Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Bài 60: Sao, thiên hà - Trường THPT Chu Văn An

Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Bài 60: Sao, thiên hà - Trường THPT Chu Văn An

I. MỤC TIÊU:

 + Biết phân biệt sao, hành tinh, thiên hà, nhóm thiên hà.

 + Biết sơ bộ phân biệt các loại thiên hà.

 + Biết một vài đặc điểm của thiên hà của chúng ta.

 + Nêu được một số nét khái quát về sự tiến hoá của các sao.

II. CHUẨN BỊ:+ HS: Sưu tầm các tư liệu trên báo chí về lĩnh vực thiên văn học.

 +GV:-Sưu tầm một số ảnh chụp thiên hà.

 -Phiếu học tập:

+Câu hỏi 1: Mặt trời thuộc loại sao nào sau đây?

A. Sao chắt trắng.

B. Sao nơtron.

C. Sao kềnh đỏ.

D.Sao trung bình giữa sao chắt trắng và sao kềnh đỏ.

+ Câu hỏi 2: Đường kính của một thiên hà vào cỡ:

A. 10.000 năm ánh sáng.

B. 100.000 năm ánh sáng.

C. 1.000.000 năm ánh sáng.

D. 10.000.000 năm ánh sáng.

 

doc 3 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 12 nâng cao - Bài 60: Sao, thiên hà - Trường THPT Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	BÀI 60: SAO – THIÊN HÀ.
I. MỤC TIÊU:
	+ Biết phân biệt sao, hành tinh, thiên hà, nhóm thiên hà.
	+ Biết sơ bộ phân biệt các loại thiên hà.
	+ Biết một vài đặc điểm của thiên hà của chúng ta.
	+ Nêu được một số nét khái quát về sự tiến hoá của các sao.
II. CHUẨN BỊ:+ HS: Sưu tầm các tư liệu trên báo chí về lĩnh vực thiên văn học.
	+GV:-Sưu tầm một số ảnh chụp thiên hà.
 -Phiếu học tập:
+Câu hỏi 1: Mặt trời thuộc loại sao nào sau đây?
A. Sao chắt trắng. 
B. Sao nơtron. 
C. Sao kềnh đỏ. 
D.Sao trung bình giữa sao chắt trắng và sao kềnh đỏ.
+ Câu hỏi 2: Đường kính của một thiên hà vào cỡ:
10.000 năm ánh sáng. 
100.000 năm ánh sáng.
1.000.000 năm ánh sáng.
10.000.000 năm ánh sáng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 +Hoạt động 1: Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ. Đặt vấn đề vào bài.
Thời lượng
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Lớp trưởng báo cáo số vắng?
Kiểm tra bài cũ: Hệ Mặt trời bao gồm các loại thiên thể nào?
- GV:Vấn đề, Các sao quan sát được trên bầu trời có gì khác biệt nhau? Các sao có sự tiến hoá như thế nào?
+HS: - Mặt trời ở trung tâm Hệ.
Tám hành tinh lớn thuỷ tinh, trái đất, hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tính, Hải vương tinh.
Xung quanh đa số các hành tinh này còn có các vệ tinh chuyển động.
Ngoài ra còn có các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Sao – Thiên hà.
Thời lượng
Hoạt động của GV và HS:
Phần ghi bảng:
+ PP:Chủ yếu thuyết giảng.
+Sao là gì,Các đặc trưng chính của sao?
+ Các sao ở rất xa nên ta thấy chúng như những điểm sáng.
 - Khoảng cách gần nhất cũng đã cách ta đến hàng chục tỉ km, và xa nhất hiện nay đã biết cách ta đến 14 tỉ năm ánh sáng.+ 1 năm ánh sáng » 9,46.1012km.
 - Khối lượng của các sao có giá trị nằm trong khoảng từ 0,1 lần đến vài chục lần khối lượng mặt trời (đa số khoảng 5 lần)
 - Bán kính của các sao từ khoảng 1/1000 (ở sao chắt)đến gấp hàng nghìn lần bán kính mặt trời (ở sao kềnh).
2. Các loại sao:
a/ Đa số các loại sao tồn tại trong trạng thái ổn định,có kích thước, nhiệt độ không đổi trong một thời gian dài.
b/ Một số sao đặc biệt:
 + Sao biến quang: là sao có độ sáng thay đổi.Tại sao độ sáng các vì sao có thể thay đổi? Có hai nguyên nhân:
Sao biến quang do che khuất:là một hệ sao đôi gồm sao chính và sao vệ tinh.
Sao biến quang do nén dãn: có độ sáng thay đổi thực sự theo một chu kỳ xác định.
+ Sao mới:là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn, hoặc hằng triệu lần(sao siêu mới) sau đó từ từ giảm. Lý thuyết cho rằng sao siêu mới là một pha đột biến trong quá trình tiến hoá của một hệ sao. 
+ Punxa, sao Nơtron:
- Sao Nơtron:- Được cấu tạo bởi các hạt nơtron với mật độ cực lớn( 1014g/cm3).
-Punxa: là lõi sao nơtron, bán kính 10km, tự quay với tốc độ có thể tới 640 vòng/s và phát ra sóng điện từ mạnh, có dạng từng xung sáng.
c/Lỗ đen: là một thiên thể được tiên đoán bởi lí thuyết, cũng được cấu tạo bởi các Nơtron, có trường hấp dẫn lớn đến nỗi thu hút mọi vật thể,kể cả ánh sáng.Thiên thể này tối đen,không phát xạ bất kì sóng điện từ nào.Người ta chỉ phát hiện được nhờ tia X phát ra, khi lỗ đen đó hút một thiên thể gần đó. 
+ GV:Bên cạnh quan sát thấy các vì sao ta còn quan sát thấy những đám mây sáng, đám mây sáng đó là gì? cấu tạo?
d/ Tinh vân: Là những đám mây sáng. Đó là những đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó, hoặc các đám khí bị ion hoá được phóng ra từ một sao mới hay siêu sao.
+ GV: Các sao được hình thành và phát triển thế nào? Tất cả các sao đều có lịch sử hình thành và phát triển của chúng.
Các sao được hình thành từ các đám mây khí và bụi. 
Đám mây này vừa quay vừa co lại do tác dụng của lực hấp dẫn và sau vài chục nghìn năm, vật chất tập trung ở giữa, tạo thành một tinh vân dày đặc và dẹt.
Ở trung tâm tinh vân, nơi có mật độ cao nhất, một ngôi sao nguyên thuỷ được tạo thành.Vì mới “ra đời” Sao chưa nóng lên chỉ phát bức xạ ở miền hồng ngoại.
Sao tiếp tục co lại và nóng dần, trong lòng sao bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt hạch,trở thành ngôi sao sáng tỏ.
Trong thời gian tồn tại của sao, các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trong lòng Sao làm tiêu hao dần hiđrô có trong Sao, tạo thành Heli và các nguyên tốKhi nhiên liệu trong sao cạn kiệt, Sao biến thành các thiên thể khác. Lí thuyết cho thấy các sao có khối lượng cỡ Mặt trời có thể sống tới 10 tỷ năm, sau đó biến thành sao lùn trắng. Còn các sao có khối lượng lớn hơn mặt trời thì chỉ sống được khoảng 100 triệu năm, nhiệt độ sao giảm dần và sao trở thành sao kềnh đỏ, sau đó tiếp tục tiến hoá và trở thành một sao Nơtron, hoặc Lỗ đen.
+GV: Các sao tồn tại trong vũ trụ có mối quan hệ, hệ thống nào không? Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập với nhau.Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và Tinh vân gọi là Thiên hà.
+GV: cho HS xem một số ảnh chuẩn bị sẳn về các loại thiên hà.
+ GV: Các thiên hà được phân loại như thế nào?HS, tham khảo sách và trả lời.
+GV: Trong vũ trụ trái đất đang ở trong thiên hà nào, có những đặc điểm nào? 
- Thiên Hà của chúng ta là loại thiên hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng và có khối lượng bằng khoảng 150 tỷ lần khối lượng Mặt trời.
- Từ trái đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm, thường được gọi là dãi Ngân Hà. 
Bài 60: SAO – THIÊN HÀ.
1. SAO:
+ Sao là một khối khí nóng sáng, giống như mặt trời.
+ Đặc trưng chính:
- Khoảng cách:
 - Khối lượng:
 - Bán kính: 
2. CÁC LOẠI SAO:
a/ Đa số các loại sao tồn tại trong trạng thái ổn định.
b/ Một số sao đặc biệt:
 + Sao biến quang: là sao có độ sáng thay đổi.
Sao biến quang do che khuất:là một hệ sao đôi gồm sao chính và sao vệ tinh.
Sao biến quang do nén dãn: có độ sáng thay đổi thực sự theo một chu kỳ xác định.
+ Sao mới:là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn, hoặc hằng triệu lần sau đó giảm từ từ.
+ Punxa, sao Nơtron:
- Sao Nơtron:-Được cấu tạo bởi các hạt nơtron với mật độ cực lớn(1014g/ cm3). - là sao bức xạ năng lượng dưới dạng những xung sóng điện từ rất mạnh.
c/ Lỗ đen: là một thiên thể được tiên đoán bởi lí thuyết, cũng được cấu tạo bởi các Nơtron.
d/ Tinh vân: Là những đám mây sáng. 
3. KHÁI QUÁT VỀ SỰ TIẾN HOÁ CỦA CÁC SAO:
- Các sao được hình thành từ các đám mây khí và bụi.
- Đám mây này vừa quay vừa co lại do tác dụng của lực hấp dẫn,vật chất tập trung ở giữa, tạo thành một tinh vân dày đặc và dẹt.
- Ở trung tâm tinh vân, nơi có mật độ cao nhất, một ngôi sao nguyên thuỷ được tạo thành. 
- Sao tiếp tục co lại và nóng dần, trong lòng sao bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt hạch ,trở thành ngôi sao sáng tỏ. 
- Khi nhiên liệu trong sao cạn kiệt, Sao biến thành các thiên thể khác, có thể Sao Lùn, hoặc Sao Nơtron, hoặc Lỗ đen. 
4. THIÊN HÀ:Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và Tinh vân gọi là Thiên hà.
a/ Các loại thiên hà:
 + Thiên hà xoắn ốc.
 + Thiên hà elip.
 + Thiên hà không định hình.
-Đăc điểm: Toàn bộ các sao trong mỗi thiên hà đều quay xung quanh trung tâm thiên hà.
b/ Thiên hà của chúng ta. Ngân Hà.
+ 
+ 
Hoạt động 3: Vận dụng và củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS: Hãy trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
- Gợi ý (nếu cần)
- Yêu cầu HS: Hãy trả lời các câu hỏi trong Sgk.
- Tóm tắt bài học.
- Đánh giá tiết dạy.
- Đọc phiếu học tập, suy nghĩ.
- Trình bày đáp án.
- Đọc các câu hỏi trong Sgk, suy nghĩ và trả lời.
- Ghi tóm tắt nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 60NC - THPT Chu Van An.doc