Giáo án Vật lý 12 - Chương 2: Dao động cơ

Giáo án Vật lý 12 - Chương 2: Dao động cơ

A. Mục tiêu Ngày soạn: 12/9

ã Kiến thức

Thông qua quan sát có khái niệm về chuyển động dao động. Biết cách thiết lập phương trình động lực học của con lắc lo xo. Biết rằng biểu thức của dao động điều hoà là nghiệm của phương trình động lực học. Hiểu rõ các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà: biên độ, pha, tần số góc, chu kỳ, tần số. Biết tính toán và vẽ đồ thị biến đổi theo thời gian của li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà (DĐĐH). Hiểu rõ khái niệm chu kỳ và tần số của dao động điều hoà. Biết biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay. Biết viết điều kiện ban đầu tuỳ theo cách kích thích dao động và từ điều kiện ban đầu suy ra biên độ A và pha ban đầu .

ã Kỹ năng

Giải bài tập về động học dao động thành thạo. Tìm được các đại lượng trong phương trình DĐĐH.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 con lắc dây, con lắc lò xo thẳng đứng, con lắc lò xo nằm ngang có đệm không khí, đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động con lắc dây. Nếu có thiết bị đo chu kỳ dao động của con lắc lò xo nằm ngang có đệm không khí bằng đồng hồ hiện số thì có thể thay việc đo chu kỳ con lắc dây bằng việc đo chu kỳ con lắc lò xo nằm ngang. Những điều cần lưu ý trong SGV. Phiếu học tập

2. Học sinh:

Ôn lại các kiến thức về đạo hàm, cách tính đạo hàm, ý nghĩa vật lí của đạo hàm; trong chuyển động thẳng, vận tốc của chất điểm bằng đạo hàm toạ độ của chất điểm theo thời gian, còn gia tốc bằng đạo hàm của vận tốc theo thời gian. Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều của vật.

3. ứng dụng CNTT: GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh động về dao động của vật.

 

doc 10 trang Người đăng dung15 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 12 - Chương 2: Dao động cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II - dao động Cơ
 Tiết 10 - 11 dao động điều hoà
A. Mục tiêu Ngày soạn: 12/9
Kiến thức 
Thông qua quan sát có khái niệm về chuyển động dao động. Biết cách thiết lập phương trình động lực học của con lắc lo xo. Biết rằng biểu thức của dao động điều hoà là nghiệm của phương trình động lực học. Hiểu rõ các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà: biên độ, pha, tần số góc, chu kỳ, tần số. Biết tính toán và vẽ đồ thị biến đổi theo thời gian của li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà (DĐĐH). Hiểu rõ khái niệm chu kỳ và tần số của dao động điều hoà. Biết biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay. Biết viết điều kiện ban đầu tuỳ theo cách kích thích dao động và từ điều kiện ban đầu suy ra biên độ A và pha ban đầu j.
Kỹ năng
Giải bài tập về động học dao động thành thạo. Tìm được các đại lượng trong phương trình DĐĐH. 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 con lắc dây, con lắc lò xo thẳng đứng, con lắc lò xo nằm ngang có đệm không khí, đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động con lắc dây. Nếu có thiết bị đo chu kỳ dao động của con lắc lò xo nằm ngang có đệm không khí bằng đồng hồ hiện số thì có thể thay việc đo chu kỳ con lắc dây bằng việc đo chu kỳ con lắc lò xo nằm ngang. Những điều cần lưu ý trong SGV. Phiếu học tập
2. Học sinh: 
Ôn lại các kiến thức về đạo hàm, cách tính đạo hàm, ý nghĩa vật lí của đạo hàm; trong chuyển động thẳng, vận tốc của chất điểm bằng đạo hàm toạ độ của chất điểm theo thời gian, còn gia tốc bằng đạo hàm của vận tốc theo thời gian. Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều của vật.
3. ứng dụng CNTT: GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh động về dao động của vật.
C.	Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: ổn định tổ chức. Giới thiệu về chương 2.
Hoạt động 2: Bài mới: Dao động cơ học. Phần I : Dao động - Phương trình động lực học.
Nội dung
(Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp
(Hoạt động của thầy và trò)
1.Dao động
- Dao động
- Dao động tuần hoàn
- Chu kỳ
- Tần số
2. Thiết lập phương trình động lực học của vật dao động trong con lắc lò xo
- Làm thí nghiệm
- Cho HS quan sát TN, nhận xét chuyển động của vật ? Rút ra khái niệm dao động ? dao động tuần hoàn ? 
- Chu kỳ ? tần số ? đơn vị đo ?
- Giáo viên nêu yêu cầu rồi cho các nhóm thảo luận cách thiết lập phương trình động lực học của vật dao động trong con lắc lò xo ?
- Đại diện nhóm lên trình bày: Các bước thiết lập phương trình động lực học của vật dao động trong con lắc lò xo ?
Hoạt động 3: Phương trình dao động điều hoà, các đại lượng trong phương trình dao động điều hoà.
3. Nghiệm của phương trình động lực học
- Phương trình dao động điều hoà
x = Acos(wt+j)
-Dao động điều hòa
4. Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà
5.Đồ thị li độ của DĐĐH
- Cho HS biết nếu nghiệm là x = Acos(wt+j) thì thay vào phương trình sẽ đúng. Hướng dẫn HS thay vào phương trình. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1
- Nêu khái niệm DĐĐH ?
- GV yêu cầu HS đọc SGK . Nêu ý nghĩa từng đại lượng ?
- Hướng dẫn cách vẽ đồ thị li độ của DĐĐH
Vẽ đồ thị ?
Hoạt động 4: Chu kỳ, tần số, vận tốc, gia tốc của dao động điều hoà.
6. Chu kỳ và tần số của dao động điều hoà
7. Vận tốc trong dao động điều hoà
v = x’ = - Awsin(wt+j) = Awcos(wt+j+p/2)
8. Gia tốc trong dao động điều hoà
a =v’ =- Aw2cos(wt+j) =- w2x=Aw2cos(wt+j +p)
- Nhắc lại khái niệm chu kỳ của dao động tuần hoàn?
- Xác định chu kỳ của dao động điều hoà ?
- Xác định tần số của dao động điều hoà ?
Từ phương trình DĐĐH , tìm v? Nhận xét quan hệ về pha của x và v ?
Từ phương trình DĐĐH , tìm v? Nhận xét quan hệ về pha của a và v ? của a và x ?
Hoạt động 5: Biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay.
9. Biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay
- Tìm cách biểu diễn? HD sử dụng SGK
- Nêu các bước thực hiện ?
- Cho HS quan sát hình ảnh động
Hoạt động 6: Điều kiện ban đầu: sự kích thích dao động.
A và j có thay đổi được không ? A và j phụ thuộc vào yếu tố nào ? (cách kích thích dao động)
- Thảo luận nhóm . Cho ví dụ minh họa: Tìm A và j từ điều kiện ban đầu?
Hoạt động 7: Củng cố và hướng dẫn tự học
- Bài vừa học: Các câu hỏi trang 34 sgk. Phiếu học tập
Các bài tập trong SGK trang 34, 35 . 
- Bài sắp học: Tiết bài tập . Chuẩn bị thêm các BT trong SBT phần dao động điều hòa
 Hoạt động 8: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết học
Phiếu học tập
Tiết 12 BàI tậP 
A. Mục tiêu Ngày soạn: 14/9
* Kiến thức : Nắm các kiến thức về dao động điều hòa
* Kỹ năng: Vận dụng kiến thức giải toán và lựa chọn phương án trắc nghiệm thành thạo
B. Chuẩn bị: Các BT tự luận và trắc nghiệm
C.Hướng dẫn HS giải các BT sau:
Bài 4 ( 35 SGK)
a)- Vẽ giản đồ véc tơ quay ứng với 2 phương trình x1 = A1 cosωt và x2 = A2 sin ωt ?
 - Vẽ véc tơ tổng ?
 - Từ giản đồ véc tơ quay xác định biên độ và pha ban đầu của phương trình dao động tổng hợp ?
 -Suy ra phương trình ?
b)Hướng dẫn HS thực hiện từng bước theo yêu cầu của đề ra
Bài 5 ( 35 SGK)
a)- Xác định A, ω, t, f ?
b)- pha của dao động là gì?
 - Thế t = 0,25 s vào biểu thức pha của dao động để xác định ?
c) Nêu cách vẽ?
Hướng dẫn HS giải các BT phần dao động điều hòa trong SBT theo yêu cầu của HS
Cho HS làm một số đề luyện tập trắc nghiệm trong sách tham khảo
D.Hướng dẫn tự học
- Giới thiệu bộ đề ôn luyện trắc nghiệm phần dao động điều hòa
-Chuẩn bị bài mới: con lắc đơn . con lắc vật lý
E. Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết học
Phiếu học tập tiết 13
TIếT 13 con lắc đơn. Con lắc vật lí
A. Mục tiêu Ngày soạn: 15/9
Kiến thức 
Biết cách thiết lập phương trình động lực học của con lắc đơn, có khái niệm về con lắc vật lí. Nắm vững những công thức về con lắc . Củng cố kiến thức về dao động điều hoà đã học trong bài trước và lặp lại bài này.
Kỹ năng
 Thiết lập phương trình dao động của con lắc đơn bằng phương pháp động lực học. Giải thành thạo một số bài tập về dao động điều hoà. 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Một con lắc đơn, một con lắc vật lí cho học sinh quan sát trên lớp. Những điều lưu ý trong SGV. Phiếu học tập
2. Học sinh: Các kiến thức về dao động điều hoà đã học
3. ứng dụng CNTT: GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về con lắc vật lí, con lắc đơn.
C.	Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình dao động điều hòa, phương trình vận tốc và gia tốc, nêu mối quan hệ giữa x, v và a ?
Hoạt động 2 : Bài mới . Phần 1: Con lắc đơn
Nội dung
(Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp
(Hoạt động của thầy và trò)
1.Con lắc đơn
2. Phương trình động lực học
3. Nghiệm của phương trình
-Quan sát con lắc đơn và chuyển động của nó.
- Đọc SGK tìm hiểu về con lắc đơn 
- Trình bày về con lắc đơn.
-Cho các nhóm thảo luận:
Lực tác dụng vào vật ?
Lập phương trình động lực học s’’ + w2s = 0?
-Đưa đến phương trình nghiệm và nêu nhận xét về dao động của con lắc đơn với góc lệch nhỏ ?
- Tần số góc và chu kỳ của con lắc đơn ?
Hoạt động 3 : Phần 2: Con lắc vật lí. Hệ dao động
4. Con lắc vật lí
5. Hệ dao động
--Quan sát con lắc vật lý và chuyển động của nó.
- Đọc SGK tìm hiểu về con lắc vật lý
- Trình bày về con lắc vật lý.
-Cho các nhóm đọc SGK và thảo luận để rút ra các khái niệm: hệ dao động, dao động tự do, dao động riêng ?
Hoạt động 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học
- Bài vừa học: Câu hỏi và bài tập trang 40, 41 SGK
- Các BT con lắc đơn và con lắc vật lý trong SBT
Hoạt động 5: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết học
Tiết 14 BàI tậP 
A. Mục tiêu Ngày soạn: 16/9
* Kiến thức : Nắm các kiến thức về con lắc đơn và con lắc vật lý
* Kỹ năng: Vận dụng kiến thức giải toán và lựa chọn phương án trắc nghiệm thành thạo
B. Chuẩn bị: Các BT tự luận và trắc nghiệm
C.Hướng dẫn HS giải các BT sau:
Bài 4 ( 40 SGK)
Viết biểu thức chu lỳ của con lắc đơn ?
Suy ra chiều dài của dây treo ?
Bài 5 ( 40 SGK)
Viết biểu thức chu kỳ của con lắc vật lý ?
Suy ra mômen quán tính ?
Hướng dẫn trả lời phiếu học tập
Hướng dẫn HS giải các BT phần dao động điều hòa trong SBT theo yêu cầu của HS
Cho HS làm một số đề luyện tập trắc nghiệm trong sách tham khảo
D.Hướng dẫn tự học
- Giới thiệu bộ đề ôn luyện trắc nghiệm phần dao động điều hòa
-Chuẩn bị bài mới: Năng lượng trong dao động điều hoà.
Phiếu học tập tiết 15
TIếT 15 năng lượng trong dao động điều hoà
A. Mục tiêu Ngày soạn: 18/9
Kiến thức 
- Biết cách tính toán và tìm ra biểu thức của động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo.
- Củng cố kiến thức về bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của lực thế.
Kỹ năng
- Có kỹ năng giải bài tập có liên quan như tính thế năng, động năng của con lắc đơn.
- Vẽ đồ thị thế năng, động năng của vật dao động điều hoà.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đồ thi thế năng, động năng của vật dao động điều hoà.Đọc những điều lưu ý trong SGV.
2. Học sinh: Ôn lại khái niệm động năng, thế năng, lực thế, sự bảo toàn của vật dưới tác dụng của lực thế.
3. ứng dụng CNTT: một số hình ảnh biến đổi giữa thế năng và động năng trong dao động điều hoà.
C.	Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại biểu thức động năng và thế năng ở lớp 10 ?
Hoạt động 2: Bài mới: Phần 1: Cơ năng của vật dao động điều hoà.
Nội dung
(Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp
(Hoạt động của thầy và trò)
1. Sự bảo toàn cơ năng
- Các nhóm đọc SGK và thảo luận
-Nêu kết luận ?
Hoạt động 3 ( phút): Phần 2: Biểu thức động năng, thế năng và cơ năng.
2. Biểu thức của thế năng
3. Biểu thức của động năng
4. Biểu thức của cơ năng
- HD HS xây dựng biểu thức thế năng ?
- Vẽ đồ thị ?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 ?
- HD HS xây dựng biểu thức động năng ?
- Vẽ đồ thị ?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2 ?
- HD HS xây dựng biểu thức cơ năng ?
- Thảo luận nhóm
- Rút ra kết luận ?
Hoạt động 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học
- Bài vừa học: Câu hỏi và bài tập trang 43 SGK
- Các BT về năng lượng trong dao động điều hoà trong SBT; làm các BT ôn tập về dao động điều hòa
Hoạt động 5: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết học
TIếT 16 bài tập về dao động điều hoà
Mục tiêu
 Ngày soạn: 9/9
Kiến thức 
- Củng cố các kiến thức đã học: dao động điều hoà, con lắc đơn, con lắc lò xo, con lắc vật lý, năng lượng của vật dao động điều hoà.
Kỹ năng
- Vận dụng giải các bài tập về dao động điều hoà, con lắc lò xo, con lắc đơn, năng lượng của dao động
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các bài tập trong SGK và SBT.
Phiếu học tập:
Một con lắc đếm giây ở nhiệt độ 00C và nơi có gia tốc trọng trường 9,81m/s2.
a) Tính độ dài con lắc.
b) Tìm chu kỳ của con lắc ở cùng vị trí ấy và nhiệt độ 250C, biết hệ số nở dài của dây treo con lắc là a = 1,2.10-5.độ-1.
c) Đem đồng hồ quả lắc (dùng con lắc đếm giây trên) chạy đúng ở 00C. Khi ở nhiệt độ là 250C thì đồng hồ chạy nhanh, hay chạy chậm. Mỗi ngày nhanh chậm bao nhiêu?
Gợi ý: a) l = 0,994m; b) T’ ằ 2,003 s; c) chậm 129s = 2min9s.
2. Học sinh: Ôn lại dao động điều hoà, con lắc đơn, con lắc lò xo, con lắc lò xo, con lắc vật lý, năng lượng của vật dao động điều hoà.
C. Hướng dẫn HS giải các BT 
Lưu ý: * Khi nào vật dao động điều hoà? Tìm biểu thức hợp lực sao cho có dạng F = - kx, với k là biểu thức gồm 1 hay nhiều đại lượng. Sau đó áp dụng định luật 2 Niu tơn sẽ chứng minh được vật DĐĐH
* phương trình lượng giác cosx = cosa, nghiệm x = ± a + 2kp. Chú ý t không âm. Vật chuyển động theo chiều dương thì v dương.
 * Hướng dẫn HS giải các BT : 1 (44 SGK) ; 2 (45 SGK) ; 3 (46 SGK) ; 4 (47 SGK)
- gọi HS lên bảng làm BT theo gợi ý từng bước bằng hệ thống câu hỏi của GV
- Cho HS viết các công thức,biến đổi công thức, tính ra kết quả
- Chọn phương án trắc nghiệm hoặc kết quả tự luận
Hướng dẫn HS giải các BT phần dao động điều hòa trong SBT theo yêu cầu của HS
Cho HS làm một số đề luyện tập trắc nghiệm trong sách tham khảo
D.Hướng dẫn tự học
- Giới thiệu bộ đề ôn luyện trắc nghiệm phần chương 2 và khuyến khích HS giải đề
-Chuẩn bị bài mới: Dao động tắt dần và dao động duy trì
TIếT 17 dao động tắt dần và dao động duy trì
A. Mục tiêu Ngày soạn: 20/9
Kiến thức 
- Hiểu được nguyên nhân làm tắt dần dao động là do ma sát nhớt tạo nên lực cản đối với vật dao động. Ma sát nhỏ dẫn đến dao động tắt dần chậm. Ma sát lớn dần dẫn đến tắt dần nhanh và dần đến không dao động.
- Biết được nguyên tắc làm cho dao động có ma sát được duy trì. 
Kỹ năng
- Giải thích nguyên nhân tắt dần của dao động.
- Giải thích cách làm dao động duy trì, phân biệt dao động duy trì và dao động tự do. 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bốn con lắc dao động trong các môi trường khác nhau để HS quan sát trên lớp.
- Hình vẽ 10.2 trong SGK - Những điều lưu ý trong SGV. Phiếu học tập
2. Học sinh: Ôn lại một số kiến thức: Dao động tự do, phương trình dao động điều hoà.
3. ứng dụng CNTT: có thể chuẩn bị một số hình ảnh về dao động tắt dần, đồ thị dao động.
C.	Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : ổn định lóp . Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại đặc điểm của dao động tự do. Nếu vật đang dao động điều hòa , chịu tác dụng của lực cản thì sẽ thế nào ? lúc đó phải làm sao để duy trì dao động của vật ?
Hoạt động 2 : Dao động tắt dần
Nội dung
(Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp
(Hoạt động của thầy và trò)
1. Quan sát dao động tắt dần
2. Đồ thị dao động tắt dần
3. Lập luận về dao động tắt dần
4.Dao động tắt dần chậm
- Làm thí nghiệm
- HS quan sát các thí nghiệm, rút ra nhận xét ? 
- Giới thiệu đồ thị hình 10.2 sgk 
- Thảo luận nhóm. Đọc SGK
Nguyên nhân ? kết luận ?
Lực ma sát nhớt làm năng lượng hệ giảm .Dao động tắt dần càng nhanh nếu môi trường càng nhớt.
- Đọc SGK.; Thảo luận
Hoạt động 3: Dao động duy trì, ứng dụng.
5. Dao động duy trì
6. ứng dụng của sự tắt dần dao động : Cái giảm rung
- Dao động duy trì: đồng hồ quả lắc hoạt động thế nào ?
- HD đọc SGK tìm hiểu ứng dụng ?
- Thảo luận nhóm : Cái giảm rung ?
 Hoạt động 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học
- Bài vừa học: Câu hỏi và bài tập trang 51 SGK. Các BT về dao động tắt dần ,dao động duy trì trong SBT; 
Phiếu học tập
- Bài sắp học: Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng
Hoạt động 5: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết học
Phiếu học tập tiết 17 
Phiếu học tập tiết 18
TIếT18 dao động cưỡng bức . cộng hưởng
A. Mục tiêu Ngày soạn: 21/9
Kiến thức 
- Biết được dao động cưỡng bức khi ổn định có tần số bằng tần số ngoại lực, có biên độ phụ thuộc tần số ngoại lực. Biên độ cực đại khi tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ vật dao động. Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức cực đại gọi là cộng hưởng. Cộng hưởng thể hiện rõ khi ma sát nhỏ.
- Biết được rằng hiện tượng cộng hưởng có nhiều ứng dụng trong thực tế và kể ra một vài ứng dụng đó.
Kỹ năng
Giải bài tập có liên quan đến hiện tượng cộng hưởng. Phân biệt dao động duy trì và dao động cưỡng bức. 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Thí nghiệm về dao động cưỡng bức, cộng hưởng (SGK). Những điều lưu ý trong SGV.
2. Học sinh: Ôn lại các loại dao động đã học
3. ứng dụng CNTT:
 GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về dao động cưỡng bức, cộng hưởng và ứng dụng.
C.	Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: trả lời về dao động tắt dần, dao động duy trì.
Hoạt động 2 : Dao động cưỡng bức
Nội dung
(Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp
(Hoạt động của thầy và trò)
1. Dao động cưỡng bức
2. Cộng hưởng
3. ảnh hưởng của ma sát
- Đọc SGK, Thảo luận nhóm ; tìm hiểu dao động cưỡng bức.
- Nêu khái niệm? Mô tả dao động? Đồ thị ? đặc điểm ? Trả lời câu hỏi C1 ?
- Khi nào có cộng hưởng ?
- Đặc điểm cộng hưởng? điều kiện để xảy ra cộng hưởng ?
- Đọc SGK. Thảo luận nhóm
- Kết luận ?
Hoạt động 3 : Phân biệt dao động cưỡng bức, dao động duy trì; ứng dụng cộng hưởng.
4. Phân biệt dao động cưỡng bức CB và dao động duy trì
5. ứng dụng hiện tượng cộng hưởng
- Phân biệt dao động cưỡng bức và dao động duy trì ?
- Đọc SGK phân biệt hai loại dao động
- Trình bày KN cộng hưởng
- Nêu một số ví dụ ? ứng dụng cộng hưởng?
 Hoạt động 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học
- Bài vừa học: Câu hỏi và bài tập trang 56 SGK. Các BT về dao động cưỡng bức, cộng hưởng trong SBT; 
Phiếu học tập
- Bài sắp học: Tổng hợp dao động 
Hoạt động 5: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết học
TIếT 19 Tổng hợp dao động
A. Mục tiêu Ngày soạn: 22/9
Kiến thức :
Biết rằng có thể thay thế việc cộng hai dạng sin x1 và x2 cùng tần số góc bằng việc cộng hai véc tơ quay tương ứng và ở thời điểm t = 0. Nếu x1 ú , x2 ú thì x1 + x2 ú +.
Có kỹ năng dùng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động có cùng tần số góc.
Hiểu được tầm quan trọng của độ lệch pha khi tổng hợp hai dao động.
Kỹ năng
Biểu diễn vectơ quay thay cho dao động điều hoà, tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số bằng vectơ quay. Tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp thành thạo
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình vẽ phương pháp véc tơ quay; mô hình véctơ quay. Đọc những điều cần lưu ý trong SGV . Phiếu học tập.
2. Học sinh: Cách biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay.Độ lệch pha hai dao động điều hoà.
3. ứng dụng CNTT:
 GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về tổng hợp dao động điều hoà.
C.	Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: Cách biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay ?
Hoạt động 2 : Vấn đề tổng hợp dao động. Tổng hợp hai hàm dạng sin cùng phương cùng tần số góc
Nội dung
(Nội dung sách giáo khoa)
Phương pháp
(Hoạt động của thầy và trò)
1. Vấn đề tổng hợp dao động
2.Tổng của hai hàm dạng sin cùng tần số góc. Phương pháp giản đồ Fre-nen
 Tổng hợp 2 dao động điều hoà cùng tần số là 1 dao động điều hoà cùng tần số đó.
- Nếu có hai dao động cùng phương thì tổng hợp chúng như thế nào?
- HD HS nghiên cứu phương pháp biểu diễn từng vectơ và vectơ tổng.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày
Hoạt động 3 
3. Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp
Biên độ: 
 Pha ban đầu: .
Phương trình dao động tổng hợp ;
x = x1 + x2 = Acos(wt + j)
A phụ thuộc vào A1, A2 và (j2 – j1)
- Các nhóm thảo luận cách xác định biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp ?
Phương trình dao động tổng hợp ?
Nhận xét ?
A có những giá trị ? phụ thuộc vào ?
Hoạt động 4 : Củng cố và hướng dẫn tự học
- Bài vừa học: Câu hỏi và bài tập trang 60 SGK. Các BT tổng hợp dao động trong SBT; Phiếu học tập
- Bài sắp học: Bài tập
Hoạt động 5: Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết học
Phiếu học tập tiết 19
Tiết 20 BàI tậP 
A. Mục tiêu Ngày soạn: 24/9
Kiến thức : 
 - Nắm các kiến thức về dao động tắt dần , dao động duy trì, dao động cưỡng bức, cộng hưởng, tổng hợp dao động.
Kỹ năng 
 - Vận dụng kiến thức giải toán và lựa chọn phương án trắc nghiệm thành thạo
B. Chuẩn bị: Các BT tự luận và trắc nghiệm
C.Hướng dẫn HS giải các BT sau:
Bài 2 ( 56 SGK)
Khi nào thì xe bị rung mạnh nhất ?
Điều kiện có cộng hưởng ?
Chu kỳ của ngoại lực tuần hoàn ?
Xác định v ?
Hướng dẫn trả lời phiếu học tập tiết 17 theo yêu cầu của HS
Hướng dẫn trả lời phiếu học tập tiết 18 theo yêu cầu của HS
Hướng dẫn trả lời phiếu học tập tiết 19 theo yêu cầu của HS
Bài ( 60 SGK)
Chọn gốc thời gian thế nào để pha ban đầu của dao động 1 bằng 0 ?
Xác định biên độ và pha ban đầu của các dao động 1 & 2?
Vẽ giản đồ véc tơ quay ?
Xác định biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp ?
Viết phương trình dao động tổng hợp ?
Cho HS làm một số đề luyện tập trắc nghiệm trong sách tham khảo
D.Hướng dẫn tự học
- Giới thiệu bộ đề ôn luyện trắc nghiệm chương II
-Chuẩn bị bài mới: Thực hành 
TIếT 21 – 22 Thực hành: xác định chu kỳ dao động của con lắc đơn
hoặc con lắc lò xo hoặc gia tốc trọng trường
A. Mục tiêu Ngày soạn: 24/9
Kiến thức 
 Hiểu được hai phương án thí nghiệm để xác định chu kỳ dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo. Thực hiện được trong hai phương án để xác định chu kỳ dao động của một con lắc. Tính được gia tốc trọng trường từ kết quả thí nghiệm với con lắc đơn. Củng cố kiến thức về dao động cơ học, kỹ năng sử dụng thước đo độ dài và đồng hồ đo thời gian. Làm quen với phòng thí nghiệm ảo và đặc biệt là dùng dao động ký ảo để vẽ đồ thị của dao động cơ học (phi điện).
Kỹ năng
 Kỹ năng vận dụng kiến thức đặc biệt là kỹ năng giải thích vào các hiện tượng thực tế quan sát được đồng thời tiếp tục rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm 
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Về dụng cụ:
Với phương án 1: Một giá đỡ cao 1m để treo con lắc, có tấm chỉ thị nằm ngang có các vạch chia đối xứng. Một cuộn chỉ. Một đồng hồ bấm giây (hoặc đồng hồ đeo tay có kim giây). Một thước đo độ dài có chia mm. Hai quả nặng 50g, 20g có móc treo. Giấy kẻ ô milimét để vẽ đồ thị.
Với phương án 2: Máy vi tính. Phần mềm thí nghiệm ảo. Cài đặt phần mềm vào máy tính. Giấy kẻ ô milimét để vẽ đồ thị.
+ Về kiến thức: Để học sinh hiểu được cả hai phương án thí nghiệm, sau đó thực hiện một, cần yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức sau: Khái niệm về con lắc đơn, con lắc lò xo, điều kiện dao động nhỏ. Các công thức về dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo. Chú ý vai trò của gia tốc trọng trường đối với dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng. Những điều lưu ý trong SGV. Phiếu học tập
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức: Các công thức về dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo s = S0cos(wt); ; ; ; ; ; .Vai trò của g đối với dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng.
3. ứng dụng CNTT: Chuẩn bị các thí nghiệm ảo
C.	Tổ chức các hoạt động dạy học : Theo sách hướng dẫn
Phiếu học tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA chuong 2(blog).doc