Giáo án Văn 11 – Chương trình Chuẩn cả năm

Giáo án Văn 11 – Chương trình Chuẩn cả năm

Đọc văn: Vào phủ chúa trịnh

( Trích Thượng kinh kí sự -Lê Hữu Trác)

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.

- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.

3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác

B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn- giảng bình- tích hợp

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 151 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn 11 – Chương trình Chuẩn cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1 	Ngày soạn: ...................... 
Đọc văn: Vµo phñ chóa trÞnh
( Trích Thượng kinh kí sự -Lê Hữu Trác)
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.
3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn- giảng bình- tích hợp 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Qua Thượng Kinh kí sự, LHT đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của ông cũng như xã hội VN thế kỉ XVIII, chúng ta đi vào tìm hiểu đoạn trích.
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoat động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt những ý chính trong phần tiểu dẫn (trang 3). Định hướng:
Vài nét về tác giả?
ND của tác phẩm “Thượng kinh ký sự”?
Vị trí và nội dung của đoạn trích?
Hoat động 2: Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho hs và yêu cầu hs đọc những đoạn chính
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả ntn? Qua những chi tiết cụ thể nào? Phân tích những chi tiết đó để thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm?
GV dẫn dắt, gợi mở HS phát hiện, phân tích
GV tham gia bình
Qua những điều đã phân tích ở trên, em có nhận xét gì về quang cảnh trong phủ chúa?
Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả qua những chi tiết đặc sắc nào?
HS phát hiện, bình
GV chốt...
Ví dụ: Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “chưa thể yết kiến”, “hầu mạch Đông cung thế tử” , “hầu trà”, “phòng trà ” .
 “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.
Qua việc phân tích trên em có nhận xét gì về quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa? 
Nhân cách con người Lê Hữu Trác được bộc lộ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó bộc lộ nhân cách gì của ông?
 Minh hoạ: 
+Đoán được chính xác căn bệnh của thế tử 
+Nói thẳng nguyên nhân căn bệnh và cách chữa bệnh; sự giàng conhưng ông đã gạt đi sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc
Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác phẩm là gì?
 GV minh hoạ... 
 Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả Lê Hữu Trác ( 1724 – 1791 ) 
- Biệt hiệu: Hải Thượng Lãn Ông LHT
- Là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
2. Thượng kinh kí sự 
- Tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, khắc in 1885.
- Tả quang cảnh ở Kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy, thế lực của nhà chúa
3. Đoạn trích: Tác giả vào phủ để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
Đọc
 2. Tìm hiểu chi tiết
a.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
* Quang cảnh trong phủ chúa
- Qua nhiều lần cửahành lang quanh co ở mổi cửa đều có vệ sĩ canh gáccó “điếm” “hậu mã quân túc trực” “cây cối um tùm....”
- Cách bài trí, trang trí: Nhà đại đường, quyển bồng, gác tía với kiệu son võng diều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng ...
- Căn phòng nơi Trịnh Cán và Trịnh Sâm ở phải đi qua 5,6 lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng ... xung quanh ngươi hầu đứng hầu hai bên 
=)Quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẩy, không đâu sánh bằng, biểu hiện một đời sống xa hoa, cầu kì khác với cuộc sống bình thường.. khung cảnh vàng son song tù hảm, thiếu sinh khí, ngột ngạt
* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
- Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường ” và “cáng chạy như ngựa lồng”.
- Trong phủ chúa “Người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. 
- Bài thơ...
- Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ.
- Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. 
- T/g làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. 
- Nội cung trang nghiêm
- Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch. Khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thành đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
 Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng uyền của nhà chúa. Mặc dù khen cái đep, cái sang nơi phủ chúa song tác giả tỏ ra dửng dưng và cả sự mỉa mai 
 b. Nhân cách, con người Lê Hữu Trác
-Tài năng, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm
-Ông là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ
-Là người có những phẩm chất cao quý: khinh thường lợi danh,yêu thích tự do và lối sống giản dị, thanh đạm
c.Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc sinh động, tạo nên được chất hiện thực của tác phẩm.
3. Tổng kết
 Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
4. Củng cố: +Gía trị hiện thực của tác phẩm
 +Thái độ của tác giả
 +Ngòi bút kí sự sắc sảo
5. Dặn dò: - Nắm chắc bài
 - Chuẩn bị: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 2 Tiếng Việt Ngày soạn: ......................... 
 Tõ ng«n ng÷ chung ®Õn lêi nãi c¸ nh©n
A. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.
2. Kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân.Rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân.
3. Thái độ: Vừa có thái độ tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào phát triển ngôn ngữ xã hội.
B. PHƯƠNG PHÁP:Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề: 
Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Nhưng ngôn ngữ tồn tại trong mỗi cá nhân riêng. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I
Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội?
Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào?
Ơ mỗiphương diện, gv yêu cầu hs minh hoạ 
GV đưa vd minh hoạ:
: “Xuân đương tói nghĩa là xuân đương qua 
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...”
Tìm từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển,phân tích...
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2
Khi giao tiếp cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp úng nhu cầu giao tiếp.Vậy cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở các phương diện nào?
 Gv yêu cầu hs đưa ví dụ và phân tích các ví dụ
Hoạt động 3: Luyện tập
Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
 Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ”Xiên ngang mặt đất rêu từng đám....”Cách sắp đặt như thế đạt hiệu quả giao tiếp ntn?
I. NGÔN NGỮ- TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau phải sử dụng phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng .
- Các yếu tố ngôn ngữ chung:
 + Các âm và các thanh.
 + Các tiếng 
 + Các từ
 + Các ngữ
- Các quy tắc,các phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
 +Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
 + Phương thức chuyển nghĩa từ:chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh
II. LỜI NÓI- SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN.
1 Giọng nói cá nhân: mỗi người có một giọng nói riêng tuy vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng.
2. Vốn từ ngữ cá nhân: mỗi cá nhân có vốn từ ngữ riêng trong tài sản chung.
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung: sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ....
4. Việc tạo ra các từ mới: cá nhân tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung
5. Việc vận dụng linh hoạt ,sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
III. LUYỆN TẬP
1. Từ thôi: 
- Nghĩa gốc: chấm dứt kết thúc một hoạt động nào đó
- Nghĩa chuyển: chấm dứt cuộc đời, cuộc sống cách nói tránh, nói giảm để giảm nhẹ nổi đau nhưng thực chất đầy đau đớn, mất mát.
2. Từ ngữ quen thuộc song sắp xếp trật tự khác thường:
-Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đèu sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ+danh từ chỉ loại.(từng đám, mấy hòn)
-Bộ phận vị ngữ đứng trước chủ ngữ
Mục đích :làm nổi bật tâm trạng phẩn uất của thiên nhiên cũng như con người.
4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản
5. Dặn dò: - Làm bài tập 3 (trang 3)
	 - Chuẩn bị: Bài viết số 1 (Nghị luận xã hội)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 3+4 	 	Ngày soạn: ..............................
Làm văn: 	 Bµi viÕt sè 1
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức về xã hội, về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt đã học để viết bài văn
- Kiểm tra chất lượng đầu năm
2. Kĩ năng: viết văn nghị luận xã hội 
3. Thái độ: yêu kính cha mẹ và có thái độ ứng xử tốt
B. PHƯƠNG PHÁP: làm bài tại lớp 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, ra đề 
2. HS: Đọc tài liệu, chuẩn bị giấy, bút
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 ... .........................................................................................................
TIẾT 81 Làm văn Ngày soạn: 25/01/2008
 thao t¸c lËp luËn b¸c bá
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ và biết cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận.
2.Về kĩ năng: lập luận bác bỏ
3. Về thái độ: nghiêm túc
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng, quy nạp, hoạt động nhóm
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài: trong giờ giảng
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: GV vào bài
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Bác bỏ là gì?
- Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ?
GV định hướng....
GV yêu cầu hs đọc các ví dụ ở sgk và lần lượt nêu các câu hỏi để hs phân tích:
Trong 3 đoạn trích:
- Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?
- Luận cứ nào bị bác bỏ? Bác bỏ ra sao?
- Cách lập luận nào bị bác bỏ? Phân tích?
Hs làm việc cá nhân trên văn bản rồi phát biểu. GV định hướng...
Hãy rút ra những cách thức bác bỏ từ việc phân tích những ví dụ trên?
Gv chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận 3 vấn đề được nêu ra trong bài tập 1.
Sau đó, gv gọi đại diện nhóm trình bày.
Gv chốt lại...
Cho hs thảo luận bài tập 2 (sgk)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ.
1. Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ
- Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận.
- Nghị luận, về bản chất là tranh luận để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng bày tỏ và bênh vực những ý kiến đúng đắn. Để nghị luận thêm sâu sắc, cần phải biết bác bỏ (dùng lí lẽ và dẫn chững đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một ý kiến nào đó)
2. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
- Nắm chắc những sai lầm của quan điểm, ý kiến cần bác bỏ
- Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng.
II. CÁCH BÁC BỎ
1. Phân tích ví dụ:
a. 
- Lđ: “ND là mộ con bệnh thần kinh” bị bác bỏ.
- Lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ:
+ Chứng ngôn của người đồng thời với ND thì không có.
+ “Những di bút của thi sĩ”: căn cứ vào mấy câu, mấy bài của ND nói về âm hồn, ma qỷu thì không có cơ sở để kết luận.
- Dẫn ra các dẫn chứng để đối sánh...
- “Kẻ tao ra TK” không thể là “con bệnh thần kinh”
2. Cách thức bác bỏ:
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận...bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích từng khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận ấy.
- Khi bác bỏ, cần diễn đạt rành mạch,sáng sủa, uyển chuyển; thái độ thẳng thắn, trung thực...
LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
- ND bác bỏ quan điểm: “Cứng quá thì gãy”
NĐT bác bỏ những quan niệm phiến diện về thơ.
- Cách bác bỏ của ND là dùng lí lẽ (...) và dẫn chứng (...) rồi kết luận (...)
Cách bác bỏ của NĐT là đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu cho thấy những quan niệm về thơ mà tác giả đã nêu là phiến diện...
- Giọng văn của ND là giọng lập luận khúc chiết....Giọng bác bỏ của NĐT là giản dị, cuj thể, nhẹ nhàng..
- Bài học rút ra: có thể bác bỏ bằng dẫn chứng và bác bỏ bằng lí lẽ hoặc kết hợp cả hai; lời lẽ khi bác bỏ có thể khúc chiết và cũng có thể giản dị mộc mạc.
Bài tập 2: 
4. Củng cố: Chốt lại cách thức bác bỏ
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Tràng giang (Huy Cận)
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 82 Đọc văn Ngày soạn: 30/01/2008
 TRµNG GIANG
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
2.Về kĩ năng: 
3. Về thái độ: 
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng bình...
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: GV vào bài
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
4. Củng cố: 
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
TIẾT 83 Làm văn Ngày soạn: 2/2/2008
 LuyÖn tËp thao t¸c lËp luËn b¸c bá
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ và vận dụng được thao tác lập luận bác bỏ thích hợp trong bài văn nghị luận.
2.Về kĩ năng: rèn kĩ năng lập luận bác bỏ
3. Về thái độ: nghiêm túc
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng, hoạt động nhóm
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: GV vào bài
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv chia lớp thành 2 nhóm và giao cho mỗi nhoó phân tích một đoạn trích...
GV định hướng...
Hs đọc kĩ bài tập 2, xác định quan niệm sai cần bác bỏ, tiến hành lập đề cương và trình bày.
HS trình bày trước lớp, cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến.
GV chốt lại...
Cho học sinh làm bài tập 3 theo nhóm. Các nhóm trình bày, cả lớp thảo luận.
GV chốt...
1. Luyện tập phân tích cách bác bỏ
a. Đoạn trích (a)
- Người viết bác bỏ một quan niệm sống, một lối sống sai lầm: “Cuộc sống...nhà mình”. Tác giả khẳng định: đó “là một cuộc sống...đi nữa”.
- Dùng cách nói vừa hình tượng vừa thực tế để phân tích cụ thể, có sức thuyết phục: Ví cuộc sống đó “giống như...vướng mắt nữa”; nêu lên tác hại của lối sống đó bằng một so sánh lôgíc: “ Nhưng hễ...hoang dại nào”
- Kết luận: “Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế”
- Taácgiả đã chỉ ra quan niệm đúng đắn “Con người...đáng thèm muốn”.
-> Cách diễn đạt hết sức rõ ràng, rành mạch vừa lôgíc vừa hình tượng.
b. Đoạn trích (b)
- Người viết bác bỏ một thực tế: không có người hiền tài “người học rộng tài cao vẫn chưa thấy có ai tìm đến”.
- Ngay từ đầu, người viết đã đặt ra 2 giả thiết mà theo tác giả có thể là nguyên nhân: “Hay trẫm ít đức...”
- Phân tích, chỉ rõ tình hình:...
- Bộc bạch những lo lắng đồng thời khẳng định “cứ cái ấp mười nhà...hay sao?”.
-> Tác giả bác bỏ bằng cách nêu lên rất nhiều câu hỏi bắt buộc người đọc, đặc biệt là những người đọc có lương tri phải suy nghĩ, trăn trở, tự nhận thấy lối sống của mình chưa đúng, cần thay đổi “trổ tài giúp nước”
2. Luyện tập cách bác bỏ
- Cả hai quan niệm chưa đúng.
- Bác bỏ quan niệm thứ nhất:
+ Đây là một quan niệm phiến diện, cực đoan. Muốn học giỏi môn Văn đúng là cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn nhưng nếu không có phương pháp thì cũng không thu lượm được bao nhiêu.
+ Đọc nhiều và đọc có phương pháp, học thuộc nhiều thơ văn và biết cách vận dụng thơ văn đồng thời phải đi đôi với việc rèn luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết..mới có thể học giỏi văn.
- Bác bỏ quan niệm thứ hai: (...)
- Một vài kinh nghiệm để học tốt môn Ngữ văn:
+ Đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.
+ Luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết.
+ Trang bị cho mình những kiến thức lí luận cần thiết.
+ Trau dồi vốn ngôn ngữ
+ Luyện viết thương xuyên.
+ Trau dồi vốn sống và những kiến thức thực tế.
+ Không ngừng tìm hiểu đời sống tâm hồn nhiều bí ẩn của con người.
3. Luyện tập viết một bài văn nghị luận bác bỏ hoàn chỉnh
4. Củng cố: Chốt lại cách thức bác bỏ.
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 5.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾT 84 Làm văn Ngày soạn: 10/2/2008
 tr¶ bµi lµm v¨n sè 5- ra ®Ò sè 6
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm văn số 5; biết cách làm bài văn nghị luận xã hội (đề số 6)
2.Về kĩ năng: rèn kĩ năng làm văn
3. Về thái độ: nghiêm túc
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, giảng, gv nhận xét
 C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc tài liệu, thiết kế giáo án.
2. HS: Đọc sgk, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 	
a. Đặt vấn đề: GV vào bài
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Gv hướng dẫn hs xác định các ý chính của bài làm văn số 5...
Gv nhận xét...
Gv nêu một số lỗi và yêu cầu hs sửa lỗi
Gv ra đề số 6...
Trả bài số 5:
Đề ra: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi bị Thị Nở cự tuyệt đến kết thúc truyện.
Các ý cơ bản :
 - Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt vọng...”ôm mặt khóc rưng rức” và “luôn thấy thoảng mùi cháo hành”(lặp)
-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.
- Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.
- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.
- Cái chết của Chí: thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát manh động-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân.
=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.
Nhận xét:
Ưu: hiểu đề, nhiều em có kĩ năng làm bài khá, kiến thức khá ; trình bày mạch lạc, sạch sẽ...
- Nhược:
+ Cách làm bài còn chung chung, chưa làm nổi bật được các ý chính.
+ Lỗi dùng từ, đặt câu nhiều
...
Sửa lỗi:
Ra đề số 6: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh(chị), làm thế nào để khắc phục đựơc thái độ đó.
4. Củng cố: Chốt lại cách thức bác bỏ.
5. Dặn dò: Chuẩn bị: Trả bài làm văn số 5.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 11 CTC (DU BO).doc