Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Tiết 22 đến 30

Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Tiết 22 đến 30

VIỆT BẮC

 - Tố Hữu -

 A. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ.

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 Giúp học sinh:

 - Nắm được những đặc điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu: nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị.

 - Nắm được con đường sáng tác của Tố Hữu qua 5 chặng đường với các tập thơ, vị trí và nội dung cơ bản của mỗi tập thơ.

 - Hiểu những nét phong cách thơ Tố Hữu.

B. PHƯƠNG TIỆN - PP THỰC HIỆN.

 - Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .

 - Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.

 

doc 24 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn 12 - Chương trình chuẩn - Tiết 22 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/10/2009
	Tiết 22	 
 	 việt bắc
 	- Tố Hữu - 
	A. Phần một: Tác giả.
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh:
	- Nắm được những đặc điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu: nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị.
	- Nắm được con đường sáng tác của Tố Hữu qua 5 chặng đường với các tập thơ, vị trí và nội dung cơ bản của mỗi tập thơ.
	- Hiểu những nét phong cách thơ Tố Hữu.
B. Phương tiện - pp thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lược)
 	3. Nội dung bài mới:
hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV cho học sinh đọc phần tiểu sử và dẫn dắt HS tìm hiểu bài.
CH: Em cho biết những nét chính về tiểu sử nhà thơ Tố Hữu ?
CH: Con đường hoạt động chính trị của Tố Hữu có gì đáng chú ý?
CH: Em có thể đưa ra lời kết luận về con người Tố Hữu ?
CH: TH có mấy tập thơ?
CH: Tập "Từ ấy" có mấy phần?
CH: Tác giả đã miêu tả những đề tài nào?
CH: Đó là những tình cảm nào?
CH: Em nêu nội dung chính của tập thơ này?
CH: Tập thơ miêu tả thời kì xã hội nào?
CH: Tập thơ này nói về nội dung gì?
CH: Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị ?
CH: Em cho biết những biểu hiện cụ thể của đặc điểm này?
CH: Đó là giọng điệu gì ?
CH: Thơ Tố Hữu phản ánh gì về mặt nội dung?
CH: Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu có điểm gì đáng chú ý?
CH: Em đưa ra lời kết luận của bài học?
 I. Tiểu sử.
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
 - Ông sinh ngày 04/10/1920 mất ngày 09/12/2002.
 - Quê ở Phù Lai, xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
 + Gia thế: gia đình nghèo.
 - Mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi, học tiểu học ở Đà Nẵng, học trung học ở trường Quốc Học Huế.
 - Quê hương đóng góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu: núi sông, phong cảnh xứ Huế, đây là vùng quê có nền văn hoá phong phú, độc đáo.
 + Hoạt động chính trị:
 - Năm 1936 đang học ở trường Quốc học Huế, Tố Hữu bỏ học và tham gia đoàn TNCSHCM.
 - Năm 1938 Tố Hữu tham gia vào Đảng.
 - Cuối tháng 4/ 1939 Tố Hữu bị bắt giam và bị đày ải qua nhiều nhà lao tại các tỉnh miền trung và Tây Nguyên.
 - Tháng 3/1942 ông vượt ngục Đắc Lay(Kom Tum), tìm ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động cách mạng.
 - Tháng 8/1945, Tố Hữu làm chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa Huế, và từ đó ông thường giữ những chức vụ chủ chốt trong 2 cuộc kháng chiến cho đến năm 1986.
 => ở Tố Hữu, con người nhà thơ và con người chính trị luôn thống nhất chặt chẽ. Sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành bộ phận của sự nghiệp cách mạng. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
 II. Đường cách mạng, đường thơ.
 Tố Hữu có 5 tập thơ, mỗi tập đánh dấu một chặng đường hoạt động chính trị, một cảm xúc riêng về lịch sử hoạt động của ĐCSVN.
 1. Tập" Từ ấy".
 Đây là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, là hình ảnh người thanh niên, bức tranh xã hội từ 1937 đến 1946. 
 - Tập thơ gồm 3 phần:
 + "Máu lửa": gồm những bài thơ sáng tác trong mặt trận Dân Chủ. Nhà thơ cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội, đồng thời khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
 + "Xiềng xích": Gồm những sáng tác trong nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên, đó là tâm tư của một người trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khát khao tự do, là ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tân tiếp tục đấu tranh ngay trong nhà tù. Đây là phần có giá trị nhất trong tập "Từ ấy".
 + "Giải phóng": Gồm những bài thơ tác giả viết từ khi vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. Thể hiện niềm vui của người tù về với hoạt động chiến đấu của mình.
 => Giá trị đặc sắc của tập "Từ ấy" là ở chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi, trẻ trung của cái tôi trữ tình mới.
 2. Tập" Việt Bắc".
 Gồm những bài thơ được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống TDP (1947-1954).
 - Tố Hữu đã miêu tả và ngợi ca anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị phụ nữ, em liên lạc... Nhà thơ ngợi ca Đảng và Bác.
 - Nhiều tình cảm lớn được thể hiện sâu đậm:
 + Tình quân dân.
 + Tiền tuyến với hậu phương.
 + Miền xuôi với miền ngược.
 + Cán bộ với quần chúng.
 + Nhân dân với lãnh tụ...
 Tập thơ kết thúc bằng những lời hùng ca vang dội phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc trong giờ phút lịch sử.
 3. Tập "Gió lộng"(1955-1961).
 - Nhà thơ hướng về quá khứ để thấm thía nỗi đau khổ của cha ông, công lao của những thế hệ đi trước mở đường, từ đó ghi sâu ân tình cách mạng.
 - Cuộc sống mới ở miền Bắc thực sự là một ngày hội lớn, nhìn vào đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui.
 - Đất nước đau nỗi đau chia cắt, thơ Tố Hữu thể hiện tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
 4. "Ra trận" (1962-1971).
 - Là những bài thơ ra đời trong cao trào cả nước chống Mĩ. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được tập trung ca ngợi để đẩy mạnh niềm tin chiến thắng.
 - Những bài thơ chính : Tiếng hát xuân sang(1965); Xuân 69; Mẹ Suốt; Trần Thị Lí; Nguyễn Văn Trỗi; Anh giải phóng quân. . .
 5. "Máu và hoa" (1972-1977).
 Với những bài thơ như: Xin gửi miền Nam; Việt Nam máu và hoa; Nước non ngàn dặm . . . . được xem như là bản tổng kết về Tổ quốc Việt Nam anh hùng.
 * Thơ Tố Hữu từ năm 1978 trở lại đây được tập hợp trong 2 tập: "Một tiếng đờn"(1992) và :"Ta với ta"(1999). Là 2 tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu. Tố Hữu tìm đến với những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người. Thơ Tố Hữu vẫn kiên định thể hiện niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi con người.
 III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
 * Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.
 - Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu đúng lúc với sự giác ngộ cách mạng của nhà thơ.
 - Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu từ buổi đầu là cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân, càng về sau chủ yếu là cái tôi nhân danh của Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.
 * Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
 - Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, thậm chí mang tầm vóc của lịch sử và thời đại.
 - Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng của Tố Hữu chủ yếu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự, càng không phải là cảm hứng đời tư. Cảm hứng của Tố Hữu chủ yếu là hướng về tương lai, đặt niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng, khơi dậy niềm vui và lòng say mê với con đường cách mạng. Con đường thơ Tố Hữu là con đường của đời sống cách mạng của sự nghiệp chung. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc, cộng đồng chứ không phải vấn đề số phận cá nhân.
 * Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra.
 Đó là giọng điệu tâm tình ngọt ngào, là tiếng nói của tình thương mến.
 * Thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc.
 - Về nội dung: thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã đưa những tư tưởng, tình cảm cách mạng hoà nhập và tiếp nối truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc.
 - Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ, nhưng đặc biệt thành công trong các thể thơ truyền thống.
 Ngôn ngữ: Tố Hữu dùng lối nói, từ ngữ quen thuộc với dân tộc.
 Nhạc điệu: thể hiện chiều sâu tính dân tộc của nghệ thuật thơ Tố Hữu. Tố Hữu có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh điệu . . . , kết hợp với nhịp thơ tạo nên nhịp điệu phong phú của các câu thơ.
 IV. Kết luận.
 - Vị trí của thơ Tố Hữu: một thành công xuất sắc của thơ cách mạng, thơ trữ tình chính trị, kế tục truyền thống thơ ca của dân tộc.
 - Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật.
- Sức - Sức thu hút trong thơ Tố Hữu là niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà. 
	4. Luyện tập, củng cố:
	GV cho HS đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2 trong phần luyện tập.
*********************
Ngày soạn:3/10/2009
Tiết 23	
	Luật thơ
A. Mục tiêu bài học.
	- Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng,vần ,...của 1 số thể thơ truyền thống,từ đó hiểu thêm về những đổi mới sáng tạo của thơ hiện đại
	- Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ
B. Phương tiện - PP thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lược)
	3. Nội dung bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV cho học sinh đọc phần I trong SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
CH: Em cho biết khái niệm về luật thơ?
CH: ở Việt Nam có thể chia ra mấy nhóm thơ?
CH: Tiếng có vai trò như thế nào trong luật thơ?
CH: Tiếng gồm có mấy phần?
CH: Như vậy, những yếu tố gì quy định luật thơ?
CH: Em chỉ ra số tiếng, vần, nhịp, hài thanh?
CH: Em chỉ ra số tiếng, vần, nhịp, hài thanh?
CH: Gồm mấy thể chính?
CH: Em chỉ ra số tiếng, vần, nhịp, hài thanh?
CH: Gồm mấy thể chính?
CH: Em chỉ ra số tiếng, vần, nhịp, hài thanh?
CH: Em chỉ ra số tiếng, vần, nhịp, hài thanh?
 I. Khái quát về luật thơ.
 1. Luật thơ.
- Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp... trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
 - Các thể thơ Việt Nam có thể chia ra thành 3 nhóm chính:
 + Các thể thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát và hát nói.
 + Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt hay bát cú).
 + Các thể thơ hiện đại gồm năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ- văn xuôi...
 2. Tiếng quy định luật thơ.
 - Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu của dòng thơ, bài thơ. Tên gọi các thể thơ cũng phải căn cứ vào số tiếng.
 - Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu.
 + Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng thơ trước với dòng thơ sau.
 + Mỗi tiếng có thanh (B) hoặc (T) riêng.
 - Số tiếng và các đặc điểm của tiếng về cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp...là các nhân tố cấu thành luật thơ.
 II. Một số thể thơ truyền thống.
 1. Thể lục bát.
 VD: Đầu lòng hai ả Tố Nga
 Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
 Mai cốt cách tuyết tinh thần
 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
 - Số tiếng: 6-8.
 - Vần: + Vần lưng: tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát.
	 + Vần chân: tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thư 6 của câu lục.
 - Nhịp: nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4.
 - Hài thanh: âm tiết thứ 2,6 là thanh B, âm tiết thứ 4 là thanh T.
 2. Thể song thất lục bát.
 VD:
 Ai chẳng biết chán đời là phải
 Vội vàng chi đã mải lên tiên
Rượu ngon không có bạn hiền
 Không mua không phải không tiền không mua.
 - Số tiếng: + Cặp song thất: 7/7.
 + Cặp lục bát: 6/8.
 - Vần: + Cặp song thất có vần T.
	+ Cặp lục bát có vần B.
	+ Giữa hai cặp có vần liền.
 - Nhịp: + 3/4 ở cặp thất.
	+ 2/2/2 ở cặp lục bát.
 - Hài thanh: 
 + Cặp song thất lấy tiếng t ... 	* Gợi ý trả lời:
	- Cuộc sống, con người Việt Bắc.
	- Cảnh Vật, thiên nhiên Việt Bắc.
	- Kỉ niện về cuộc kháng chiến anh hùng.	
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
CH: Em nêu những nét chính về tiểu sử của tác giả?
CH: Về phong cách của Nguyễn Khoa Điềm có điều gì đáng chú ý?
CH: Em nêu xuất xứ của đoạn trích ?
CH: Em cho biết chủ đề của đoạn trích ?
CH: Theo Nguyễn Khoa Điềm thì đất nước có từ bao giờ ?
CH: Vậy đất nước ra đời gắn liền với gì ?
CH: Tiếp theo là sự cảm nhận đất nước từ các phương diện nào ?
CH: Về không gian địa lí thì đất nước là gì?
CH: Nhận xét của em về nghệ thuật của tác giả dùng trong đoạn này ?
CH: Đoạn thơ kết thúc nói lên điều gì ?
CH: Tư tưởng cơ bản trong phần này là gì?
CH: Em nhận xét gì về cách nhìn của tác giả đối với những thắng cảnh?
CH: Tiếp theo tác giả miêu tả gì?
CH: Khi nghĩ về 4000 năm đất nước, tác giả đã nói gì?
CH: Những người vô danh đã truyền lại cho con cháu những gì?
CH: Tư tưởng cốt lõi của phần này là gì?
CH: Ba phương diện đó là gì ?
 I. Tác giả.
- Về tiểu sử: Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng, học tập và trường thành trên miền Bắc những năm xây dựng CNXH, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
 - Về phong cách: Thơ Nguyễn Khoa Điều giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
 II. Tác phẩm.
 1. Xuất xứ.
 "Đất nước" trích phần đầu chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng" (1971-1974).
 2. Chủ đề.
 Đoạn trích nói về đất nước theo chiều sâu văn hoá lịch sử và trong sự gần gũi, thân thiết với đời sống hàng ngày của con người, với sự sống của mỗi người.
 III. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Đất nước- cội nguồn dân tộc.
 Khái niệm đất nước được tác giả soi sáng từ nhiều góc độ, dưới dạng lần lượt đặt ra và giải đáp các vấn đề: Đất nước có từ bao giờ ? Đất nước là gì ? Đất nước do ai làm ra và làm ra như thế nào ?
 - Nói về sự ra đời của đất nước, tác giả không nêu lên sự kiện lịch sử, những niên đại cụ thể, mà bằng cách nói hình ảnh có ngụ ý đã khẳng định đất nước có từ "ngày xửa ngày xưa . . ." trong truyện cổ tích, từ phong tục ăn trầu và tập quán bới tóc sau đầu của phụ nữ, từ lối sống chung thuỷ, nghĩa tình và biết nuôi chí bền để đánh giặc cho đến cách ở (làm nhà bằng tre có cái kèo, cái cột), cách ăn (nấu cơm bằng hạt gạo . . .) của người Việt.
 Tức là đất nước ra đời gắn liền với sự hình thành văn hoá, lối sống, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Tất cả đất nước đã trở thành gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hàng ngày của con người.
 - Tiếp theo là sự cảm nhận đất nước từ các phương diện đại lí, lịch sử không gian và thời gian (Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông).
Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ "Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng", truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của đất nước Việt Nam.
\ Về mặt không gian địa lí: đất nước không chỉ là núi, sông ,rừng, bể (Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc- Con cá ngư ông ngóng nước biển khơi), mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống của mỗi người:
 "Đất là nơi anh đến trường
 Nước là nơi em tắm"
 Với tình yêu đôi lứa "Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" và cũng là không gian sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ:
 "Những ai đã khuất
 .............................
 Dặn dò con cháu chuyện mai sau"
 Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc láy lại toàn phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nên hình tượng thơ mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ.
 - ở trên, chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử, đất nước được cảm nhận như sự thống nhất của các phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng động. Đến đây ý thơ dẫn đến điểm tập trung những suy nghĩ, cảm xúc về đất nước, cũng là điểm mấu chốt về tư tưởng trong phần một của đoạn thơ. 
"Trong anh và em........ đất nước".
 Đoạn thơ kết thúc bằng lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước, tuy là đoạn thơ chính luận, nhưng người đọc không cảm thấy là những lời "giáo huấn" mà chỉ như là một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân tình tha thiết.
"Em ơi em . . . đất nước muôn đời"
2. Đất nước của nhân dân- Đất nước của ca dao, thần thoại.
 Tư tưởng cơ bản của phần này là tư tưởng "Đất nước của nhân dân". Đây cũng là điểm quy tụ mọi cách nhìn về đất nước trong phần này, cũng là đóng góp của tác giả làm sâu sắc thêm ý niệm về đất nước của thơ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Cách nhìn của tác giả về những thắng cảnh, về đạo lí là cách nhìn có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ. Những cảnh quan thiên nhiên kì thú gắn liền với đời sống dân tộc, nó chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với con người, được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và qua lịch sử của dân tộc. Những cảnh quan thiên nhiên gắn liền với những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: là sự thuỷ chung trong tình yêu. Nếu không có những người vợ mỏi mòn nhớ chồng qua những cuộc chiến tranh và li tán thì làm sao có sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Nếu không có tình yêu thuỷ chung thì đâu có hòn Trống Mái.
 -Truyền thống anh hùng bất khuất, tinh thần đoàn kết, tình nghĩa.
 -Đức tính cần mẫn, sum vầy, chí khí tự lập, tự cường.
 -Khát vọng bay bổng, tinh thần hiếu học.
 Đoạn thơ bằng cách quy nạp một loạt hình tượng để đưa đến một khái quát sâu sắc: "Và ở đâu trên khắp. . . núi sông ta".
 - Khi nghĩ về 4000 năm của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh đến vô vàn những con người vô danh, bình dị: 
"Trong bốn nghìn . . . đất nước"
 Tiếp theo tác giả triển khai thêm ý: những con người vô danh, bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước, của dân tộc: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, cả tên xã, tên làng . . . họ cũng là những con người khi "Có giặc ngoại xâm thì chống giặc ngoại xâm- Có nội thù thì vùng lên đánh bại".
 - Mạch suy nghĩ của đoạn thơ dẫn đến tư tưởng cốt lõi, điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình ở cuối đoạn: "Đất nước này là đất nước của nhân dân". Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích: "Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại".
 Trong kho tàng ca dao dân ca ở đây, tác giả chỉ chọn lọc 3 câu để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:
 + Thật say đắm trong tình yêu: "Yêu em từ thuở trong nôi".
 + Quý trọng tình nghĩa: "Quý công cầm vàng những ngày lặn lội".
 + Thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu: "Trồng tre đợi ngày thành gậy- Đi trả thù mà không sợ dài lâu".
 Chúng ta bắt gặp một cách vận dụng vốn ca dao dân ca sáng tạo, không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý, hình ảnh của câu ca dao nhưng vẫn gợi nhớ đến câu ca dao và trở thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài.
 IV. Tổng kết.
 "Đất nước" là đoạn thơ trữ tình, chính luận. Chất chính luận ở đây là nằm trong ý đồ tư tưởng của tác giả: thức tỉnh tinh thần của dân tộc, của thế hệ trẻ thành thị miền Nam, để dứt khoát trong sự lựa chọn đứng về phía nhân dân và cách mạng, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra hết sức quyết liệt. Đoạn thơ thể hiện được điểm mạnh của thơ Nguyễn Khoa Điềm: kết hợp cảm xúc và suy nghĩ, chính luận và trữ tình.
Hướng dẫn đọc thêm:
đất nước
	- Nguyễn Đình Thi -
	GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS trả lời:
	1. Bài thơ chia làm 2 phần.
	a. Phần 1: Hoài niệm của nhà thơ về hình ảnh mùa thu ở Hà Nội và mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc.
	- Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ:
	+ Cảm giác được nảy sinh trong một buổi sáng mùa thu.
	+ Mùa thu được hiện ra với những cảnh vật và con người cụ thể và sinh động.
	- Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc:
	+ Mùa thu hiện ra với những bức tranh cụ thể: hình ảnh, chi tiết bình dị, dân dã, khoẻ khoắn và tươi vui.
	+ Không gian rộng lớn bao la, không còn vắng lặng, hiu hắt nữa mà rộn ràng, nhộn nhịp những hoạt động.
	+ Tâm trạng chủ thể trữ tình biến đổi rõ nét.
	b. Phần 2: Đất nước trong đau thương căm hờn đã đứng lên chiến đấu.
	- Sự khốc liệt của chiến tranh.
	- Hình ảnh đất nước trong dau thương đã đướng lên chiến đấu.
	=> Đất nước là bài thơ hay nhất của đời thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ này cũng rất tiêu biểu cho cái nhìn nghệ thuật của ông về đất nước. Ông là nhà thơ của đất nước trong đau thương. Đất nước soi bóng vào tâm hồn ông, bộc lộ rõ nhất vẻ đẹp trong khổ đau, trong gian nan, vất vả, nhọc nhằn.
	***********************
Ngày soạn: 18/10/2009.
Tiết 30
	Luật thơ (tiếp)
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	Qua việc phân tích các yếu tố : tiếng , vần , nhịp ,...của 1 số đoạn thơ thấy rõ sự giống và khác nhau của các thể thơ hiện đại và truyền thống
	B. Phơng tiện- PP thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lợc)
	3. Nội dung bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV viết bài tập lên bảng. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS và cho HS làm bài tập.
CH: Em hãy phân biệt điểm giống và khác nhau giữa bài "Mặt trăng" và 2 khổ thơ trích trong bài "Sóng" của Xuân Quỳnh?
CH: Em hãy chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ trên?
CH: Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp trong khổ thơ trên?
CH: Em hãy chỉ ra số câu, tiếng, vần, cách ngắt nhịp, hài thanh trong bài thơ "Mời trầu"?
CH: Em hãy chỉ ra vần, cách ngắt nhịp, hài thanh trong khổ thơ trích trong bài "Tràng giang" của Huy Cận?
Bài tập 1:
* Giống nhau:
- Số tiếng.
- Gieo vần: giãn cách (thế/ trẻ; em/ lên)
* Khác nhau:
- Số dòng.
- Nhịp: 3/2 (thơ mới).
- Không theo quy định hài thanh của thơ cũ: (có sự hài thanh B- T)- âm tiết 4 và 6 ngược thanh. sự đối chọi hài hoà giữa dòng 1 và dòng 2, dòng 2 và dòng 3, dòng 3 và dòng 4.
Bài tập 2:
- Cách gieo vần: 
+ Vần chân (dòng 1,2,4) .
+ Vần liền (trong, lòng).
- Cách ngắt nhịp:
+ Câu 1: 2/5.
+ Câu 2: 4/3.
+ Câu 3: 4/3.
+ Câu 4: 4/3.
Bài 3:
Quả cau nho nhỏ /miếng trầu hụi
 T B B T T B B
Này /của Xuõn Hương /mới quệt rồi
 B T B B T T B
Cú phải duyờn nhau/ thỡ thắm lại
T T B B T T
Đừng xanh như lỏ,/ bạc như vụi.
 B B T T B B
Tiếng
1
2
3
4
5
6
7
Niờm
Đối
1
B
T
B
b
vần
2
T
B
T
vần
Đối
3
T
B
T
4
B
T
B
vần
 Vần: vần chõn, gieo vần cỏch 
Nhịp: 4/3 như cỏch ngắt nhịp của thất ngụn đường luật
Bài 4:
Súng gợn tràng giang buồn điệp điệp
 T T B B B T T
Con thuyền xuụi mỏi nước song song
 B B B T T B B
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
 B B T T B B T
Củi một cành khụ lạc mấy dũng
T T B T 
Tiếng
1
2
3
4
5
6
7
Niờm
Đối
1
T
B
T
2
B
T
B
vần
Đối
3
B
T
B
4
T
B
T
vần
	4. Củng cố, luyện tập:
	- GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK (trang 107).

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 12tiet 2230.doc