Giáo án Tuần 35 Lớp 2

Giáo án Tuần 35 Lớp 2

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiểm tra lấy điểm đọc:

- Chủ yếu kiểm tra lấy điểm đọc thành tiếng:

Học sinh đọc các bài tập đọc trong suốt học kỳ II. ( phát âm rõ, tốc độ 50 chữ / 1 phút; Biết ngừng, nghỉ sau các dâu câu, các cụm từ dài).

- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu; trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

2. Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ).

3. Ôn luyện dấu chấm câu.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Giáo án, bảng phụ, thăm.

- Trò: Các bài tập đọc, vở, SGK.

 

doc 19 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2347Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 35 Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–— TUẦN 35 –—
Ngày soạn: 13 – 5 – 2006 
Ngày giảng: Thứ 2 – 15 – 5 – 2006 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiểm tra lấy điểm đọc:
- Chủ yếu kiểm tra lấy điểm đọc thành tiếng:
Học sinh đọc các bài tập đọc trong suốt học kỳ II. ( phát âm rõ, tốc độ 50 chữ / 1 phút; Biết ngừng, nghỉ sau các dâu câu, các cụm từ dài).
- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu; trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
2. Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ).
3. Ôn luyện dấu chấm câu.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, bảng phụ, thăm.
- Trò: Các bài tập đọc, vở, SGK.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (13-15’): kiểm tra đọc: (7-8 em)
+ Giáo viên nêu yêu cầu của việc kiểm tra đọc
- _ Gọi từng em lên bốc thăm- Yêu cầu HS đọc 1 đoạn trong bài- Giáo viên nêu 1 câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo viên theo dõi, ghi điểm theo hướng dẫn.
** Hoạt động 2: ( 14-15’): Luyện từ và câu:
+ Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
H. Câu hỏi “Khi nào” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2, các nhóm trình bày, nhận xét.
+ Bài 3:
H. Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, các nhóm trình bày, nhận xét.
- Yêu cầu học sinh làm vở
- Chấm bài 5-6 em , nhận xét.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Giáo viên hệ thống bài, đọc điểm kiểm tra. Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn bài giờ sau kiểm tra tiếp. Chuẩn bị SGK, vở,.. cho giờ học sau. 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh bốc thăm, đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Hãy thay cụm từ Khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng cụm từ thích hợp...
- Về thời gian
a) Bao giờ bạn về thăm quê ngoại? 
b) Tháng mấy các bạn đi đón tết trung thu?
c) Mấy giờ bạn đi dđãn em gái ở lớp mẫu giáo?
- Ngắt đoạn văn thành 5 câu , rồi viết lại cho đúng chính tả:
 Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày dồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ.
- Học sinh lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc ( Yêu cầu như tiết 1)
2. Ôn luyện về các từ ngữ chỉ màu sắc. Đặt câu với từ ngữ đó.
3. Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào?
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, Bảng phụ, thăm.
- Trò: Các bài tập đọc, SGK, vở.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: ( 12-14’): Kiểm tra đọc: (7-8em)
- Giáo viên nêu yêu cầu của việc kiểm tra đọc
- Yêu cầu học sinh
- Giáo viên nêu câu hỏi
- Giáo viên theo dõi, ghi điểm.
** Hoạt động 2: (14-15’): Ôn về luyện từ và câu:
+ Bài 2:
H. Nêu yêu cầu bài?
- Yêu cầu học sinh
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2, thi đua giữa các tổ, nhận xét, bình chọn.
+ Bài 3:
H. Nêu yêu cầu bài?
- yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2, thi đua nói tiếp sức, làm bài vào vở (2 câu)
- Giáo viên chấm bài, nhận xét.
+ Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh
H. tìm cụm từ trả lời cho câu hỏi Khi nào?
- Yêu cầu học sinh dặt câu hỏi cho câu a
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2, trình bày trước lớp., nhận xét.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Hệ thống bài, đọc điểm kiểm tra. Chuẩn bị các bài tập đọc SGK, vở cho giờ học sau.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh bốc thăm- dọc bài.
- Học sinh trả lời.
- Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ
- Đọc đoạn thơ
- xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
- Đặt câu với mỗi từ em vừa tìm được ở bài tập 2.
-Trong các màu sắc em thích nhất là màu xanh.
- Dòng sông quê em nước xanh mát.
- Cả một rừng cây là một màu xanh ngắt.
- Màu đỏ là một màu lộng lẫy.
- Chiếc khăn quàng trên vai đỏ tươi.
- Lá cờ đỏ thắm phấp phới bay trên nền trời xanh.
-Đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào cho những câu sau:
- Đọc câu a.
- Những hôm mưa phùn gió bấc.
- Khi nào trời rét cóng tay? Hoặc Trời rét cóng tay khi nào?
- Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ?
- Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn bách thú?
- Chúng tôi thường về thăm ông bà khi nào?
- Học sinh lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu lợi ích của các chuẩn mực đạo đức đã học: Học tập sinh hoạt đúng giờ, ... Bảo vệ loài vật có ích.
- biết thực hành kỹ năng từ kiến thức, chuẩn mực đạo đức đã học ( ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng " để trở thành con người toàn diện, học tập đạt kết quả tốt hơn.
- Có ý thức thực hiện chuẩn mực đạo đức đã học. 
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, Câu hỏi, bảng phụ.
- Trò: Các bài đạo đức đã học, vở.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (10-12’) : Ôn tập:
- Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng
H. chúng ta đã học những bài đạo dức nào?
- Yêu cầu học sinh.
** Hoạt động 2: 15-16’): Thực hành kỹ năng:
H. Em hãy kể những việc em đã làm được trong chuẩn mực đạo đức mà em đã học?
- Giáo viên chốt:Là học sinh chúng ta phải biết thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức đã học. Đó là quyền và bổn phận của người học sinh. Từ đó giúp chúng ta ngoan ngoãn, học giỏi, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Hệ thống bài. Nhận xét tinh thần học tập của học sinh trong bộ môn đạo đức.
- Học sinh nhắc lại
Học tập sinh hoạt đúng giờ.
Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Gọn gàng, ngăn nắp.
Chăm làm việc nhà.
Chăm chỉ học tập.
Quan tâm giúp đỡ bạn.
Giữ gìn trường lớp sạch , đẹp.
Giữ trật tự vệ sing nơi công cộng.
Trả lại của rơi.
Biết nói lời yêu cầu đề nghị
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
Lịch sự khi đến nhà người khác.
Giúp đỡ người khuyết teẹ©t.
Bảo vệ loài vật có ích.
- Nhắc lại nội dung trên
- Học sinh hoạt động nhóm, các nhóm trình bày, nhận xét, bình chọn.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố:
- Kỹ năng đọc, viết số trong phạm vi 1000.
 Bảng cộng , trừ có nhớ.
 Xem đồng hồ, vẽ hình.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
II. Chuẩn bị:
-Thầy: Giáo án, bảng phụ,
- Trò: SGK, vở.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (18-19’)Viết, so sánh số:
+ Bài 1(7’)
H. Nêu yêu cầu bài?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2, thi đua làm bảng, nhận xét
- Yêu cầu học sinh
+ Bài 2: (6’)
H. Nêu yêu cầu bài?
H. Nêu cách làm?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở, chữa bài, nhận xét.
+ Bài 3: (6’) Bỏ cột 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
H. Nêu cách làm?
- Học sinh làm bài , nhận xét.
** Hoạt động 2: (8-9’): Xem đồng hồ, vẽ hình.
+ Bài 4:
H. Nêu yêu cầu bài?
- Yêu cầu học sinh làm nhóm 4, nhận xét, bổ sung.
+ Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS vẽ vào SGK, nhận xét.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (3-4’)
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học. Chuẩn bị SGK, vở , nháp cho giờ học sau.
- Viết số.
732" 733"734"735"736"737.
905"906"907"908"909"910"911.
996"997"998"999"1000.
- Đọc lại bài làm đúng.
- Viết dấu > < =:
- Ta so sánh số hàng trăm trước.
302 <310 200+20+2 <322
888>897 600+80+4 > 684
542 = 500+42 400+120+5= 525
- Lấy số thứ nhất + (- ) số thứ 2 được bao nhiêu...
 +6 -8 +8 +6
9 " 15 " 7 6 " 14 " 20 
- Mỗi đồng hồ ứng với cách đọc nào?
A. 1 giờ rưỡi
B. 10 giờ 30 phut.
C. 7 giờ 15 phút.
- Vẽ hình theo mẫu:
- Học sinh lắng nghe.
THỂ DỤC
CHUYỀN CẦU
I. Mục tiêu:
- Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người. 
- Nâng cao khả năng đón và chuyền cầu.
- Học sinh có ý thức tập luyện thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sân bãi, cầu.
- Trò: Trang phục, cầu.
III. Các hoạt động dạy học:
PHẦN
10 Phần mở đầu:
(5-6’)
2) Phần cơ bản:
(22-24’)
3) Phần kết thúc:
(5-7’)
 HOẠT ĐỘNG DẠY
- Yêu cầu học sinh
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu buổi tập.
- Yêu cầu HS làm các động tác khởi động.
* Chuyền cầu theo nhóm hai người:
+ Từng tổ chuyền cầu theo cặp, cặp nào rơi cầu thì dừng lại. + Tổ chức các đôi vô địch tổ với nhau
( Tổ chức chơi 3 vòng để chọn ra đôi vô địch nhất lớp)
- Giáo viên khen ngợi, động viên
- Yêu cầu học sinh làm các động tác hồi tĩnh
- Nhận xét giờ tập. Nhận xét tinh thần học tập trong năm.
 HOẠT ĐỘNG HỌC
- HS tập họp lớp, điểm số, báo cáo.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát, vỗ tay
 Xoay khớp.
- Học sinh chuyền cầu
- Học sinh theo dõi
- Lớp cổ vũ, nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- Cúi thả lỏng
 Nhảy thả lỏng
- Học sinh lắng nghe.
Ngày soạn: 14 – 5 – 2006 
Ngày giảng: Thứ 3 – 16 – 5 – 2006 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 3)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra kấy điểm đọc (Yêu cầu như tiết 1).
2. Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Ở đâu.
3. Ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, bảng phụ, thăm.
- Trò: Bài tập đọc, vở, SGK.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (14-15’): Kiểm tra đọc.
- Giáo viên nêu yêu cầu kiểm tra
- Gọi học sinh
- Giáo viên nêu câu hỏi
- Giáo viên theo dõi, ghi điểm.
** Hoạt động 2: (13-14’): Củng cố về luyện từ và câu:
+ Bài 2:
H. Nêu yêu cầu bài?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2, trình bày, nhận xét , bổ sung.
+ Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS đọc truyện vui
H. Khi nào ta dùng dấu chấm hỏi?
H. Khi nào ta dùng dấu phẩy?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, Thi đua theo tổ, nhận xét.
** Hoạt động 3:Tiếp nối: (3-4’)
- Hệ thống bài, đọc điểm kiểm tra, nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài...Chuẩn bị SGK, vở cho giờ học sau.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lên bốc thăm, đọc bài
- Học sinh trả lời
- Đặt câu cho mỗi cụm từ ở đâu cho những câu sau:
- Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?
- Chú mèo mướp nằm lì ở đâu?
- Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?
- Một chú bé đang say sưa thổi sáo ở đâu?
- Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy..
- Học sinh đọc.
- Cuối câu hỏi.
- Khi chưa hết câu.
. Chiến này, mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết viết một chữ nào?
C ...  HS tự làm bài, nhận xét, chữa bài.
+ Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
H. Nêu cách tinh?
- Yêu cầu HS làm vào SGK, chữa bài.
+ Bài 5:
- Gọi HS đọc bài toán, tìm hiểu bài, tóm tắt bài toán, giải bài toán.
- Giáo viên chấm bài 4- 5 em , nhận xét.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học
- Về nhà luyện làm tính, giải toán,... chuẩn bị SGK, vở nháp cho giờ học sau.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
A) 7 giờ 15 phút. B) 9 giờ 30 phút.
C) 12 giờ 15 phút.
- Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Ta phải so sánh số.
699; 728; 740; 801.
- Đặt tính rồi tính.
- Học sinh trả lời.
a)85 75 312 b)64 100 509
 -39 +25 + 7 +16 -58 -6
 46 100 319 80 42 503
- Tính
- Học sinh trả lời.
24+18-28=42-28 5x8-11=40-11
 =14 = 29
3x6:2=18:2 30:3:5=10:5
 =9 =2
 Bài giải
 Chu vi hình tam giác là:
 5 x 3 = 15 (cm)
 Đáp số: 15 cm
- Học sinh lắng nghe.
THỂ DỤC
TỔNG KẾT MÔN HỌC
I. Mục tiêu
- Tổng kết môn học. Yêu cầu nhắc lại một cách hệ thống những kiến thức, kỹ năng đã học. - - Đánh giá được sự cố gắng, tiến bộ và hạn chế của học sinh để học sinh phát huy và khắc phục trong năm học tiếp theo.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án bảng tổng kết.
- Trò: Bài học , vở.
III. Các hoạt động chủ yếu:
PHẦN
1) Phần mở đầu:
(5-6’)
2) Phần cơ bản:
(22-23’)
3) Phần kết thúc:
(5-6’)
 HOẠT ĐỘNG DẠY
- Giáo viên phổ biến nội dung giờ học
- Yêu cầu học sinh
- Giáo viên theo dõi, khen ngợi
+ Hệ thống lại nội dung chương trình đã học trong năm
- Yêu cầu học sinh
- Đội hình đội ngũ:
. Nghiêm, nghỉ, quay phải,...
- Bài thể dục phát triển chung
( Vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy, điều hoà)
- Bài tập RLTTCB:
- Trò chơi vận động:
. Bịt mắt bắt dê.
Bỏ khăn.
Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
...
- Giáo viên đánh giá kết quả và tinh thần học tập của học sinh trong năm học
- Tuyên dương, nhắc nhở cần phát huy và rèn luyện ở lớp trên
 HOẠT ĐỘNG HỌC
- Học sinh lắng nghe
- Đứng hát, vỗ tay, chơi trò chơi: diệt các con vật có hại.
- Học sinh nối tiếp nhau nhắc lại.
- Học sinh nhắc tên động tác, lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
Ngày soạn: 16 – 5- 2006 
Ngày giảng: Thứ 5 – 18 – 5 – 2006 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 7)
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- Ôn luyện cách đáp lời an ủi, cách tổ chức các câu thành bài.
II. Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, bảng phụ, thăm.
- Trò: Bài học, vở, SGK.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (12-13’): Kiểm tra học thuộc lòng.
- Giáo viên nêu yêu cầu kiểm tra.
- gọi học sinh
- Giáo viên nêu câu hỏi
- Giáo viên theo dõi, ghi điểm.
** Hoạt động 2: (14-15’): Ôn LT và câu- Tập làm văn.
+ Bài 2:
H. Nêu yêu cầu bài?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2, các nhóm trình bày, nhận xét.
+ Bài 3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Gọi 2-3 em nói mẫu tranh 1
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, trình bày, nhận xét, bình chọn.
- Yêu cầu học sinh đặt tên cho câu chuyện.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học, đọc điểm kiểm tra.
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị SGK, vở cho giờ học sau.
- Học sinh lắng nghe
- HS lên bốc thăm, đọc bài.
- HS trả lời cây hỏi
- Nói lời đáp của em...
a) Cảm ơn bạn. Mình thấy đau lắm, nhưng chút nữa chắc sẽ đỡ thôi.
b) Cháu xin lỗi ông. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn.
c) Dạ, lần sau con sẽ quét sạch hơn ạ !
- Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện:
1. sáng sớm có hai em bé cùng đến trường. Bé gái đi trước, bé trai đi sau.
2. Bỗng bé gái vấp ngã nằm sấp.... Bé trai vội vàng chạy d-ến.
3. Sauk hi đỡ bé gái day, an ủi, vỗ vềbé gái đừng khóc nữa. Bé gái nói...
4. Để anh dẫn em đến trường nhé. Cả hai lại vui vẻ đến trường.
- Giúp nhau. / Một hành động đẹp./
Cậu bé ngoan.
- Học sinh lắng nghe.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP: TỰ NHIÊN
I. Mục đích:
- Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về các loại cây, con vật và Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao.
- Ôn kỹ năng xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- Học sinh có tình yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: giáo án, tranh vẽ SGK, bảng phụ.
- Trò: Vở, SGK.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (14-15’): Ôn tập kiến thức đã học:
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4:
. Kể tên các con vật sống trên cạn, dưới nước.
. Kể tên các cây sống dưới nước, trên can.
. Kể tên các loài cây, con sống vừa ở nước, vừa ở cạn.
. Nói về hình dáng, ích lợi của Mặt trời, Mặt Trăng và các vì sao.
- Các nhóm thi đua trình bày, nhận xét, bình chọn.
** Hoạt động 2: (10-12’): làm bài tập :
a) Kề tên hai con vật sống dưới nước?
 Hai con vật sống trên cạn?
b) Kể tên hai loài cây sống trên can?
 Hai loài cây sống dưới nước?
c) Nhìn lên bầu trời bạn thấy những gì?
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Hệ thống bài. Nhận xét tinh thần học tập của học sinh trong năm học.
- Học sinh thực hiện.
- Cá, tôm, rùa, ...
 Trâu, thỏ, gà,...
- Bèo Nhật Bản, sen, súng,...
 Cà phê, chè, khoai lang,...
- Ếch, vịt,...
- Học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- Cá, tôm.
 Voi, bò.
- Phượng, cà phê.
 Súng, sen.
- Mặt Trăng, Mặt Trời và các ví sao.
- Học sinh lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 8)
I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra học thuộc lòng.
- Ôn luyện về từ trái nghĩa, dấu chấm, dấu phẩy, cách tổ chức câu thành bài.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, bảng phụ.
- Trò: Bài đọc, vở, SGK.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (12-13’): Kiểm tra học thuộc lòng.
- Giáo viên nêu yêu cầu kiểm tra.
- Gọi học sinh
- Nêu câu hỏi theo nội dung bài.
- Giáo viên theo dõi, ghi điểm.
** Hoạt động 2: (15-16’): Ôn: Luyện từ và câu, lập làm văn.
+ Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2- Thi đua theo tổ, nhận xét.
+ Bài 3:
H. Nêu yêu cầu bài?
- yêu cầu học sinh
H. Khi nào dùng dấu phẩy?
 Khi nào dùng dấu chấm?
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4, trình bày, nhận xét, bình chọn.
+ Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gọi 3 em
- Yêu cầu học sinh nói trước lớp, nhận xét, sửa lỗi.
- Hướng dẫn HS làm vào vở
- Giáo viên chấm bài 4-5 em, nhận xét.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Hệ thống bài, đọc điểm kiểm tra.
- nhận xét giờ học 
- Về nhà ôn bài để giờ sau kiểm tra.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lên bốc thăm, đọc bài
- Học sinh trả lời.
- Xếp các từ thành các cặp từ trái nghĩa.
đen – trắng phải – trai
sáng - tối tốt – xấu
hiền – dữ ít – nhiều
gầy – béo 
- Chọn dấu câu để điền vào chỗ trống:
- Đọc đoạn văn.
- Khi chưa hết câu, ...
- khi đã hết câu,..
 Bé Sơn rất xinh. Da trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc vàng hoe. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!
- Viết 3-5 câu về em bé...
- Đọc gợi ý.
Ví dụ: Bé Tôm nhà em hơn một tuổi 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố:
- Kỹ năng thực hành tính trong bảng cộng, trừ, nhân, chia.
 So sánh số trong phạm vi 1000.
 Giải toán về ít hơn.
 Tính chu vi hình tam giác.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, bảng phụ, bài tập.
- Trò: SGK, vở, nháp.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (14-15’): Làm tính, so sánh số.
+ Bài 1:
H. Nêu yêu cầu bài?
- Yêu cầu học sinh làm miệng.
- Nhận xét, khen ngợi.
+ Bài 2:
H. nêu yêu cầu bài?
H. Muốn viết được dấu ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài, chữa bài.
+ Bài 3:
H. Nêu yêu cầu bài?
H. Nêu cách đặt tính? cách tính? 
- Yêu cầu học sinh làm vở, bảng lớp, nhận xét.
** Hoạt động 2: (14-15’): Giải toán:
+ Bài 4:
- Gọi HS đọc bài, tìm hiểu đề, tóm tắt, giải bài toán, chữa bài, nhận xét.
+ Bài 5:
- Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu, đo, rồi giải bài toán.
- Giáo viên chấm bài 4-5 em, nhận xét.
** Hoạt động 3: Tiếp nối: (2-3’)
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài, giờ sau kiểm tra.
- Tính nhẩm:
5x6=30 36:4=9 1x5:5=1
4x7=28 25:5=5 0x5:5=0
3x8=24 16:4=4 0:3:2=0
2x9=18 9:3=3 4:4x1=1
- Viết dấu > < =
- So sánh số.
482 >480 300+20+8 < 338
987 < 989 400+60+9 = 469
1000 = 600+400 700+300 > 999
- Đặt tính rồi tính.
- Học sinh trả lời.
a) 72 602 323 b)48 347 538
 -27 +35 +6 +48 -37 - 4
 45 637 329 96 310 534
 Bài giải
 Tấm vải hoa dài là:
 40 – 16 = 24 (m)
 Đáp số: 24 m
 Bài giải
 Chu vi hình tam giác ABC là:
 4 + 4 + 3 = 11 (cm)
 Đáp số: 11 cm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe.
Ngày soạn: 17 – 5 – 2006 
Ngày giảng: Thứ 6 – 19 – 5 – 2006 
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA ĐỌC (Đọc hiểu, luyện từ và câu)
( Đề chung)
THỦ CÔNG
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH.
I. Mục tiêu:
- Giúp giáo viên và học sinh thấy được sản phẩm loa động của mình. 
- Học sinh có lòng say mê học tập và làm đồ chơi để vui chơi.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án:, nơi trưng bày sản phẩm.
- Trò: Sản phẩm mà mình đã làm ra.
III. Các hoạt động chủ yếu:
** Hoạt động 1: (26-17’): Trưng bày sản phẩm:
- Yêu cầu học sinh
- Hướng dẫn đánh giá về: Sản phẩm cân đối, đúng kích cỡ, gấp thẳng, phẳng.
- Yêu cầu học sinh.
- Giáo viên cùng nhận xét, bình chọn.
- Giáo viên chốt, khen ngợi.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh qua một năm học
. Khen ngợi" Phát huy
. Nhắc nhở " Khắc phục ở năm học tới.
** Hoạt động 2: Tiếp nối: (2-3’)
- Nhận xét giờ học, tuyên dương,...
- Chúc HS khoẻ, làm được nhiều việc tốt trong dịp hè.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm 4.
- HS đánh giá sản phẩm của bạn- chọn ra sản phẩm đẹp.- Trưng bày sản phẩm theo tổ
( Đại diện sản phẩm đẹp của các nhóm)
Đánh giá sản phẩm.
- Đại diện các tổ trưng bày trước lớp, chọn sản phẩm đẹp.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA VIẾT (Chính tả, Tập làm văn)
( Đề chung)
TOÁN
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
(Đề chung)

Tài liệu đính kèm:

  • doc35.doc