Giáo trình Địa lý tự nhiên đại cương tập 1 - Đại cương về trái đất - Vũ trụ

Giáo trình Địa lý tự nhiên đại cương tập 1 - Đại cương về trái đất - Vũ trụ

Vật chất là một phạm trù triết học được dùng để biểu thị thực tại khách quan tồn tại ngoài ý thức con người và được phản ánh vào trong ý thức đó. Vật chất là một tập hợp vô hạn mọi hiện tượng, đối tượng và hệ thống hiện có là cơ sở của mọi đặc tính, quan hệ, tác động qua lại và hình thức vận động đa dạng. Vật chất là vô cùng và vô tận “điện tử cũng như nguyên tử không bao giờ cạn kiệt cả, giới tự nhiên là vô tận ”

doc 86 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3659Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Địa lý tự nhiên đại cương tập 1 - Đại cương về trái đất - Vũ trụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG TẬP I
ĐẠI CƯƠNG VỀ TRÁI ĐẤT - VŨ TRỤ
8/21/2005 LỜI NÓI ĐẦU
Vật chất là một phạm trù triết học được dùng để biểu thị thực tại khách quan tồn tại ngoài ý thức con người và được phản ánh vào trong ý thức đó. Vật chất là một tập hợp vô hạn mọi hiện tượng, đối tượng và hệ thống hiện có là cơ sở của mọi đặc tính, quan hệ, tác động qua lại và hình thức vận động đa dạng. Vật chất là vô cùng và vô tận “điện tử cũng như nguyên tử không bao giờ cạn kiệt cả, giới tự nhiên là vô tận”
 Thiên nhiên của Trái Đất cũng rất đa dạng. Toàn bộ và từng phần của Trái Đất
được nghiên cứu trong nhiều môn học: hình dạng và chuyển động của Trái Đất trong
trắc địa học và thiên văn học, thành phần và cấu trúc trong địa vật lý học và địa chất
học; khí quyển và khí hậu trong khí tượng học và khí hậu học; thuỷ quyển - thuỷ
văn học trong hải dương học, băng hà học. Tất cả các môn học ấy được gọi là
các môn học về Trái Đất. Vì thế định nghĩa địa lý tự nhiên như một khoa học về
Trái Đất là một định nghĩa quá chung chung. Để nêu ra được đối tượng nghiên cứu
của địa lý tự nhiên, cần phải xác định, thứ nhất là giới hạn không gian trong đó giới
tự nhiên được nghiên cứu bởi địa lý học, thứ hai là mối quan hệ qua lại giữa địa lý
học với các môn học khác về Trái Đất. Cả hai việc đó đều phải đựa trên cơ sở
phân tích các hệ tự nhiên được nghiên cứu bởi địa lý tự nhiên.
 Vỏ Trái Đất và thuỷ quyển được hình thành do sự phân dị của vật chất bên trong Trái Đất. Vỏ khí tức là khí quyển đã xuất hiện trong sự tác động qua lại giữa Trái Đất và Mặt Trời. Đến một giai đoạn phát triển nhất định của giới tự nhiên trên Trái Đất, sự sống đã xuất hiện và sinh quyển đã được hình thành. Vật chất sống - toàn bộ vi sinh vật, thực vật và động vật - đã trở thành nhân tố có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khí quyển, thuỷ quyển, vỏ TĐ và do đó của toàn thế giới tự nhiên trên bề mặt TĐ. Dưới tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố đã mô tả, đặc biệt là của sự sống, giới tự nhiên của TĐ đã có một chất lượng hoàn toàn độc đáo, có một không hai trong Hệ mặt trời. 
 Vỏ hình cầu của TĐ, một hệ tự nhiên cũng độc đáo, có một không hai trong các hành tinh thuộc hệ mặt trời, được gọi là vỏ địa lý. ở đây, vỏ Trái Đất, thuỷ quyển, khí quyển và sinh quyển tác động qua lại với nhau và nằm trong một thể thống nhất. Những nết đặc trưng đối với vỏ địa lý là: 1) Sự có mặt của vật chất ở ba trạng thái: thể rắn, thể lỏng và thể khí. 2) Sự có mặt của mọi nguyên tố hoá học có trong TĐ. 3) Sự đa dạng cực kì trong các hình thức vận động của vật chất. 4) Sự động hoá và sự cải biến vật chất và năng lượng từ các bộ phận bên trong của TĐ, tự vũ trụ, chủ yếu là từ mặt trời gia nhập vào. 5) Sự tồn tại của sự sống nghĩa là của các sinh vật và năng lượng khổng lồ của chúng. Những tính chất vốn có của vỏ địa lý là: 1) Tính hoàn chỉnh. 2) Tính trao đổi vật chất và năng lượng và 3) Tính phát triển, tính phức tạp của cơ cấu luôn luôn tăng lên. 
 Vào giai đoạn phát triển cao của vỏ địa lý (nói một cách chính xác hơn là của vỏ sinh quyển), loài người đã xuất hiện ở đó. Từ bấy giờ, vỏ địa lý đã trở thành môi trường tự nhiên cho sự phát triển của xã hội loài người. Xã hội với trình độ phát triển cao của các lực lượng sản xuất đã trở thành nhân tố quan trọng làm thay đổi vỏ địa lý trong đó các tổ hộp tự nhiên - kỹ thuật chiếm địa vị ngày càng lớn. 
 Vỏ địa lý, một hệ thống vật chất duy nhất với tính chất đa dạng của nó càng là 1 cấp phức tạp gồm các hệ thống vật chất thuộc các trình độ tổ chức khác nhau. 
 Các hệ thống càng có trình độ tổ chức cao thì sự tác động qua lại giữa các bộ phận cấu thành trong đó càng có ý nghĩa lớn và những đặc tính của các hệ thống đó trong một chừng mực lớn là kết quả của quá trình tổng hợp tự nhiên, chứ không phải chỉ là sự phản ánh giản đơn những đặc tính của các hệ thống sơ đẳng. Một cái cốc và một cái hồ đều chứa cùng một loại nước, nhưng không thể quy kết cái hồ là một tổng số các cốc nước được. Cũng như không thể hiểu được khí hậu nếu chỉ dựa trên cơ sở phân tích đặc tính của các khí cấu thành khí quyển, mặc dù hoạt động của các hồ chứa nước và khí hậu của khí quyển phụ thuộc vào những đặc tính của nước và khí. Trong thiên nhiên sự tăng lên về mặt số lượng của vật chất dẫn đến sự chuyển hoá vật chất ấy sang một chất lượng mới. Chất lượng này bắt nguồn không chỉ từ những đặc tính của các bộ phận riêng lẻ, mà trong một mức độ lớn hơn từ tổng thể của các bộ phận ấy. Nếu áp suất khí quyển gây nên bởi sự chuyển động của các phân tử và sự hút các phân tử ấy về phía TĐ, thì hoàn lưu không khí chỉ có thể xuất hiện trong một hệ thống khí quyển phức tạp khi có sự tác động qua lại giữa hệ thống ấy với các hệ thống thạch quyển và sinh quyển thu nhận được năng lượng bức xạ của Mặt Trời. 
 Cơ cấu của các hệ thống tự nhiên - tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các bộ phận trong đó - là đặc điểm quan trọng nhất của các hệ thống ấy. Vỏ địâ lý và đại bộ phận các hệ thống tham gia vào trong đó đều có tính chất hoàn chỉnh. Đối với các hệ thống này, những nét đặc trưng là tính đa dạng của các bộ phận cấu thành, tính phức tạp và tính có trật tự trong vị trí tương quan của các bộ phận ấy và tính bền vững của mọi hệ thống. Tính hoàn chỉnh của hệ thống còn được thể hiện ở chỗ các khâu ở các trình độ khác nhau không lặp lại và không có những đứt quãng giữa các trình độ, không thể loại bỏ khâu nào của hệ thống hoàn chỉnh mà không phá vỡ hệ thống. Cần phải phân biệt cái hoàn chình với một chỉnh thể. Thí dụ, một tấm lưới hay một tấm khăn ren cũng là một hệ thống thì có thể cắt ngắn đi hay nối dài hệ thống, cắt bỏ chỗ hỏng và nối thêm phần để dành lại. Trong các hệ thống tự nhên hoàn chỉnh, không thể hành động như thế được. Các đầm lầy, dải rừng, đồng cỏ, thảo nguyên, đài nguyên là những thành tạo hoàn chỉnh. Nếu thay đổi bất kỳ khâu nào trong các hệ thống ấy: chế độ nước, khí hậu, địa hình v.v.vthì toàn bộ tổ hợp tự nhiên sẽ trở thành một tổ hợp khác. 
 Một hệ thống hoàn chỉnh chỉ có thể tồn tại trong sự thống nhất giữa các bộ phận trong đó một bộ phận chỉ có thể tồn tại bên trong hệ thống trong điều kiện thực hiện những chức năng của mình. Thí dụ, các khối không khí (khí hậu), nước trên mặt và nước ngầm, thổ nhưõng, vi sinh vật, thực vật và động vật chỉ đặc trưng cho đới rừng được phối hợp với nhau trong một tổ hợp tự nhiên rừng với tính chất là một hệ thống hoàn chỉnh. 
 Chúng ta hãy xem xét những phương pháp có thể dùng để nghiên cứu và biểu thị của các đối tượng địa lý. 
 Giả sử ta tiến hành nghiên cứu một hệ tự nhiên được trình bày trên hình 1. Ban đầu nó được coi như một chỉnh thể (hình 1, A). Trong quá trình tìm hiểu, những bộ phận tức hệ thống của nó được phát hiện ra. Càng nghiên cứu sâu sắc thì càng phân biệt được nhiều hệ thống hơn (hình 1, B, C). Do vậy mà sự cần thiết phải nghiên cứu riêng mỗi hệ thống thuộc câp thấp xuất hiện (hình 1, D). Số lượng các phương diện nghiên cứu mỗi hệ thống tăng lên cùng với sự phát triển của khoa học và nhu cầu xã hội và số lượng đó là có giới hạn bởi vì thiên nhiên có một cấp phức tạp các hệ thống. 
 Giả sử ta tiến hành nghiên cứu một hệ tự nhiên được trình bày trên hình 1. Ban đầu nó được coi như một chỉnh thể (hình 1, A). Trong quá trình tìm hiểu, những bộ phận tức hệ thống của nó được phát hiện ra. Càng nghiên cứu sâu sắc thì càng phân biệt được nhiều hệ thống hơn (hình 1, B, C). Do vậy mà sự cần thiết phải nghiên cứu riêng mỗi hệ thống thuộc câp thấp xuất hiện (hình 1, D). Số lượng các phương diện nghiên cứu mỗi hệ thống tăng lên cùng với sự phát triển của khoa học và nhu cầu xã hội và số lượng đó là có giới hạn bởi vì thiên nhiên có một cấp phức tạp các hệ thống. 
 Lẽ tất nhiên là việc nghiên cứu những bộ phận được tách riêng ra, không đòi hỏi giải thích rõ toàn hệ thống để hiểu hệ thống cần khái quát hoá nó thành một chỉnh thể. Do đó: 
Các đối tượng địa lý phải được nghiên cứu ở các trình độ khác nhau. 
Địa lý tự nhiên bao gồm các khoa học địa lý bộ phận, địa lý tự nhiên khu vực và địa lý địa phương. 
Địa lý tự nhiên đại cương là một bộ phận hoàn chỉnh của địa lý học, nghiên cứu vỏ địa lý như một hệ tự nhiên thống nhất (chứ không phải như một kết hợp có tính chất cơ giới toàn bộ kiến thức của các môn học khác). 
Nghiên cứu vỏ địa lý chỉ có thể thực hiện được một cách có kết quả trong trường hợp mà thiên nhiên được xem xét trong quá trình phát triển của nó. Vì thế cho nên trong địa lý học còn một phần nữa được đứng riêng, đó là môn Cổ địa lý với nhiệm vụ khôi phục lại diện mạo của bề mặt TĐ trong quá khứ địa chất và theo dõi quá trình phát triển của bề mặt này. 
 Ban đầu địa lý học là một khoa học bách khoa về TĐ. Trong quá trình phân hóa xuất hiện trước hết hai ngành chính: Địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế. Sự phân chia này đã được bắt nguồn từ sự khác biết của các đối tượng nghiên cứu.
 Nếu Địa lý tự nhiên dựa vào quy luật khám phá ra bởi các khoa học tự nhiên thì Địa lý kinh tế lại dựa vào các quy luật khám phá ra bởi khoa học xã hội. Nó nghiên cứu nền sản xuất xã hội: công nghiệp, nông nghiệp, dân cư, cùng sự phân bố của các yếu tố nói trên và các tổ hợp sản xuất lãnh thổ. Nó dựa vào các quy luật biểu thị đặc tính của các hiện tượng xã hội và được nghiên cứu bởi các khoa học KTXH. Cũng như trong Địa lý TN, trong địa lý KT cũng có địa lý KT đại cương và địa lý KT khu vực. 
 Sự thống nhất vào 1 hệ thống của các khoa học XH và TN - Địa lý KT và Địa lý TN dựa trên cơ sở mối liên hệ qua lại giữa các đối tượng nghiên cứu TN và KT. 
 Bản đồ học cũng tham gia vào hệ thống các khoa học Địa lý. Đây là một ngành kỹ thuật, nhưng nó đã đi theo và đôi khi đã đi trước sự phát triển của địa lý học. Mục đích chủ yếu của nó là phản ánh và nghiên cứu sự phân bố không gian, sự kết hợp và sự liên hệ qua lại giữa các đối tượng và hiện tượng của TN và XH và những thay đổi của chúng theo thời gian. Mục đích này hoàn toàn trùng hợp với những nhiệm vụ của các khoa học Địa lý khác. 
 Địa lý khu vực là một trong số những bộ phận cổ nhất của Địa lý học. Nó tập hợp lại những kiến thức về tự nhiên, dân cư và KT theo từng nước hay từng bộ phận của một nước. Nó cần thiết cho mục đích khái quát hóa lý luận cũng như trong việc sử dụng lãnh thổ vào mục đích thực tiễn cho việc truyền bá những kiến thức Địa lý và nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân. 
 Cuối cùng, trong Địa lý học còn có cả những bộ môn mang tính chất ứng dụng, thí dụ Địa lý Quân sự, Địa lý Y họcCó thể thấy ngay nhiệm vụ của những bộ môn này qua tên gọi của chúng. 
 Như vậy, Địa lý học theo nghĩa rộng của nó là 1 tổ hợp hay 1 hệ thống của khoa học Địa lý. Nó tham gia vào một hệ thống cao hơn nữa, hệ thống các khoa học về TĐ. Nhiệm vụ chung của các KH thuộc hệ thống này là ở chỗ nghiên cứu các nguồn Tài nguyên TN và phát hiện ra cách sử dụng TN ấy 1 cách có hiệu quả nhất. 
CHƯƠNG I.
VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT GIỮA CÁC HÀNH TINH KHÁC.
 Mặt trời và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tham gia vào hệ sao được gọi là Hệ Thiên Hà. Hệ này là một hệ vũ trụ bao gồm trên 100 tỉ ngôi sao thuộc các loại khác nhau, những đám sao, những tinh vân và bụi, những phân tử và nguyên tử riêng lẻ, khí, bụi và những vật chất khác giữa các ngôi sao. Mọi bộ ph ... đảm bảo vật chất hữu cơ cho hành tinh. 
Quá trình quang hợp diễn ra trong phạm vi nhiệt độ từ 3 - 350. Trong điều kiện khí hậu hiện đại, thực vật chiếm lĩnh 135,4 triệu km2 trên đất nổi. Diện tích này còn bị chiếm lĩnh bởi các sông băng, các kho chứa nước, các công trình xây dựng và các bề mặt đá cứng. 
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của TĐ, các phần lục địa và đại dương của sinh quyển khác hẳn nhau. ở đại dương hầu như không có thực vật cao cấp. Diện tích miền bờ biển mà ở đấy có thực vật chỉ chiếm vào khoảng 2% tổng diện tích của đáy địa dương. Các loại tảo nhỏ của thực vật nổi và các loại động vật nhỏ ăn cỏ của động vật nổi chiếm phần cơ bản của sự sống dưới đại dương. Cả 2 loại ấy và các loại sinh vật khác sống cực kì phân tán trong nước, mật độ sự sống ở đây nhỏ hơn hàng trăm nghìn lần so với trên đất nổi. Cần phải xem xét lại những con số ước lượng quá cao trước đây về khối lượng sinh vật của các đại dương. Theo những con số dự tính mới, tổng khối lượng sinh vật ở đây nhỏ hơn 525 lần tổng khối lượng sinh vật trên đất nổi. Theo số liệu của V.G.Bôgôrôv (1969) và của A.M.Riapchikôv (1972), sản lượng hàng năm của khối lượng sinh vật trên TĐ là 177 tỉ tấn vật chất khô, trong số đó thực vật trên đất nổi cung cấp 122 tỉ tấn và thực vật nổi ở biển 55 tỉ tấn (bảng 13). Mặc dù thể tích của khối sinh vật ở biển nhỏ hơn rất nhiều so với thể tích của khối sinh vật trên đất nổi, sản lượng của nó lại cao hơn gấp 328 lần (A.M.Riapchikôv) sản lượng của khối sinh vật trên đất nổi. Điều này được giải thích bởi sự thay thế nhanh chóng của các thế hệ tảo. 
Khối lượng sinh vật trên đất nổi bao gồm khối lượng thực vật, khối lượng động vật, kể cả côn trùng, vi khuẩn và nấm. Tổng khối lượng sinh vật trong thổ nhưỡng đạt đến 1.109t và trong thành phần của khối lượng động vật, phần cơ bản (đến 99%) thuộc các động vật không xương sống. 
Bảng 13: Khối lượng sinh vật của vỏ địa lí và sản lượng của nó tính bằng tỉ tấn vật chất khô (theo A.M.Riapchikôv - 1972 với những thay đổi)
Hợp phần của
khối lượng SV
Đất nổi
Đại dương
Trái đất
Tổng KL
S. lượng
Tổng KL
S. lượng
Tổng KL
S. lượng
Khối lượng TV
1.770
121,6
0,17
55
1.770
176,6
Khối lượng ĐV
16,5
66
3,3
5,6
19,8
71,6
Khối lượng SV
1.786,5
187,6
3,4
60,6
1.789,8
248,2
Trong toàn bộ khối lượng sinh vật trên đất nổi vật chất của thực vật, chủ yếu là của các loại cây thân gỗ, chiếm ưu thế tuyệt đối: khối lượng thực vật chiếm 97 - 98%, khối lượng động vật chiếm 1 - 3% (Kôvđa - 1971). 
Mặc dù khối lượng của vật chất sống không lớn so với thể tích của thạch quyển, thuỷ quyển và thậm chí của khí quyển, nhưng vai trò của nó trong thiên nhiên lớn hơn rất nhiều so với tỉ trọng của nó. Thí dụ, trên 1 ha có cây mọc, diện tích lá của các cây ấy có thể đạt tới 80 ha và diện tích của các loại hạt diệp lục, nghĩa là bề mặt làm việc tích cực, còn lớn hơn gấp hàng trăm lần. Diện tích hạt diệp lục của tất cả cây xanh trên TĐ gần bằng diện tích của sao Mộc. 
Cần nhấn mạnh 1 lần nữa rằng quá trình quang hợp là 1 hình thức tích tụ naăg lượng rất hoàn hảo. Năng lượng này được biểu hiện bằng số là 12,6.1021 jun (3.1021kalo). Hàng năm, năng lượng này đóng vai trò quyết định vào việc sản sinh ra gần 5,8.1010 tấn chất hữu cơ, trong đó có 3,1.1010tấn trên đất nổi. Trong số đó, phần của rừng là 2,04.1010 tấn; của thảo nguyên, đầm lầy và đồng cỏ là 0,38.1010 tấn, của hoang mạc là 0,11.1010 tấn và của thực vật trồng là 0,58.1010 tấn (Kôvđa - 1971). 
Trong 1g đất của ruộng bông, có 50 - 100 nghìn vi sinh vật. Như vậy, khi tính chuyển, trong 1ha có vài tấn vi sinh vật (Kôvđa - 1969). ở 1 số loại đất, trong 1 ha có 10 tỉ giun tròn, 3 triệu giun đất và 20 triệu côn trùng. 
Chức năng vũ trụ của sinh quyển và đặc điểm vũ trụ của hành tinh có sinh quyển chính là ở chỗ hành tinh ấy sinh ra năng lượng của mình, năng lượng thực sự có nguồn gốc nội sinh đối với vỏ địa lí, đó là năng lượng của vật chất sống. Năng lượng này có 3 đặc điểm: 1) Rất hoạt động; 2) Có ở khắp mọi nơi; 3) Độc đáo về mặt chất lượng. 
Cường độ năng lượng của các loài sinh vật gây nên tiềm năng sinh sản gần như vô hạn của chúng. V.I.Vernadxki đã đưa ra những số liệu như sau về thời gian mà các loài sinh vật đã có thể lan tràn trên toàn bộ bề mặt TĐ.
Loài
Thời gian sinh sản lan tràn bề mặt TĐ
Vi trùng dịch tả
1,2 ngày đêm
Khuê tảo
1,8 ngày đêm
Ruồi nhà
1năm
Cá moruy
4 năm
Chuột và lợn
8 năm
Cỏ ba lá
11năm
Tuy nhiên, khả năng sinh sản của thường xuyên bị kìm hãm bởi tính chất hạn chế của thức ăn, không khí và không gian trong sinh quyển. Từ đó, có thể rút ra 2 hệ quả quan trọng nhất: thú nhất là cuộc đấu tranh sinh tốn và sự hình thành các loài do cuộc đấu tranh ấy gây ra, thứ 2 là sự lan tràn rộng rãi của sự sống. 
Quả thật, nếu trong sinh quyển luôn luôn xuất hiện 1 số lượng nhiều vô kể vi khuẩn mới, bào tử mới, hạt mới, trứng cá mới và cá thể động thực vật mới, mà các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật này lại bị hạn chế về mặt số lượng, thì tất cả các tài nguyên thiên nhiên mới sẽ được sử dụng và được chế biến nhiều lần bởi sinh vật có trình độ tổ chức khác nhau. Kết quả là thiên nhiên của bề mặt TĐ, kể từ khi sự sống xuất hiện trên đó, không những đã chịu sự tác động liên tục và mạnh mẽ của các có thể sống, mà chính nó cũng biến thành 1 hệ vật chất đặc biệt. Trong hệ này, các chất hữu cơ và vô cơ tác động qua lại với nhau và với các cơ thể sống chiếm lĩnh mọi “nguồn thức ăn” thuộc phạm vi có thể sử dụng được. 
Sự lan rộng của sinh vật diễn ra không phải là do sự di chuyển của các cá thể, bởi vì sự di chuyển này thường bị giới hạn trong 1 khoảng không gian không lớn, mà là do sự mở rộng phạm vi sinh sống nhờ sinh sản và đấu tranh sinh tồn. Sự sống vốn có tính nhiều tầng. Nhưng mật độ của nó khác nhau ở những nơi khác nhau. Mật độ này rất nhỏ ở những đớí có khí hậu băng tuyết và khí hậu khô hạn, và khá lớn ở nh những đới rừng. Mật độ thưa thớt của thực vật và động vật ở các đới hoang mạc có lẽ phản ánh không hẳn là điều kiện sống hiện nay, kể cả sự thiếu nước, mà là giai đoạn tiến hoá: do tuổi trẻ của các hoang mạc mà thực vật vẫn còn chưa thích nghi được với điều kiện sống ở đó. 
Vật chất sống tham gia vào sự phát triển của vỏ địa lí ở các dạng sau đây (Kôvđa - 1971): 1) Sự tiến hoá của sự sống, sự tiêu biểu của những loài thực vật và động vật cũ và sự hình thành những loài mới; 2) Sự thay đổi các loại thực vật và thế giới động vật; 3) Sự dời chuyển của vật chất do sự sinh đẻ, dự sinh sống và chết đi của các sinh vật: sự phân bố lại vật chất trong các chuỗi thức ăn; 4) Sự tác động qua lại giữa sinh vật trong khi sống với khí quyển, thạch quyển, và thuỷ quyển trong quá trình hô hấp, dinh dưỡng và sinh sản; 5) Sự tác động của các sản phẩm phân huỷ vào các quá trình trong thiên nhiên. 
Vật chất sống thực hiện các chức năng sinh địa hoá học nhất định: 
1) Chức năng về khí: sự hô hấp và trao đổi với môi trường bên ngoài đảm bảo sự bài tiết và sự hấp thụ ôxi, khí cácbonnic, hơi nước và các chất khí khác. Chức năng này đã quy định thành phần của khí quyển, không khí trong thổ nhưỡng và các chất khí hoà tan trong nước của thuỷ quyển. 
2) Chức năng ôxi hoá: Khi cây xanh đã tạo nên khí quyển ôxi hoá trong quá trình quang hợp, thì trên TĐ xuất hiện chế độ oxi hoá và chế độ này đã quy định số phận của nhiều nguyên tố. 
3) Chức năng khử: chức năng này được thực hiện bởi các vi sinh vật kị khí. 
4) Tập trung và bài tiết muối, đặc biệt là muối canxi, bởi các loại vi khuẩn tảo, sinh vật đơn bào, rêu và thực vật cao cấp. Chúng đã dẫn đến sự tích tụ 1 số lượng lớn đá vôi, đá phấn, tuf. 
5) Tập trung nhiều nguyên tố từ trạng thái phân tán và tích tụ chúng trong các hệ trầm tích nguồn sinh vật. 
6) Tổng hợp và phá huỷ chất hữu cơ. Trên TĐ hàng tỉ tấn (chỉ trên đất nổi đã có đến 55 tỉ) vật chất thực vật được hình thành hàng năm. Sau khi thực vật chết, 90% vật chất của nó biến thành thể khí, phần còn lại biến thành các chất khoáng và bị chôn vùi trong vỏ đất (than đá). 
Có thể thấy rõ rằng những giới hạn của sinh quyển nói chung đi qua những nơi cũng là những giới hạn của lớp vỏ địa lí. Đây là 1 sự trùng hợp không chỉ về mặt không gian, mà cả về mặt vật chất - năng lượng. 
Quan hệ giữa các khái niệm “vỏ địa lí” và “sinh quyển” được luận giải 1 cách khác nhau. Một số nhà bác học cho rằng, chúng đồng nghĩa với nhau. K.K.Markôv (1970) viết: “Khái niệm vỏ địa lí tương tự như khái niệm sinh quyển”. I.P>Ghêraximôv luôn luôn bảo vệ tư tưỏng này. Ông đã chứng minh và bảo vệ nó. Một số nhà bác học khác lại là những người ủng hộ quan điểm “sinh quyển phân tán”. Họ vẫn hiểu sinh quyển như cũ, nghĩa là nó chỉ gồm có thế giới sinh vật. Quan điểm như thế rõ ràng là không đầy đủ. Sự đồng nhất hoá các khái niệm: “sinh quyển” và “vỏ địa lí” dựa trên cơ sở các thành tạo tự nhiên thực tế, mà từ đó vỏ địa lí được cấu thành và ở dó con người sinh sống và làm việc, có các quần lạc địa - sinh trên đất nổi và các quần lạc thuỷ - sinh dưới nước, nghĩa là có sự thống nhất giữa thực vật, động vật, đá (địa hình), đất, không khí (khí hậu), độ ẩm của đất và các hợp phần khác. Học thuyết của V.I.Vernadxki về sinh quyển cũng đã trình bày sự thống nhất đó. 
Tuy vậy, vỏ địa lí vẫn rộng hơn sinh quyển, 2 khái niệm này vẫn không như nhau. Khi sự sống và sinh quyển xuất hiện trên TĐ thì vỏ địa lí đã đạt tới trình độ phát triển cần thiết cho sự xuất hiện đó. Sự tiến hoá của vật chất sống và của sinh quyển diễn ra trong môi trường địa lí nhất định, 1 môi trường thuận lợi trên hành tinh của chúng ta. Vỏ địa lí có hàng loạt những tính chất và những hệ tự nhiên không có liên quan với sinh quyển về phương diện nguồn gốc phát sinh, nhưng lại tạo nên những điều kiện cho sự sống: sự hoàn lưu khí quyển và sự hình thaàn các loại khí hậu, sự chuyển động của các khối nước ở các đại dươngVỏ địa lí cung cấp vật chất và năng lượng cho các cơ thể sống và như đã nói ở trên, được chế biến lại bởi các cơ thể ấy. 
Hình 43: Cấu trúc đầy đủ của TĐ, Sinh quyển và môi trường
 xung quanh nó (theo V.I.Vernadxki - Hình vẽ của A.G.Nazarôv).
Như vậy, “Vỏ địa lí là 1 thành tạo tự nhiên, 1 hệ thống vật chất - năng lượng hoàn chỉnh dạng hình cầu, xuất hiện và phát triển trong sự tác động qua lại của thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển và sinh quyển”.
Những thuật ngữ được coi như đồng nghĩa với thuật ngữ “vỏ địa lí” là “quyển phát sinh sinh vật” (Zabêlin - 1957 - 1973); Địa quyển (Riapchikôv - 1972) và những thuật ngữ khác sẽ được xem xét đến trong chương VII. 
Để kết luận, chúng tôi đưa ra bảng tổng kết và hình vẽ về cấu trúc đầy đủ của TĐ (bảng 14 - hình 43) và chuyển sang nghiên cứu vỏ địa lí trước hết ở mức sau của quyển riêng biệt: thạch quyển, khí quyển và thuỷ quyển. 
Các quyển
Độ cao hay độ sâu
của ranh giới
từ mực nước biển (km)
Thể tích (1018m3)
Tỉ lệ so với khối lượng TĐ (%)
KhÝ quyÓn
+2000
1320
106
Thuû quyÓn
§ến -11
1,4
0,02
Vỏ địa lí
Từ 20 đến -11
Cùng với tầng đối lưu, thuỷ quyển, vỏ phong hoá và sinh quyển.
Sinh quyển
Từ 20 đến -11
Cùng với tầng đối lưu, thuỷ quyển và vỏ phong hoá.
Vỏ trái đất
-50-70
10,2
0,48
Bao manti
đến -2900
896,6
67,2
Nhân trái đất
đến -6371
175,2
32,2

Tài liệu đính kèm:

  • docTrai Dat - Vu tru.doc