Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Chương III: Sóng cơ - Lý Thị Thu Phương

Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Chương III: Sóng cơ - Lý Thị Thu Phương

I.Mục tiêu:

 1- Kiến thức:

 - Hiểu được hiên tượng sóng cơ, nắm được định nghĩa sóng cơ.

- Quan sát thí nghiệm về sóng dọc, sóng ngang, từ đó phân biệt được sóng dọc, sóng ngang.

- Giải thích được nguyên nhân tạo thành sóng cơ.

- Nêu được ý nghĩa các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ: biên độ, chu kì, tốc độ truyền sóng, bước sóng.

- Lập được phương trình sóng. Từ pt nêu được tính tuần hoàn theo thời gian và theo không gian.

2-Kĩ năng:

- Từ TN, rút ra kết luận về chuyển động của mỗi phần tử môi trường và chuyển động lan truyền của sóng.

- Giải thích hiện tượng vật lí về sóng, tốc độ truyền sóng và bước sóng.

II.Chuẩn bị:

 1-Giáo viên:

 - Lò xo để làm sóng ngang, sóng dọc.

 - Kênh sóng nước (nếu có)

 - Vẽ hình 14.3 và 14.4 trên giấy khổ lớn.

 - Phiếu ôn tập bài.

 2- Học sinh:

 Ôn tập kiến thức về dđđh của CLLX: các đại lượng đặc trưng và pt dao động.

 

doc 20 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1426Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Chương III: Sóng cơ - Lý Thị Thu Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:.../....
Chương III: SÓNG CƠ
 Tiết 23-24.
 Bài 14: SÓNG CƠ – PHƯƠNG TRÌNH SÓNG
I.Mục tiêu:
	1- Kiến thức:
	- Hiểu được hiên tượng sóng cơ, nắm được định nghĩa sóng cơ.
- Quan sát thí nghiệm về sóng dọc, sóng ngang, từ đó phân biệt được sóng dọc, sóng ngang.
- Giải thích được nguyên nhân tạo thành sóng cơ.
- Nêu được ý nghĩa các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ: biên độ, chu kì, tốc độ truyền sóng, bước sóng.
- Lập được phương trình sóng. Từ pt nêu được tính tuần hoàn theo thời gian và theo không gian.
2-Kĩ năng:
- Từ TN, rút ra kết luận về chuyển động của mỗi phần tử môi trường và chuyển động lan truyền của sóng.
- Giải thích hiện tượng vật lí về sóng, tốc độ truyền sóng và bước sóng.
II.Chuẩn bị:
	1-Giáo viên:
	- Lò xo để làm sóng ngang, sóng dọc.
	- Kênh sóng nước (nếu có)
	- Vẽ hình 14.3 và 14.4 trên giấy khổ lớn.
	- Phiếu ôn tập bài.
	2- Học sinh:
	Ôn tập kiến thức về dđđh của CLLX: các đại lượng đặc trưng và pt dao động.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:
12
12
12
12
 2. Giảng bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu sóng cơ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Gv cho HS xem hình ảnh mặt nước khi có một viên đá ném xuống (qua hệ thống máy chiếu nếu có). Yêu cầu HS mô tả hiện tượng.
-Cho HS xem hình ảnh sóng nước trong kênh tạo sóng.
-Nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu hiện tượng sóng cơ.
H1. nhận xét gì về chuyển động của mỗi phần tử môi trường truyền sóng khi có chuyển động lan truyền sóng trong môi trường.
-Gv bỏ một miếng xốp vào mặt nước và tiến hành TN cho HS quan sát.
H2. Sóng cơ là gì?
H3. Nhận xét gì phương dao động của phần tử môi trường và phương truyền sóng? (Sau khi làm TN mô tả sóng trên mặt nước và sóng dọc theo lò xo)
H4. Môi trường nào thì truyền được sóng ngang; môi trường nào truyền được sóng dọc?
Cho HS quan sát hình 14.3. Nêu câu hỏi gợi ý để HS giải thích sự tạo thành sóng cơ.
H5. giữa các phần tử của sợi dây đàn hồi có lực liên kết không? Lực đó là lực gì?
H6. Phần tử 0 được truyền dao động theo phương thẳng đứng có chu kì dao động T. Nhận xét sự chuyển động của các phần tử kế tiếp ở những thời điểm sau?
H7. Nhận xét gì về pha dao động của các phần tử ở xa tâm dao động?
Quan sát mô tả hiện tượng:
-Mặt nước xuất hiện những vòng tròn đồng tâm, lồi, lõm xen kẽ, lan rộng dần ® sóng nước.
HS đưa ra nhận xét:
1-Các phần tử môi trường lan truyền đi khi sóng lan truyền.
2-Các phần tử môi trường dao động tại chỗ khi sóng lan truyền.
-Rút ra định nghĩa sóng cơ.
-Nhận xét:
+ Các phần tử dao động theo phương vuông góc phương truyền sóng.
+ Các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Quan sát hình 14.3. Trả lời câu hỏi:
-Có lực đàn hồi liên kết các phần tử của dây.
-Khi phần tử 0 dao động, lực liên kết kéo phần tử 1 dao động theo nhưng chuyển động sau một chút. Chuyển động được truyền đến phần tử 2, sau phần tử 1
I. Hiện tượng sóng:
1)Khái niệm sóng cơ: là những dao động lan truyền trong môi trường.
*Hai loại sóng cơ:
a) Sóng ngang: là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Môi trường nào có lực đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng lệch thì truyền sóng ngang.
b) Sóng dọc: là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
Môi trường có lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng nén, dãn thì truyền sóng dọc.
2) Sự tạo thành sóng cơ:
-Sóng cơ được tạo thành nhờ lực liên kết đàn hồi giữa các phần tử của môi trường truyền dao động.
-Phần tử ở xa tâm dao động trễ pha hơn.
Hoạt động 2. Những đại lượng đặc trưng của chuyển động sóng.
-GV yêu cầu HS đọc mục 2, nêu câu hỏi để HS tìm hiểu các đại lượng đặc trưng của chuyển động sóng.
-Mục chu kì, tần số, biên độ sóng HS tự tìm hiểu. Nêu câu hỏi để HS rút ra nhận xét.
H1. So sánh chu kì và tần số của các phần tử môi trường với chu kì, tần số của nguồn gây ra dao động?
H2. Nhận xét gì về biên độ sóng ở những điểm ở xa tâm dao động? Vì sao?
H3. (Trên hình 14.3) Nhận xét gì về khoảng cách giữa hai phần tử số 0 và số 12?
-HS đọc SGK, thảo luận nhóm, nêu lên các định nghĩa của: chu kì, tần số và bước sóng.
-Từ gợi ý của GV, thảo luận để phân biệt tốc độ truyền sóng và vận tốc dao động của các phần tử môi trường.
II. Những đại lượng đặc trưng của chuyển động sóng.
SGK.
Hoạt động 3. Lập pt truyền sóng – Suy ra tính chất của sóng.
GV nêu vấn đề để lập pt sóng.
+ Một phần tử O dao động điều hào, li độ biến thiên theo thời gian u = Acoswt thì điểm M cách O một khoảng x có pt dao động thế nào?
Nêu câu hỏi gợi ý:
H1. Dao động của điểm M sớm pha hay trễ pha hơn dao động của điểm O?
H2. Xác định thời gian dao động truyền từ O đến M?
H3. Nhận xét gì về li độ dao động tại M so với li độ dao động tại O?
-Gọi một HS lên bảng thiết lập phương trình.
-GV nhấn mạnh: phương trình:
 cho phép xác định li độ u của phần tử sóng tại một điểm M bất kì trên đường truyền sóng.
GV nêu câu hỏi gợi ý, HS tìm hiểu một số tính chất của sóng.
H1. Một điểm P trên đường truyền sóng có tọa độ x = d, sau khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì điểm P thực hiện thêm được một dao động toàn phần?
H2. Xét một thời điểm t0 bất kì, sau quãng đường bao nhiêu thì hình dạng sóng lặp lại như cũ?
H3. Kết luận gì về tính chất của sóng?
GV nhấn mạnh: từ pt sóng, có thể dự đoán một số hiện tượng khác do sóng gây nên.
HS đọc SGK, tìm hiểu điều kiện để lập pt dao động.
+Thảo luận nhóm, tìm hiểu: Sự lệch pha của dao động tại M so với dao động tại O.
+Nhận ra: li độ uM tại M vào thời điểm t bằng li độ uo tại điểm O vào thời điểm t – 
+Một HS lên bảng lập pt.
+HS theo dõi, nêu nhận xét.
HS đọc SGK, thảo luận nhóm, phân tích hai trường hợp.
1) Xét một phần tử tại P với x = d xác định. Khi đó 
Sóng tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.
2) Vào thời điểm to, vị trí tất cả các phần tử sóng:
Sóng tuần hoàn với chu kì l
3. Phương trình sóng:
a) Lập phương trình:
.OM = x
Lúc sóng qua O (t =0)
Sóng truyền từ O đến M.
+ Giả sử li độ u của O: 
+ Sóng truyền từ O ® M cần thời gian 
+Li độ dao động tại M:
b) Một số tính chất của sóng:
Sóng tuần hoàn theo thời gian và không gian.
(SGK).
Hoạt động 4. (10’) Vận dụng – Củng cố.
- GV nêu bài toán ví dụ: SGK trang 76.
- Cho HS thảo luận, nêu cách giải bài toán.
- Gọi 1 HS thực hiện trên bảng, nhận xét.
- GV nêu nhận xét, kết luận về nội dung bài toán.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau: xem lại nội dung:
+ Tổng hợp dao động.
+ Một số công thức toán học có liên quan đến bài số 15.
- Thảo luận nhóm, xem cách giải của SGK.
- Cử đại diện giải bài toán trên bảng. Nêu nhận xét.
HS ghi nhận những chuẩn bị ở nhà.
SGK.
IV. Rút kinh nghiệm.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy:.../....
 Tiết 25. Bài 15: PHẢN XẠ SÓNG – SÓNG DỪNG
I.Mục tiêu:
	1-Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng về phản xạ sóng và hiện tượng sóng dừng trên lò xo và dây đàn hồi.
- Giải thích được sự tạo thành sóng dừng.
- Phân biệt được những điểm nút và những điểm bụng.
- Vận dụng để giải bài toán xác định bước sóng, tốc độ truyền sóng khi có sóng dừng trên dây.
2-Kĩ năng: Giải thích được hiện tượng vật lí.
II. Chuẩn bị:
	1-Giáo viên:
	- Lò xo để làm sóng ngang và sóng dọc.
	- Kênh sóng nước (nếu có)
	- Bộ thí nghiệm về sóng dừng trên dây đàn hồi.
	2- Học sinh: Ôn tập về phương trình sóng.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:
12
12
12
12
 Hoạt động 1. Kiểm tra:
1) Một nguồn sóng phát sóng theo phương Ox (hình vẽ) từ A đến B. Lấy O làm gốc, O dao động với phương trình: . Viết phương trình sóng tại A và B.
HS thực hiện trên bảng, GV nhận xét.
2) Nêu qui luật về tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự phản xạ sóng và sóng dừng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV tiến hành TN với lò xo theo hình 15.1. Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhận ra kiến thức:
H1. Gây một biến dạng trên lò xo. Hiện tượng gì xảy ra khi biến dạng truyền đến đầu cố định của lò xo?
H2. Nhận xét gì về chiều biến dạng khi biến dạng truyền ngược lại?
GV giới thiệu biến dạng bị phản xạ.
H3. Nếu đầu A dđđh, hiện tượng gì xảy ra trên lò xo?
H4. Sóng tới và sóng phản xạ có đặc điểm gì?
Thay đổi tần số dao động của đầu A, gọi HS quan sát hình ảnh lò xo yêu cầu HS mô tả hiện tượng quan sát được.
GV thông báo về hiện tượng sóng dừng.
Quan sát TN, mô tả hiện tượng
-Biến dạng truyền đến đầu cố định của lò xo bị truyền ngược lại.
-Biến dạng truyền ngược lại ngược chiều biến dạng truyền tới.
-Có sóng tới và sóng phản xạ trên lò xo.
Quan sát và mô tả hình ảnh lò xo: có điểm luôn đứng yên, có điểm luôn dao động với biên độ lha1 lớn xen kẽ nhau.
I. Sự phản xạ sóng:
-Mục a, b: (SGK.)
-Sóng tới và sóng phản xạ cùng tần số và cùng bước sóng.
-Đầu phản xạ cố định: sóng phản xạ ngược pha với sóng tới.
II. Sóng dừng: SGK
Hoạt động 3. Giải thích sự tạo thành sóng dừng trên dây.
GV nêu câu hỏi gợi ý:
H1. (vẽ hình 15.3) Khi một đầu dây dao động điều hòa thì phần tử tại M thực hiện những doa động từ đâu truyền tới?
GV giới thiệu pt sóng tới tại B.
H2. Phần tử tại M dao động sớm hay trễ pha hơn so với sóng tới?
H3. Sóng phản xạ tại B có đặc điểm gì?
H4. Đầu B cố định, pha dao động của sóng phản xạ tại như thế nào? (so với sóng tới)
-Gọi HS lên bảng viết pt sóng tới tại M, sóng phản xạ tại B và M.
H5. Xác định pt dao động tổng hợp tại M?
H6. Hãy xác định vị trí những điểm dao động cực đại, những điểm không dao động trên dây?
Nhận xét:
-Hướng dẫn HS vận dụng toán học, chú ý cách chọn nghiệm thích hợp.
-Lưu ý về vị trí điểm nút, bụng và khoảng cách giữa chúng.
Nghe GV gợi ý, thảo luận nhóm, phân tích nội dung như SGK.
-Theo hướng dẫn, thảo luận nhóm xác định vị trí những điểm nút, bụng.
a) Hiện tượng (sgk)
b)Pt sóng dừng.
-Tại M có hai dao động truyền tới: sóng tới và sóng phản xạ.
-Điểm M dao động sớm pha hơn B.
-Ptrình sóng phản xạ tại B:
-Ptrình sóng phản xạ tại M:
-Ptrình sóng tổng hợp:
* Biên độ sóng dừng tại mộ ... ủ.
*Thảo luận nhóm, xác định cơ sở lí thuyết.
-Lí thuyết sóng dừng xảy ra trong cột khí của ống dài, có một đầu hở, một nguồn âm đặt ở đầu ống.
Chiều dài ống thỏa điều kiện:
Trong ống có hiện tượng cộng hưởng, nghe thấy âm to nhất.
+ Đầu hở: bụng sóng.
+ Đầu kín: nút sóng.
Hai nút hoặc hai bụng liên tiếp 
® Đo l.
*Thảo luận nhóm, đưa ra tiến trình thí nghiệm cho mỗi phương án.
+Phương án 1: TN với việc thay đổi chiều dài cột khí trong ống bằng cách dịch chuyển pitton.
1.Lắp xilanh, pitton và âm thoa vào giá theo hình 20.2 SGK.
2.Dịch pitton để mặt pitton trùng đầu hở xilanh. Đầu kia của xilanh trùng vạch số 0 của thước trên cán pitton.
3.Dùng búa cao su gõ vào một nhánh âm thoa, đồng thời dịch chuyển pitton ra xa đầu hở của xilanh. Lắng nghe âm phát ra để xác định vị trí pitton khi nghe thấy âm to nhất. Ghi nhận số liệu chiều dài l của cột khí trong xilanh.
Lặp lại bước TN này trong 4 lần.
Tính 
4.Dịch chuyển pitton ra xa hơn đầu hở của xilanh và lắng nghe âm phát ra để xác định độ dài l’ của cột khí khi có cộng hưởng âm lần thứ hai.
Lặp lại TN 4 lần để xác định l’ tương ứng, tính Dl’.
Tính 
5.Biết tần số âm do âm thoa phát ra, tính v từ 
*Thảo luận nhóm, đưa ra phương án 2.
+Phương án 2.
Thí nghiệm với việc thay đổi chiều dài của cột khí trong ống nhựa bằng việc thay đổi mực nước trong ống nhựa.
Một HS đại diện nhóm trình bày.
-Dùng hình vẽ 20.3 của SGK.
-Việc tiến hành TN và tính toán giống như trên, chỉ khác là thay đổi chiều dài cột khí bằng cách hạ dần bình B xuống để mực nước ở ống A hạ dần xuống.
Hoạt động 3. Tiến hành thí nghiệm:
-GV phát dụng cụ thí nghiệm và mẫu báo cáo thí nghiệm cho mỗi nhóm.
-Quan sát và hướng dẫn khi các nhóm thực hiện gặp khó khăn.
-Nhóm trưởng nhận dụng cụ TN, mẫu báo cáo và cùng với thành viên trong nhóm tiến hành TN.
-Thực hiện việc lau chùi, sắp xếp lại đúng vị trí đặt dụng cụ TN, giao trả cho GV.
Hoạt động 4. Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.
-Hướng dẫn HS xử lí số liệu và cách viết báo cáo theo mẫu.
-Thu báo cáo TN các nhóm thực hiện xong.
Cá nhân tính toán và viết báo cáo theo mẫu.
Hoạt động 5. Nhận xét – Đánh giá.
+ GV nhận xét những mặt tích cực và hạn chế tiết thực hành do HS thực hiện:
Về kiến thức chuẩn bị cho bài thực hành.
Việc thực hiện tổ, nhóm trong thực hành.
Việc bảo quản tốt dụng cụ thí nghiệm.
Nghiêm túc trong thực hành.
+ HS ghi nhận và rút kinh nghiệm cho các tiết thực hành sau.
IV. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy:.../....
 Tiết 34. KIỂM TRA
I.Mục tiêu:
	- Củng cố, khắc sâu kiến thức chương II, III.
	- Đánh giá sự tiếp nhận kiến thức của HS.
	- Rèn luyện tính trung thực, cần cù, chính xác, khoa học ở HS.
	- Phát huy khả năng làm việc độc lập ở HS.
II.Chuẩn bị:
	GV: Đề bài kiểm tra.
	HS: Ôn tập hai chương II và III.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 1. ỔN định lớp:
12
12
12
12
 2. Nội dung kiểm tra:
1)Bài tập trắc nghiệm:
Học sinh tô đen đáp án A, B,  lực chọn (Chú ý: Mổi câu chỉ được lựa chọn một đáp án đúng)
Câu 1. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương:
Hợp với phương truyền sóng một góc 450.
Hợp với phương truyền sóng một góc 600.
Hợp với phương truyền sóng một góc 900.
Hợp với phương truyền sóng một góc bất kì.
Câu 2. Một sóng cơ truyền trong môi trường có tần số 120Hz, tốc độ 60m/s, bước sóng của nó là:
	A. 1m	B. 2m	C. 0,5m	D. 0,25m
Câu 3. Âm thanh có thể truyền qua được:
	A. trong mọi chất, kể cả chân không.	B. trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
	C. trong môi trường chân không.	D. chỉ trong chất lỏng và chất khí.
Câu 4. Cường độ âm được xác định bằng:
Áp suất tại điểm của môi trường mà sóng âm truyền qua.
Bình phương biên độ dao động của các phần tử môi trường (tại điểm mà sóng âm truyền qua).
Năng lượng sóng âm truyền qua trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích (đặt vuông góc với phương truyền sóng).
Cơ năng toàn phần của một thể tích đơn vị của môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua.
Câu 5. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng:
Khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.
Độ dài của dây.
Hai lần độ dài của dây.
Hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp.
Câu 6. Sóng tại hai nguồn kết hợp S1 và S2 có dạng u = Acoswt. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biên độ dao động tại điểm M trong vùng giao thoa cách hai nguồn khoảng d1 và d2 là:
	A. 	B. 
	C. 	 D. 
Câu 7. Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hào với pt: có t tính bằng giây. Động năng của vật biến thiên với chu kì bằng:
	A. 1s	B. 1,5s	C. 0,5s	D. 0,25s
Câu 8. Một vật thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương, có các pt dao động: . Pt dao động của vật đó là:
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 9. Một dây đàn dài 60cm phát ra âm có tần số 100Hz. Quan sát dây đàn, người ta thấy có 3 bụng. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
	A. 10m/s	B. 20m/s	C. 40m/s	D. 60m/s.
Câu 10. Trong giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp A và B cùng pha. Quỹ tích những điểm dao động với biên độ cực đại là:
Hai họ hyperbol xen kẽ nhau có tiêu điểm là A và B, kể cả trung trực của AB.
Họ hyperbol có tiêu điểm là A và B, kể cả trung trực của AB.
Hai họ parabol xen kẽ nhau có tiêu điểm là A, B kể cả trung trực của AB.
Họ parabol có tiêu điểm là A và B, kể cả trung trực của AB.
Câu 11. Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây đàn hồi, trong khoảng thời gian 6s, sóng truyền được 6m. Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu?
	A. 36m/s	B. 100cm/s	C. 6m/s	D. 200cm/s
Câu 12. Một ống sáo dài 40cm, hở hai đầu, tạo ra một sóng dừng trong ống sáo với âm là cực đại ở hai đầu ống. Trong khoảng giữa ống sáo có hai nút sóng. Bước sóng của âm là:
	A. 40cm	B. 20cm	C. 80cm	D. 10cm
Câu 13. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 8cm, trong 1 phút thực hiện được 40 dao động. Vật có vận tốc cực đại là:
	A. vmax = 1,91cm/s.	B. vmax = 33,5cm/s.
	C. vmax = 320cm/s.	D. vmax = 5cm/s.
Câu 14. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Phương trình dao động của vật nặng là:
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 15. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T = 0,5s. Khối lượng của vật nặng là m = 400g (lấy p2 = 10). Độ cứng của lò xo là:
	A. 0,156N/m	B. 32N/m	C. 64N/m	D. 6400N/m
Câu 16. Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là:
	A. 1m/s	B. 2m/s	C. 4m/s	D. 8m/s
Câu 17. Gọi d là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng, v là tốc độ truyền sóng, T là chu kì sóng. Nếu d = kvT (k= 0, 1, 2) thì hai điểm đó:
	A. dao động cùng pha.	B. dao động ngược pha.
	C. dao động vuông pha.	D. không xác định được.
Câu 18. Bước sóng được định nghĩa:
là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha.
Là quãng đường sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian.
Là khoảng cách giữa hai nút sóng gần nhất trong hiện tượng sóng dừng.
Là quãng đường mà pha dao động truyền đi được trong một chu kì dao động của sóng.
Câu 19. Chọn phát biểu đúng về giới hạn nghe được của tai người:
Giới hạn nghe được phụ thuộc biên độ và không phụ thuộc tần số của sóng âm.
Giới hạn nghe được là miền giới hạn giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau, chỉ phụ thuộc vào tần số âm.
Giới hạn nghe được có mức cường độ âm lớn hơn 130dB.
Giới hạn nghe được có mức cường độ âm từ 0 đến 130dB.
Câu 20. Câu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa?
Cơ năng được bảo toàn.
Vận tốc biến thiên theo hàm số bậc nhất với thời gian.
Phương trình li độ có dạng 
Biên độ, chu kì, pha ban đầu không thay đổi.
2) Bài tập tự luận:
Bài 1. Một vật nặng nhỏ có khối lượng m = 200g treo vào đầu một lò xo có khối lượng không đáng kể. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f = 2,5Hz. Trong quá trình dao động, độ dài của lò xo biến thiên từ l1 = 20cm đến l2 = 24cm.
Viết pt dao động của vật. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương trục tọa độ.
Tính năng lượng của dao động. Xác định vị trí mà ở đó thế năng và động năng của vật bằng nhau.
Bài 2. Tại hai điểm O1, O2 trên mặt chất lỏng cách nhau 11cm có hai nguồn phát sóng kết hợp với pt dao động tại nguồn: Hai sóng truyền với tốc độ không đổi và bằng nhau với v = 20cm/s
Viết pt sóng tổng hợp tại một điểm M trên bề mặt chất lỏng cách hai nguồn lần lượt các khoảng d1 = 14cm, d2 = 15cm. Suy ra độ lệch pha của hai sóng tại M.
Xác định số điểm dao động cực đại trên đoạn O1O2 và vị trí những điểm dao động cực đại ấy.
V. Đáp án:
1) BT trắc nghiệm: 0,25đ/ câu: 0,25.20 = 5,0 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
C
B
C
D
A
D
A
C
B
B
A
B
A
C
A
A
A
B
B
2) BT tự luận:
Bài 1. 2đ
Viết pt dao động: 
Chọn t = 0 khi x = 0 và v > 0 
Pt có dạng: 
Cơ năng 
Vị trí có Wt = Wđ Û W = 2Wt 
Bài 2. (3đ) Tính 
Phương trình sóng tổng hợp tại M:
Độ lệch pha của hai sóng tại M: 
Số điểm dao động cực đại: Giải hệ pt: 
Với 0 < d2 < 1
	Û -2,7 < k < 2,7 (1đ)
	Chọn k = 0; ±1; ±2;	(0,25)
	Có 5 điểm dao động cực đại có vị trí cách O2.
	d2 = 5,5cm; 7,5cm; 9,5cm. 	(0,25)
V. Rút kinh nghiệm. Bổ sung.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVLNC 12-III.doc