Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Thương nhơ mười hai

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Thương nhơ mười hai

Nhưng tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế? Kíêng theo tập tục? Kiêng vì mê tín? Hay kiêng như thế thì có may mắn thực?

Tôi không biết. Chỉ thấy rằng ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. Và tôi chắc rằng con tôi, cháu tôi, có thể có óc khoa h95ọc hơn tôi, nhưng rồi cũng cứ sẽ kiêng như thế. 0

Lúc ấy, lễ giao thừa đến xong rồi. Giấc ngủ lúc hai ba giờ về sáng ngon lành hơn cả bao giờ. Gặp ngày thường thì năm giờ sáng đã có người đi lại ở ngoài đường rộn rã, nhưng sáng ngày mồng một tết, người ta ngủ muộn mà không sợ ai khinh động giấc ngủ của mình. Bảy giờ, và có khi hơn bảy giờ mới dậy.

Nằm ở trên giường mở mắt nhìn thì thấy cả cái nhà mình mới hẳn ra, cửa vẫn đóng kín mà lại sáng như cái động. Thì ra đèn nến ở trên các bàn thờ để suốt đêm không tắt, nhang vòng vẫn cháy đưa ra một mùi thơm ngạt ngào hoà với hương hoa, hoà với gió đàn của những cánh đồng bao la lùa qua cửa sổ, hoà với tiếng của mùa xuân về trong ý nhạc lời thơ. Rõ ràng anh mở mắt nhưng cảm như thấy tổ tiên mình về ngự ở trên bàn thờ trò chuyện với nhau, và phù hộ cho con cháu thực. Âm dương không còn cách biệt xa vời nữa. Dương quang không phải chỉ đầm ấm trong hơi sương ngọt ở ngoài kia, nhưng ngay ở trong mạch máu của mình. Anh thấy sinh khí len khắp nhựa cây mạch đất và thấm cả vào trong da trong thịt của anh. Khúc nhạc hồn non nước thấm nhuần anh, thử hỏi anh không yêu Việt Nam, nghĩ Việt Nam và cảm Việt Nam sao được.

 

doc 83 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Thương nhơ mười hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Bằng:::
THƯƠNG NHƠ MƯỜI HAI
Tết - Hỡi cô mặc cái yếm xanh
Nhưng tại sao cứ đến ngày Tết chẳng ai bảo ai mà thiên hạ cứ tự động kiêng như thế? Kíêng theo tập tục? Kiêng vì mê tín? Hay kiêng như thế thì có may mắn thực? 
Tôi không biết. Chỉ thấy rằng ông bà tôi kiêng, rồi cha mẹ tôi kiêng thì đến tôi, tôi cũng cứ theo thế mà kiêng luôn. Và tôi chắc rằng con tôi, cháu tôi, có thể có óc khoa h95ọc hơn tôi, nhưng rồi cũng cứ sẽ kiêng như thế. 0
Lúc ấy, lễ giao thừa đến xong rồi. Giấc ngủ lúc hai ba giờ về sáng ngon lành hơn cả bao giờ. Gặp ngày thường thì năm giờ sáng đã có người đi lại ở ngoài đường rộn rã, nhưng sáng ngày mồng một tết, người ta ngủ muộn mà không sợ ai khinh động giấc ngủ của mình. Bảy giờ, và có khi hơn bảy giờ mới dậy. 
Nằm ở trên giường mở mắt nhìn thì thấy cả cái nhà mình mới hẳn ra, cửa vẫn đóng kín mà lại sáng như cái động. Thì ra đèn nến ở trên các bàn thờ để suốt đêm không tắt, nhang vòng vẫn cháy đưa ra một mùi thơm ngạt ngào hoà với hương hoa, hoà với gió đàn của những cánh đồng bao la lùa qua cửa sổ, hoà với tiếng của mùa xuân về trong ý nhạc lời thơ. Rõ ràng anh mở mắt nhưng cảm như thấy tổ tiên mình về ngự ở trên bàn thờ trò chuyện với nhau, và phù hộ cho con cháu thực. Âm dương không còn cách biệt xa vời nữa. Dương quang không phải chỉ đầm ấm trong hơi sương ngọt ở ngoài kia, nhưng ngay ở trong mạch máu của mình. Anh thấy sinh khí len khắp nhựa cây mạch đất và thấm cả vào trong da trong thịt của anh. Khúc nhạc hồn non nước thấm nhuần anh, thử hỏi anh không yêu Việt Nam, nghĩ Việt Nam và cảm Việt Nam sao được. 
*
* *
Từ mấy hôm trước, người vợ đã dặn đi dặn lại các con: ngày tết không được quét nhà, vì sợ đuổi thần tài ra cửa, không được đánh vỡ chén bát để tránh đổ vỡ suốt năm, không được khâu vá vì kim chỉ tượng trưng cho công việc làm ăn vất vả. 
Bây giờ kiêng thế là giản tiện nhiều rồi đấy, chớ ngày xưa các cụ còn kiêng gọi tên con khỉ, con chó, con lợn vì nói đến tên chúng thì không may mắn; người làm ruộng kiêng nói đến tên “cầy” trước khi cúng cái cày; các gia đình lễ giáo kiêng viết lách trước khi làm lễ khai bút, còn các nhà buôn bán thì kiêng bán hàng trước khi làm lễ tiên sư ở quầy hàng để xin trời đất phù hộ cho buôn may bán đắt. 
Tất cả những sự kiêng kị đó, chồng con đã biết quá đi nhưng năm nào người vợ cũng cứ phải nhắc đi nhắc lại như thế, tuồng như không nhắc thì không chịu được. 
Con cái trong nhà mà tỏ vẻ hoài nghi về các sự kiêng kị đó thì gọi là còn lôi thôi rầy rà. Là vì người vợ cho rằng tất cả những sự kiêng kị đó không phải là dị đoan, nhưng là tin tưởng. 
Phải. Tại sao Tết lại đặt vào ngày cuối và đầu năm âm lịch, mà không đặt vào ngày nào ấm áp như Đoan Ngọ hay Thất Tịch? ấy là vì tổ tiên ta lúc chọn ngày để đặt Tết Nguyên Đán đã có một ý định là đem lại cho Tết Nguyên Đán một sự phù hợp với tính chất sinh hoạt dân tộc: các cụ chọn một ngày rảnh nhất, một ngày có ý nghĩa nhất trong một năm để tưởng nhớ đến ông bà, rước xách thờ cúng và nghỉ ngơi cho khoẻ. 
Đặt vào ngày cuối Đông đầu Xuân, ngày Tết Nguyên Đán còn có một thâm ý sâu xa hơn nữa: theo Từ Nguyên, xuân có nghĩa là “trai gái vừa lòng nhau”, xuân là cựa động, băng giá tan hết, muôn vật đến mùa xuân đều cựa động mà sống lại. Từ quan niệm ấy, người mình tiến đến tín ngưỡng thờ Thần Đất. Họ tin rằng trong không, thời gian mà Thần Đất vắng mặt trên trần thì không ai được động chạm đến đất như cày bừa cuốc xới đất lên hay giã gạo làm cho vang động đất. Ngày Tết, do đó, có ý nghĩa là đón đợi sự trở về của Thần Đất: người ta chờ lúc cây cối đâm lộc nảy mầm, muôn vật trở lại cuộc sống bình thường, chỉ sợ vì một cớ gì bí mật, không phồn thịnh và sản xuất như xưa nữa. Họ tin rằng nếu không kiêng kị thì Thần Đất không phù hộ loài người và sẽ làm cho cây cối, con người, súc vật, của cải không thể nào phát triển. Đến bây giờ, người Tây mặc dầu có tiếng là văn minh đáo để cũng vẫn có những sự tin tưởng như vậy, thế thì ta tin tưởng nếu kiêng thì Thần Đất phù hộ cho mọi vật tăng gia sản xuất, chẳng có chi là kì quặc. 
Tục tiễn ông táo, tục không quét nhà, tục xông đất thoát thai từ sự tin tưởng đó. Có người bảo rằng sự tin tưởng đó có từ lúc dân ta bắt đầu định cư và sống về nghề nông. Có từ lúc nào cũng được, nhưng tựu trung thì cũng chẳng có hại gì, vì tin Thần Đất như thế cũng như thờ cúng ông bà cha mẹ, ai cũng phải nhận là một tục hay mà người phương Tây không thể cho là dị đoan, mê tín. 
Người chồng không có ý kiến gì hết, nhưng cảm thấy rằng ngày Tết, mọi người đều kiêng cữ mà mình không kiêng thì mình không được yên tâm. Vì thế, mặc dầu viết báo đôi khi chế giễu tục này tục nọ của ngày Tết, mà về với gia đình anh ta vẫn kiêng kị như ai và cảm thấy có một thích thú nhẹ nhàng, kín đáo trong sự kiêng kị đó. Kiêng như thế có “ăn tiền” không, cái đó không cần lắm; nhưng cần là làm như thế mình hoà đồng với đồng bào, mình tự động đoàn kết với anh em và, cũng như mọi người, mình cũng nuôi một hoài bão là năm mới có tiến bộ mới và sự tiến bộ đó, muốn đạt, phải nghiêm chỉnh nghênh đón một cách trang trọng từ ngày đầu năm. 
Người ta thăm viếng nhau, chúc tụng nhau chính là để thi hành nghiêm chỉnh sự tiến bộ đó và, làm như thế, họ muốn cho năm mới không xúi quẩy, trái lại, tươi tốt bằng năm bằng mười năm cũ. Tục cắm nêu, vạch vôi vẽ cung tên nhằm không cho quỷ ma quấy nhiễu là mong cho sức khoẻ tốt hơn, tục quẩy nước sáng mồng một đổ đầy chum vại là mong cho của cải đề đa, còn tục “bán dại” ở Nghệ Tĩnh trở vào Thừa Thiên ngày trước là mong cho trí óc mở mang, khôn ngoan, minh mẫn hơn năm cũ. 
Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Vừa lúc đó, ở ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hoà, người dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ. 
Có ai ở tỉnh thành ăn tết ngày mồng một rồi đến mồng hai, mồng ba đi về những vùng đất thơm ngát hoa đồng cỏ nội mới thật thấy cái tết của ta đẹp biết ngần nào, êm ái biết ngần nào. Người nông dân vất vả quanh năm, được mấy ngày ấy nhất định nghỉ không ra đồng. Chè chén đã đành rồi, nhưng tội gì mà chẳng vui chơi để giải quyết sự thèm khát giảỉ trí mà vua quan ngày trước không hề nghĩ tổ chức bao giờ. Vì thế, nghe thấy đầu xuân có hát tuồng cổ “Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tướng” hay “Dự Nhượng tam đả long bào”, ở cách xa nơi họ ở dăm mười cây số, họ cũng cố đi xem cho kì được. Tuy vậy, vẫn cứ “tưng tức thế nào” cho nên tại vài làng mát mặt ở Bắc Việt, các đàn anh vào dịp tết vẫn rủ nhau rước ả đào, tuồng cổ, phường chèo về diễn cho mọi người xem và được người ta nhớ mãi: 
Sang xuân đình đám vui như tết
Hết đám làng bên lại đám làng
Em nhớ đào Nhâm phường Đặng Xá
Đóng bà Thị Kính mắc hàm oan.
Thị Mầu chòng ghẹo mà không chuyển,
Nhâm có đôi bàn tay rất ngoan.
Phần tôi nhớ nhất là một năm ăn Tết ở Huế, đánh bài chòi nghe hát hôm mồng hai rồi đến mồng ba vào Hà Tĩnh, thăm một người bạn ở làng Thượng, được em gái bạn dắt đi xem tuồng “Triệu Tử Long phò A Đẩu”, rút trong Tam Quốc. Thế thì có gì lạ? Quảng Lạc, Sán Nhiên Đài lại không thủ tuồng đó hay sao mà lại phải lặn lội vào tỉnh Hà Tĩnh để xem? 
Không bao giờ tôi quên được đặc trưng của vở tuồng cổ đó, mà theo người em gái của bạn tôi kể lại thì Tết nào làng này cũng chỉ diễn một đoạn ấy thôi – kì hơn nữa là diễn ban ngày, trong khi mọi người đi lại nhộn nhịp trên bờ sông thật. Bởi vì khung cảnh toàn là thật cả, chớ không phải vẽ như ở trong rạp hát: sông thật, người thật, thằng nhỏ thật, thuyền thật Diễn viên, từ ở trong đám người đi lại trên sông tiến ra, làm điệu bộ và hát, rồi nhảy từ thuyền nọ sang thuyền kia thực, múa gươm, chuyển từ hát khách sang tẩu mã trước những lời khen lao nức nở của các o đứng nấp đàng sau những cột đình cười tít cả mắt đi. 
Thôi thì ngày Tết ở đâu mà không vậy, trai gái dù là theo lễ giáo đến mấy đi nữa cũng cứ có quyền đùa rỡn, chuyện trò ve vãn nhau, ai cấm ?! Có chàng trai tán tỉnh xa xôi: 
Xuân về nở thắm muôn đào, 
Xuân về nở thắm lòng ta, lòng nàng. 
Có cô thiếu nữ đa tình khuyến khích: 
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ, 
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau. 
Nhưng cũng có chàng trai ngổ ngáo “dăng dện” sát sạt hơn: 
Hỡi cô mặc cái yếm hồng, 
Đi trong đám hội có chồng hay chưa? 
Có cô mặc cái yếm xanh, 
Đứng trong vườn quýt cho anh phải lòng! 
Bao nhiêu lời tán tỉnh khéo léo nhất, thanh niên nam nữ đều đưa ra hết và họ chơi đùa thả cửa, chơi bất cần luân lí của quan lại phong kiến đưa ra để giam giữ họ trong tù ngục của tình yêu: ở đâu cũng có hát ví, kéo co, đánh cờ người, đá cầu; ở Phủ Quỳ (Nghệ An), Lang Chánh (Thanh Hoá), Bảo Lạc (Hưng Hoá), trai gái dắt nhau đi chơi một đêm một ngày ở trong hang, thổi khèn, hát đúm, uống rượu, tung còn, tìm nơi thanh vắng để tỏ tình yêu thương mùi mẫn; ở Vĩnh Yên có thi vật; ở Bắc Ninh, Phú Thọ có món đánh phết; ở Tích Sơn (Hưng Hoá), làng Yên Đổ (Hà Nam) có trò đuổi lợn, đuổi cuốc trong ngày Tết; ở Thụ Cấm (Hà Đông) có thổi cơm thi, thổi xôi thi; ở Thanh Hoá có “Tết cơm cá”, ở hầu hết Bắc Việt có lễ “trâu”, lễ “tróc ngư” Trong bất cứ cuộc vui nào, trai gái cũng kề vai sát cánh, và công nhiên đú đởn với nhau mà không sợ ai dị nghị. Theo tôi, tình tứ nhất và hứng lòng nhất là dún đu 
Dún mình như thể dún đu 
Càng dún càng dẻo, càng đu càng mềm 
Ngày Tết, bước ra khỏi Hà Nội một hai cây số ta có thể thấy ở bất cứ làng nào cũng có trồng một vài cây đu để cho trai gái trong làng hay những vùng quanh đấy đến dún dẩy với nhau. Thường thường các cụ trong làng cứ vào khoảng hai mươi nhăm, hai mươi sáu tháng chạp đã cho tuần tráng đi đẵn tre để trồng đu. Tết đến, trai gái dún với nhau từ bảnh mắt cho đến tối. 
Cây đu làm bằng tám cọc tre, trồng rất chắc dưới đất vì trồng càng chắc thì dún càng khoẻ. Cái ngáng đu vận bằng rơm, giữ hai hàng cột gioãng ra hai bên. Trên đỉnh, phất phới một hai lá cờ đuôi nheo. Thường thường, đu trồng không đủ để cho trai gái dún, thành ra đúng như lời thơ của nhà nữ thi sĩ: 
Người thời lên đánh kẻ ngồi trông. 
Trông cho thích mắt đã đành, nhưng nhiều khi là đợi đến phiên mình dún. Đu càng cao, các cô, các cậu càng đưa mạnh. Các cậu cố dún. Các cô ưỡn thêm lên. 
Trai đu gối hạc khom khom cật, 
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng 
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, 
Hai hàng chân ngọc duỗi song song () 
Đu lên bổng, chiếc áo nâu non của cô gái dan díu với chiếc áo the thâm của chàng trai, đôi dải yếm lụa quấn quýt lấy chiếc quần hồ trắng bốp hai lá cờ đuôi nheo cũng phải rung lên một cách đa tình. Yêu mấy ơi cô gái tuyết trinh chưa biết trăng gió là gì, thế mà đứng chờ bắt đu trông thấy dải yếm cô nàng và tà áo của chàng trai quấn quýt lấy nhau cũng đỏ hồng đôi má và lờ đờ cặp mắt lá khoai 
Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu rõ tại sao nước ta bị đặt dưới ngàm của vua quan phong kiến mà những phong tục tết đó chống đối luân lí phong kiến ra mặt, vẫn cứ tồn tại mà bọn phong kiến không làm gì diệt được. Có người bảo rằng vì họ tàn ác nhưng lại giả đạo đức nên không dám diệt trừ thẳng tay vì đó là tàn dư của chế độ tạp giao thời nguyên thủy mà lại nặng về phần tín ngưỡng – nếu nhất thiết ngăn cấm thì ảnh hưởng ngay đến mùa màng sản xuất của t ... an trái tim anh lúc ấy đập mạnh hơn vì máu chảy dồn dập và nóng hổi. 
Lúc ấy, nhà đã trang trí xong xuôi. Đèn nến thắp la liệt trên bàn thờ. Nhìn vào chỗ nào cũng thấy khói hương nghi ngút. Cây đào và những cánh mẫu đơn in bóng lên tường làm cho anh ngỡ mình đương đứng trước một bức tranh cổ của Tàu. ở ngoài kia, có tiếng gì nhỏ bé như tiếng sóng xa xa mà lại như tiếng đàn hát của thần tiên, tiếng chuyển mình của sông hồ, của lộc cây, của giàn hoa thiên lí? 
Người chồng ngờ đó là tiếng của mùa xuân, nhưng không nói cho ai biết, lẳng lặng mở bình Mai Quế Lộ, rót ra hai cốc nhỏ mời vợ một, còn mình uống một. Thỉnh thoảng, ở ngoài sân lại có tiếng tạch, tiếng đùng: ấy là lúc các trẻ trong nhà bắt đầu “đốt pháo một” tung lên trời. Mùi thuốc pháo thơm thơm bay vào trong nhà, lảm cho cả vợ cả chồng hơi ngột, nhưng ngột một cách du dương. 
Trong khi ấy, từ xa xa vọng lại tiếng ống bương nện xuống đất đều đều, hoà với những tiếng hát trầm trầm, bổng bổng của những em đi “súc sắc súc sẻ” ca ngợi sự hoà ấm của gia đình “có rồng ấp trên giường cao, có rồng chầu dưới giường thấp” và chúc cho ai nấy “sinh đẻ những con tốt lành, những con như tranh, những con như vẽ”, sống lâu một trăm tuổi lẻ mà lại giàu có đề đa, có voi buộc trong tàu, có ngựa giỡn nhau trên cỏ 
Cái tết đẹp nhất, mê li nhất chính là ở vào giây phút thần tiên đó. Lát nữa, cúng kiến trời đất tổ tiên xong rồi, người vợ thoa tí phấn, điểm một giọt hồng lên má rồi bận cái áo nhung màu hoa sim cùng chồng vả con mở cửa đi ra đền Ngọc Sơn, rẽ sang đình Hàng Trống, đi lên Hồ Tây, vào đền Quan Thánh lễ giao thừa, rồi người thì cầm cành lộc, người cầm hương lộc, đi thong thả về nhà, sự mê li còn gấp trăm gấp ngàn lần nữa. 
Những đêm như thế thường thức cho đến gần sáng bạch cả nhà mới đi nằm. Là vì về đến nhà, còn bao nhiêu việc nữa chớ đã được nghỉ ngay đâu. Mở cửa vào xông đất lấy. Khoái và Lăng chạy ngay vào buồng khách lấy bánh pháo Điện Quang dòng từ trên mái xuống đốt lấy may; vợ thì lễ xì xà xì xụp; xong rồi cả nhà quay ra ăn uống, nếm thứ này một tí, nếm thứ kia một tí, rồi trò chuyện, rồi lập chương trình đánh tam cúc và rút bất, bắt đầu từ tối mồng hai, rồi chồng mở hàng cho vợ; vợ mở hàng cho con ối, cứ thức đến sáng bạch cũng vẫn cứ được đi, nhưng sợ là mai mệt nên hai ba giờ sáng phải đi ngủ cả. 
Chẳng biết lũ trẻ đi nằm như thế thì có ngủ được không, chớ người chồng mơ lại lúc mình còn nhỏ, nhớ mang máng rằng giấc ngủ đêm ba mươi tết chập chờn, không mấy khi ngon. ấy là tại vào cái thuở thanh bình ấy, pháo đốt suốt cả đêm không ngớt một phút nào, người đi lễ đông nườm nượp, lại thêm có những người có lẽ vì vui quá cứ ngửa mặt lên trời đi ngâm thơ bô bô ở ngoài đường! 
Ôi những đêm giao thừa xa xôi, những đêm giao thừa cực lạc, đi không bao giờ trở lại, ta chẳng còn thấy thần thánh xuống trần để vui cuộc đời trần tục, ta chẳng còn thấy Đức Tin ngời lên trong ánh mắt của muôn người Cố nhân ơi, cố nhân đem theo biết bao nhiêu hương vị đậm đà của kiếp sống khiến cho những giao thừa còn lại chỉ là thừa mà thôi 
Em ở mình đây, trời nắng lắm, 
Sài Thành không biết có xuân sang. 
Một đêm trăng khuyết đầy thuơng nhớ 
Đất Bắc xa vời không tiếng vang. 
 Ôi, vườn dâu cũ ai cười đó, 
Xào xạc bên sông tiếng chợ tàn. 
Mưa bay đầy ngõ hoa đào rụng, 
Này đã giao thừa pháo nổ ran 
*
* *
ờ phải, ở đây pháo cũng nổ giao thừa, nhưng còn đâu là bầu không khí dịu hiền của những ngày trước nữa. Bao nhiêu bè bạn giờ nầy đây đã về với gia đình. Người chồng cô chích cảm thấy mình lẻ loi, xa vắng hơn cả bao giờ hết, đi tha thẩn một mình trên các đường phố giới nghiêm, thỉnh thoảng lại có bóng một gã công an chìm và cảnh sát cùng quân cảnh bảo vệ an ninh trong bóng tối. 
Xa xa, tiếng súng nổ như điên. 
Không đâu, năm nào đến tết cũng ngưng bắn vài chục tiếng đồng hồ: mình thừa đạn thì nổ thay pháo chớ không phải là diệt địch, cứ yên tâm uống rượu, và tán láo, đừng có sợ! Chao ôi, chơi bời láo lếu mà thấy an ninh được bảo vệ kĩ càng như thế, mình lại càng thấy yêu Sàigòn không biết chừng nào. Có những nhà hàng mở cửa suốt đêm. Có những quán cà phê bày bàn ghế ra hè nhiều gái chơi bời ngồi đợi khách hơn là khách vào uống rượu. Lại cũng có những phòng trà có ca nhạc hai ba giờ sáng mà vẫn có người vào nghe. 
Kì chưa, thế thì họ không lễ giao thừa à? Họ không kiêng cữ gì à? Họ không cần biết xông đất là gì à? Họ khoa học như Mỹ, không tin dị đoan chăng? Hay là khói lửa và sự chật vật trong cuộc sống đã làm lệch lạc đầu óc họ? Người mắc bệnh sầu thương cố lí, không lệch lạc đầu óc, mà cũng không bài xích dị đoan, ngồi ở đầu ngọn gió lạnh giao mùa, nhìn hàng tiếng đồng hồ vào trong bóng tối đêm ba mươi không nói, không rằng, đứng dậy, trả tiền đi thong thả trên con đường vắng ngắt. Đèn Sàigòn sáng lắm, nhưng đêm ba mươi tháng chạp thì ngửng lên trời làm sao thấy được mây lưu lạc, mà tiếng nhạc “sun” ầm ĩ như thế thì nghe làm sao thấy “tiếng sóng nhỡ nhàng ở bến cũ cây đa”? 
Đêm ấy, trên con gác nhỏ leo lét một ánh đèn mệt nhọc, có một người nhớ da diết giao thừa Bắc Việt, ngồi dở những trang sách cũ xem lại những tranh con gà con lợn. Tội nghiệp, sinh vào cái thời loạn, ở ngay trên chính đất nước mình mà không có lấy mấy bức tranh con gà con lợn thực để mà coi, phải dở đồ giả chụp lại đem ra ngắm! Tự nhiên anh cảm thấy có một cái gì làm cho da dẻ tê tê, gờn gợn lạnh. Đã mấy chục năm nay, anh ta không còn được trông thấy những bức tranh gà lợn thực, đưa lên mũi ngửi mùi giấy, mùi mực, mùi màu thực của những bức tranh ấy nữa. Đêm nay, nghe tiếng pháo của nhà ai nổ vang ở chung quanh, người tương tư Bắc Việt không biết làm gì, giở lại những bức tranh gà lợn giả lên coi, cảm thấy da dẻ tê tê, lành lạnh chính là vì anh thấy hiện lên ở trên những bức tranh chụp lại, vẽ lại đó không biết bao nhiêu kỉ niệm xa xưa đã được khâm liệm trong trí óc. 
Đó là những kỉ niệm lúc còn nhỏ bé ở căn nhà thấp lụp xụp phố Hàng Gai, còn cụ tổ, còn bà nội, bà ngoại, còn cha mẹ, còn đông đủ anh em chú bác. 
Năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày cuối năm mẹ tôi đi sắm tết về cũng mua cho anh em chúng tôi một cuộn chừng chín mười tờ tranh vẽ trên giấy Đáp Cầu, dọc chừng một gang tay rưỡi, ngang chừng bốn gang hay hơn một chút. Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dứa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Luỹ, cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v... Bức nào cũng xanh đỏ loè loẹt, bức nào cũng có những nét hóm hỉnh mà ngây thơ, bức nào cũng làm cho chúng tôi thích thú. Và năm nào cũng vậy, anh em chúng tôi cũng tranh giành nhau những, bức tranh gà lợn đó, có khi đến đánh nhau; nhưng rút cục thì anh em thoả thuận dán đầy cả lên tường để ngắm chung và làm như thế thì nhà tôi, đương bình thường, vụt hiện ngay ra một quang cảnh Tết vui tươi khác thường, tưng bừng nhộn nhịp không chịu được. 
Sau này, lớn lên một chút, đi học Tây, tôi lên mặt hợm, coi thường những tranh ấy và cho là “quê một cục” vì hàng ngày học sử Hy Lạp, tôi thường thấy những bức hoạ của Gauguin, Léonard de Vinci và tôi nghĩ rằng tranh như thế mới là tranh, vẽ như thế mới là vẽ, chớ cứ quanh đi quẩn lại chỉ có mấy chú chuột thổi kèn tàu, Chức Nữ mặt méo xẹo, mà lại có đuôi gà, cóc đi học quạt lò mà cái ấm lại to hơn cóc thương làm sao cho nổi! ấy là cái lúc tôi lai Tây, học sử địa “Nước tôi tên là xứ Gaulle, tổ tiên tôi là người Gaulois” và tôi tưởng rằng cái quan niệm mới mẻ ấy sẽ cứ tồn tại mãi, rồi trưởng thành, rồi già nua trong đầu óc tôi như thế mãi. Hoá ra tôi lầm. Thôi trường ra, đi lang bạt nay đó mai đây xa nhà cửa ông bà, xa quê hương bác mẹ, cái gì làm cho tôi nhớ nhất, ấy là cái tết, mà nhớ đến tết, cái mà tôi không thể nào quên được, ấy là những bức tranh gà lợn. 
Kế đó là thời kì chè rượu bê tha, nằm ở một cái phòng chật hẹp ở phố Hàng Đồng hút thuốc phiện, bị cả họ khinh khi, nằm bẹp gí trên một cái giường mệt nhọc, hút thuốc tối ngày rồi đợi đến đúng trưa ngày ba mươi thì trở dậy đi mua một cành mai vàng về cắm trong một cái cốc dơ và dán ở đầu giường bức tranh “Chức Nữ Ngưu Lang” để mỗi khi hút xong một điếu lại lơ mơ ngắm bức tranh, tự ví mình với Ngưu Lang bị trời đày, chư tiên ở trên trời khinh bỉ “nhưng đây nọ có cần”, một ngày kia làm chuyện lớn, khối anh xúm lại mà nịnh như nịnh Tô Tần ngày trước. 
Một thời gian qua đi nữa rồi đến thời kì bỏ thuốc, sống với vợ con theo đúng một anh “chân chỉ hạt bột”: cứ mỗi khi tết đến thì vợ, không do ai bảo hết, cũng làm đúng như mẹ mình ngày trước, cứ mỗi khi tết đến thì lại mua mấy bức tranh gà lợn về để cho con dán lên trên tường. 
Thì ra những bức tranh gà lợn đó không phải chỉ hoà đồng với tôi, nhưng hoà đồng với vợ, với con tôi như thế, có lẽ vì chúng tượng trưng cho tinh thần dân tộc Việt Nam mà chúng tôi không biết. Tường tết mà vắng những tranh ấy mình cảm thấy nhớ nhung. Tết mà không mua tranh ấy dán lên tường, mình thấy chưa phải hoàn toàn tết. 
Tôi nhớ có nhiều khi cứ suy nghĩ vẩn vơ như thế và nói mãi cho con nghe ý nghĩa những bức tranh gà lợn, mình thành ra bị ám ảnh và đến lúc nhắm mắt ngủ thì nằm mê – mê thấy hiện ra những cảnh chuột đi hai chân như người thật, lợn con lội qua sông, mê thấy Đinh Tiên Hoàng đứng điểm binh như một ông tướng Đức, mê thấy cá chép đi cà kheo lộc cộc trên cầu Thê Húc. Tất chỉ những thứ đó hiện ra rồi biến đi trong một thế giới kì ảo lạ lùng mà người cảm thông với vật, chuyện trò thân ái với nhau chớ không có một tí ti gì là thù ghét 
Thôi rồi, bây giờ còn làm sao mà thấy lại được những giấc mơ thơ mộng như thế nữa, bao giờ mới lại được sống ngày thanh bình mà người ta lấy tay vuốt ve từng cái lá, nương gót chân đi sợ làm đau từng ngọn cỏ, mà cũng đến bao giờ Nam, Bắc mới hết qua phân để cho người li hương lại được trở lại quê nhà vui dưới mái nghèo, kể lại tình kiều tử mười mấy năm đằng đẵng và cùng nhau nhắc lại hồn quan sơn trong lửa đạn dãi dầu. 
Người đàn ông sầu nhớ giao thừa Bắc Việt gục đầu xuống những trang sách cũ, chợp mắt đi lúc nào không biết và y cũng không biết rằng những ý nghĩ vừa hiện ra trong trí óc đều là những ý nghĩ hiện lên trong khi y ngủ. Mệt quá chừng là những phút buồn khổ một mình, không biết than cùng ai, khóc với ai, nhất là chính mình lại biết rằng trong khi buồn khổ như thế thì trăm họ ở chung quanh lại vui tươi – dù là cái vui tươi mù loà giả tạo, cái vui tươi chửi rủa những người lương thiện bị coi là ngu ngốc vì không biết khuây khoả trăm sầu ngàn giận mà lại đi sụt sùi thở ngắn than dài. 
Cách đây mươi mười lăm năm, đúng như nhà thi sĩ “nấn ná ở nơi xa” đã nói, Sài thành không biết có xuân sang và ăn cái giao thừa không bằng vui cái đêm lễ Giáng Sinh. Nhưng bây giờ đã khác: xa xa, có tiếng giày dép người ta đi lễ giao thừa. Súng nổ ầm ầm thay tiếng pháo. Ti vi và truyền thanh hát oang oang những khúc vui xuân 
Người khách li hương cúi xuống đường, nhìn xem cái giao thừa ở đây khác cái giao thừa ở Bắc ra sao thì vừa vặn có một người lê bước trên đường, nhìn một cành mai cầm ở tay mà đưa lên câu sầu xứ: 
Nhớ nhà quăng chén rượu, 
Thôi rồi, những ngày vui! 
Đâu đây rền lửa đạn, 
Có tiếng ai sụt sùi... 
Vàng bay năm lại hết 
Lại vẫn không giao thừa 
ới bạn trăm năm cũ, 
Hồn ở đâu bây giờ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docThương nhớ mười hai-Vũ Bằng.doc