Giáo án Vật lý 12 - Mông Thị Lệ Hường

Giáo án Vật lý 12 - Mông Thị Lệ Hường

I. MỤC TIÊU :

1) Kiến thức :

-Nêu được định nghĩa dao động điều hòa , li độ , biên độ , pha , pha ban đầu là gì

-Viết được phương trình của dao động điều hòa và giải thích được các đại lượng trong phương trình.

2) Kĩ năng :

-Vẽ được đồ thị của li độ theo thời gian với pha ban đầu bằng không .

- Giải các bài tập liên quan .

II. CHUẨN BỊ :

1) Giáo viên : Hình vẽ 1.1 ;1.2 SGK/4,5

 2) Học sinh : Ôn lại chuyển động tròn đều

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY :

1) Ổn định tổ chức :

 - Ổn định lớp

-Kiểm tra sỉ số .

-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

2)Kiểm tra bài cũ :

 Giới thiệu chương trình vật lý 12 và phương pháp học tập bộ môn

 3) Giảng bài mới :

 

doc 163 trang Người đăng dung15 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 12 - Mông Thị Lệ Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng I DAO §¤NG C¥
TiÕt 1 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
 Ngµy so¹n:10/8/2009
Líp d¹y
Ngµy d¹y
Sè häc sinh v¾ng
Ghi chó
12B
12C
12D
I. MỤC TIÊU :
1) Kiến thức :
-Nêu được định nghĩa dao động điều hòa , li độ , biên độ , pha , pha ban đầu là gì
-Viết được phương trình của dao động điều hòa và giải thích được các đại lượng trong phương trình.
2) Kĩ năng :
-Vẽ được đồ thị của li độ theo thời gian với pha ban đầu bằng không .
- Giải các bài tập liên quan .
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên : Hình vẽ 1.1 ;1.2 SGK/4,5
 2) Học sinh : Ôn lại chuyển động tròn đều
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY :
1) Ổn định tổ chức :
 - Ổn định lớp
-Kiểm tra sỉ số .
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2)Kiểm tra bài cũ :
 Giới thiệu chương trình vật lý 12 và phương pháp học tập bộ môn
 3) Giảng bài mới :
Hoạt động của Thầy , Trò
Nội dung bài học
*Hoạt động 1 : DAO ĐỘNG CƠ :
Mục tiêu :Nắm được định nghĩa dao động cơ và dao động tuần hoàn
GV Nêu ví dụ: gió rung làm bông hoa lay động; quả lắc đồng hồ đung đưa sang phải sang trái; mặt hồ gợn sóng; dây đàn rung khi gãy 
 Chuyển động của vật nặng trong 3 trường hợp trên có những đặc điểm gì giống nhau ?
Dao động cơ học là gì ?
*Hoạt động 2 :PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA .
Mục tiêu : Nắm được định nghĩa dao động điều hòa và ý nghìa của phương trình
GV Vẽ hình minh họa chuyển động tròn đều của chất điểm .
 Xác định vị trí của vật chuyển động tròn đều tại các thời điểm t = 0 và tai thời điểm t ¹ 0
 Xác định hình chiếu của chất điểm M tai thời điểm t ¹ 0
x = OP 
 = OM cos (wt + ).
 Nêu định nghĩa dao động điều hòa 
HSTrả lời C1
 cho biết ý nghĩa của các đại lượng:
 + Biên độ, 
 + pha dao động, 
 + pha ban đầu.
 + Li độ 
 + Tần số góc
Một dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
I. DAO ĐỘNG CƠ
1. Thế nào là dao động cơ:
- Ví dụ : Chuyển động của quả lắc đồng hồ , dây đàn ghi ta rung động 
Khái niệm :
 Dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.
2. Dao động tuần hoàn.
Dao động tuần hoàn: là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau gọi là chu kỳ vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ
VD: Dao động của lắc đồng hồ
II . PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA .
 1Ví dụ .
Xét một điểm M chuyển động đều trên một đường tròn theo chiều dương với vận tốc góc là (rad/s)
Thời điểm t ¹ 0, vị trí của điểm chuyển động là M, Xác định bởi góc (wt + )
: x = OP = OM cos (wt + ).
Hay: x = A.cos (wt + ).
A, w , là các hằng số
2. Định nghĩa:
Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian 
3. Phương trình: 
Phương trình x=Acos(wt+j)gọi là phương trình dao động điều hòa 
thì:
+ x : li độ của vật ở thời điểm t (tính từ VTCB)
+A: gọi là biên độ dao động: là li độ dao động cực đại ứng với cos(wt+j) =1.
 +(wt+j): Pha dao động (rad)
 + j : pha ban đầu.(rad)có thể dương , âm hoặc bằng 0
4. Chú ý :
Một điểm dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể coi là hình chiếu của một điểm tương ứng chuyển động tròn đều lên đường kính là một đoạn thẳng đó .
4) Củng cố và luyện tập :
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các khái niệm dao động , dao động tuần hoàn và viết phương trình dao động điều hòa bằng các câu hỏi1,2 SGK
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
Bài tập về nhà 7,9,10 SGK/9
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Giáo viên	
Học sinh	
Thiết bị	
Sách giáo khoa	
TiÕt 2 DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (TT)
 Ngµy so¹n: 11/8/2009
Líp d¹y
Ngµy d¹y
Sè häc sinh v¾ng
Ghi chó
12B
12C
12D
I. MỤC TIÊU :
1) Kiến thức :
-Nêu được định nghĩa tần số , chu kì 
-Viết được công thức vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa , công thức liên hệ giữa tần số góc , chu kì và tần số.
2) Kĩ năng :
-Vẽ được đồ thị của li độ theo thời gian với pha ban đầu bằng không .
- Giải các bài tập liên quan .
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên : Hình vẽ 1.6 SGK/7
 2) Học sinh : Ôn lại chuyển động tròn đều
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY :
1) Ổn định tổ chức :
 - Ổn định lớp
-Kiểm tra sỉ số .
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2)Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 : Định nghĩa dao động điều hòa . viết phương trình và giải thích các đại lượng trong phương trình.
Câu 2 : Cho phương trình dao động điều hòa x= -6cos(6t) (cm). Hãy cho biết biên độ và pha ban đầu. xác định tọa độ của vật khi t =0.5s
Đáp án :
Câu 1 : 4đ
+Định nghĩa 1đ ; viết phương trình 1đ ; giải thích 2đ
Câu 2 : 6đ
+Biên độ : 6 cm (2đ) ; pha ban đầu ( 2đ) . Tọa độ : 6cm (2đ)
Hoạt động của Thầy , Trò
Nội dung bài học
*Hoạt động 1 : CHU KÌ ,TẦN SỐ , TẦN SỐ GÓC CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA .
Mục tiêu : Nắm các khái niệm chu kì , tần số góc của dao động điều hòa
GV :Từ mối liên hệ giữa tốc độ góc , chu kì , tần số giao viên hướng dẫn hs đưa ra khái niệm chu kì tần số , tần số góc của dao động điều hòa .
đinh nghĩa các đại lượng chu kì tần số , tần số góc 
Gv có thể nói thêm : tần số là số chu kì trong một đơn vị thời gian
*Hoạt động 4 : VẬN TỐC, GIA TỐC CỦA VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA : 
Mục tiêu : Viết được biểu thức vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa 
GV :Hãy viết biểu thức vận tốc trong dao động điều hòa?
 Ở ngay tại vị trí biên, vị trí cân bằng, vật nặng có vận tốc như thế nào ?
 Pha của vận tốc v như thế nào so với pha của ly độ x ?
Hs :v = x’ = -wAsin(wt + j)
 x = ± A v = 0 ; x = 0 : v = ± wA
 Người ta nói rằng vận tốc trễ pha p / 2 so với ly độ.( Hay ly độ sớm pha p / 2 so với vận tốc )
GV; Viết biểu thức của gia tốc trong dao động điều hòa ?
 Gia tốc và ly độ có đặc điểm gì ?
Gia tốc luôn luôn ngược chiều với li độ và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
*Hoạt động 3 :ĐỒ THỊ CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA : 
Gv Hướng dẫn Hs vẽ đồ thị x,v,a trong 
trường hợp j = 0
x = Acos(wt) = Acos(t) 
v = -Awsin(t)
a = -Aw2cos(t)
 Xác định li độ , vận tốc , gia tốc tại các thời điểm t= 0 , t = T/4 , 
t = T/2 , t = 3T/4 , t = T
III. CHU KÌ ,TẦN SỐ , TẦN SỐ GÓC CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA :
1. Chu kì và tần số .
a. Chu kì (T): 
 Chu kì của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao độngtoàn phần .
Đơn vị chu kì là giây (s)
b. Tần số (f)
Tần số của dao động điều hòa là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây .
Đơn vị của tần số Hz
 f = 
 T= t/n 
n là số dao động toàn phần trong thời gian t 
2. Tần số góc:( w ) đơn vị : rad/s
Biểu thức : 
IV. VẬN TỐC GIA TỐC CỦA VẬT DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA .
1. Vận tốc :
Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian
 v = x/ = - Awsin(wt + j)
Ta thấy vận tốc là đại lượng biến thiên điều hòa
 + Vật ở vị trí cân bằng x = 0 thì vận tốc có độ lớn cực đại. vmax= wA 
+Ở vị trí biên khi x = ± A thì vận tốc bằng 0
KL: vận tốc sớm pha p / 2 so với ly độ.
2. Gia tốc .
Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian
a = v/ = -Aw2cos(wt + j)= -w2x
Gốc tọa độ O là vị trí cân bằng : a = 0 khi x = 0 (VTCB) khi đó Fhl = 0 .
- Gia tốc luôn hướng ngược dấu với li độ
(Hay véc tơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng) và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ
V. ĐỒ THỊ CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA.
· Vẽ đồ thị cho trường hợp j=0.
t
 0 T/4 T/2 3T/4	 T
x
 A 0 -A 0	 A
v
 0 -Aw 0 Aw	 0
a
-Aw2 0 Aw2 0	 Aw2 
4) Củng cố và luyện tập :
- Thế nào là dao động? Dao động tuần hoàn? Thế nào là dao động điều hoà?
- Phân biệt được dao động tuần hoàn và dao động điều hoà?
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- C©u hái tõ 1 ®Õn 5- trang 8- SGK.
- Bµi tËp 7, 8, 9 trang 9- SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Gi áo vi ên	
H ọc sinh	
Thiết bị	
S ách gi áo khoa	
TiÕt 3 CON LẮC LÒ XO
 Ngµy so¹n:16/8/2009
Líp d¹y
Ngµy d¹y
Sè häc sinh v¾ng
Ghi chó
12B
12C
12D
I. MỤC TIÊU :
1) Kiến thức :
-Viết được công thức của lực kéo về tác dụng vào vật dao động điều hòa .Công thức tính chu kì ,thế năng , động năng và cơ năng của con lắc lò xo
-Giải thích dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa
2) Kĩ năng :
-Ápdụng được các công thức và định luật có trong bài để giải bài tập tương tự như ở trong phần bài tập 
3) Thái độ :Giaùo duïc cho hoïc sinh veà tính caùch : Töï giaùc ,tích cöïc vaø noå löïc trong hoïc taäp.
II. CHUẨN BỊ :
1) Giáo viên :
Con lắc lò xo dao động theo phương ngang
 2) Học sinh : 
Ôn khái niệm lực đàn hồi và thế năng đàn hồi ở lớp 10
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY :
1) Ổn định tổ chức :
 - Ổn định lớp
-Kiểm tra sỉ số .
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2)Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 :.
Thế nào là dao động điều hoà? Vị trí, vận tốc, gia tốc của một vật dao động điều hoà được xác định như thế nào?
Câu 2 : Vật biến đổi chuyển động thì có gia tốc. Vậy có thể xác định gia tốc của vật theo định luật II Niu-tơn như thế nào?
Câu 3 : Vật chuyển động cơ học thì dạng năng lượng của nó là cơ năng. Vậy cơ năng là gì? Động năng và thế năng của vật là gì? Được xác định như thế nào?
Đáp án :
 Câu 1 : 4đ
+Định nghĩa dao động điều hòa : 1đ ; vị trí : 1đ ; Vận tốc :1đ ; Gia tốc :1đ
Câu 2 : 3đ
 Câu 3 :3đ
+Cơ năng là gì ? 1đ ;Động năng và biểu thức : 1đ ; Thế năng và biểu thức : 1đ
 3) Giảng bài mới :
Hoạt động của Thầy , Trò
Nội dung bài học
*Hoạt động 1 : CON LẮC LÒ XO
Mục tiêu : Hình thành một số biểu tượng cụ thể về dao động điều hòa của con lắc lò xo
GV: thông qua mô hình con lắc lò xo giới thiệu
+Hệ dao động 
+Vị trí cân bằng
+Vị trí biên
+Biên độ dao động
*Hoạt động 2 :KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC LÒ XO VỀ MẶT ĐỘNG LỰC HỌC
Mục tiêu :Vận dụng phương pháp động lực học đễ khảo sát chuyển động của con lắc 
GV:Phân tích các lực tác dụng vào vật
Trọng lực P = mg
 phản lực, N
 lực đàn hồi. F
Hs: Thử lại nghiệm x=Acos(wt+j) là nghiệm của phương trình 
Hãy suy luận tìm công thức tính chu kỳ T , tần số góc của con lắc lò xo ?
Gv :Gọi học sinh trã lời câu hỏi C1
HS: Trả lời câu hỏi C1
*Hoạt động 3 :KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC LÒ XO VỀ MẶT NĂNG LƯỢNG
Mục tiêu :Hình thành công thức tính động năng , thế năng và cơ năng của con lắc lò xo
GV :Khi vật chuyển động, động năng của vật được xác định như thế nào ?
® Wđ dao động điều hoà với chu kỳ T/2 ( T là chu kỳ dao động li độ).
 Dưới tác dụng của lực đàn hồi thế năng của vật được xác định như thế nào ?
® Wt dao động điều hoà với chu kỳ T/2 ( T là chu kỳ dao động li độ).
GV Hãy biến đổi toán học để dẫn đến biểu thức bảo toàn cơ năng. ?
GV gọi học sinh nhận xét về cơ năng của con lắc lò xo 
Đồ thị động năng ứng với j =0
Wd
t
O
mw2A2
mw2A2
Đồ thị thế năng
Wt
t
O
mw2A2
mw2A2
 O
x/
x
N
I.CON LẮC LÒ XO :
-Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m gắn vào đầu của một lò xo có độ cứng K và có khối lượng không đáng kể 
-Vị trí cân bằng : Là vị trí lò xo không biến dạng .Nếu vật giữ yên ở vị trí cân bằng thì khi thả ra, vật sẽ đứng yên mãi
-Vị trí biên :Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng thả ra vật dao động quanh vị trí cân bằng, giữa hai vị trí biên
II.KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC LÒ XO VỀ MẶT ĐỘNG LỰC HỌC :
Tại thời điểm t bất kỳ bi có li độ x. Lực đàn hồi của lò xo F = -kx.
· Áp dụng định luật II Niutơn ta có: 
 ma = –kx ® ...  học sinh nhắc lại các công thức đã sử dụng
 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Làm bài tập 37.6à 37.12 SBT/61
V. RÚT KINH NGHIỆM :
CHƯƠNG VIII TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
TIẾT 67 CÁC HẠT SƠ CẤP
Ngày soạn: 06/4/2010
Líp d¹y
Ngµy d¹y
Sè häc sinh v¾ng
Ghi chó
12B
12C
12D
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được hạt sơ cấp là gì.
- Nêu được tên một số hạt sơ cấp.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Một bảng ghi các đặc trưng của các hạt sơ cấp.
2. Học sinh:
- Xem bài mới 
- Chuẩn bị các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY :
1) Ổn định tổ chức :
 - Ổn định lớp
-Kiểm tra sỉ số .
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2)Kiểm tra bài cũ :
 + Phản ứng nhiệt hạch?
+ Viết một số phương trình tổng hợp He?
3) Giảng bài mới :
Hoạt động của Thầy , Trò
Nội dung bài học
*Hoạt động 1 Khái niệm các hạt sơ cấp
- Hạt sơ cấp là gì?
- Nêu một vài hạt sơ cấp đã biết?
- Cho biết cách để đi tìm các hạt sơ cấp?
- Nêu một số hạt sơ cấp tìm được?
- Các hạt sơ cấp được phân loại như thế nào?
+ Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 0 đến 200me): nơ tri nô, êlectron, pôzitron, mêzôn m.
+ Các hađrôn có khối lượng trên 200me.
Ä Mêzôn: p, K có khối lượng trên 200me, nhưng nhỏ hơn khối lượng nuclôn.
Ä Hipêron có khối lượng lớn hơn khối lượng nuclôn.
 (Xem ở Bảng 40.2: Một số hạt sơ cấp)
*Hoạt động 2 : Tính chất của các hạt sơ cấp 
- Thời gian sống của các hạt sơ cấp là gì?
- Thông báo về thời gian sống của các hạt sơ cấp.
- Ví dụ: 	n ® p + e- + 
	n ® p+ + p-
- Phản hạt là gì?
- Nêu một vài phản hạt mà ta đã biết?
- Y/c HS xem bảng 40.1 và cho biết hạt nào là phản hạt của chính nó.
Hoạt động 3: Tương tác của các hạt sơ cấp
- Thông báo về các tương tác của các hạt sơ cấp.
- Tương tác điện từ là gì?
- Tương tác điện từ là bản chất của các lực Cu-lông, lực điện từ, lực Lo-ren
- Tương tác mạnh là gì?
- Một trường hợp riêng của tương tác mạnh là lực hạt nhân.
- Tương tác yếu là gì?Ví dụ?p ® n + e+ + ne
	n ® p + e- + 
- Các nơtrinô ne luôn đi đối với e+ và e-. Sau đó tìm được 2 leptôn tương tự như êlectron là m- và t-, tương ứng với hai loại nơtrinô nm và nt.
- Tương tác hấp dẫn là gì?
Ví dụ: trọng lực, lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, giữa Mặt Trời và các hành tinh
Các hạt sơ cấp
Phôtôn
Các leptôn
Các hađrôn
Mêzôn
Nuclôn
Hipêron
Barion
I. Khái niệm các hạt sơ cấp
1. Hạt sơ cấp là gì?
- Hạt sơ cấp (hạt vi mô, hay vi hạt) là những hạt có kích thước vào cỡ kích thước hạt nhân trở xuống.
2. Sự xuất hiện các hạt sơ cấp mới
- Để tạo nên các hạt sơ cấp mới, người ta sử dụng các máy gia tốc làm tăng vận tốc của một số hạt và cho chúng bắn vào các hạt khác.
3. Phân loại
+ Các leptôn (các hạt nhẹ) có khối lượng từ 0 đến 200me): nơ tri nô, êlectron, pôzitron, mêzôn m.
+ Các hađrôn có khối lượng trên 200me.
Ä Mêzôn: p, K có khối lượng trên 200me, nhưng nhỏ hơn khối lượng nuclôn.
Ä Hipêron có khối lượng lớn hơn khối lượng nuclôn.
II. Tính chất của các hạt sơ cấp
1. Thời gian sống (trung bình)
- Một số ít hạt sơ cấp là bền, còn đa số là không bền, chúng tự phân huỷ và biến thành hạt sơ cấp khác.
2. Phản hạt
- Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt tương ứng.
- Phản hạt của một hạt sơ cấp có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu và cùng giá trị tuyệt đối.
- Kí hiệu:
Hạt: X; 	Phản hạt: 
III. Tương tác của các hạt sơ cấp
1. Tương tác điện từ
- Là tương tác giữa phôtôn và các hạt mang điện và giữa các hạt mang điện với nhau.
2. Tương tác mạnh
- Là tương tác giữa các hađrôn.
3. Tương tác yếu. Các leptôn
- Là tương tác có các leptôn tham gia.
- Có 6 hạt leptôn:
4. Tương tác hấp dẫn
- Là tương tác giữa các hạt (các vật) có khối lượng khác không.
4) Củng cố và luyện tập :
Nhắc lại các kiến thức trọng tâm
 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài tập SGK
- Làm bài tâp sách bài tâp
V. RÚT KINH NGHIỆM :
TIẾT 68-69 CẤU TẠO VŨ TRỤ
Ngày soạn: 06/4/2010
Líp d¹y
Ngµy d¹y
Sè häc sinh v¾ng
Ghi chó
12B
12C
12D
I. MỤC TIÊU:
- Trình bày được sơ lược về cấu trúc của hệ Mặt Trời.
- Trình bày được sơ lược về các thành phần cấu tạo của một thiên hà.
- Mô tả được hình dạng của Thiên Hà của chúng ta (Ngân Hà).
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số phim ảnh về vũ trụ, hệ mặt trời, sao, thiên hà
2. Học sinh:
- Xem bài mới 
- Chuẩn bị các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1) Ổn định tổ chức :
 - Ổn định lớp
-Kiểm tra sỉ số .
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2)Kiểm tra bài cũ :
+ Hạt sơ cấp, cách tạo, phân loại?
+ Thời gian sống?
+ Các loại tương tác?
3) Giảng bài mới :
Hoạt động của Thầy , Trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hệ Mặt Trời
- Thông báo về cấu tạo của hệ Mặt Trời.
- Cho HS quan sát hình ảnh mô phỏng cấu tạo hệ Mặt trời, từ đó quan sát ảnh chụp Mặt Trời.
- Em biết được những thông tin gì về Mặt Trời?
- Những thông tin về Mặt Trời.
- Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hệ.
- Hệ Mặt Trời gồm những hành tinh nào?
- HS xem ảnh chụp của 8 hành tinh và vị trí của nó đối với Mặt Trời.
- Cho hs quan sát bảng 41.1: Một vài đặc trưng của các hành tinh, để biết thêm về khối lượng, bán kính và số vệ tinh.
- Trình bày kết quả sắp xếp theo quy luật biến thiên của bán kính quỹ đạo của các hành tinh.
- Lưu ý: 1đvtv = 150.106km (bằng khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái đất).
- Cho HS quan sát ảnh chụp của sao chổi.
- Thông báo về sao chổi (cấu tạo, quỹ đạo).
- Điểm gần nhất của quỹ đạo sao chổi có thể giáp với Thuỷ tinh, điểm xa nhất có thể giáp với Diêm Vương tinh.
- Giải thích về “cái đuôi” của sao chổi.
- Thiên thạch là gì?
- Cho HS xem hình ảnh của sao băng và hình ảnh vụ va chạm của thiên thạch vào sao Mộc.
- Khi nhìn lên bầu trời về đêm, ta thấy có vô số ngôi sao ® sao là gì?
- Cho HS quan sát hình ảnh bầu trời sao, và vị trí sao gần hệ Mặt Trời nhất.
- Sao nóng nhất có nhiệt độ mặt ngoài đến 50.000K, từ Trái Đất chúng có màu xanh lam. Sao nguội nhất có có nhiệt độ mặt ngoài đến 3.000K ® màu đỏ. Mặt Trời (6.000K) ® màu vàng.
- Những sao có nhiệt độ bề mặt cao nhất có bán kính chỉ bằng một phần trăm hay 1 phần nghìn bán kính Mặt Trời ® sao chắc. Ngược lại, những sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất lại có bán kính lớn gấp hàng nghìn lần bán kính Mặt Trời ® sao kềnh.
- Với những sao đôi ® độ sáng của chúng tăng giảm một cách tuần hoàn theo thời gian, vì trong khi chuyển động, có lúc chúng che khuất lẫn nhau.
- Punxa là sao phát ra sóng vô tuyến rất mạnh, có cấu tạo toàn bằng nơtrôn, chúng có từ trường rất mạnh và quay rất nhanh.
- Lỗ đen: không bức xạ một loại sóng điện từ nào, có cấu tạo từ nơtrôn được liên kết chặt tạo ra một loại chất có khối lượng riêng rất lớn.
- Cho HS xem ảnh chụp của một vài tinh vân.
- Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà nhìn từ trên xuống và nhìn nghiêng.
- Cho HS quan sát ảnh chụp thiên hà Tiên Nữ.
- Cho HS quan sát ảnh chụp một số thiên hà dạng xoắn ốc và dạng elipxôit.
- HS quan sát hình ảnh mô phỏng Ngân Hà của chúng ta.
- HS hình dung vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.
- Ngân Hà là một thành viên của một đám gồm 20 thiên hà.
- Đến nay đã phát hiện khoảng 50 đám thiên hà.
- Khoảng cách giữa các đám lớn gấp vài chục lần khoảng
cách giữa các thiên hà trong cùng một đám.
- Đầu những năm 1960 ® phát hiện ra một loạt cấu trúc mới, nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X ® đặt tên là quaza.
I. Hệ Mặt Trời
- Gồm Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh.
1. Mặt Trời
- Là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. 
RMặt Trời > 109 RTrái Đất
mMặt Trời = 333000 mTrái Đất
- Là một quả cầu khí nóng sáng với 75%H và 23%He.
- Là một ngôi sao màu vàng, nhiệt độ bề mặt 6000K.
- Nguồn gốc năng lượng: phản ứng tổng hợp hạt nhân hiđrô thành Heli.
2. Các hành tinh
- Có 8 hành tinh.
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
- Xung quanh hành tinh có các vệ tinh.
- Các hành tinh chia thành 2 nhóm: “nhóm Trái Đất” và “nhóm Mộc Tinh”.
3. Các hành tinh nhỏ
- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đvtv, trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh.
4. Sao chổi và thiên thạch
a. Sao chổi: là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài km, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm.
b. Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh Mặt Trời.
II. Các sao và thiên hà
1. Các sao
a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời.
b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng hạt nhân.
c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời.
- Bán kính các sao biến thiên trong khoảng rất rộng.
d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi.
e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh.
- Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen.
f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân.
2. Thiên hà
a. Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân.
b. Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên Nữ (2 triệu năm ánh sáng).
c. Đa số thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định.
- Đường kính thiên hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng.
3. Thiên hà của chúng ta: Ngân Hà
a. Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà.
b. Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt.
- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15.000 năm ánh sáng.
c. Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.
d. Ngân Hà có cấu trúc dạng xoắn ốc.
4. Các đám thiên hà
- Các thiên hà có xu hướng tập hợp với nhau thành đám.
5. Các quaza (quasar)
- Là những cấu trúc nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X.
4) Củng cố và luyện tập :
Nhắc lại các kiến thức trọng tâm
 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Bài tập SGK
- Làm bài tâp sách bài tâp
V. RÚT KINH NGHIỆM :
TIẾT 70 ÔN TẬP
Ngày soạn: 07/4/2010
Líp d¹y
Ngµy d¹y
Sè häc sinh v¾ng
Ghi chó
12B
12C
12D
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập kiến thức cho hs
- Tổng hợp kiến thức toàn bộ chương trình học kì 2 cho hs.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày kiến thức, làm đề cương tổng hợp kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Câu hỏi ôn tập
2. Học sinh:
-Chuẩn bị kiến thức làm đề cương.
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1) Ổn định tổ chức :
 - Ổn định lớp
-Kiểm tra sỉ số .
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2)Kiểm tra bài cũ :
3) Giảng bài mới :
Giáo viên: Yêu cầu học sinh hoàn thành đề cương theo câu hỏi ôn tập đã cho ở cuối mỗi chương
- Hướng dẫn hs trình bày các câu trả lời.
- Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh
Học sinh: Hoàn thành đề cương
- Trình bày kiến thức logic theo hướng dẫn của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12.doc