Giáo án Văn học 12 tuần 10

Giáo án Văn học 12 tuần 10

ẤT NƯỚC

(Nguyễn Khoa Điềm)

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

-Thấy đựoc một cái nhìn mới mẻ về đất nước thông qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.

-Nắm đựoc những nét đặc sắc về nghệ thuật:giọng thơ trữ tình chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của nhân dân “.

B. Phương pháp giảng dạy.

C. Chuẩn bị giáo cụ.

-Giáo viên: Soạn giáo án.

-Học sinh:Soạn bài.

D.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định-kiểm tra sĩ số.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn học 12 tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết: 28
Ngày soạn: 04-9-2009
Ngày dạy: 06-9-2009 
đất nước
(Nguyễn Khoa Điềm)
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
-Thấy đựoc một cái nhìn mới mẻ về đất nước thông qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
-Nắm đựoc những nét đặc sắc về nghệ thuật:giọng thơ trữ tình chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của nhân dân “.
B. Phương pháp giảng dạy. 
C. Chuẩn bị giáo cụ.
-Giáo viên: Soạn giáo án. 
-Học sinh:Soạn bài.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định-kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Triển khai bài dạy:
a. Đặt vấn đề:
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trũ
Yờu cầu cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn. 
 -Nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn?
 -Giáo viên:
Bản trường ca nhằm thức tỉnh tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh, nhập vào cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trường ca về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Tìm bố cục của đoạn trích ? 
-Xác định đại ý của đoạn trích ? 
-Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" được tác giả cảm nhận như thế nào? 
 Giáo viên:
Đất Nước có từ trong những truyện đời xưa, từ phong tục ăn trầu đến truyền thuyết "biết trồng tre mà đánh giặc". Những hình ảnh này gợi cho ta liên tưởng đến Sự tích trầu cau, Truyện Thánh Gióng gần gũi hơn cả cuộc sống đời thường của mỗi con người. Thành ngữ dân gian "gừng cay muối mặn, "từ buổi cha mẹ thương nhau", đến câu chuyện đặt tên cho cái kèo, cái cột "Hạt gạo phải một nắng hai sương" và cuộc sống bề bộn hàng ngày Đất Nước hiện lên thật thiêng liêng và gần gũi, dễ cảm hoá và đi vào lòng mỗi người.
-Em có nhận xét gì về những cảm nhận ấy của tác giả? 
-Tại sao tác giả không tìm đến những gì thuộc về Đất Nước hiện đại ngày nay? 
-Nhà thơ thức tình tuổi trẻ như thế nào? 
Thơ Nguyễn Khoa Điềm trữ tình mà chính luận là ở đó. Các bình diện lịch sử, địa lí được nhìn nhận bằng tâm hồn dạt dào cảm xúc, góp phần làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ, làm nên nét độc đáo của thơ Nguyễn Khoa Điềm, khi viết về Đất Nước. 
Nguyễn Khoa Điềm không dùng những từ, những luận điểm, những luận cứ có tính chính luận mà bằng ngôn ngữ của đời thường. Tác giả cũng không hô to, gọi giật của lời thơ tuyên truyền, cổ động mà thơ vẫn đi vào lòng người đọc. 
- ở đoạn thơ này tác giả đã cảm nhận Đất Nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận ấy có gì mới mẻ? 
I. Tìm hiểu chung.
1. Tiểu dẫn.
a. Tác giả: 
- Nguyễn Khoa Điềm: Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Hoà Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế. 
-Quê gốc ở An Cựu, Thuỷ An, Thành phố Huế.
-Ông đựợc tặng Giải thưỏng nhà nước về Văn học và nghệ thuật năm 2000.
b. Tác phẩm: Đoạn trích "Đất nước" từ trường ca"Mặt đường khát vọng".
-Hoàn thành năm (1971) và in lần đầu ở miền Bắc (1974).
II. Đọc hiểu:
1. Đọc.
2. Tìm hiểu đoạn trích:
*Bố cục:*đoạn trích chia làm hai phần: 
* Đại ý: thể hiện tư tưởng: Đất Nước này là " Đất nước của Nhân Dân" Từ đó thức tỉnh tuổi trẻ Miền Nam hoà hợp vào cuộc đấu tranh hướng về nhân dân đất nước. 
a. Đất nước của nhân dân: được cảm nhận ở những góc độ khác nhauđ Từ đó nhà thơ thức tỉnh tuổi trẻ hướng về nhân dân đất nước.
-Tác giả nhìn nhận đất nước trên phương dịên của ca dao thần thoại:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thưòng hay kể
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"
=>Đất Nước có từ rất xa -Đất Nước không chỉ bắt nguồn từ đời sống lam lũ, lo toan hàng ngày mà còn bắt nguồn từ đời sống tình cảm:
"Cha mẹ thương nhau 
Và Đất là nơi anh đến trường 
Nước là nơi em tắm mát 
Đất Nước là nơi ta hò hẹn 
Đất Nước là nơi ta đánh rơi chiếc khăn trong buổi nhớ thầm"
đTình yêu đôi lúa cũng làm nên gương mặt tinh thần của Đất Nước.
=>Tác giả cảm nhận Đất Nước trên nhiều bình diện, phát hiện nhiều điều mới mẻ. Đất Nước là sự thống nhất hoà hợp của nhiều phương diện văn hoá phong tục truyền thống cả ca dao thần thoại có những chuyện thuộc đời thường hàng ngàycũng có những cái thuộc về vĩnh hằng.Trong đời sống con người có cả cộng đồng,vì thế giọng thơ chuyển từ trữ tình sang chính luận. 
b. Đất Nước của nhân dân đã quy tụ cái nhìn đưa đến những phát hiện mới mẻ, sâu sắc về lịch sử, địa lí:
-Tư tưởng "Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân" đã quy tụ mọi cách nhìn mới mẻ Tác giả đã nhìn nhận về Đất Nước trên các bình diện về địa lí, lịch sử, văn hoá. 
- Những địa danh dòng sông (Cửu Long, Chín Rồng), đến tên núi "Vọng Phu", những tên đất gắn với tên người (Ông Đốc, Ông Đen, Bà Đen, Bà Điểm) đến gò, đầm, bãi, những danh lam thắng cảnh (Hạ Long) đã gắn liền với dân tộc, gắn với cuộc sống con người. Từ đó lời thơ như thăng hoa, đúc kết thành triết lí sâu sắc:
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy 
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
-Tác giả cất lên tiếng gọi:
"Em ơi em"
Sau tiếng gọi ấy là sự giãi bày:
Có biết bao người con gái con trai 
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi 
Họ đã sống và chết 
Giản dị và bình tâm
Không ai nớ mặt đặt tên 
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước 
-Vai trò của nhân dân toả sáng trong sáu câu thơ triết lí. 
-Nhà thơ nhằm mục đích thức tỉnh, lay động về nhận thức của tuổi trẻ miền Nam, cả nước nói chung, của tuổi trẻ các thành phố, đô thị trong vùng tạm chiếm nói riêng
c. Bốn câu kết đoạn:
"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát thì chèo đò, kéo thuyền vượt thác 
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"
=>Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" đã có từ truyền thống chỉ đến văn học hiện đại nó mới được nâng lên thành đỉnh cao vì chỉ khi nào nhân dân thực sự làm chủ đời mình thì mới làm chủ đất nước. 
III. Tổng kết:
- Xem Sgk.
4. Củng cố: Nắm nội dung, nghệ thuật tác phẩm. 
5. Dặn dò: Tiết sau học Đọc văn "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi.
Tuần: 10
Tiết: 29
Ngày soạn: 04-9-2009
Ngày dạy: 06-9-2009 
Đọc thêm:
đất nước
(Nguyễn Đình Thi)
A. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: 
-Cảm nhận được những cảm xúc và suy nhgĩ của nhà thơ về đất nước qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh đất nước đau thương, bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 
-Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ 
B. Phương pháp giảng dạy: 
 -Đọc diễn cảm Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
 * Giáo viên	: Soạn giáo án. 
 * Học sinh	: Soạn bài. 
D. Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Quan niệm "đất nước của nhân dân" trong đoạn trích "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm? 
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: Quê hương, đất nước là một trong những cảm hứng rộng lớn và lâu bền nhất của nhân dân. Việt Nam qua mọi thời kỳ lịch sử đã có nhiều nhà thơ, nhà văn thành công ở đề tài này, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng đã góp một tiếng nói của riêng mình về quê hương, đất nước mà tiêu biểu là bài thơ "Đất nước".
b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy và trũ
Yờu cầu cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
- Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn 
- Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi ? 
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Bố cục của bài thơ? 
- Nội dung của bài thơ ở phần đầu đề cập đến vấn đề gì? Nhận xét những yếu tố nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ? 
Tội ác của kẻ thù được khắc hoạ qua những chi tiết nào? 
- Thái độ của người dân Việt Nam trước tội ác của quân xâm lược? 
Đánh gia chung về nghệ thuật và nội dung của bài thơ? 
I. Vài nét chung.
1. Tác giả: 
-Nguyễn Đình Thi là người đa tài, ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, lĩnh vực nào cũng có thành công nhất định.
- Thơ Nguyễn Đình Thi có giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi về hình ảnh thơ.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được khởi hứng từ năm 1948 - Phần sau được viết vào năm 1955 - là sự tổng hợp cảm hứng về đất nước.
II. Đọc hiểu 
1. Phần đầu của bài thơ: 
- Khởi đầu là những cảm giác trực tiếp trong một sáng mùa thu gợi nỗi nhớ về Hà Nội với màu sắc, không gian, hương vị
+ Không gian: phố dài, thềm nắng, tiết trời chớm lạnh 
+ Nhân vật "tôi" chuyển từ trạng thái buồn, bâng khuâng sang sướng vui.
+ Cái nhìn của nhân vật thay đổi từ "thềm nắng" sang "núi đồi"
đCụm từ chúng ta được lặp lại nhiều lần có giá trị nhấn mạnh, khẳng định dứt khoát chủ quyền của dân tộc đối với đất nước mình. 
2. Phần sau của bài thơ:
- Nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu sức khái quát:
"Những cánh đồng quê chảy máu 
 Dây thép gai đâm nát trời chiều 
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất" 
đKẻ thù đã huỷ hoại tất cả đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta. Tội ác của kẻ thù đã dẫn đến sự chuyển biến tất yếu: những con người hồn hậu yêu thương đã trở thành những người cháy bỏng căm thù. 
-Sự đổi thay của đất nước được thể hiện qua những chặng đường đấu tranh của dân tộc. 
-Khói nhà máy cuộn trong sương sớm 
-Ôm đất nước những người áo vải 
đBiểu hiện sinh động về chủ nghĩa anh hùng CM Việt Nam. 
III. Tổng kết: 
4. Củng cố: Nắm: Những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 
5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.
Tuần: 10
Tiết: 30
Ngày soạn: 04-9-2009
Ngày dạy: 06-9-2009 
Luật thơ
(Tiếp)
A. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh hiểu được các đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam. Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. 
B. Phương pháp giảng dạy: 
-Phát vấn Đàm thoại - Nêu vấn đề. 
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
 * Giáo viên	: Soạn giáo án. 
 * Học sinh	: Soạn bài. 
D. Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: ở tiết học trước ta đã hiểu thế nào là luật thơ của một thể thơ và những thể thơ chính của Việt Nam. Tiết học này sẽ tập trung đi vào việc tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ phổ biến hiên nay. 
b. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động thầy và trũ
Yờu cầu cần đạt
- Luật thơ là gì ? Yếu tố nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành luật thơ Việt Nam ?
- Một số thể thơ phổ biến hiện nay?
-Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài thơ ngũ ngôn cách luật để so sánh với thể thơ 5 chữ hiện nay.
-Thơ 5 chữ có đặc điểm gì về số câu, số tiếng, vần thơ, ngắt nhịp?
- Giáo viên cung cấp một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và cho học sinh phân biệt với thơ 7 chữ hiện nay.
-Ví dụ: "Bánh trôi nước".
Giáo viên lấy ví dụ và yêu cầu học sinh xác định các loại vần. 
Giáo viên phát vấn và yêu cầu học sinh xác định thanh điệu trong các thi liệu cho sẵn và nhận xét về sự phối hợp bằng trắc.
Giáo viên cung cấp một số thi liệu về thơ 8 tiếng và yêu cầu học sinh nhận xét về khổ thơ, vần, thanh điệu và nhịp điệu.
-Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi) và phân tích các đặc điểm của thể thơ tự do
* Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc gieo vần, ngắt nhịp, hài thanhđược khái quát theo một kiểu mẫu ổn định.
I. Một số thể thơ phổ biến hiện nay:
1. Thể năm chữ. 
a. Khổ thơ: 
 - Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có từ 4 dòng trở lên. 
 -Số khổ trong bài có thể nhiều hoặc ít 
+ Ví dụ: Tiếng thu.
b. Vần thơ: đa dạng (gián cách,vần liền,vần giao nhau).
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu: Tuy không giống thơ cổ song vẫn đảm bảo sự hài hoà về thanh điệu. 
-Ví dụ: Trước sân anh thơ thẩn 
 Đăm đắm trông nhạn về 
 Mây chiều còn phiêu bạt 
 Lang thang trên đồi quê 
 (Tình quê - Hàn Mặc Tử) 
-Nhịp điệu: Có thể ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn truyền thống (2-3) hoặc ngắt nhịp khác (3-2).
2. Thể bảy tiếng.
a. Khổ thơ: có thể chia khổ hoặc khôngmỗi khổ thường có 4 dòng3 lần điệp vần 
b. Vần: 
- Mỗi khổ 1 vầnvần liền ở 2 dòng đầugián cách ở dòng 3và điệp lại ở dòng 4(gần với thơ thất ngôn tứ tuyệt).
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu có sự đối xứng, hài hoà trong một dòng hoặc giữa hai dòng với nhau, sự hài hoà thanh điệu bằng- trắc thể hiện cố định ở các tiếng 2, 4. 6.
3. Thể tám tiếng:
a. Khổ thơ: Thơ 8 tiếng ít chia khổ.
b. Vần: Dùng vần chân là chủ yếu.
*Ví dụ: "Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi 
 Những đền xưa đổ nát dưới thời gian 
 Những sông vắng lê mình trong bóng tối. 
 Những tượng chàm lở lói rỉ rên than."
c. Hài thanh và ngắt nhịp:
- Thanh điệu có sự hài hòa bằng trắc, thể hiện ở các tiếng 3, 6, 8 của dòng thơ 
4. Thơ tự do:
a. Khổ thơ và dòng thơ: Phần lớn không chia khổ, nếu chia khổ thì không đều, dòng thơ không hạn định số tiếng 
b. Vần: Thơ tự do có thể có vần hoặc không có vần.
c. Hài thanh và ngắt nhịp: 
-Thanh điệu không có luật nhưng vẫn nhịp nhàng, cân đối.
-Nhịp thơ: Không theo luật mà ngắt nhịp theo cảm xúc, ý nghĩa của mỗi dòng thơ và bài thơ.
4. Củng cố: Nắm: Luật thơ của một số thể thơ phổ biến của Việt Nam.
5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc