Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020

Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020

Tiết 41

NGUYÊN TĂC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức

 - Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

- Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

2. Về kĩ năng

 - Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Phát triển năng lực, giá trị sống

 - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. CHUẨN BỊ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định lớp, chào học sinh (5 phút)

 2.Tìm hiểu bài mới

 * KHỞI ĐỘNG

- Hằng ngày ta có thể dùng ti vi hoặc radio để xem và nghe các tin tức. Như vậy thì sóng điện từ làm thế nào có thể truyền từ nơi này đến nơi khác được. Ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài “NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN”

* Tiến trình giảng dạy

Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

 

docx 52 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
25/12/2019
Dạy
Ngày dạy
Tiết
Lớp
12A8
12A9
Tiết 39
ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Về kiến thức
	- Nêu được định nghĩa về từ trường.
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
- Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ.
2. Về kĩ năng
	- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Phát triển năng lực, giá trị sống
	- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
II. CHUẨN BỊ
 	- Dụng cụ thí nghiệm cảm ứng điện từ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp, chào học sinh (5 phút)
	2.Tìm hiểu bài mới
	* KHỞI ĐỘNG
- Điện từ trường và sóng điện từ là hai nội dung quan trọng nhất của thuyết ĐIỆN TỪ của Mắc-xoen.Hôm nay ta sẽ tìm hiểu một trong những nội dung đó là “ĐIỆN TỪ TRƯỜNG”
* Tiến trình giảng dạy
Hoạt động 1 (20 phút): Tìm hiểu về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Y/c Hs nghiên cứu Sgk và trả lời các câu hỏi.
- Trước tiên ta phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ của Pha-ra-đây ® nội dung định luật cảm ứng từ?
- Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng chứng tỏ điều gì?
S
N
O
- Nêu các đặc điểm của đường sức của một điện trường tĩnh điện và so sánh với đường sức của điện trường xoáy?
(- Khác: Các đường sức của điện trường xoáy là những đường cong kín.)
- Tại những điện nằm ngoài vòng dây có điện trường nói trên không?
- Nếu không có vòng dây mà vẫn cho nam châm tiến lại gần O ® liệu xung quanh O có xuất hiện từ trường xoáy hay không?
- Vậy, vòng dây kín có vai trò gì hay không trong việc tạo ra điện trường xoáy?
- Ta đã biết, xung quanh một từ trường biến thiên có xuất hiện một điện trường xoáy ® điều ngược lại có xảy ra không. Xuất phát từ quan điểm “có sự đối xứng giữa điện và từ” Mác-xoen đã khẳng định là có.
- Xét mạch dao động lí tưởng đang hoạt động. Giả sử tại thời điểm t, q và i như hình vẽ
-
+
I. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
a. 
- Điện trường có đường sức là những đường cong kín gọi là điện trường xoáy.
b. Kết luận
- Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.
2. Điện trường biến thiên và từ trường
a. Dòng điện dịch
- Dòng điện chạy trong dây dẫn gọi là dòng điện dẫn.
* Theo Mác – xoen:
- Phần dòng điện chạy qua tụ điện gọi là dòng điện dịch.
- Dòng điện dịch có bản chất là sự biến thiên của điện trường trong tụ điện theo thời gian.
b. Kết luận:
- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín. 
® cường độ dòng điện tức thời trong mạch?
- Mặc khác q = CU = CEd
C
L
+
-
q
i
Do đó: ® Điều này cho phép ta đi đến nhận xét gì?
Hoạt động 2 ( 15phút): Tìm hiểu về điện từ trường và thuyết điện từ Mác – xoen
- Ta đã biết giữa điện trường và từ trường có mối liên hệ với nhau: điện trường biến thiên ® từ trường xoáy và ngược lại từ trường biến thiên ® điện trường xoáy.
® Nó là hai thành phần của một trường thống nhất: điện từ trường.
- Mác – xoen đã xây dựng một hệ thống 4 phương trình diễn tả mối quan hệ giữa:
+ điện tich, điện trường, dòng điện và từ trường.
+ sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.
+ sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.
II. Điện từ trường và thuyết điện từ Mác - xoen
1. Điện từ trường
- Là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
2. Thuyết điện từ Mác – xoen
- Khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa điện tích, điện trường và từ trường.
+ điện tich, điện trường, dòng điện và từ trường.
+ sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.
+ sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.
IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG HỌC Ở NHÀ(5phút)
 1. Củng cố
	1. Ở đâu xuất hiện từ trường?
	A. xung quanh một điện tích đứng yên
	B. xung quanh một dòng điện không đổi
	C. xung quanh một ống dây điện
	D. xung quanh chỗ có tia lửa điện
	2. Đặt một hộp kina bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp sẽ
	A. có điện trường
	B. có từ trường
	C. có điện từ trường
D. không có các trường hợp nói trên
 2. BTVN
	- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 111 và SBT trang 31, 32, 33
Ngày soạn
25/12/2019
Dạy
Ngày dạy
Tiết
Lớp
12A8
12A9
Tiết 40
SÓNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Về kiến thức
	- Nêu được định nghĩa sóng điện từ.
- Nêu được các đặc điểm của sóng điện từ.
- Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển.
2. Về kĩ năng
	- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Phát triển năng lực, giá trị sống
	- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
II. CHUẨN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp, chào học sinh (5 phút)
	2.Tìm hiểu bài mới
	* KHỞI ĐỘNG
- Tiết này ta tiếp tục tìm hiểu nội dung thứ hai của thyết điện từ là “SÓNG ĐIỆN TỪ”
* Tiến trình giảng dạy
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu về sóng điện từ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Thông báo kết quả khi giải hệ phương trình Mác-xoen: điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng ® gọi là sóng điện từ.
- Sóng điện từ và điện từ trường có gì khác nhau?
- Y/c HS đọc Sgk để tìm hiểu các đặc điểm của sóng điện từ.
- Sóng điện từ có v = c ® đây là một cơ sở để khẳng định ánh sáng là sóng điện từ.
- Sóng điện từ lan truyền được trong điện môi. Tốc độ v < c và phụ thuộc vào hằng số điện môi.
- Y/c HS quan sát thang sóng vô tuyến để nắm được sự phân chia sóng vô tuyến.
I. Sóng điện từ
1. Sóng điện từ là gì?
- Sóng điện từ chính là từ trường lan truyền trong không gian.
2. Đặc điểm của sóng điện từ
a. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với tốc độ lớn nhất c » 3.108m/s.
b. Sóng điện từ là sóng ngang: 
c. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
d. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng.
e. Sóng điện từ mang năng lượng.
f. Sóng điện từ có bước sóng từ vài m ® vài km được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến gọi là sóng vô tuyến:
+ Sóng cực ngắn.
+ Sóng ngắn.
+ Sóng trung.
+ Sóng dài.
Hoạt động 2( 20phút): Tìm hiểu về sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
- Ở các máy thu thanh, ở mặt ghi các dải tần ta thấy một số dải sóng vô tuyến tương ứng với các bước sóng: 16m, 19m, 25m tại sao là những dải tần đó mà không phải những dải tần khác?
® Đó là những sóng điện từ có bước sóng tương ứng mà những sóng điện từ này nằm trong dải sóng vô tuyến, không bị không khí hấp thụ.
- Tầng điện li là gì?
(Tầng điện li kéo dài từ độ cao khoảng 80km đến độ cao khoảng 800km)
- Mô tả sự truyền sóng ngắn vòng quanh Trái Đất.
II. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
1. Các dải sóng vô tuyến
- Không khí hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn.
- Không khí cũng hấp thụ mạnh các sóng ngắn. Tuy nhiên, trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị hấp thụ. Các vùng này gọi là các dải sóng vô tuyến.
2. Sự phản xạ của sóng ngắn trên tầng điện li
- Tầng điện li: (Sgk)
- Sóng ngắn phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển như ánh sáng.
IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG HỌC Ở NHÀ(5phút)
 1. Nhiều khi ngồi trong nhà không sử dụng được điện thoại di động vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn phải là
	A. nhà lá
	B. nhà sàn
	C. nhà gạch
	D. nhà bê tông
	2. Sóng điện từ có tần số 12 MHz thuộc loại sóng nào dưới đây
	A. sóng dài
	B. sóng trung
	C. sóng ngắn
D. sóng cực ngắn
 2. BTVN
	- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 115 và SBT trang 33, 34, 35
Ngày soạn
01/1/2020
Dạy
Ngày dạy
Tiết
Lớp
12A8
12A9
Tiết 41
NGUYÊN TĂC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Về kiến thức
	- Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.
- Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.
2. Về kĩ năng
	- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Phát triển năng lực, giá trị sống
	- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
II. CHUẨN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp, chào học sinh (5 phút)
	2.Tìm hiểu bài mới
	* KHỞI ĐỘNG
- Hằng ngày ta có thể dùng ti vi hoặc radio để xem và nghe các tin tức. Như vậy thì sóng điện từ làm thế nào có thể truyền từ nơi này đến nơi khác được. Ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài “NGUYÊN TẮC THÔNG TIN LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN”
* Tiến trình giảng dạy
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Ta chỉ xét chủ yếu sự truyền thanh vô tuyến.
- Tại sao phải dùng các sóng ngắn?
- Hãy nêu tên các sóng này và cho biết khoảng tần số của chúng?
- Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20kHz. Sóng mang có tần số từ 500kHz đến 900MHz ® làm thế nào để sóng mang truyền tải được thông tin có tần số âm.
- Sóng mang đã được biến điệu sẽ truyền từ đài phát ® máy thu.
E
t
(Đồ thị E(t) của sóng mang chưa bị biến điệu)
E
t
(Đồ thị E(t) của sóng âm tần)
4. Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuyếch đại chúng bằng các mạch khuyếch đại.
I. Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
1. Phải dùng các sóng vô tuyến có bước sóng ngắn nằm trong vùng các dải sóng vô tuyến.
- Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang. Đó là các sóng điện từ cao tần có bước sóng từ vài m đến vài trăm m.
2. Phải biến điệu các sóng mang.
- Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện: sóng âm tần.
- Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang: biến điện sóng điện từ.
3. Ở nơi thu, dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.
E
t
(Đồ thị E(t) của sóng mang đã được biến điệu về biên độ)
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản
- Y/c HS đọc Sgk và cho biết sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản.
- Hãy nêu tên các bộ phận trong sơ đồ khối (5)?
- Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối (5)?
(1): Tạo ra dao động điện từ âm tần.
(2): Phát sóng điện từ có tần số cao (cỡ MHz).
(3): Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
(4): Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.
(5): Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.
II. Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản
2
1
3
4
5
Hoạt động 3 ( 10 phút): Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản
- Y/c HS đọc Sgk và cho biết sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản.
- Hãy nêu tên các bộ phận trong sơ đồ khối (5)?
- Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận  ... 
® ln|N| - ln|N0| = -lt
® 
- Chu kì bán rã là gì?
® lT = ln2 ® 
- Chứng minh rằng, sau thời gian t = xT thì số hạt nhân phóng xạ còn lại là 
- Y/c HS đọc Sgk về độ phóng xạ, và chứng minh 
II. Định luật phóng xạ 
1. Đặc tính của quá trình phóng xạ
a. Có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân.
b. Có tính tự phát và không điều khiển được.
c. Là một quá trình ngẫu nhiên.
2. Định luật phân rã phóng xạ
- Xét một mẫu phóng xạ ban đầu.
+ N0 sô hạt nhân ban đầu.
+ N số hạt nhân còn lại sau thời gian t.
Trong đó l là một hằng số dương gọi là hằng số phân rã, đặc trưng cho chất phóng xạ đang xét.
3. Chu kì bán rã (T)
- Chu kì bán rã là thời gian qua đó số lượng các hạt nhân còn lại 50% (nghĩa là phân rã 50%).
- Lưu ý: sau thời gian t = xT thì số hạt nhân phóng xạ còn lại là:
4. Độ phóng xạ (H)
(Sgk)
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu đồng vị phóng xạ nhân tạo
- Thế nào là đồng vị phóng xạ nhân tạo?
- Hãy trình bày phương pháp nguyên tử đánh giá?
- Nêu ứng dụng của đồng vị phóng xạ nhân tạo
- Đọc SGK tìm hiểu vai trò của C14 trong thực tế.
III. Đồng vị phóng xạ nhân tạo
1. Phóng xạ nhân tạo và phương pháp nguyên tử đánh dấu
 - Đồng vị phóng xạ do con người chế tạo ra gọi là đồng vji phóng xạ nhân tạo
- Khi trộn lẫn đồng vị phóng xạ nhân tạo với hạt nhân bình thường không phóng xạ, các hạt nhân đồng vị phóng xạ nhân tạo gọi là các nguyên tử đánh dấu
- Ứng dụng trong sinh học, hóa học và y học
2. Đồng vị C14 đồng hồ của trái đất
- Người ta xét tỉ lệ để xác định tuổi của thực vật và của trái đất
IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG HỌC Ở NHÀ(5phút)
 1. Củng cố
	1. Có thể tăng hằng số phóng xạ của đồng vị phóng xạ bằng cách nào ?
	A. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong từ trường mạnh.
	B. Đặt nguồn phóng xạ đó vào trong điện trường mạnh.
	C. Đốt nóng nguồn phóng xạ đó.	
	D. Hiện nay chưa có cách nào để thay đổi hằng số phóng xa
 2. BTVN
	- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 194 và SBT 
Ngày soạn
01/1/2020
Dạy
Ngày dạy
Tiết
Lớp
12A8
12A9
Tiết 60
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
	- Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập ba bài PHÓNG XẠ, PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH và PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH
	- Thông qua giải bài tập bổ sung thêm những kiến thức cần thiết cho hs chuẩn bị thi TN
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích bài toán dựa vào đề ra và các hiện tượng vật lý để thành lập mối quan hệ giữa các phương trình đã học.
II. CHUẨN BỊ
	- Phương pháp giải bài tập
	- Lựa chọn cac bài tập đặc trưng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp, chào học sinh
	2.Tìm hiểu bài mới
	* KHỞI ĐỘNG
- Để củng cố kiến thức đã học ta sẽ tiến hành giải một số bài tập có liên quan qua tiết bài tập.
* Tiến trình giảng dạy
Hoạt động 1: Bài tập SGK trang 194 (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Yêu cầu hs đọc bài 2, 3, 4, 5 và giải thích phương án lựa chọn
- Nhận xét
Bài 2	
Đáp án B
------//-----
Bài 3	
a) Mạnh nhất là γ
b) Yếu nhất là α
------//-----
Bài 4	
Đáp án D
------//-----
Bài 5	
Đáp án D
Hoạt động 2: Bài tập SGK trang 198 (30 phút)
- Yêu cầu hs đọc bài 3, 4 và giải thích phương án lựa chọn
Bài 5, 6. Trình baỳ phương pháp và công thức cần sử dụng
- Tiến hành giải và trình bày kết quả
- Cho đại diện của từng nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét
Bài 3	
Đáp án B
------//-----
Bài 4	
------//-----
Bài 5	
234,99332-138,89700-93,89014-2.1,00866 
= 0,18886u
------//-----
Bài 6	
Số hạt nhân Uranium trong 1kg
 = 2,56.1024
Năng lượng tỏa ra trên 1 kg là
2,56.1024.200.1,6.10-19 = 7,21.1013J
Hoạt động 3: Bài tập SGK trang 203 (30 phút)
Bài 3, 4. Trình baỳ phương pháp và công thức cần sử dụng
- Tiến hành giải và trình bày kết quả
- Cho đại diện của từng nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét
Bài 3	
------//-----
Bài 4	
a) 
b) Đốt 1kg than tỏa 3.107J
Số phản ứng phân hạch là
khối lượng cần là
2.2,0135.1,66055.6.10-1910-27 =4.10-7kg
------//-----
IV. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
- Về nhà làm lại các bài tập đã được hướng dẫn và chuẩn bị bài “CÁC HẠT SƠ CẤP”
Ngày soạn
01/1/2020
Dạy
Ngày dạy
Tiết
Lớp
12A8
12A9
Tiết 61
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
	- Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập hai bài CÁC HẠT SƠ CẤP và CẤU TẠO VŨ TRỤ
	- Thông qua giải bài tập bổ sung thêm những kiến thức cần thiết cho hs chuẩn bị thi TN
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích bài toán dựa vào đề ra và các hiện tượng vật lý để thành lập mối quan hệ giữa các phương trình đã học.
II. CHUẨN BỊ
	- Phương pháp giải bài tập
	- Lựa chọn cac bài tập đặc trưng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp, chào học sinh
	2.Tìm hiểu bài mới
	* KHỞI ĐỘNG
- Để củng cố kiến thức đã học ta sẽ tiến hành giải một số bài tập có liên quan qua tiết bài tập.
* Tiến trình giảng dạy
Hoạt động 1: Bài tập SGK trang 208, 209 (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Yêu cầu hs đọc bài 2, 3, 4, 5 và giải thích phương án lựa chọn
- Nhận xét
Bài 2	
Đáp án B
------//-----
Bài 3	
a) Mạnh nhất là γ
b) Yếu nhất là α
------//-----
Bài 4	
Đáp án D
------//-----
Bài 5	
Đáp án D
Hoạt động 2: Bài tập SGK trang 198 (30 phút)
- Yêu cầu hs đọc bài 3, 4 và giải thích phương án lựa chọn
Bài 5, 6. Trình baỳ phương pháp và công thức cần sử dụng
- Tiến hành giải và trình bày kết quả
- Cho đại diện của từng nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét
Bài 3	
Đáp án B
------//-----
Bài 4	
------//-----
Bài 5	
234,99332-138,89700-93,89014-2.1,00866 
= 0,18886u
------//-----
Bài 6	
Số hạt nhân Uranium trong 1kg
 = 2,56.1024
Năng lượng tỏa ra trên 1 kg là
2,56.1024.200.1,6.10-19 = 7,21.1013J
Hoạt động 3: Bài tập SGK trang 203 (30 phút)
Bài 3, 4. Trình baỳ phương pháp và công thức cần sử dụng
- Tiến hành giải và trình bày kết quả
- Cho đại diện của từng nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét
Bài 3	
------//-----
Bài 4	
a) 
b) Đốt 1kg than tỏa 3.107J
Số phản ứng phân hạch là
khối lượng cần là
2.2,0135.1,66055.6.10-1910-27 =4.10-7kg
------//-----
IV. GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
- Về nhà làm lại các bài tập đã được hướng dẫn và chuẩn bị bài “CÁC HẠT SƠ CẤP”
Ngày soạn
01/1/2020
Dạy
Ngày dạy
Tiết
Lớp
12A8
12A9
Tiết 62
KIỂM TRA HỌC KỲ II
ĐỀ
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Thực hiện thí nghiệm giao thoa Y âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 mm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 1m. Trên màn quan sát, vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm
	A. 1,6mm 	B. 4,8mm 	C. 2,4mm 	D. 3,2mm
Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 50V vào hai đầu mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 10 W và cuộn cảm thuần. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm thuần là 30V. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng:
	A. 120W 	B. 240W 	C. 320W 	D. 160W
Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn điện trở không đổi R0. Gọi cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là U. Khi giá trị R tăng thì:
	A. I tăng, U tăng 	B. I giảm, U tăng 	C. I giảm, U giảm 	D. I tăng, U giảm.
Câu 4: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,25m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là:
	A. 2,0m 	B. 1,0m 	C. 0,5m 	D. 1,5m
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng:
	A. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. 
	B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
	C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
	D. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
Câu 6: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 4,5cm và 6,0cm; lệch pha nhau p Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ:
	A. 1,5cm 	B. 5,0cm 	C. 10,5cm 	D. 7,5cm
Câu 7: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0,38 mm đến 0,76 mm. Tần số của ánh sáng nhìn thấy có giá trị
	A. từ 3,95.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz 	B. từ 3,95.1014 Hz đến 8,50.1014 Hz
	C. từ 4,20.1014 Hz đến 6,50.1014 Hz 	D. từ 4,20.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz
Câu 8: Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; hạt nhân lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u; 4,0015 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân 4 He là:
	A. 14,21 MeV. 	B. 28,41 MeV. 	C. 30,21 MeV. 	D. 18,3 MeV
Câu 9: Đặt điện áp ổn định u= U0coswt vào hai đầu cuộn dây có điện trở thuần R thì cường độ dòng điện qua cuộn dây trễ pha p/3 so với u. Tổng trở của cuộn dây:
 	A. R 	B. R 	C. 3R 	D. 2R.
Câu 10: Một sóng hình sin truyền theo trục Ox với phương trình dao động của nguồn sóng đặt tại O là u0 = 4cos(100pt) cm. Ở điểm M theo hướng Ox cách O một phần tư bước sóng, phần tử môi trường dao động với phương trình:
	A. uM = 4cos100pt cm 	B. uM =4cos(100pt + 0,5p) cm
	C. uM = 4cos(100pt + p) cm 	D. uM =4cos(100pt - 0, 5p) cm
Câu 11: Pin quang điện biến đổi trực tiếp:
	A. Cơ năng thành điện năng 	B. Nhiệt năng thành điện năng
	C. Quang năng thành điện năng 	D. Hóa năng thành điện năng
Câu 12: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I0 và giá trị cực đại của điện tích trên một bản tụ là q0. Giá trị của f được xác định là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 13: Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là H. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây. Nếu công suất truyền tải giảm k lần so với ban đầu và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó là:
 	A. 1 - (1 - H)k2	B. 1 - (1 - H)k	C. 1 - 	D. 1 - 
Câu 14: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp được đặt tại A và B dao động theo phương trình uA = uB = acos25pt (a không đổi, t tính bằng s). Trên đoạn thẳng AB, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2cm. Tốc độ truyền sóng:
	A. 50cm/s 	B. 25cm/s 	C. 75cm/s 	D. 100cm/s
Câu 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1mm. khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba là:
	A. 6mm 	B. 4mm 	C. 3mm 	D. 5mm
Câu 16: Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l1 và l2 được treo ở trần một căn phòng, dao động điều hòa với chu kì tương ứng là 2,0s và 1,8s. Tỷ số bằng:
	A. 0,81 	B. 0,90 	C. 1,11 	D. 1,23
Câu 17: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do thì:
	A. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
	B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
	C. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi. 
	D. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
Câu 18: Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?
	A. Tia b+ 	B. Tia a	C. Tia b- 	D. Tia g
II. Phần tự luận
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức (E0 là hằng số dương, n = 1,2,3,...). Tỉ số bằng bao nhiêu?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_12_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_20.docx