Gợi ý ôn tập tốt nghiệm Sinh học - Chuyên đề: Biến dị

Gợi ý ôn tập tốt nghiệm Sinh học - Chuyên đề: Biến dị

Tieát 8-9 CHUYÊN ĐỀ : BIẾN DỊ

A / ĐỘT BIẾN GEN :

I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN :

 Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen ( số lượng, thành phần, trật tự ) các cặp nuclêôtít, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử DNA. Mỗi biến đổi ở một cặp nuclêôtít nào đó sẽ gây một dột biến gen. Các dạng đột biến gen thường gặp là:

• Mất một cặp nuclêôtit

• Thêm một cặp nuclêôtit

• Thay thế một cặp nuclêôtit

Nguyên nhân phát sinh đột biến gen :

- Các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh

- Rối loạn quá trình sinh lí – hoá sinh của tế bào

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2046Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Gợi ý ôn tập tốt nghiệm Sinh học - Chuyên đề: Biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 8-9	CHUYÊN ĐỀ : BIẾN DỊ 
A / ĐỘT BIẾN GEN :
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN : 
 Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen ( số lượng, thành phần, trật tự ) các cặp nuclêôtít, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử DNA. Mỗi biến đổi ở một cặp nuclêôtít nào đó sẽ gây một dột biến gen. Các dạng đột biến gen thường gặp là:
Mất một cặp nuclêôtit
Thêm một cặp nuclêôtit
Thay thế một cặp nuclêôtit
Nguyên nhân phát sinh đột biến gen : 
Các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh 
Rối loạn quá trình sinh lí – hoá sinh của tế bào 
Cơ chế phát sinh đột biến gen : 
Gây rối loạn quá trình tự nhân đôi DNA hoặc làm đứt DNA , nối đoạn bị đứt vào DNA ở vị trí mới 
Đột biến gen phụ thuộc : 
+ Loại tác nhân 
+ Cường độ , liều lượng tác nhân 
+ Cấu trúc gen 
Cơ chế biểu hiện đột biến gen :
Đột biến giao tử : phát sinh trong giảm phân , xãy ra ở tế bào sinh dục , đi vào hợp tử và truyền cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính 
Đột biến xôma : phát sinh trong nguyên phân , xãy ra ở tế bào sinh dưỡng , biểu hiện ở 1 phần cơ thể gọi là thể khảm , truyền cho thế hệ sau bằng sinh sản vô tính 
Đột biến tiền phôi : phát sinh trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử ( 2- 8 tế bào ) , truyền cho thế hê sau bằng sinh sản hữu tính .
Hậu quả (Vai trò của đột biến gen)  : DNA à m ARN à PRÔTÊIN à TÍNH TRẠNG 
Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình.
Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit à thay đổi các aa từ điểm xãy ra đột biến đến cuối gen 
Đột biến thay thế hoặc đảo vị trí cặp nuclêôtit trong 1 bộ ba à thay đổi 1 aa 
Đột biến gen thường là đột biến lặn và có hại cho bản thân sinh vật vì chúng đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Ví dụ : Đột biến thay thế T-A à G-X thì HbAà HbS gây bệnh hồng cầu hình liềm .
Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biều hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiên môi trường thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người . 
II/ BÀI TẬP : 
1 . Một số công thức cần nhớ : 
* Tính tổng số nuclêôtit của gen : 
	N = A+T+G+X = 2A + 2G ( A=T, G=X)
* Chiều dài gen :
	L = N/ 2 * 3,4 A0
* Chu kì xoắn : 
	C = N/ 20
* Liên kết hidrô :
	H = 2A + 3G 
* Khối lượng gen :
	M = N * 300 dvc
* Số nuclêôtit mỗi loại :
	A = T = A%.N = T%. N = mA + mU
	G = X = G% . N = X% .N = mG + mX
* Tính tổng số rNu :
	mN = N/2 = mA+mU+mG+mX
* Chiều dài m ARN :
	L = mN* 3,4 A0
* Số Rnu mỗi loại : 
	mA = mA%.mN 
	mG = mG%.mN
	mX = mX%.mN
	mU = mU%.mN 
* Số lượng bộ ba trên DNA = N/6 = mN/3 
* Số lượng aa của phân tử prôtêin vừa tổng hợp = N/6 – 1 ( trừ mã kết thúc )
* Số lượng aa của phân tử prôtêin hoàn chỉnh = N/6 – 2 ( trừ mã mở đầu và mã kết thúc ) 
2. Bài tập tham khảo :
Bài tập 1 : Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nu thuộc loại adênin .Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X .Nếu sau đột biến gen tự nhân đôi 1 lần thì số liên kết hiđro bị phá vỡ là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải : 
Một vòng xoắn gồm 10 cặp nucleotit => 90 vòng xoắn co N = 90 . 20 = 1800 ( Nu )
Theo đề bài , 20% số nu thuộc loại A => A = T = 1800 . 20% =360 ( nu )
=> G = X = 1800 . 30% = 540 ( nu )
Số liên kết hidro trong mạch ban đầu là : 2A + 3G = 2340 ( lk )
Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X nên sau đột biến gen tự nhân đôi 1 lần số liên kết hidro bị pha vỡ là : 2340 + 1 = 2341 ( lk )
 Bài tập 2 : Gen có 720 guanin và có A/G=2/3 bị đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. Số liên kết hiđrô 
 của gen sau đột biến bằng:
 Hướng dẫn giải :
Theo bài ra thì G = 720Nu   và A/G = 2/3 A= 2G/3 = 2*720/3 =480Nu
Vậy số Lkết hidrô: H = (2A+3G) =(2*480 + 3*720)=3120 (đột biến đảo vị trí không làm thay đổi 
 số liên kết hidrô)
 Bài tập 3 : Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% ađênin bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A – T nằm 
 trọn vẹn trong một bộ ba của mỗi mạch. 
 Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:
 Hướng dẫn giải :
gen có 90 vòng xoắn nên có 90*20=1800 nu 
từ đó ta có 2A+2G= 1800
suy ra A=1800*20/100 =360 nu
vậy tổng số nu loại A sau đột biến là:360- 3= 357 nu
số nu loai G= số nu loại X = (1800-360*2)/2 =540 nu
Bài tập 4 : Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên 1 cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. 
Dạng đột biến gen đã xảy ra là:
Hướng dẫn giải :
	Số nuclêôtit của gen bình thường : N = ( 498+2)6= 3000 
	Sau ĐB : N’ = 3000
	V ậy : đây là đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác 
Bài tập 5 : Một gen tổng hợp protein bình thường có 200 axit amin. Gen đó bị đột biến tổng hợp ra phân tử protein có 200 axit amin nhưng axit amin thứ 150 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen đó có thể là?
Hướng dẫn giải :
Ta thấy gen mới vẫn tổng hợp được 200aa
nên chỉ có thể sảy ra đột biến:thay thế, đảo
nhưng bộ aa thứ150 thay đôỉ nên chỉ có thể là thay thế hoặc đảo vị trí trong cùng bộ 3 mã hoá aa thứ 150
(nếu  thay thế , đảo trong 2 bộ 3 mã hoá làm thay đổi 2 aa trở lên)
Bài tập 6 : Một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi có axit amin thứ 350 bịthay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là ?
Hướng dẫn giải :
Ta thấy gen mới vẫn tổng hợp được 400aa
nên chỉ có thể sảy ra đột biến:thay thế, đảo
nhưng bộ aa thứ  350 thay đôỉ nên chỉ có thể là thay thế hoặc đảo vị trí trong cùng bộ 3 mã hoá aa thứ 350
(nếu  thay thế , đảo trong 2 bộ 3 mã hoá làm thay đổi 2 aa trở lên)
3. Bài tập tự luyện : 
1/ Một gen dài 3060 ăngstron, trên một mạch gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đột biến thêm 2 cặp G – X và 1 cặp A – T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến.
2/ Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen đột biến có ribônuclêôtit loại guanin giảm 1, các loại còn lại không thay đổi so với trước đột biến. 
Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên?
3/ Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% ađênin bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A – T nằm trọn vẹn trong một bộ ba của mỗi mạch. 
Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến so với trước đột biến đã:
4/ Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi một bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến?
5/ Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. 
Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
6/ Giả sử một gen ở vi khuẩn E.Coli mã hóa một phân tử prôtêin có trình tự các axit amin như sau:
Ala – Pro – Ala - Thr – Ser – Glu – Lys – His – Glu –Cys
Một đột biến trên gen này làm cho prôtêin có trình tự axit amin như sau:
Ala – Pro – Ala - Thr – Arg – Glu – Lys – His – Glu –Cys
 Đột biến này là dạng?
7/ Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kếthyđrô thay đổi đi một liên kết. Đột biến trên thuộc dạng
4.Câu hỏi trắc nghiệm : 
1/ Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen? 
Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit dọc theo gen.
Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Chuyển đoạn từ NST này sang NST khác không tương đồng
Thêm 1 cặp nuclêôtit vào gen
2/ Hiện tượng nào sau đây là ĐBG: 
Thêm một gen trên phân tử ADN.
Mất đi một gen trên phân tử ADN.
Biến đổi cấu trúc của gen tại một điểm nào đó trên phân tử AND
Tất cả ý kiến trên
3/ Bệnh bạch tạng ở người là do: 
Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính.
Đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính.
Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường
Đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường.
4/ Đột biến gen là những biến đổi
a.Liên quan đến số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
b.Liên quan đến vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào.
c.Liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtic, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
d.Liên quan đến một hoặc một số nuclêôtic, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
5/: Xét một gen có cấu trúc như sau:
3’ TAX - AAA - XXX - GGG - XXG - TTA - GGA - AXT 5’.
5’ ATG - TTT - GGG - XXX - GGX - AAT - XXT - TGA 3’.
Đột biến gen làm biến đổi gen nói trên thành gen có cấu trúc như sau
3’ TAX - AAA - XXX - GGG - XGX - TTA - GGA - AXT 5’.
5’ ATG - TTT - GGG - XXX - GXG - AAT - XXT - TGA 3’.
Đột biến trên thuộc dạng
a.Đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtic của mã chính thức 4.	b.Thay thế một cặp nuclêôtic.
c.Mất đi một cặp nuclêôtic.	 d.Lắp thêm một cặp nuclêôtic.
6/ Đột biến gen không làm thay đổi chiều dài của gen, gen đột biến tăng 1 liên kết hydrô so với gen ban đầu. Đột biến đó thuộc dạng
a.Mất 1 cặp nuclêôtic A=T.
b.Lắp thêm 1 cặp nuclêôtic A=T.
c.Thay thế cặp nuclêôtic A=T bằng cặp nuclêôtic G=X..
d.Thay thế cặp nuclêôtic G=X bằng cặp nuclêôtic A=T.
7/ Đột biến gen có vai trò
a.Tạo nên nhiều alen của cùng một gen.
b.Tạo nên sự thích nghi cho sinh vật.
c.Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi kiểu gen của cá thể.
d.Làm phong phú vật liệu di truyền ở cấp tế bào.
8/ Tính chất nào sau đây là của đột biến
a.Có tính phổ biến.
b.Có khả năng di truyền.
c.Xảy ra đồng loạt.
d.Có tính định hướng.
9/ Loại đột biến không được di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến: 
	A. Gen.	B. Tiền phôi
	C. Xôma.	D. NST.
10/ Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng? 
Đột biến xôma lặn.
Đột biến giao tử.
Đột biến xôma trội.
Đột biến tiền phôi.
11/ Đột biến làm cho hồng cầu có hình lưỡi liềm, gây bệnh thiếu máu ở người là dạng đột biến gen: 
Thay thế một cặp nuclêôtit.
Thêm một cặp nuclêôtit.
Đảo vị trí của cặp nuclêôtit này với cặp nuclêôtit khác
Mất một cặp nuclêôtit
12/ Đột biến gen lặn được biểu hiện kiểu hình trong những trường hợp nào? 
Biểu hiện ở cơ thể đồng hợp lặn.
Biểu hiện ở cơ thể đơn bội.
Chỉ biểu hiện trong cơ thể đồng hợp lặn
A và B đúng
13/ Nhận định nào sau đây sai đối với đột biến gen phát sinh trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng? 
Tế bào mang đột biến gen được nhân lên trong mô
Đột biến gen được di truyền qua sinh sản vô tính
Đột biến gen được di truyền qua sinh sản hữu tính
Đột biến tiền phôi được di truyền cho thế hệ sau
14/ Tính chất cơ bản của đột biến là: 
Thường làm biến đổi kiểu hình.
Có lợi, có hại, trung tính.
Xuất hiện đồng loạt, có định hướng.
Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng
15/ Một gen có tỷ lệ A + T / G + X = 2/ 3. Một đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit nhưng tỷ lệ A + T / G + X = 65,2 % . Đây là dạng đột biến. 
Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
Mất cặp nuclêôtit
Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X.
A và C
16/ Thể đột biến là: 
Những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên hiểu hình.
Những cá thể mang đột biến gen.
Những cá thể đột biến NST.
Những cá thể mang đột biến nhưng không được biểu hi ... : 
Khe mắt xếch, lưỡi dày và dài.
Cơ thể phát triển chậm, si đần và thường vô sinh
Cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, ngón tay ngắn
Tất cả các biểu hiện trên
9/ Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi 1 nhiễm sắc thể là: 
Chuyển đoạn và lặp đoạn trên 1 NST
Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể
Đảo đoạn và lặp đoạn trên 1 nhiễm sắc thể
Đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 nhiễm sắc thể
10/ Cơ chế phát sinh đột biến lặp đoạn là: 
Một đoạn nào đó của NST thêm vào.
Một đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí khác.
Một đoạn nào đó của NST lặp lại một hay nhiều lần
Trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm tăng số lượng gen trên NST
11/ Người con trai có NST giới tính ký hiệu là XXY, mắc hội chứng nào sau đây: 
A. Siêu nữ.	B. Tooc nơ (Turner).
C. Đao (Down	D. Claiphentơ (Klinefelter).
12/ Ở cà chua 2n = 24 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là: 
	A. 25	B. 48
	C. 27	D. 36
13/ Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có 2 cặp NST, mỗi cặp tăng lên một chiếc gọi là: 
A. Thể tam nhiễm	B. Thể tam nhiễm kép
C. Thể tứ nhiễm	D. Thể một nhiễm kép
14/ Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là: 
Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào
Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn
Qúa trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn
15/ Cơ chế phát sinh đột biến mất đoạn là: 
Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi.
Một đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí khác
Một đoạn nào đó của NST thêm vào.
Sự trao đổi chéo cân giữa 2 NST tương đồng
16/ Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là: 
Tất cả các cặp NST của hợp tử không phân li trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử
Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong nguyên phân.
Tất cả các cặp NST của tế bào không phân li trong giảm phân ở cả hai bên bố mẹ tạo giao tử 2n. Các giao tử này kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử 4n.
Cả A và C
17/ Bệnh ở người do đột biến cấu trúc NST là: 
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Bệnh Đao.
Bệnh ung thư máu.
Bệnh mù màu đỏ - lục 
18/ Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có một cặp NST tăng lên một chiếc gọi là: 
A. Thể tam nhiễm	B. Thể một nhiễm (đơn nhiễm
C. Thể khuyết nhiễm	D. Thể tam bội
19/ Tế bào 2n mang kiểu gen Aa không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân dẫn đến tạo ra kiểu gen nào sau đây ở tế bào con? 
	A. AAAA	B. aaaa
	C. AAaa	D. Aaa
20/ Tế bào mang kiểu gen Aaa thuộc thể đột biến nào sau đây? 
A. Dị bội 2n + 1 hay tam bội 3n	B. Dị bội 2n + 2 hay tứ bội 4n
C. Dị bội 2n – 2	D. Thể một nhiễm
21/ Tế bào của bắp (2n = 20) nguyên phân không hình thành thoi vô sắc dẫn đến tạo ra thể nào sau đây? 
A. Tam bội 3n = 30	B. Tứ bội 4n = 40
C. Lưỡng bội 2n = 20	D. Ngũ bội 5n = 50
22/ Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh Đao? 
Bệnh không có liên kết với yếu tố giới tính
Do đột biến gen tạo ra
Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra
Do đột biến đa bội tạo ra
23/ Bệnh nào sau đây có thể tìm thấy cả ở người nam và người nữ? 
A. Hội chứng Claiphentơ	B. Hội chứng Tơcnơ
C. Hội chứng 3X	D. Bệnh bạch tạng
24/ Giống nhau giữa hội chứng Đao và bệnh ung thư máu do mất đoạn nhiễm sắc thể ở người là: 
Chỉ xảy ra ở nữ và không có ở nam
Chỉ xảy ra ở nam và không có ở nữ
Đều do đột biến trên nhiễm sắc thể số 21
Đều do mất đoạn trên nhiễm sắc thể thường
25/ Buồng trứng và dạ con không phát triển, thường rối loạn kinh nguyệt, khó có con. Đó là biểu hiện của người bị bệnh nào sau đây? 
	A. Bệnh ung thư máu	B. Bệnh bạch cầu ác tính
	C. Bệnh Claiphentơ	D. Bệnh hội chứng 3X
26/ Thể nào sau đây có thể là thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 
 A. Thể ba nhiễm trên nhiễm sắc thể thường	B. Thể không nhiễm trên nhiễm sắc thể giới tính
 C. Hội chứng Tơcnơ ở người	D. Bệnh ung thư máu ở người
27/ Thể không nhiễm là: 
 A. Tế bào không còn chứa nhiễm sắc thể	 
 B. Mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào
 C. Tế bào không có các cặp nhiễm sắc thể thường
 D. Tế bào không có cặp nhiễm sắc thể giới tính
28/ Đột biến được ứng dụng để cấy gen của nhiễm sắc thể loài này sang nhiễm sắc thể loài khác là: 
	A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể	B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
	C. Đột biến dị bội thể	D. Đột biến đa bội thể
29 / Đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch? 
	A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể	B. Mất đoạn nhiễm sắc thể
	C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể	D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
30/ Điều vào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm thể đa bội? 
Tế bào đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ tăng lên mạnh mẽ. Vì vậy tế bào đa bội thường to hơn. Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường vì bộ NST bị lệch, trở ngại cho quá trình giảm phân.
Các thể đa bội chẵn thường không có khả năng sinh sản. Nên những giống cây ăn quả thường không có hạt.
Tế bào đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ tăng lên mạnh mẽ. Vì vậy tế bào đa bội thường to hơn.
Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường vì bộ NST bị lệch, trở ngại cho quá trình giảm phân.
@ Tiết 12 
C. THƯỜNG BIẾN :
I / KIẾN THỨC CƠ BẢN : 
1.Moái quan heä giöõa kieâu gen-moâi tröôøng-kieåu hình
 - Boá meï khoâng truyeàn ñaït cho con nhöõng tính traïng coù saün maø truyeàn ñaït moät kieåu gen
- Kieåu gen qui ñònh khaû naêng phaûn öùng cuûa cô theå tröôùc moâi tröôøng
- Kieåu hình laø keát quaû töông taùc giöõa kieåu gen vaø moâi tröôøng.
2. Thöôøng bieán
Ñònh nghóa: laø nhöõng bieán ñoåi veà kieåu hình khoâng bieán ñoåi kieåu gen döôùi aûnh höôûng cuûa moâi tröôøng.
Ví duï C ây rau mác mọc trên cạn lá hình mũi mác , dưới nước có thêm loại lá hình bản dài , mọc sâu dưới nước , chỉ có loại lá hình bản 
Tính chaát:
+ Khoâng bieán ñoåi kieåu gen neân khoâng di truyeàn
+ Bieán ñoåi ñoàng loaït theo höôùng xaùc ñònh
+ Bieán ñoåi do moâi tröôøng
YÙ nghóa: giuùp sinh vaät phaûn öùng linh hoaït tröôùc moâi tröôøng
3. Möùc phaûn öùng
Möùc phaûn öùng laø do kieåu gen qui ñònh, moãi gen coù möùc phaûn öùng rieâng
Ví duï:
+ Hoa lieân hình ñoû (AA) ôû 350C cho hoa traéng(AA) ôû 200C cho hoa ñoû(AA):möùc phaûn öùng roäng
+ Hoa lieân hình traéng (aa) ôû 350C cho hoa traéng(aa) ôû 200C cho hoa traéng(aa):möùc phaûn öùng heïp
Mức phản ứng cáng rộng àng giúp sinh vật dể thích nghi với môi trường sống 
4 . Phaân bieät bieán dò di truyeàn vaø bieán dò khoâng di truyeàn
- BDDT: ÑBG, ÑB NST, Bieán di toå hôïp
- BD khoâng di truyeàn: thöôøng bieán
II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM : 
1/ Điều nào sau đây là không đúng khi nói về thường biến? 
Không liên quan đến biến đổi kiểu gen nên có thể di truyền được
Ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
Giúp sinh vật phản ứng linh hoạt đối với những thay đổi của điều kiện môi trường
Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường
2/ Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? 
Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường còn kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã có sẵn
3/ Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc vào: 
	A. Kiểu gen	B. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
	C. Tác nhân gây đột biến	D. Môi trường
4/ Ví dụ nào sau đây là thường biến? 
Hầu hết những người châu Á có mắt đen
Người châu Á thường có kích thước cơ thể bé hơn người châu Âu
Những người sống ở vùng nóng, thường xuyên tiếp xúc với nắng da thường đen hơn
Có rất nhiều người châu Âu có tóc bạch kim
5/ Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là: 
	A. Sản lượng trứng gà	B. Tỉ lệ bơ trong sữa bò.
	C. Sản lượng sữa bò	D. Khối lượng 1000 hạt lúa
6/ Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định? 
	A. Điều kiện môi trường	B. Kiểu gen của cơ thể
	C. Thời kỳ phát triển	D. Thời kỳ sinh truởng
7/ Lấy hạt của cây hoa Liên hình (Pimula sinensis) màu đỏ có kiểu gen AA đem trồng trong điều kiện 35 0C thu được toàn bộ hoa màu trắng, vì: 
Gen A đột biến thành gen a.
Tính trạng màu trắng của hoa Liên hình do gen A qui định.
Tính trạng màu sắc của hoa Liên hình do nhiệt độ môi trường qui định.
Tính trạng màu trắng của hoa Liên hình do tương tác kiểu gen AA với nhiệt độ cao (35 0C).
8/ Định nghĩa nào sau đây đúng khi nói về thường biến? 
Thường biến là những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Thường biến là những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Thường biến là những biến đổi ở môi trường của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của kiểu hình
9/ Loại biến dị không có khả năng di truyền cho thế hệ sau là: 
	A. Đột biến NST	B. Thường biến
	C. Biến dị tổ hợp	D. Đột biến gen
10/ Ví dụ nào sau đây là của thường biến? 
Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng
Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng
Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài
Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng
11/ Di truyền học hiện đại phân loại biến dị thành 2 loại: 
Biến dị thường biến và biến dị đột biến
Biến dị di truyền và biến dị không di truyền
Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp
Biến dị tổ hợp và đột biến
12/ Đặc điểm của thường biến là: 
Xuất hiện đồng loạt.
Biến đổi theo cùng một hướng
Xuất hiện đồng loạt, biến đổi theo cùng một hướng và không di truyền được
Không di truyền được
13/ Trong những diều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó lợn Đại bạch ở 9 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên: 
Tính trạng cân nặng ở lợn Đại bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ.
Tính trạng cân nặng ở giống lợn Đại bạch có mức phản ứng rộng hơn so với lợn Ỉ
Vai trò của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.
Vai trò của kỹ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn
14/ Theo định nghĩa mức phản ứng là: 
Giới hạn biến dị của một kiểu gen trước tác động của các tác nhân đột biến.
Giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
Giới hạn biến dị tổ hợp của một cá thể trước những điều kiện môi trường khác nhau
Giới hạn biến dị của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
15/ Khi nói về mức phản ứng, nội dung nào dưới đây là không đúng: 
Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng giống.
Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau
Trong một kiểu gen, các gen đều có cùng chung một phản ứng

Tài liệu đính kèm:

  • docgoi y on tap tot nghiep chuyen de Bien di.doc