Giáo dục giới tính trong nhà trường THPT

Giáo dục giới tính trong nhà trường THPT

1. Khách quan:

 Hiện nay việc giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường THPT mà chỉ được thực hiện trên cơ sở lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học

 Ở lứa tuổi này, cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện, các em sẽ thích tìm tòi , học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương lai, vì thế tôi thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh THPT là rất cần thiết đối với các em.

 

doc 14 trang Người đăng dung15 Lượt xem 5806Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục giới tính trong nhà trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
“GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT”
I. Lý Do Chọn Đề Tài.
1. Khách quan: 
 Hiện nay việc giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường THPT mà chỉ được thực hiện trên cơ sở lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học
 Ở lứa tuổi này, cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện, các em sẽ thích tìm tòi , học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình. Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương lai, vì thế tôi thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh THPT là rất cần thiết đối với các em.
2. Chủ quan:
 Lí do tôi chọn đề tài này là tôi đã và thật sự rất đau lòng xen kẽ với sự tiếc nuối khi tôi chứng kiến cảnh 1 em học sinh do tôi chủ nhiệm đã phải đi lấy chồng khi chưa đến tuổi vị thành niên. Qua sự việc trên đã làm cho tôi luôn tự vấn cho mình nhiều- rất nhiều điều về 2 chữ “ Giá như ”. Thú thật rằng điều xảy ra trên đã làm cho tôi rất bẽ bàng vì tôi thật sự quá ngỡ ngàng khi tôi quá tin tưởng vào em, bản thân em là 1 lớp trưởng, lực học khá, được các bạn tính nhiệm và tin yêu, tôi và cả gia đình biết rằng em có 1 người bạn khác giới rất thân, tôi cứ nghỉ rằng có bạn khác giới là chuyện bình thường do tâm sinh lí của các em, nếu có bạn mà các em vẫn ý thức được việc học của mình để học tốt thì là GVCN tôi không nên cấm các em, nhưng khi chuyện đã vở lỡ rồi thì tôi thật sự rất hối hận, có lẽ việc tôi cần làm là sao không tư vấn vấn đề giáo dục giới tính cho em, khi tôi nhận ra thì chuyện đã vở lở rồi vì thế theo tôi việc giáo dục giới tính cho các em học sinh THPT là vấn đề rất cần thiết và mong rằng ban ngành giáo dục sẽ nhanh chống sớm triển khai để đưa nội dung vấn đề giáo dục giới tính vào chương trình học của các em, giúp các em nhận thức đúng hơn và chọn phương hướng tốt hơn cho cuộc sống mình. 
II. Thực Trạng Trước Khi Thực Hiện Các Giải Pháp Của Đề Tài.
 1. Thuận lợi :
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là CNTT. 
- Kho tư liệu phục vụ cho việc viết và báo cáo đề tài đa dạng.
- Cơ sở vật chất của trường đã trang bị tương đối đầy đủ có thư viện khang trang, máy vi tính đã kết nối internet
- Các em học sinh sắp sữa và đang ở độ tuổi trưởng thành (từ 16 đến 19 tuổi) nên nhận thức và giáo dục về vấn đề giới tính khá dễ dàng hơn.
- Đa số các em có điều kiện tiếp xúc, tìm hiếu những kiến thức về giới tính khá dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau.
 2. Khó khăn : 
- Giáo viên và học sinh còn khá e dè, xấu hổ khi đề đập đến nội dung giới tính.
- Chương trình giáo dục giới tính chưa được thực hiện phổ biến ở trường học nhất là bậc học THPT.
- Chương trình học thì càng ngày càng nặng về kiến thức nên đòi hỏi cả giáo viên và học sinh luôn phải tập trung vào chương trình học ở trường nên không có nhiều thời giờ dần cho việc tìm hiểu kiến thức về giới tính.
- Hiện nay không ít phụ huynh do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi và quan tâm đến con em mình.
- Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn cho rằng “ Đó là chuyện tế nhị mà”, ngày xưa bố mẹ có nói về chuyện đó đâu, mà có ai nhắc đến thì cũng đỏ ửng mặt lên xấu hổ rồi, đâu sẽ có đó, đến tuổi thì chúng tự biết hết ấy mà".
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
Cơ sở lý luận :
 Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh- sinh viên nạo phá thai hay vì tình mà làm những việc không tốt ảnh hưởng tới việc học và tương lai của mình xảy ra rất là nhiều. Những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn dậy thì thường xảy ra ở những năm đầu của bậc trung học. Đó là khoảng thời gian tốt nhất để giáo dục các em về sự phát triển giới tính. Nói chuyện với các em một cách cởi mở về những thay đổi tâm sinh lý có thể xảy ra trong suốt thời kỳ quan trọng này.
 Nhưng hiện nay không ít phụ huynh do bận kiếm sống, ít có thời gian gần gũi các em, để các em tự tò mò về tình yêu, tình bạn và quá thơ ngây trước mối quan hệ khác giới. Để rồi những "dại dột" của lứa tuổi này phần nhiều là những hậu quả đáng buồn hoặc do bố mẹ không quan tâm hoặc ngại trao đổi, nên khiến con cái mất "khả năng đề kháng". Khi rơi vào những hoàn cảnh khó nói, trẻ chỉ biết làm theo bản năng. Cũng chính vì lý do này mà không may có thai, hay lỡ quan hệ với bạn trai, các cô gái cũng không dám hé răng nói với cha mẹ mà tự tìm cách "giải quyết".
 Theo tôi, cái khó nhất khi nói chuyện hay giáo dục chuyên về giới tính với các em không phải sợ các em không nhiệt tình tham gia, mà chính là ở các thầy cô giáo, họ rất e ngại khi nói về vấn đề này. Thuyết phục các thầy cô giáo trong trường giáo dục về giới tính còn khó hơn các em. Trong khi đó các em lại có rất nhiều thắc mắc và không phải chuyện gì cũng có thể tâm sự với cha mẹ. 
 Quan hệ lỏng lẻo giữa cha mẹ và con cái đôi khi đưa các em vào mối quan hệ yêu đương sớm. Trong khi nhiều bậc cha mẹ vẫn tồn tại những suy nghĩ, phong kiến như trao đổi, cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính là "vẽ đường cho hươu chạy". Vì thế họ không bao giờ trao đổi với các em về những vấn đề này. 
 Có nhiều bà mẹ rất lấy làm ngạc nhiên vì con mình yêu, bà bảo, thật không ngờ mới 16 tuổi đầu, yêu đương chúng cũng đau khổ, nhớ nhung, hò hẹn như người lớn, khiến tôi bàng hoàng hết cả người. Rồi từ chỗ đó, không ít người đã "giáo dục" con bằng cách nhốt lại hay đòn roi. Có ông bố gầm lên khi biết con yêu sớm rồi đánh con nát cả cái roi. Có bà mẹ ép buộc con gái phải dẫn mình đến nhà người yêu để "chửi cho cả nhà thằng đó một trận"... Nhưng rồi hậu quả để lại chỉ là con cái họ khủng hoảng hơn mà thôi.  
 Có muôn vàn lý do để những đứa trẻ mới lớn đưa ra để "biện minh" cho những việc làm đã lỡ của mình. Một điều đáng nói là, với trẻ em bây giờ, dậy thì thường xảy ra sớm, rồi bắt nguồn từ sự tò mò trẻ con, từ thôi thúc của bản năng khi có tác động ngoại cảnh, phim ảnh và biểu hiện thì muôn hình vạn trạng. Rồi bị ép chứ không đồng ý, cả hai đều yêu nhau không kiềm chế được, bạn van xin phải chứng minh tình yêu, gặp chuyện buồn trong gia đình không vượt qua được.... Chuyện gán ghép nhau rồi trở thành chuyện yêu như thật trong các em tuổi 16-17 ở trường phổ thông là chuyện "thường ngày ở huyện", trong đó không loại trừ các em đang ngộ nhận tình bạn khác với tình yêu.
 "Trẻ con bây giờ khác với bố mẹ ngày xưa, vì thế khi nói chuyện với con em, thầy cô- cha mẹ không nên đem chuyện ngày xưa ra để so sánh. Vì với bọn trẻ bây giờ ăn không sợ thiếu mà sợ béo, mặc không chỉ ấm mà phải đẹp, tuổi dậy thì đến sớm hơn, nên nhu cầu tìm hiểu về giới tính là rất lớn", thông tin bên ngoài thì nhiều mà suy nghỉ của các em thì còn chưa chín chắn vì thế các bậc cha mẹ, các bậc thầy cô giáo cần phải làm gì để giúp các em có những hiểu biết và suy nghỉ chín chắn hơn, giúp các em tránh xa các sai lầm, nhất là các vấn đề liên quan tới giới tính, để các em trưởng thành 1 cách toàn diện và tương lai tốt đẹp hơn đến với các em.
 Theo tôi, cha mẹ - thầy cô cần đối xử khác với các em, quan tâm đến các em nhiều hơn đặc biệt là đời sống tình cảm. Cha mẹ - thầy cô nên tìm hiểu tâm lý của các em, không nên lãng tránh khi các em động đến vấn đề giới tính, mà cần có cách giải thích đúng đắn để cho các em hiểu. Thời gian các em đến trường không nhiều như thời gian ở nhà, nên tôi khuyến cáo rằng các bậc phụ huynh học sinh cần quan tâm đến các em hơn, dạy cho các em những gì nên và không nên làm. Nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng hiểu và làm được đều này nên điều trước mắt bây giờ tôi mong rằng các thầy - cô giáo, nhất là giáo viên chủ nhiệm của các em cần phải tìm hiểu thêm về vấn đề giáo dục giới tính để giáo dục và tư vấn cho các em kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho các em.
Theo tôi, trong thời đại phát triển như hiện nay, việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh là vấn đề rất cần thiết, nhất là bậc học THPT.
Không nhất thiết phải đưa “ giáo dục giới tính” thành 1 môn học chính khóa mà nên lồng ghép nhiều hơn nữa kiến thức giới tính vào 1 số môn như Giáo dục công dân hay sinh học hoặc là nội dung, chủ đề chính của nhiều tiết học hoạt động ngoài giờ
Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người giảng dạy phải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minh họa rõ ràng gần gũi với đối tượng cần giảng dạy vì thế việc tổ chức 1 tiết dạy đòi hỏi sự chuẩn bị trước. Giáo viên có thể dần 1 buổi truyền đạt kiến thức, thông tin về giới tính rồi sau đó cho các em tạo nhóm, tìm hiểu 1 số tình huống trong đời sống và tạo dựng các vở kịch trình diễn ở những tiết sau, cho các nhóm khác đặt các câu hỏi tình huống để nhóm trình diễn trả lời, kết thúc các tiết mục thì giáo viên sẽ nhận xét và tư vấn những thiếu sót cho các em rút kinh nghiệm. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
	a. Chuẩn bị bài giảng :
- Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động phục vụ bài dạy.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
- Một số câu hỏi tình huống.
 b. Nội dung bài giảng:
Mở Đầu.
Giáo viên giới thiệu kiến thức
Tuổi thanh thiếu niên
 Khái niệm tuổi thanh thiếu niên được hiểu khác nhau tùy theo truyền thống của từng xã hội, song theo quan niệm quốc tế hiện nay thì đó là quãng đời nằm trong khoảng từ 10 tuổi cho đến 21 tuổi, tức là những năm tháng nằm ở giữa tuổi nhi đồng và tuổi trưởng thành. 
 Sự phát triển từ một em bé thành một người lớn là một quá trình trưởng thành cả về mặt thể chất cũng như về mặt tâm tư, tình cảm. Cùng với quá trình phát triển này, vị trí xã hội của các bé gái và bé trai không ngừng thay đổi: cách thức mọi người đối xử với các em cũng phải thay đổi, các  em ứng xử với mọi người cũng thay đổi. 
 Tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người, bởi vì đây là những năm tháng quyết định đến chiều hướng thay đổi của một em bé: Em bé đó sẽ trở thành “loại” người nào? 
Tuổi dậy thì
 So với tuổi thanh thiếu niên thì tuổi dậy thì là một thời kỳ ngắn hơn. Nói đúng ra thì tuổi dậy thì là một giai đoạn của tuổi thanh thiếu niên. Thời kỳ này kéo dài khoảng 5 năm, kể từ lúc một em bé bước vào tuổi thanh thiếu niên. Sở dĩ thời kỳ này có tên gọi riêng là vì đây là những năm tháng các bé trai và bé gái trưởng thành về mặt sinh học. Các em sinh trưởng nhanh chóng về các tỷ lệ của cơ thể. Đó là những thay đổi có thể nhìn thấy được bằng mắt. Ngoài ra, còn có những thay đổi bên tro ... òn ngồi trên ghế nhà trường.
(Hình minh hoạ)
GV giới thiệu một số tình huống dễ đẩy tuổi teen vào 'chuyện ấy' 
 Theo nghiên cứu vào (17/04/2008) có 4 tình huống 
 Chàng trai và cô gái tuổi teen đang yêu nhau. Và chuyện quan hệ tình dục sẽ có cơ hội xảy ra nếu đôi lứa lâm vào một số tình huống "éo le", chẳng hạn như ở nhà một mình, chàng sắp đi xa...
Tình huống 1: Ở nhà một mình
 Hai bạn hò hẹn. Sau một hồi đi lăng quăng mà chẳng có nơi nào thú vị, bỗng chàng nảy ra sáng kiến: “Về nhà mình chơi đi. Giờ này ba mẹ mình đi vắng cả. Mà đằng ấy cũng phải biết dần nhà mình đi là vừa chứ nhỉ?”. “Ừ, nghĩ cũng phải. Đến cho biết nhà biết cửa”. Thế là... khung trời này chỉ có mình anh và em. Hoàn cảnh "xô đẩy", hai người không kiềm chế được, và “chuyện ấy” xảy ra! 
 Lời khuyên: Đừng bao giờ tạo cơ hội cho “chàng” và bạn ở bên nhau một mình. Dù ban đầu, chàng có cố “giữ gìn” cho bạn thế nào thì sau đó cũng khó thắng nổi bản năng. 
Tình huống 2: “Ngày mai anh đi...”
 Rất nhiều cô gái trong suốt thời gian yêu cố giữ cho mình sự trong trắng. Nhưng bỗng dưng, một sự kiện bất ngờ xảy ra khiến họ yếu lòng: Một trong hai người sẽ lên đường đi du học, hoặc là buổi chia tay cuối cấp. Với tâm lý ngày mai xa nhau rồi, biết đến khi nào gặp lại, hay anh đi rồi, biết ở nhà, em có còn chung thuỷ với anh (lý lẽ của các chàng). Thế là dâng hiến để chứng minh rằng “em chỉ có mình anh”. 
 Trên thực tế, rất ít mối tình “yêu xa” còn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Hoặc là chàng trai ở phương xa sẽ thay lòng đổi dạ (vì quá cô đơn trống trải ở xứ người), hoặc là cô gái ở lại có người mới.
 Lời khuyên: Quan trọng là giữ được tình cảm trong trắng cho tới khi chàng trở về, đừng vì một chút mủi lòng mà đánh mất bản thân. 
Tình huống 3: Ghen
 Bỗng một ngày chàng nổi máu “tam bành” vì nghi ngờ bạn đang có tình ý với một tên con trai khác, trong khi bản thân bạn thì rất vô tư. Giải thích mãi mà chàng vẫn một mực kết tội bạn. Rồi chàng doạ chia tay, mối tình nằm bên bờ vực thẳm. Còn bạn, bạn vẫn yêu chàng, biết làm gì để chàng tin? 
“Nếu em thực sự yêu anh thì thứ quý giá nhất em cũng giành cho anh chứ? Chỉ có điều đó mới khiến anh tin em thực sự thuộc về anh và yêu anh thôi” - chàng ngập ngừng. Bạn nghĩ, mình yêu thật lòng, sau này cũng là vợ chồng, chỉ là “chuyện đó” xảy ra sớm hay muộn mà thôi. Thế là bạn gật đầu. 
 Lời khuyên: Tình yêu đích thực không có nghĩa là phải chứng minh bằng tình dục. Nếu thực sự yêu bạn, chàng sẽ không ghen tuông vô lối, càng không bắt bạn phải chứng minh bằng cách ấy.
Tình huống 4: Hôm nay là ngày đặc biệt!
 Hôm nay là Noel, mùng 8 tháng 3, Valentine, sinh nhật anh, sinh nhật em... Hai bạn có một cuộc hẹn hò; bạn thực sự ngạc nhiên và xúc động trước sự ga-lăng, lãng mạn cũng như tình yêu cuồng nhiệt chàng dành cho mình. Bỗng dưng bạn thấy chàng... thiệt thòi quá, yêu nhau lâu rồi mà cũng mới chỉ được cầm tay, hôn má, vài lần hôn lướt môi. Thôi thì, ngày đặc biệt, chiều chàng một tí, cho chàng “tiến xa” hơn một tí. 
 Lời khuyên: Bạn nên tỉnh táo trong những ngày này. Cảm động nhưng không có nghĩa là mê muội, hãy biết làm chủ bản thân. Hãy đi chơi có giờ giấc và địa điểm cụ thể. 
 Trong thực tế còn rất nhiều và rất nhiều tình huống khác nhau để dẫn các em đi đến những sai phạm nên sau chuyên đề này cô mong rằng các em, đặc biệt là các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường phải thật sáng suốt trong mọi tình huống để bảo vệ sức khoẻ mình, hãy vì tương lai và những người thân của mình mà cố gắng bảo vệ mình, cố gắng học tập tốt và trang bị cho mình những kỉ năng, kiến thức cần thiết để vững bước vào tương lai.
 GV Đưa ra 1 số câu hỏi tham vấn cho HS Thảo luận nhóm:
Đặc điểm của tình bạn là gì?
Đặc điểm của tình yêu?
Trong lứa tuổi THPT có tồn tại tình bạn khác giới không?
Có nên yêu sớm hay không? Hậu quả gì?
 Sau khi cho HS tranh luận thì GV góp ý và bổ sung 1 số kiến thức sau:
Đặc điểm Tình bạn:
Chân thành và tin cậy
Bình đẳng và tôn trọng nhau.
Hiểu và có sự đồng cảm với nhau.
Hỗ trợ và nâng đỡ nhau, sữa lỗi cho nhau.
Cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, hay những băn khoăn, lo lắng và khó khăn.
Đặc điểm Tình yêu:
Cuốn hút nhau
Đồng cảm sâu sắc giữa 2 người.
Quan tâm chăm sóc nhau.
Chân thành, tin cậy, nâng đỡ, hỗ trợ nhau.
Tính duy nhất
ĐẶC ĐiỂM TÌNH BẠN KHÁC GiỚI:
Chỗ dựa tinh thần
Chia sẻ tình cảm
Bình đẳng
Dễ ngộ nhận.
Có khoảng cách nhất định.
Góp ý sửa lỗi
Hiểu tâm lý bạn khác giới
 - Có thể dẫn đến tình yêu.
 - Nữ thích được che chở
Là Học sinh thì Nên/cần làm:
Tôn trọng nhau
Lịch sự, tế nhị
Tôn trọng các mối quan hệ bạn bè khác giới của nhau
Là Học sinh thì Không nên/ tránh
Ngộ nhận tình yêu.
Gán ghép lẫn nhau
Lợi dụng nhau.
Cử chỉ quá thân mật
NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHI YÊU QUÁ SỚM
Học hành giảm sút.
Tốn kém tiền bạc, mất thời gian.
Hao tổn sức lực.
Gây mất đoàn kết trong nhóm bạn.
Gia đình la mắng.
Mất tự nhiên.
- Hậu quả: Không an toàn: có thai ngoài ý muốn, chấn thương tâm lý, lây nhiễm bệnh, mất danh dự, ảnh hưởng tương lai
 Sau khi GV giới thiệu các thông tin kiến thức trên thì GV cho HS đặt câu hỏi, GV tế nhị trả lời và cho lời khuyên. Sau đó, yêu cầu HS ứng dụng những hiểu biết của mình để nhận định đúng đắn hơn. Tương lai đang chờ các em ở phía trước.
Phiếu thăm dò:
1. Theo em hiểu “ Giới tính” là gì? 	
2. Theo em, có nên đưa nội dung “ Giáo dục giới tính” vào trường học THPT không? Nếu có thì thực hiện bằng cách nào và tại sao? 	
3. Em biết gì về mối quan hệ khác giới giữa các em học sinh trong nhà trường như hiện nay?	
4. Kiến nghị của các em về vấn đề “Giới tính” trong học đường:	
IV. KẾT QUẢ :
 Sau khi sử dụng phiếu thăm dò qua 3 lớp 11: B1, B6, B12. với tổng số 121 học sinh tôi đã thu được kết quả như sau: 
1. Với câu hỏi: Theo em hiểu “ Giới tính” là gì? Thì đa số các em trả lời như sau:
 + Giới tính là sự khác nhau về hình dáng giữa nam và nữ.
 + Giới tính là 1 khái niệm để phân biệt giữa nam và nữ.
 + Giới tính là biểu hiện tự nhiên, tất yếu trong đời sống biểu hiện ở các hoạt động hàng ngày.
 + Giới tính là sự khác biệt về tâm- sinh lí của nam và nữ
2. Với câu hỏi: Theo em, có nên đưa nội dung “ Giáo dục giới tính” vào trường học THPT không? Nếu có thì thực hiện bằng cách nào và tại sao? Thì đa số các em trả lời như sau:
 + Với 121 học sinh được khảo sát thì có đế 116 em bảo rằng: Việc đưa nội dung “ Giáo dục giới tính” vào trường học THPT là vấn đề rất cần thiết và cấp bách còn lại 5 học sinh thì có em trả lời: Có muộn quá không, hay không nên đưa vì ở lứa tuổi này các em rất nhạy cảm, nếu đưa vào là vẽ đường cho hươu chạy
+ Khi hỏi biện pháp thực hiện? Thì đa số các em khuyến cáo rằng: Cần có những giờ học riêng về “ Giáo dục giới tính” để dạy các em cần làm và cần tránh những điều gì, đồng thời giải đáp những thắc mắc của các em về “ giới tính”. Nên mời các chuyên viên về để tư vấn 1 số buổi trong năm học hoặc thực hiện đưa nội dung vào các buổi học ngoại khóa như hoạt động ngoài giờ hoặc chính khóa. Tổ chức những buổi trao đổi, nói chuyện về “ giới tính” cho học sinh
+ Khi hỏi vì sao thì các em trả lời rằng: Khi hiểu biết về giới tính thì các em sẽ ý thức trong việc tiếp xúc, qua lại, hiểu nên tránh và nên làm gì và có cách khắc phục tốt. Hiện nay có rất nhiều bạn chưa thật sự hiểu thế nào là giới tính? Khi hiểu biết về giới tính thì có những ứng xử và hành động đúng đắn hơn trong quan hệ với các bạn khác phái. 
+ Khi hỏi: Em biết gì về mối quan hệ khác giới giữa các em học sinh trong nhà trường như hiện nay? Thì có nhiều ý kiến trả lời rằng: Đó là các mối quan hệ vô tư, trong sáng và có nhiều ý kiến là rất phức tạp: Ngoài mối quan hệ bạn bè còn có nảy sinh cảm xúc giữa các bạn khác giới, có mối quan hệ hòa đồng thân thiện nhưng cũng đã có những mối quan hệ vượt qua mức cho phép của người học sinh nhất là những bạn ở xa nhà ra ở trọ. Có ý kiến cho rằng tình yêu tuổi học trò hiện đang xảy ra tràn lan gần như là “mốt”...
+ Khi hỏi: Kiến nghị của các em về vấn đề “Giới tính” trong học đường? 
 Thì có rất nhiều ý kiến cho rằng: “ Giới tính” là vấn đề các bạn học sinh nên tìm hiểu và lấy đó làm kiến thức để hổ trợ các em trong cuộc sống, nhà trường nên quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh, nên có những buổi nói chuyện giữa giáo viên hay chuyên viên tư vấn với học sinh để các em giải tỏa những thắc mắc của mình, khi các em đã có sự nhận định đúng đắn về giới tính thì các em sẽ tập trung tốt hơn cho học tập. Có ý kiến: Đây là vấn đề đáng quan tâm vì học đường không chỉ giáo dục các em kiến thức mà còn cần dạy cho các em lối sống đẹp. Vấn đề giới tính nó không xấu, nó cũng cần thiết như cần biết tính toán, cần biết viết chữ. Hiểu được vấn đề giới tính sẽ giúp giải tỏa được nhiều điều thầm kín mà không nói được với ai, từ đó có cách suy nghĩ tốt, sống lành mạnh...
 Có rất nhiều và rất nhiều ý kiến ở các em nhưng nhìn chung thì những kiến thức về giới tính đa số các em học sinh rất “ mù tịt” không hiểu rỏ nhiều, các em khá lơ mơ khi hỏi về vấn đề liên quan đến giới tính và các em rất khao khát được hiểu về nó, biết nhiều về kiến thức giới tính sẽ giúp các em có lối sống lành mạnh hơn và tập trung tốt hơn trong học tập.
Bài Học Kinh Nghiệm.
- Việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào học đường đang được thực hiện nhưng chỉ giới hạn ở mức độ giới thiệu, chưa được phổ biến rộng rãi nên các em học sinh khá lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi gặp vấn đề giới tính. 
- Trong những năm gần đây ở các trường học thường xảy ra tình trạng các em còn đi học nhưng đã mang thai nên phải nghĩ học và 1 số em mặc dù không mang thai nhưng do nhận thức không rõ về giới tính nên đã gặp rất nhiều trường hợp éo le làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Vì thế là 1 giáo viên chủ nhiệm thì trước tiên tôi cần quan tâm đến hoàn cảnh của các em, nắm bắt các mối quan hệ của các em để có sự giáo dục và khuyên bảo kịp thời, hạn chế đến mức tối thiểu những điều đáng tiếc xảy ra. 
 Kết Luận.
Nên đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho các em học sinh, nhất là bậc học THPT: lớp 10, 11.
Giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể là lòng ghép nhiều nội dung hơn vào môn sinh học hay đưa nội dung vào 1 số buổi ở môn hoạt động ngoài giờ hay mỗi học kì tổ chức mời các chuyên viên tư vấn về nói chuyện, trao đổi với các em
- Tôi mong rằng các giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến các em hơn, giáo dục và tư vấn cho các em những vấn đề liên quan đến giới tính để các em có nhận thức đúng đắn và tập trung tốt vào học tập
 Tài Liệu Tham Khảo:
Tham khảo kiến thức qua các thông tin khác nhau như báo “sức khỏe và đời sống”
Một số địaa chỉ trên internet như:
 ▪ ‘Tinh binh’ và những con số ấn tượng 
 ▪ Tuổi "dế cơm" và những điều đáng tiếc 
 ▪ Trẻ em và tuổi dậy thì 
 ▪ 10 điều về sức khỏe phụ nữ cần biết 
 ▪ Trợ giúp cho các bậc phụ huynh để nâng cao sức khỏe của vị thành niên 
 ▪ Những suy nghĩ hoang đường về tình dục 
 ▪ Sự thật về “giấc mơ ướt” 
 ▪ Giảm đau bụng khi có kinh nguyệt 
 ▪ Nói “chuyện khó nói” với con trẻ 
 Giáo viên thực hiện chuyên đề.
 Đinh Thị Thu Thuỷ.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de GDGT.doc