I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như: giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận
Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện.
II/PHƯƠNG PHÁP:
Tổ chức cho hs làm bài nghiêm túc.
III/ PHƯƠNG TIỆN:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
TUẦN: 2 TIẾT CT: 6 NGÀY DẠY: 11/9/2008 GV: NguyễnVũ Thái Hoà BÀI KIỂM TRA VIẾT SỐ 1 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như: giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. II/PHƯƠNG PHÁP: Tổ chức cho hs làm bài nghiêm túc. III/ PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: GV chép đề lên bảng. Đề bài: Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp THPT. A/ Tìm hiểu đề: 1/ Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2/ Thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận. 3/ Tư liệu: Trong cuộc sống. I/ Yêu cầu về kĩ năng: Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận để viết bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Biết vận dụng các thao tác: Giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận trong bài nghị luận. II/ Yêu cầu về kiến thức: HS cần đáp ứng các ý chính sau: 1/ Xác định được mục đích học tập đúng đắn trong năm học cuối cấp: (học để làm gì?) Học để tích luỹ vốn kiến thức cần thiết chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Học để trang bị vốn tri thức, văn hoá cần thiết để bước vào đời, lựa chọn ngành nghề cho tương lai phù hợp với yêu cầu của thời đại. Học để trở thành con người có ích đối với gia đình, xã hội. 2/ Biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân trong năm học cuối cấp: (học như thế nào?) Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập. Lập kế hoạch học tập (thời gian biểu) cụ thể, khoa học: Ở trường, ở nhà. Học bằng nhiều hình thức: học ở thầy cô, ở bạn bè,sách vở, tự học. III/ Biểu điểm: Điểm 9-10: Đáp ứng đủ ý, bài viết có tính sáng tạo, hành văn trôi chảy, không sai chính tả, ngữ pháp. Điểm 7-8: Đáp ứng đủ ý, bài viết có tính sáng tạo, hành văn trôi chảy, không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 5-6: Đáp ứng nửa số ý,hành văn chưa thật trôi chảy, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 3-4: Phần nào đáp ứng được ý. Văn nghèo nàn, mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 1-2: Bài viết quá yếu, hành văn lủng củng, mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 0: Sai lạc nội dung, phương pháp. * Khưyến khích những bài làm sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: