1. Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của hạt nhân, biết kí hiệu hạt nhân và đơn vị khối lượng nguyên tử.
- Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân.
- Nêu được độ hụt khối của hạt nhân là gì và viết được công thức tính độ hụt khối.
- Nêu được năng lượng liên kết hạt nhân là gì và viết được công thức tính năng lượng liên kết.
2. Kĩ năng:
- Viết được cấu tạo hạt nhân.
- Vận dụng được biểu thức tính năng lượng liên kết hạt nhân.
TrườngTHPT Lê Hồng Phong Tổ: Vật lý Bài 52: CẤU TẠO CỦA HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. ĐỘ HỤT KHỐI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo của hạt nhân, biết kí hiệu hạt nhân và đơn vị khối lượng nguyên tử. - Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân. - Nêu được độ hụt khối của hạt nhân là gì và viết được công thức tính độ hụt khối. - Nêu được năng lượng liên kết hạt nhân là gì và viết được công thức tính năng lượng liên kết. 2. Kĩ năng: - Viết được cấu tạo hạt nhân. - Vận dụng được biểu thức tính năng lượng liên kết hạt nhân. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Vẽ trên giấy khổ lớn mô hình các nguyên tử: + Ba đồng vị của hiđrô: , và + Heli 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức về hoá học: + Cấu tạo nguyên tử + Cấu tạo hạt nhân + Bảng tuần hoàn các nguyên tố III. NỘI DUNG GHI BẢNG: 1. Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn a. Cấu tạo hạt nhân - Hạt nhân được cấu tạo từ những hạt rất nhỏ gọi là nuclôn - Có hai nuclôn: * Prôtôn (kh: p) + Khối lượng: mp = 1,67262.10-27kg + Điện tích: mang một điện tích nguyên tố dương +e * Nơtron (kh: n) + Khối lượng: mn = 1,67493.10-27kg + Không mang điện tích - Số prôtôn trong hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tử trong bảng hệ thống tuần hoàn: + Z gọi là nguyên tử số (điện tích hạt nhân) + Tổng số các nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối (kh: A) + Số nơtron (kh: N): N = A – Z b. Kí hiệu hạt nhân , hoặc * Ví dụ: - Kí hiệu của hạt nhân heli: , hoặc - Kí hiệu của hạt nhân urani: , hoặc c. Kích thước của hạt nhân - Hạt nhân có kích thước rất nhỏ, nếu xem hạt nhân là hình cầu thì đường kính của nó vào khoảng 10-14m đến 10-15m - Công thức gần đúng xác định bán kính: 2. Đồng vị * Định nghĩa: SGK * Ví dụ: - Hiđrô có 3 đồng vị: hiđrô thường , hiđrô nặng (hay đơteri) (hay ), hiđrô siêu nặng (hay triti) (hay ). - Cácbon có 4 đồng vị với số nơtron từ 5 đến 8. * Các đồng vị được chia làm hai loại: đồng vị bền và đồng vị phóng xạ (không bên) 3. Đơn vị khối lượng nguyên tử a. Đơn vị khối lượng nguyên tử - Đơn vị khối lượng nguyên tử (kh: u), có trị số bằng 1/12 khối lượng đồng vị cácbon 1u 1,66055.10-27kg b. Hệ thức Anh-xtanh: E = mc2 1u = 931,5MeV/c2 4. Năng lượng liên kết a. Lực hạt nhân - Lực hạt nhân: lực tương tác giữa các nuclôn - Đặc điểm: + Lực hút + Chỉ xẩy ra khi khoảng cách giữa hai nuclôn nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của hạt nhân + Có cường độ rất lớn ( còn gọi là lực tương tác mạnh) b. Độ hụt khối. Năng lượng liên kết * Độ hụt khối: - m là khối lượng của hạt nhân - Zmp + (A – Z)mn là tổng khối lượng của prôtôn và nơtron * Năng lượng liên kết: - Năng lượng liên kết các nuclôn trong hạt nhân gọi ngắn gọn là năng lượng liên kết hạt nhân. * Năng lượng liên kết riêng là năng lượng tính cho một nuclôn, nó đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân và được xác định: - Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. IV. Phương pháp dạy – học: * Hoạt động 1: Ôn lại một số kiến thức đã học ở hoá học và nắm vững cấu tạo hạt nhân nguyên tử và đồng vị. Hoạt động của GV và Hs Nội dung * Y/c Hs thảo luận theo nhóm về các kiến thức đã học ở môn hoá học lớp 10: cấu tạo nguyên tử, cấu tạo hạt nhân, điện tích và số khối của hạt nhân + Các nhóm trả lời: - Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclôn: prôtôn (kh:p), khối lượng mp = 1,67262.10-27kg, mang một điện tích nguyên tố dương +e và nơtron (kh: n),khối lượng mn = 1,67493.10-27kg, không mang điện tích. - Điện tích hạt nhân Z (nguyên tử số) chính là số thứ tự Z của nguyên tử trong bảng hệ thống tuần hoàn và đây chính là số prôtôn trong hạt nhân. - Tổng số các nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối A - Số nơtron trong hạt nhân N: N = A – Z * Hạt nhân được kí hiệu như thế nào? * Ví dụ: - Hạt nhân heli: - Hạt nhân urani: * Y/c Hs thảo luận theo nhóm về khái niệm động vị đã học ở hoá học + Các nhóm trả lời: - Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số prôtôn Z (có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn), nhưng có số nơtron khác nhau. * Ví dụ: - Hiđrô có ba đồng vị, cácbon có 5 đồng vị * Có những loại đồng vị nào? - Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclôn: prôtôn (kh:p), khối lượng mp = 1,67262.10-27kg, mang một điện tích nguyên tố dương +e và nơtron (kh: n),khối lượng mn = 1,67493.10-27kg, không mang điện tích. - Số prôtôn Z (nguyên tử số) - Số nơtron N - Số khối A = Z + N - Hạt nhân được kí hiệu: , hoặc , hoặc , hoặc * Định nghĩa đồng vị: SGK , và; , , và - Có hai loại đồng vị: bền và phóng xạ (không bền) * Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị khối lượng nguyên tử. Hoạt động của GV và Hs Nội dung * Y/c Hs thảo luận theo nhóm về đơn vị cácbon đã học trong hoá học. + Các nhóm trả lời: * Vậy 1u bằng bao nhiêu kg? + 1u = * Hệ thức Anh-xtanh được viết như thế nào? E = mc2 - Trong vật lí hạt nhân người ta thường dùng đơn vị eV hoặc MeV. Vậy đơn vị khối lượng nguyên tử ngoài u ra thì còn dùng đơn vị nào nữa? + , - Đơn vị khối lượng nguyên tử là u, bằng 1/12 khối lượng của đồng vị cácbon 1u 1u = 931,5MeV/c2 1MeV/c2 = 1,78.10-30kg * Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực hạt nhân, độ hụt khối và năng lượng liên kết. Hoạt động của GV và Hs Nội dung * Y/c các nhóm đọc SGK về phần lực hạt nhân. + Các nhóm trả lời: * Lực hạt nhân là gì? - là lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân và là lực hút. * Lực hạt nhân chỉ xẩy ra khi nào? - chỉ xẩy ra khi khoảng cách giữa hai nuclôn nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của hạt nhân. * Giả sử có một hạt nhân - Hạt nhân này có khối lượng m - Tổng khối lượng của prôtôn và nơtron: Zmp + Nmm hay Zmp = (A – Z)mn - Khối lượng m bao giờ cũng nhỏ hơn một lượng so với tổng khối lượng các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. được gọi là độ hụt khối của hạt nhân. * Vậy độ hụt khối được xác định như thế nào? * Theo thuyết tương đối thì: - hệ các nuclôn ban đầu có năng lượng được xác định như thế nào? - hạt nhân được tạo thành có năng lượng được xác định như thế nào? E = mc2 < Eo * Theo đlbtnl thì như thế nào? + Phải có một lượng năng lượng được tảo ra và được xác đinh: - vậy muốn tách hạt nhân có khối lượng m thành các nuclôn thì cũng tốn một năng lượng cũng là để thắng lực hạt nhân. Do đó được gọi là năng lượng liên kết hạt nhân. - Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân và là lực hút. - Lực hạt nhân chỉ xẩy ra khi khoảng cách giữa hai nuclôn nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của hạt nhân. * Lưu ý: Lực hạt nhân là loại lực mạnh nhất trong các loại lực mạnh nhất. - Độ hụt khối : - Năng lượng liên kết hạt nhân: - Năng lượng liên kết tính cho một nuclôn gọi là năng lượng liên kết riêng, nó được xác định - Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững. * Hoạt động 4: Củng cố. Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng: Hạt nhân được cấu tạo gồm: A. Z nơtron và A prôtôn B. Z prôtôn và Anơ tron C. Z prôtôn và (A – Z) nơtron D. Z nơtron và (A + Z) prroton Câu 2: Chọn câu đúng: Kí hiệu của nguyên tử mà hạt nhân của nó chứa 8p và 9n là: A. B. C. D. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có: A. Số khối A bằng nhau B. Số prôtôn bằng nhau C. Số nơtron bằng nhau D. Có khối lượng bằng nhau Câu 4: Chọn câu đúng: Lực hạt nhân là: A. Lực tĩnh điện B. Lực liên kết giữa các prôtôn C. Lực liên kết giữa các nơtron D. Lực liên kết giữa các nuclôn * Hoạt động 5: Dặn dò - Hs về nhà trả lời và làm tất cả các bài tập trong SGK. - Hs ôn lại kiến thức về lực Lo-ren-xơ và lực điện trường đã học ở VL11 - Hs đọc trước bài 35.
Tài liệu đính kèm: