2) 5'; (3) 5'; (4) 3' 
28. Phân tử ADN có các mối liên kết cơ bản nào?
A. Liên kết cộng hóa trị và liên kết hyđrô 
B. Liên kết peptit và liên kết cộng hóa trị 
C. Liên kết hyđrô và liên kết hóa học 
D. Liên kết peptit và liên kết hyđrô 
29. Yếu tố quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN là
A. Thành phần của các nuclêôtit 
B. Trình tự của các nuclêôtit 
C. Số lượng và thứ tự sắp xếp của các nuclêôtit 
D. Số lượng, thành phần và thứ tự sắp xếp của các nuclêôtit 
30. Để phân ra Đột biến giao tử, Đột biến xôma, Đột biến tiền phôi người ta phải căn cứ vào:
A. Thời điểm xuất hiện đột biến. 
B. Sự biểu hiện của đột biến. 
C. Mức độ biến đổi của vật chất di truyền. 
D. Mức độ đột biến. 
31. Một gen có tỷ lệ A + T / G + X = 2/ 3. Một đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit nhưng tỷ lệ A + T / G + X = 68,1 % . Đây là dạng đột biến:
A. Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X. 
B. Thêm cặp nuclêôtit. 
C. Đảo vị trí cặp nuclêôtit. 
D. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. 
32. Trong chu kì tế bào thời điểm nào dễ gây đột biến gen nhất:
A. Pha S.
B. Pha G1.
C. Pha G2.
D. Pha M.
33. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
"Đột biến gen làm thay đổi(I).trên mạch.(II).của gen, làm thay đổi cấu trúc của (III)nên khi tổng hợp.(IV)làm cho(V). cũng bị
biến đổi."
a. mARN
b. khuôn mẫu
c. cấu trúc của prôtêin
d. trật tự các nuclêôtit
e. prôtêin
Đáp án đúng là:
A. Ia, IIb, IIId, IVc, Ve. 
B. Id, IIb, IIIa, IVe, Vc. 
C. Ib, IIa, IIIe, IVc, Vd. 
D. Ic, IIb, IIIe, IVa, Vd. 
34. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
"Đột biến là những biến đổi trong (I), xảy ra ở cấp độ  (II)  (trong ADN), hoặc ở cấp độ  (III)(trong NST), làm cho(IV) bị biến đổi, dẫn đến (V) bị biến đổi". 
a. phân tử 
d. kiểu hình 
b. kiểu gen 
e. tế bào 
c. vật chất di truyền 
Đáp án đúng là:
A. Id, IIe, IIIa, IVb, Ve. 
B. Ia, IIb, IIIc, IVd, Ve. 
C. Ic, IIa, IIIe, IVb, Vd. 
D. Ib, IIe, IIIa, IVc, Vd. 
35. Người mang hội chứng Claiphentơ là:
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Nữ giới có cặp NST giới tính XXX. 
B. Nữ giới có cặp NST giới tính XO. 
C. Nam giới có cặp NST giới tính YO. 
D. Nam giới có cặp NST giới tính XXY. 
36. Loại đột biến cấu trúc NST nào gây chết hoặc mất khả năng sinh sản ở sinh vật?
A. Mất đoạn 
B. Chuyển đoạn lớn 
C. Lặp đoạn 
D. Đảo đoạn 
37. Một đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit nhưng số liên kết hiđrô ít hơn gen bình thường 1 liên kết. Đây là dạng đột biến:
A. Thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặp G – X. 
B. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T. 
C. Mất cặp nuclêôtit. 
D. Đảo vị trí cặp nuclêôtit. 
38. Hãy quan sát bảng sau:
A 
B 
I. Bệnh mù màu đỏ - lục.
II. Hội chứng Down.
III. Hội chứng Tơcnơ.
IV. Hội chứng 3 X.
V. Hội chứng Claiphentơ a. Ở nữ giới thừa 1 NST X. 
a, Ở nữ giới thừa 1 NST X
b. 3 NST thứ 21.
c. Mất đoạn NST thứ 21.
d. Đột biến gen lặn trên NST X.
e. Đột biến gen lặn trên NST thường.
f. Nam giới có cặp NST giới tính XXY.
g. Ở nữ giới khuyết NST X 
Tổ hợp các bệnh và nguyên nhân gây bệnh chọn đúng là:
A. Id, IIb, IIIg, IVa, Vf. 
B. Ie, IIc, IIIf, IVa, Vg. 
C. Id, IIb, IIIf, IVa, Vg. 
D. Ie, IIc, IIIg
39. Những tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của mã di truyền:
A. Tính thoái hóa 
B. Tính bán bảo tồn 
C. Tính phổ biến 
D. Tính đặc hiệu 
40. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về cơ chế sinh tổng hợp prôtêin?
A. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin tương ứng gắn chính x ... n ra mạnh mẽ.
B. Số lượng tế bào nhiều hơn gấp bội.
C. Tế bào to hơn và có lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. 
D. Tế bào to hơn.
Đột biến nào dưới đây có thể dẫn đến làm mất hoặc thêm vật chất di truyền trong tế bào?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn 
B. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ 
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn 
D. Mất đoạn và lặp đoạn 
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về sinh tổng hợp prôtêin?
A. Liên kết peptit được hình thành giữa nhóm cacbôxil của axit amin với nhóm amin ở axit amin sau đồng thời giải phóng phân tử nước 
B. Cấu trúc cơ bản chung cho 20 loại axit amin gồm có một nhóm amin (-NH2), một nhóm cacbôxil (-COOH) và một gốc R đặc trưng cho từng loại axit amin 
C. Trong cấu trúc của một chuỗi pôlipeptit các axit amin được liên kết với nhau thông qua các liên kết peptit, mỗi mạch pôlipeptit bắt đầu bằng nhóm cacboxil và kết thúc bằng nhóm amin 
D. Tính đa dạng của phân tử prôtêin được quyết định bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các axit amin và cấu trúc không gian đặc thù của từng loại prôtêin 
Trên mạch khuôn của một đoạn phân tử ADN có số nuclêôtit các loại: A=60, G=120, X= 80, T=30. Một lần nhân đôi phân tử ADN này đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp:
A. A=T=150, G=X=140 
B. A=T=90, G=X=200 
C. A=T=180, G=X=110 
D. A=G=180, T=X=110 
Các yếu tố quyết định sự khác biệt trong cấu trúc các loại ARN là:
A. Số lượng, thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN 
B. Thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit 
C. Số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc 
D. Cấu trúc không gian của ARN 
Trong quá trình phiên mã của 1 gen:
A. Nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình giải mã. 
B. Có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào. 
C. Nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giải mã. 
D. Chỉ có thể có 1 mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào. 
Mã bộ ba mở đầu trên mARN là:
A. UAA 
B. AAG 
C. AUG 
D. UAG 
Hiện tượng thoái hóa mã là hiện tượng:
A. Các mã bộ ba có thể bị đột biến gen để hình thành nên bộ ba mã mới. 
B. Nhiều mã bộ ba mã hóa cho một axit amin. 
C. Một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin. 
D. Các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau. 
 Một gen có số liên kết hiđrô là 1560, số nulcêôtit A chiếm 20% số nuclêôtit của gen, số nuclêôtit loại G của gen là:
A. G=X= 360 
B. G= X=156 
C. G=X=240 
D. G=240, X=360 
Liên kết phôtphođieste được hình thành giữa 2 nuclêôtit xảy ra giữa các vị trí cacbon
A. 3' của nuclêôtit trước và 5' của nuclêôtit sau 
B. 5' của nuclêôtit trước và 5' của nuclêôtit sau 
C. 1' của nuclêôtit trước và 5' của nuclêôtit sau 
D. 5' của nuclêôtit trước và 3' của nuclêôtit sau 
Đáp án nào dưới đây mô tả đúng trình tự nuclêôtit của 1 đoạn ADN
A. 3' A G A A X T 5'
3' A X T TG A 5' 
B. 5' A G G A X X T 3'
5' T X X T G G A 3' 
C. 5' A G X T A G 3'
3' T X G A T X 5' 
D. 5' A T G X A T 3' 
3' A U X GT A 
1 
Ở một tế bào sinh dục, tại kì đầu của quá trình giảm phân I, người ta quan sát thấy có 2 NST tiếp hợp với nhau như hình sau: 
Tế bào này mang đột biến:
A. Mất đoạn NST. 
B. Lặp đoạn NST. 
C. Lặp đoạn hoặc mất đoạn NST.
D. Đảo đoạn NST. 
Ở ruồi giấm 2n = 8, người ta làm tiêu bản và quan sát được bộ NST của các tế bào của các cơ thể ruồi giấm như sau:
1. 
2. 
3. 
4. 
Tế bào của thể tứ nhiễm là:
A. Tế bào 2. 
B. Tế bào 3.
C. Tế bào 4. 
D. Tế bào 1. 
Cơ thể sinh vật có bộ NST trong nhân chứa số lượng NST tăng lên hoặc giảm đi một hoặc một số NST gọi là:
A. Thể đơn bội. 
B. Thể lưỡng bội 
C. Thể dị bội 
D. Thể đa bội 
Đột biến không di truyền được qua sinh sản hữu tính là:
A. Đột biến hợp tử. 
B. Đột biến giao tử. 
C. Đột biến tiền phôi. 
D. Đột biến xôma. 
Mức phản ứng là:
A. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
B. Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
C. Giới hạn thường biến của một kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
D. Sự phát sinh những kiểu hình mới do biến dị tổ hợp.
Tính chất của đột biến gen là:
A. Tần số đột biến rất thấp.
B. Riêng lẻ, không xác định, có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính, có thể di truyền được qua sinh sản hữu tính và tần số đột biến rất thấp. 
C. Riêng lẻ, không xác định, có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính, có thể di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D. Phổ biến, xác định được, đa số có hại, một số có hại hoặc trung tính, di truyền được qua sinh sản hữu tính.
Đột biến gen trội được biểu hiện kiểu hình trong những trường hợp nào?
A. Luôn được biểu hiện. 
B. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đơn bội. 
C. Chỉ biểu hiện trong cơ thể đồng hợp trội. 
D. Chỉ biểu hiện khi gen nằm trên NST thường. 
Một gen tổng hợp prôtêin bình thường có 200 axit amin. Gen đó bị đột biến tổng hợp ra phân tử prôtêin có 200 axit amin nhưng axit amin thứ 150 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen đó có thể là:
A. Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150.
B. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150.
C. Đảo vị trí hoặc thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150.
D. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150.
Ở một tế bào sinh dục, tại kì đầu của quá trình giảm phân I, người ta quan sát thấy có 2 NST tiếp hợp với nhau như hình sau: 
Tế bào này mang đột biến:
A. Mất đoạn NST. 
B. Lặp đoạn NST. 
C. Đảo đoạn NST. 
D. Chuyển đoạn NST. 
Cơ thể 2n ở kì sau I của giảm phân có 1 cặp NST không phân li sẽ tạo ra những loại giao tử:
A. n +1 và n – 1. 
B. 2n và 0. 
C. 2n và n. 
D. 2n +1 và 2n – 1. 
 Ở các chỗ trống được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 là 1 trong các số sau: 3', 5' để mô tả chiều hoạt động của quá trình sao mã: 
Chiều sao mã -->
Gen (1) (.......) A T G X T T A X (.....) (2)
mARN (3) (.......) U A X G A A U G (.....) (4)
A. (1) 3'; (2) 3'; (3) 5'; (4) 5' 
B. (1) 5'; (2) 3'; (3) 3'; (4) 5' 
C. (1) 3'; (2) 5'; (3) 3'; (4) 5' 
D. (1) 3'; (2) 5'; (3) 5'; (4) 3' 
Mỗi axit amin trong phân tử prôtêin được mã hóa trên gen dưới dạng:
A. Mã bộ 4 
B. Mã bộ 1 
C. Mã bộ 3 
D. Mã bộ 2 
Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn luôn diễn ra theo chiều từ:
A. 3' đến 5' 
B. 3 đến 5 
C. 5' đến 3' 
D. 5 đến 3 
Một gen có số nuclêôtit là 3000. Khi gen này thực hiện 3 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp:
A. 21000 nuclêôtit 
B. 9000 nuclêôtit 
C. 4500 nuclêôtit 
D. 1500 nuclêôtit
Trong quá trình dịch mã, axit amin tự do:
A. Được hoạt hóa thành dạng hoạt động nhờ ATP, sau đó liên kết với tARN đặc hiệu tạo nên phức hệ axit amin-tARN, quá trình này diễn ra dưới tác dụng của các enzim đặc hiệu 
B. Trực tiếp đến ribôxôm để phục vụ cho quá trình giải mã 
C. Được gắn với tARN nhờ enzim đặc hiệu tạo thành phức hợp axit amin-tARN để phục vụ cho quá trình giải mã ở ribôxôm 
D. Đến ribôxôm dưới dạng được ATP hóa 
Yếu tố quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN là
A. Thành phần của các nuclêôtit 
B. Trình tự của các nuclêôtit 
C. Số lượng và thứ tự sắp xếp của các nuclêôtit 
D. Số lượng, thành phần và thứ tự sắp xếp của các nuclêôtit 
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
A. A+T= G+X 
B. A=X, G=T 
C. 
D. A=G; T=X 
Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nuclêôtit .
A. AAA 
B. AXX 
C. XXG 
D. XGG 
Hoạt động phiên mã phục vụ cho việc:
A. Duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào 
B. Tổng hợp các ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribôxôm 
C. Truyền thông tin di truyền từ trong ra ngoài nhân 
D. Duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể 
Prôtêin được tổng hợp ở tế bào nhân thực đều có đặc điểm:
A. Kết thúc bằng formyl mêtiônin. 
B. Bắt đầu bằng axit amin formyl mêtiônin. 
C. Kết thúc bằng axit amin mêtiônin. 
D. Bắt đầu bằng axit amin mêtiônin. 
Thể đa bội ở thực vật có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt vì:
A. Tế bào có lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
B. Số lượng tế bào nhiều hơn gấp bội.
C. Tế bào to hơn.
D. Tế bào to hơn và có lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. 
Ở ruồi giấm 2n = 8, người ta làm tiêu bản và quan sát được bộ NST của các tế bào của các cơ thể ruồi giấm như sau:
1. 
2. 
3. 
4. 
Tế bào của thể tứ bội là:
A. Tế bào 3. 
B. Tế bào 2. 
C. Tế bào 1. 
D. Tế bào 4. 
Ở cà chua, gen A xác định tính trạng của quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a xác định tính trạng quả vàng. Người ta tiến hành lai cà chua AAaa với 2 cây 2n và 4n đều có quả màu đỏ, thế hệ F1 đều xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: 11 quả đỏ: 1 quả vàng. Sơ đồ các phép lai sẽ phải là:
A. AAaa x AA; AAaa x AAAa 
B. AAaa x Aa; AAaa x AAaa 
C. AAaa x Aa; AAaa x Aaaa 
D. AAaa x AA; AAaa x Aaaa 
Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:
A. Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của một cặp nuclêôtit. 
B. Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn. 
C. Thêm một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. 
D. Mất một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. 
Đột biến xôma là:
A. Là đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, nó xảy ra ở một tế bào sinh dục nào đó, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. 
B. Là loại đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, nó xảy ra ở bất kì tế bào nào trong cơ thể. 
C. Là loại đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân, phát sinh ở một mô nào đó trong cơ thể. 
D. Là đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân, nó xảy ra ở một tế bào sinh dưỡng, rồi được nhân lên trong một mô. 
Đột biến là gì?
A. Là những biến đổi trong vật chất di truyền.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
C. Là những biến đổi trong số lượng NST.
D. Là những biến đổi trong cấu trúc NST.
Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:
A. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn. 
B. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ. 
C. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. 
D. Qúa trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. 
Ở cà chua, gen A xác định tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a xác định tính trạng quả màu vàng. Người ta tiến hành lai Aaaa x Aaaa (giảm phân xảy ra bình thường), thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa 
B. 5AAAa :1 AAaa : 5 Aaaa : 1aaaa 
C. 1AAAa : 2AAaa : 2Aaaa : 1aaaa 
D. 1 AAAa : 2AAaa :1 Aaaa : 1aaaa 
Loại đột biến cấu trúc NST nào gây chết hoặc mất khả năng sinh sản ở sinh vật?
A. Mất đoạn 
B. Chuyển đoạn lớn 
C. Lặp đoạn 
D. Đảo đoạn 
Cơ chế phát sinh đột biến đảo đoạn là:
A. Một đoạn NST đứt ra, đảo ngược 180o và gắn vào NST khác. 
B. Một đoạn NST đứt ra và mất đi. 
C. Một đoạn NST đứt ra, đảo ngược 180o và gắn vào vị trí khác trên NST. 
D. Một đoạn NST đứt ra, đảo ngược 180o và gắn vào NST

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap theo chu de tung chuong.doc