Giáo án Văn 10 a,b - Giáo viên: Đỗ Thị Vinh

Giáo án Văn 10 a,b - Giáo viên: Đỗ Thị Vinh

 Tên bài giảng:TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

Tiết :1,2

Tuần :1

I.Mục tiêu cần đạt:

 1.Về kiến thức:Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam( văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam ( văn học trung đại và văn học hiện đại)

 2.Về kĩ năng: Nắm vững hệ thống vấn đề về:

 +Thể loại của văn học Việt Nam.

 +Con người trong văn học Việt Nam.

 3.Về thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học.Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.

 

doc 228 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Văn 10 a,b - Giáo viên: Đỗ Thị Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên bài giảng:TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngày soạn : 10-8-09
Ngày dạy : 12-08-09
Tiết :1,2
Tuần :1
I.Mục tiêu cần đạt:
 1.Về kiến thức:Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam( văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam ( văn học trung đại và văn học hiện đại)
 2.Về kĩ năng: Nắm vững hệ thống vấn đề về:
 +Thể loại của văn học Việt Nam.
 +Con người trong văn học Việt Nam.
 3.Về thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học.Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.
II.Trọng tâm và phương pháp:
1.Trọng tâm:
2.Phương pháp: Đàm thoại: phát vấn phát hiện,lí giải tìm tòi,minh hoạ
 Thảo luận nhóm.
III.Chuẩn bị:
 1.Công việc chính :
 a.Giáo viên :SGK,SGV,bài soạn ,tư liệu ,hình thức tiến hành : bảng phấn.
 b.Học sinh : Chuẩn bị bài mới: đọc văn bản và phần tri thức đọc hiểu,tìm hiểu các câu hỏi trong SGK.
 2.Nội dung tích hợp:
 Tích hợp :Lịch sử,làm văn,tienág việt.
IIII.Tiến trình tổ chức dạy và học:
 1.Oån định lớp- kiểm diện học sinh:
 2.Kiểm tra bài cũ và việc chuẩn bị bài mới:
 3.Bài mới:
Trọng tâm tiết 1
Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam( văn học dân gian và văn học viết)
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về nền văn học nước nhà.
@ Văn học dân gian ra đời và phát triển từ khi nào ? Khi có chữ viết văn học dân gian có còn phát nữa không ? Vì sao? Vị trí của văn học dân gian trong dòng văn học dân tộc?
+Học sinh trả lời từng ý ,có nhận xét và bổ sung
+Giáo viên hoàn thiện.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo 
nhóm:3 phút
 +Nhóm 1,2: Văn học viết ra đời từ bao giờ?Nó là sản phẩm của tập thể hay cá nhân?
+Nhóm 3,4: Văn học viết được viết bằng những thứ chữ nào?Lấy một vài ví dụ?
+Nhóm,5,6: Hệ thống thể loại của văn học từ thế kỉ X –XIX và hệ thống thể loại của văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay?
+Học sinh trả lời theo từng nhóm,có nhận xét và bổ sung ở các nhóm khác.
+Giáo viên hoàn thiện:
I.Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
 1.Văn học dân gian:
 -Ra đời từ từ xa xưa.
 -Phát triển khi chưa có chữ viết.
 - Khi văn học viết ra đời, văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển song song với văn học viết.
 -Bao gồm nhiều thể loại phong phú và có giá trị to lớn về nhiều mặt-nền móng để văn học viết phát triển.
 2.Văn học viết:
 -Ra đời từ thế kỉ X,do tầng lớp tri thức sáng tạo nên,được ghi lại bằng chữ viết.
 -Là sản phẩm của cá nhân,tác phẩm mang dấu ấn tác giả.
 a.Chữ viết của văn học Việt Nam:
 -Văn học viết được viết bằng ba thứ chữ:
 +Văn học chữ Hán -X
 +Văn học chữ nôm-XV
 +Văn học chữ quốc ngữ-XX.
-Ngoài ra ,có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp nhưng vẫn mang tâm hồn Việt Nam.
b.Hệ thống thể loại của văn học viết:
 - Hệ thống thể loại của văn học từ thế kỉ X –XIX:
 +Văn học chữ Hán: văn xuôi ,thơ ,văn biền ngẫu.
 +Văn học chữ Nôm:thơ Nôm Đường luật,truyện thơ,ngâm khúc
 -Hệ thống thể loại của văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay:
 +Loại hình tự sự :tiểu thuyết,truyện ngắn,kí.
 +Loại hình trữ tình: thơ trữ tình và trường ca.
 +Loại hình kịch: kịch nói.
Củng cố: Nắm được những kiến thức chung nhất,tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam( văn học dân gian và văn học viết)
Trọng tâm tiết 2
Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam ( văn học trung đại và văn học hiện đại)
 +Thể loại của văn học Việt Nam.
 +Con người trong văn học Việt Nam.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
*Hoạt động 2: Tìm hiểu Quá trình phát triển của văn học Việt Nam.
@Văn học Việt Nam đã vận động qua mấy thời kì ? Đó là những thời kì nào? .Văn học trung đại
 và văn học hiện đại phát triển như thế nào?Có sự thay đổi ra sao giữa hai thời kì này?Em có nhận xét gì về văn học chữ Nôm?Những thể loại đạt thành tựu trong từng thời kì? Giai đoạn văn học nào phát triển mạnh nhất?
+Học sinh từng ý, có nhận xét và bổ sung.
+Giáo viên hoàn thiện.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo 
nhóm:3 phút
 +Nhóm 1,2: Tìm những tác phẩm thuộc văn học chữ Hán ?
+Nhóm 3,4: Tìm những tác phẩm thuộc văn học tiếng việt viết bằng chữ Nôm?
+Nhóm,5,6: Tìm những tác phẩm thuộc văn học hiện đại( văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)?
+Học sinh trả lời theo từng nhóm,có nhận xét và bổ sung ở các nhóm khác.
+Giáo viên hoàn thiện: 
 .Truyền Kì Mạn Lục,Thượng Kinh Kí Sự,Hoàng Lê Nhất Thống Chí; tác giả: Cao Bá Quát,Nguyễn Du, Hồ Chí Minh.
 .Sơ Kính Tân Trang,Thơ Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm..
@Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực ,sâu sắc đời sống tư tưởng ,tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng?
Em hãy lấy ví dụ minh họa cho các luận điểm trên?
+Học sinh trả lời từng ý ,có nhận xét và bổ sung.
+Giáo viên hoàn thiện:Ví dụ :Nam Quốc Sơn Hà,Tuyên Ngôn Độc Lập,các tác giả: Tố Hữu,Phan Bội Châu.( ý 2) ; Huy Cận ,Phạm Thái..( ý 4).
@Emnghĩ sao về con người Việt Nam? Em thích nhất luận điểm nào? Vì sao?
Sử dụng hình thức phát vấn ,phát hiện ,lí giải tìm tòi.
*Hoạt động 3:Củng cố.
Giáo viên tổ chức cho học sinh củng cố bài học ,nói khác cách nói trong SGK.
+Học sinh trả lời từng mặt nội dung và nghệ thuật, có nhận xét và bổ sung.
+Giáo viên hoàn thiện.
II.Quá trình phát triển của văn học Việt Nam:
 1.Văn học trung đại ( văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
 a.Hoàn cảnh lịch sử: xã hội phong kiến.
 b.Văn học:
 b1 Văn học chữ Hán:
 -Tiếp nhận những học thuyết lớn của phương Đông: Nho giáo,Phật giáo ,Lão Trang và các thể loại của văn học Trung Quốc để tạo nên văn học chữ Hán.
 -Nhiều hiện tượng văn học lớn,nhiều tác phẩm 
lớn,nhiều tác giả lớn.
 -Thế kỉ XVIII,khi văn học chữ Nôm phát triển thì văn học chữ Hán vẫn có nhiều thành tựu;thế kỉ XX,văn học chữ quốc ngữ được phổ biến thì thơ chữ Hán vẫn là những viên ngọc quý.
 b2.Văn học tiếng Việt viết bằng chữ Nôm:
 -Phát triển mạnh ở thế kỉ XV- đỉnh cao ở thế kỉ XVIII-kết quả của ý thức dân tộc.
 -Thành tựu :
 +Thơ thất ngôn xen lục ngôn.
 +Thơ Nôm Đường luật.
 +Các thể thơ dân gian.
*Nhận xét:Văn học bằng chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian.Nó có vai trò quan trọng trong quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa nền văn học viết thời trung đại.
2. Văn học hiện đại( văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
 a. Lịch sử:
 Xã hội thực dân nửa phong kiến
 Mâu thuẫn trong nội bộ phong kiến.
 b.Văn học:
 -Tiếp xúc với nền văn học phương Tây,kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống:
Tác giả. 
Đời sống văn học.
Thể loại.
Thi pháp.
 -Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra một giai đoạn mới:nó phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 -Dòng văn học yêu nước cách mạng đạt những thành tựu to lớn- nó ngơi nguồn cảm hứng cho văn nghệ.
 -Thể loại: Thơ mới ,tiểu thuyết Tự lực văn đoàn,văn xuôi hiện thực phê phán, thơ thời chống Pháp,truyện ngắn ,bút kí..
III.Con người Việt Nam qua văn học:
 1.Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
 -Nhận thức cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên để xây dựng non sông đất nước.
 -Thiên nhiên còn là người thân thiết của con người.
 2 .Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:
 - Con người Việt Nam anh dũng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
 -Văn học phản ánh chân thực chủ nghĩa yêu nước ấy.
 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
 -Trong xã hội đối kháng,văn học lên tiếng tố cáo và bày tỏ sự cảm thông với những người cùng khổ.
 -Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
 +Văn học hiện thực phê phán: Ngô Tất Tố .Nam Cao
 + Văn học xây dựng chủ nghĩa xã hội: có lí tưởng nhân đạo cao đệp
 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
 -Trong con người đều có hai phương diện:ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng- đạo lí làm người.
 -Trong những hoàn cảnh đặc biệt chiến tranh) ,con người Việt Nam đề cao ý thức cộng đồng nhưng cũng có khi lại đề cao ý thức cá nhân( giai đoạn 1930-1945)
 -Xu hướng chung là xây dựng :đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái,thủy chung,tình nghĩa ,vị tha,đề cao quyền sống cá nhân.
4.Dặn dò:Học bài cũ.
 Chuẩn bị bài mới:Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5.Rút kinh nghiệm:Giáo viên vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.
VĂN HỌC VIỆT NAM
 VĂN HỌC VIẾT
VĂN HỌC DÂN GIAN
 -Tính truyền miệng.
 -Tính tập thể.
 -Tính thực hành
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
 VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
 Văn học chữ quốc ngữ
 Văn học chữ Hán
 Văn học chữ Nôm
 CÁC THỂ LOẠI
Ngày soạn :10-8-09
Ngày dạy :15-8-09 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
Tiết :3
Tuần :1
 I.Mục tiêu bài học :
 1.Kiến thức:Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nâng cao kĩ năng phân tích , lĩnh hội tạo lập văn bản trong giao tiếp.
 2.Kĩ năng :Nâng cao năng lực giao tiếp khi nói với mọi người.
 3.Thái độ :Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
II. Trọng tâm và phương pháp :
 1. Trọng tâm : Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 Quá trình tạo lập và lĩnh hội trong quá trình giao tiếp.
 Các nhân tố giao tiếp.
 2.Phương pháp :Đàm thoại:phát vấn ,phát hiện,lí giải tìm tòi.
 Thảo luận theo nhóm trên lớp.. 
III. Chuẩn bị :
 1.Công việc chính :
 a.Giáo viên:Soạn bài theo SGK , SGV ; tư liệu;hình thức tiến hành: bảng phấn.
 b.Học sinh :Chuẩn bị bài tập SGK trang 14-15.
 2.Nội dung tích hợp: Tích hợp đọc văn ,làm văn,đạo đức.
D. Tiến trình tổ chức dạy – học :
 1. Ổn định tổ chức lớp – kiểm diện học sinh :
 2. Kiểm tra bài cũ – Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới:
 Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực ,sa ...  nghe theo ý kiến của mình.
II. Một số thao tác ngị luận cụ thể:
 1.Oân lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp:
 a. Điền vào ô trống:
 -Tổng hợp
 -Phân tích 
 -Quy nạp
 -Diễn dịch
à chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau lại vừa đối lập nhau
 b. Xác định thao tác nghị luận:
 *.Đoạn văn trong Trích diễn thi tập :
 -Sử dụng thao tác : phân tích.
 -Tác dụng:Nhằm chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt, để làm rõ hơn các nguyên nhân khiến cho thơ văn xưa không truyền lại đầy đủ được đến thời đại bây giờ.
 *. Đoạn văn từ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia : Các dẫn chứng từ phân tích ( xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước)–diễn dịch( phải coi trọng việc bồi đắp nguyên khí ,gây dựng nhân tài)
 c. Xác định thao tác nghị luận
 *.Đoạn văn trong Trích diễn thi tập :Thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, khiến cho kết luận ấy bao gồm được toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trên đó.
 *Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ: Thao tác quy nạp.các dẫn chứng trên làm sáng tỏ cho kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”.Như vậy nó có sức chinh phục mạnh mẽ đối với lí trí và tình cảm của người nghe.
d. Xác định nhận định đúng:
 -Đúng với điều kiện : tiền đề diễn dịch phải chân thực, suy luận điễn dịch phải chính xác
 -Chưa chính xác: vì quy nạp chưa đầy đủ thì mối quan hệ giữa tiền đề và kết luận còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn phải chờ thực tiễn chứng minh.
 -Đúng, vì tổng hợp sau phân tích thì công việc xem xe1, tìm hiểu sự vật , hiện tượng mới thật sự hoàn chỉnh.
 2.Thao tác so sánh
 a. Đoạn 1: thao tác thứ nhất: nhằm nhận ra sự giống nhau.
 b. Đoạn 2: Thao tác thứ 2: nhằm nhận ra sự khác nhau.
 c. Chọn ý đúng: 1,3,4
II.Luyện tập:
 1.Bài 1: 
 -Đoạn trích được viết để chứng minh ‘ Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian”
 -Thao tác nghị luận chủ yếu được tác giả sử dụng để làm sáng tỏ điều phải chứng minh là phân tích.Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ.Mỗi bộ phận nhỏ lại được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn.Nhờ thế, luận điểm của đoạn trích có thể được xem xét một cách chi tiết, kĩ càng,thấu đáo
 -Câu cuối cùng, tác giả chuyển sang quy nạp.Nhờ thao tác đó mà tầm vóc tư tưởng của đoạn trích được nâng lên một mức cao hơn.
2.Bài tập 2: Viết đoạn văn .
 4.Củng cố: Giáo viên chốt lại phần ghi nhớ 
 5.Dặn dò: Học bài , làm bài tập 2, và soạn bài mới: Các thao tác nghị luận.
D.Rút khinh nghiệm:
.
Tuần : 35 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN 
Tiết : 95 
Ngày soạn : 20-4-09
Ngày dạy : 21-4-09
I. Mục tiêu bài học : Giúp hs 
 1.Kiến thức: Oân tập củng cố cách viết đoạn văn nghị luận
.2.Kĩ năng : Viết được các đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.
II. Trọng tâm và phương pháp :
 I . Trọng tâm : - Rèn luyện kĩ năng phân tích 
 II. Phương pháp : Thực hành
III. Tiến trình tổ chức dạy – học :
 1. Ổn định tổ chức lớp – Kiểm diện học sinh 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới :Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh
 Hoạt động của thầy – trò 
 Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Luyện tập 
Hãy viết một đoạn văn ngắn trong vòng 25 phút với nội dung sau: 
 Nhóm 1,2,3: Sách có sức mạnh vượt không gian và thời gian? 
 Nhóm 4,5,6: Sách giúp con người tự phám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ , nuôi dưỡng khát vọng?
Gọi từng cặp chấm chéo nhau, sau đó nhận xét, giáo viên nhận xét sau cùng.
Giáo viên gọi từng nhóm lên trình bày, có nhận xét và bổ sung.Giáo viên chốt. 
I..Luyện tập: 
 Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi không gian và thời gian.Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre. Cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại.Một người sống ở một làng hẻo lánh Châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi ở Châu Mĩ.Thật có thể nói không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau hơn.
 Sách , đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì lịch sử khác nhau, ở các dân tộc khác nhau,những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau, những khát vọng và đấu tranh của họ.
 Sách giúp con người phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là khổ đau của mỗi người và phải biết làm gì để sống cho đúng và để đi tới một đời sống thực.Sách mở rộng những chân trời mơ ước và khát vọng. 
 4.Củng cố: Giáo viên nhắc nhở học sinh cần nắm những ý chính.
 5.Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: Các thao tác nghị luận.
D.Rút khinh nghiệm:
Tuần : 35 VIẾT QUẢNG CÁO 
Tiết : 99 
Ngày soạn : 20-4-09
Ngày dạy : 21-4-09
I. Mục tiêu bài học : Giúp hs 
 1.Kiến thức:Nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng , lợi ích , sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
.2.Kĩ năng :Biết cách viết và trình bày quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn
 3. Thái độ; Thấy được tầm quan trọng của quảng cáo trong cuộc sống hiện tại. 
II. Trọng tâm và phương pháp :
 I . Trọng tâm : - Rèn luyện kĩ năng phân tích 
 II. Phương pháp : Thực hành
III. Tiến trình tổ chức dạy – học :
 1. Ổn định tổ chức lớp – Kiểm diện học sinh 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới :Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh
 Hoạt động của thầy – trò 
 Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo và cách viết văn bản quảng cáo
@ Thế nào là văn bản quảng cáo ? các văn bản trên quảng cáo điều gì? Em thường gặp các loại quảng cáo đó ở đâu? Hãy kể các loại quảng cáo mà em gặp ? 
@ Cách trình bày của các văn bản trên như thế nào? Lựa chọn từ ngữ để nêu bật sự vượt trội của hàng hoá, dịch vụ ra sao? Hãy chỉ ra những mặt chưa đạt của hai quảng cáo trên? 
@ Rau sạch bảo đảm an toàn thực phẩm như thế nào? Chọn hình thức quảng cáo: quy nạp hay so sánh ?
Giáo viên gọi học sinh trình bày theo nhóm, có thể có tranh minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Hãy viết một đoạn văn ngắn trong vòng 5 phút với nội dung sau: 
 Nhóm 1,2,3 : bài 1 
 Nhóm 4,5,6: bài 2
Gọi từng cặp chấm chéo nhau, sau đó nhận xét, giáo viên nhận xét sau cùng.
Giáo viên gọi từng nhóm lên trình bày, có nhận xét và bổ sung.Giáo viên chốt. 
@ hãy tìm và phân tích cách lựa chọn từ ngữ đắc dụng để chỉ tính vượt trội của sản phẩm, cách sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu khác nhau với độ ngắn dài khác nhau một cách thích hợp.
I .Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
 1.Văn bản quảng cáo trong đờ sống:
 a. Ví dụ:
 -Các văn bản trên quảng cáo :sản phẩm và một dịch vụ
 - Các loại quảng cáo đó thường có ở áp phích, pa-nô, báo, tờ rơi, đài phát thanh, đai truyền hình
 - Hãy kể các loại quảng cáo mà em gặp :bán nhà, ô tô, phân bón, giống cây trồng, kem đánh răng, rau sạch
 b.Khái niệm: Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng , lợi ích , sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ, làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
 2.Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
 -Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên thường nêu bật chất lượng và tiện ích 
 -Lựa chọn từ ngữ để nêu bật sự vượt trội của hàng hoá, dịch vụ( hình thức, tác dụng, giá thành, sự tiện lợi)
 - Nhận xét về hai ví dụ:
 +Quảng cáo về nước giải khát: dài dòng,không nêu được tính ưu việt của sản phẩm.
 =Quảng cáo kem làm trắng da: tăng bốc quá đáng, phi thực tế, sử dụng từ ngữ thiếu thận trọng, khiến người nghe bực bội và nghi ngờ sản phẩm
II. Cách viết văn bản quảng cáo: 
 1.Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo: Rau sạch 
 - Rau sạch đảm bảo an toàn thực phẩm không độc hại đến sức khoẻ người sử dụng , không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, tưới bằng nước sạch, không có chất độc hại khác..
 -Rau sạch gồm nhiều loại, thoả mãn nhu cầu lựa chọn của người mua.
 -Giá cả hợp lí,không cao hơn so với các loại rau khác
 2.Chọn hình thức quảng cáo:
 -So sánh.
 -Chọn lời; từ ngữ, câuđể diễn đạt nội dung đã lựa chọn 
 3. Một số yêu cầu của văn bản quảng cáo: nội dung, tính hấp dẫn, thuyết phục.
 4.Cách viết văn bản quảng cáo: ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực,tôn trọng pháp luật và thuần phong mĩ tục.
 -Chọn nội dung –cách trình bày- câu văn, từ ngữ trong văn bản quảng cáo
III. Luyện tập: 
 1.Bài 1: Tính súc tích, hấp dẫn và tác dụng kích thích tâm lí người mua hàng của các quảng cáo:
 -cả ba văn bản đều viết ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung cần quảng cáo.
-Từng quảng cáo đều nêu được phẩm chất 9 đặc tinh vượt trội của sản phẩm:
 +Chiếc xe không những là sản phẩm vượt trội ; sang trọng, tinh té ,mạnh mẽ, quyến rũ mà còn là người bạn đáng tin cậy.
 +Sữa tắm đặc biệt ‘thơm mát hương hoa” là bí quyết làm đẹp.
 +Sự thông minh, tự động hoá làm cho máy ảnh vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng, cách viết hấp dẫn.
2. Bài 2: 
 4.Củng cố: Giáo viên nhắc nhở học sinh cần nắm những ý chính.
 5.Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: Luyện tập viết văn bản quảng cáo.
D.Rút khinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10(3).doc