Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 tiết 22 đến 25: Mở bài kết bài chuyển đoạn trong văn nghị luận

Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 tiết 22 đến 25: Mở bài kết bài chuyển đoạn trong văn nghị luận

 MỞ BÀI KẾT BÀI CHUYỂN

 ĐOẠN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh:

- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi.

- Viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi.

II. CHUẨN BỊ DỴA VÀ HỌC

- GV: SGK + SGV.

- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

GV tổ chức giờ dạy theo phương pháp: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1363Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 tiết 22 đến 25: Mở bài kết bài chuyển đoạn trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Tiết : 22, 23, 24, 25
 Ngày soạn : 12/3/2010
 CHỦ ĐỀ : Tuần 26,27,28,29 
Phân môn : Làm văn
 MỞ BÀI KẾT BÀI CHUYỂN 
 ĐOẠN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp học sinh:
- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi.
- Viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi.
II. CHUẨN BỊ DỴA VÀ HỌC 
- GV: SGK + SGV.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
GV tổ chức giờ dạy theo phương pháp: thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1: ÔN TẬP ( 10 phút)
Mục tiêu : Giúp HS: 
- Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận.
- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận. - Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận. 
- Biết nhận diện những lỗi thường mắc khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này. 
Cách thức tiến hành :
Bước 1: Hệ thống lại kiến thức bài học 
HS nêu lại nôi dung bài học :
Nhấn mạnh :
1. Đặc điểm bài học
- Về cách viết mở bài và kết bài trong văn nghị luận, HS đã được am hiểu và rèn luyện trong chương trình Ngữ văn THCS và thường xuyên được củng cố lại trong quá trình viết các bài làm văn. Bài học này nhằm giúp HS có ý thức một cách tự giác hơn về chức năng của mở bài, kết bài, các kiểu mở bài, kết bài thông dụng và đặc biệt là biết tránh những lỗi thường mắc. Vì thế, bài học chủ yếu được cấu tạo trên cơ sở những bài tập chữa lỗi và tìm hiểu các kiểu mở bài, kết bài cụ thể, lựa chọn các kiểu mở bài, kết bài một cách linh hoạt, sáng tạo
Bước 2 : CÁCH VIẾT PHẦN MỞ BÀI
GV yêu cầu HS trìng bày các bước viết mở bài kết bài thông thường ?
Bước l: Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục I.l - SGK.
Nhấn mạnh :
 Mở bài 1 :Đây là những lỗi điển hình trong cách viết mở bài của HS. 
 Mở bài 2 và mở bài 3 : Phù hợp .
GV nhận xét chung :
Đồng thời, qua đó, HS có thể rút ra được những kết luận vế chức năng của phần mở bài: đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày đề tài, nêu bật được vấn đề cần trình bày.
Bước 2: GV Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục I.2 - SGK. 
Nhấn mạnh : Ví dụ được nêu trong phần này đều là ngữ liệu tích cực, Mục đích của việc phân tích các ví dụ này là giúp HS xác định được rõ nội dung cần nêu trong phần mở bài, cách thức khác nhau để nêu đề tài một cách linh hoạt, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận và có ý thức tự giác trong việc vận dụng những kiểu mở bài khác nhau khi trình bày vấn đề.
Với kiểu mở bài này, cần lưu ý HS sử dụng nhưng tiền đề có tính chất tích cực, quan hệ chặt chẽ với vấn đề chính đang được đề cập trong văn bản, có xuất xứ rõ ràng, chính xác, tránh lan man, mơ hỗ, quá xa vấn đề.
Kết luận : Điểm cần chú ý về cách viết mở bài: Mở bài không phái là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ trình bày trong văn bản mà điều quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về đề tài gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề sẽ trình bày trong văn bản
Hoạt động 2: Luyện tập 
viết mở bài và kết bài ( 80 phút)
Mục tiêu :
Nâng cao trình độ và rèn kĩ năng viết mở bài – kết bài trong tác phẩm văn xuôi
Cách thức tiến hành :
GV ra đề và chia nhóm viết mở bài kết bài cho các đề văn sau :
 Ví dụ minh họa phần mở bài :
 Viết mở bài phân tích giá trị nghệ thuật của truyện ngắn “ Vợ nhặt ”của Kim Lân
Mỗi nhóm viết 1 mở bài và trình bày trước lớp : 
Nhấn mạnh : Mở bài cần viêt đúng theo yêu cầu và phàu hợp với đề bài: cần đảm bảo tính trong sáng và cấu trúc rõ ràng
Bước 2: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý 2 đề bài SGK.
- Cho HS đọc lại đề trong SGK (chia nhóm thảo luận).
 GV: Các em hãy căn cứ vào những câu hỏi trong SGK tìm hiểu đề và lập dàn ý đề bài trên (nhóm 1, 2, 3 đề 1, nhóm 4, 5, 6 đề 2).
 Từng nhóm trình bày.
Nhấn mạnh : GV cùng HS nhận xét, chốt lại vấn đề.Khi viếtmở bài cần : 
nêu vấn đề cũng bằng thao tác so sánh, liên tưởng vấn đề cần trình bày với một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong đề tài đang trình bày, để từ đó gợi hứng thú cho người đọc, giới thiệu được phạm vi đề tài một cách rõ ràng.
Hoạt động 3: CÁCH VIẾT PHẦN KẾT BÀI ( 10 phút)
Mục tiêu : Củng cố và khắc sâu tri thức về cách viết kết bài
Cách thức tiến hành : 
Bước 1: Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của mục II.l - SGK.
Nhấn mạnh : 
- Đối chiếu với yêu cầu của đề bài, phần kết bài (l) là ngữ liệu tiêu cực: đây là ví dụ nhằm nhấn mạnh vào những lỗi thường gặp của HS khi viết kết bài (phạm vi nội dung ở phần kết quá rộng so với yêu cầu của đề tài, không chốt lại được vấn đề, hoặc tóm tắt lại những nội dung đã trình bày mà không đánh giá, khái quát được ý nghĩa của vấn đề). Mặt khác, phần kết bài này không có những phương tiện liên kết cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần đã trình bày trước đó của bài văn, không có những yếu tố hình thức đánh dấu việc trình bày văn bản đã hoàn tất. 
Phần kết bài (2) là ngữ liệu tích cực: đây là ví dụ định hướng cho HS cách viết kết bài (nội dung phần kết phải liên quan trực tiếp đến vấn đề đã trình bày trong toàn bộ văn bản, phải có những nhận định đánh giá được ý nghĩa của đề tài, gợi liên tưởng sâu hơn, phong phú hơn). Đồng thời, trong phần kết bài nên có những phương tiện liên kết để củng cố mối quan hệ giữa phần kết và các phần trước của văn bản, đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày đề tài.
Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích, ngữ liệu theo yêu cầu của mục II.2 - SGK. Các ví dụ được nêu trong phần này đều là ngữ liệu tích cực nhằm củng cố thêm về cách viết kết bài 
Nhấn mạnh : 
Trong cả ví dụ (l) và (2), người viết đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc trình bày đề tài: Vì những lẽ trên..., Hơn thế nữa..., Bây giờ và mãi sau này.... 
Bước 3: Hướng dẫn HS rút ra kết luận qua câu hỏi trắc nghiệm.
Nhấn mạnh : 
- Đáp án A, B, D là đắp án chưa chính xác. Một số nội dung nêu ở đáp án A, B, Đ nhằm củng cố, nhấn mạnh những lỗi HS thường gặp khi viết phần kết bài: tóm tắt lại vấn đè đã trình bày, nhắc lai vấn đề đã trình bày. 
Đáp án xác đáng nhất là đáp án C. Tuy nhiên, GV có thể lưu ý HS: để phần kết sinh động, ngoài những yêu cầu chính được nêu trong đáp án, người viết cũng có thể liên hệ với thực tế, phát biểu suy nghĩ riêng của bản thân (liên quan trực tiếp tới đề tài đã trình bày). Đề phát huy sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản, cần chú ý củng cố những kĩ năng cơ bản nhưng tránh rập khuôn, máy móc. GV cho HS đọc phần Ghi nhớ về cách viết kết bài trong SGK. Chú ý nhấn mạnh phần chú ý chung về cách viết cả mở bài và kết bài
Hoạt động 4: Luyện tập ( 70 phút)
Mục tiêu : Rèn luyện kĩ năng viét kết bài cho HS
Cách thức tiến hành :
 GV ra đề cho HS viết kết bài - HS làm việc theo nhóm
Viết kết bài cho :
Đề 1 : Giá trị nhân đạo trong truyện “ Vợ nhặt” của Kim Lân
Đề 2 : Hình ảnh người lái đò sông Đà
Đề 3 : Hình tượng Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu.
HS thảo luận viết ra giấy và nhóm trưởng trình bày
Kết luận :
Viết kết bài : Th«ng b¸o vÒ sù kÕt thóc cña viÖc tr×nh bµy ®Ò tµi, nªu ®¸nh gi¸ kh¸i qu¸t cña ng­êi viÕt vÒ nh÷ng khÝa c¹nh næi bËt nhÊt cña vÊn ®Ò.
- Gîi liªn t­ëng réng h¬n, s©u s¾c h¬n.
Hoat động 5: Củng cố và dặn dò (10 phút )
Mục tiêu : khắc sâu và rèn luyện kĩ năng viết mởbài và kết bài cho HS
Cách thức tiến hành : 
Bước 1: củng cố
hiểu và nắm được cách viết mở bài kết bài cho văn nghị luận
Bước 2 : Dặn dò
HS cần hiểu được tác dụng của cách viết mở bài - kết bài
Rèn luyện các đề sau: Viết mở và kết bài cho 
Đề 1: Phân tích hình ảnh Tràng trong truyện “ Vợ nhặt”của Kim Lân
Đề 2 : Cảm nhận về người đàn bà trong truyện : Chiếc thuyền ngoài xa
Đề 3 : Phân tích ý nghĩa câu chuyện hồn Trương Ba, da hàng thịt.
HS phát biểu :
Rèn luyện kĩ năng mở bài và kết bài trong văn nghị luận xác định các lỗi thường gặp khi viết mở bài và kết bài; luyện tập viết mở bài và kết bài theo nhiều cách : mở bài , Kết bài trực tiếp và gián tiếp 
HS chú ý và lắng nghe
HS phát biểu : 
 Mở bài (1) là ngữ liệu tiêu cực. Mục đích của việc phân tích ví dụ này là giúp HS nhận diện lỗi thường gặp khi viết mở bài: nêu những thông tin thừa, không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết, bắt đầu từ những phạm vi quá rộng so với đề tài cụ thể cần trình bày.
Mở bài (2) và (3) là những ngữ liệu tích cực. Mục đích của việc phân tích Những ví dụ này là giúp HS có ý thức tìm hiểu, trình bày các phần mở bài khác nhau cho cùng một đề tài.
HS chú ý , ghi nhớ tri thức viết mở bài
HS làm việc nhóm và trả lời : 
- Trong ví dụ (l), người viết nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẵn có (dẫn lời của những bản Tuyên ngôn nổi tiếng), HS có thể vận dụng biện pháp này để nêu vấn đề: dẫn nhận định, câu thơ, câu văn có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài cần trình bày.
- Trong ví dụ (2), người viết nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản (bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm) với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật (theo quan niệm của người viết) để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.
HS chú ý lắng nghe
HS GHI NHỚ
HS viết và đọc tại lớp : 
. Mở bài 1: Kim Lân là nhà văn viết không nhiều và chỉ thường tập trung vào đềi tài nông thôn, viết về những người nông dân hoặc người dân lao động nghèo khổ . Truyện ngắn của Kim Lân thường mộc mặc , giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ ngòi bút sắc saỏp của nhà văn trong việc xây dựng tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật cao . Một trong những truyện ngắn như thế là Vợ nhặt.
. Mở bài 2:
 Vợ nhặt được Kim Lân sáng tác sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc . Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được tác giả viết sau ngay CMT8 thành công. Nhớ lại những gì từ tiểu thuyết ,Lim Lân đã sáng tạo ra truyện ngắn này . Thành công của truyện ngắn Vợ nhặt không chỉ ở giá trị phản ánh , giá trị nhân đạo mà ở việc tổ chức tình huống truyện, về xây dựng nhân vật và lối trần thuật của tác giả , tức là giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
, Mở bài 3 : 
 Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về nghệ thuật . Nó thể hiện ở tài năng sáng tạo của tác giả trong việc tạo dựng tình huống truỵện , trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và trong lối trần thuật kết hợp với tả người , tả cảnh . Phân tích những yếu tố này, Chúnh ta mới thấy được giá trị nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt
. MỞ BÀI 4: 
 Kim Lân thuộc vào số ít nhà văn có thể minh chứng cho chân lí “ quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong nghệ thuật. Kể từ khi in tác phẩm đầu tay ( 1942) cho đến nay , ông đã có dư năm mươi năm cầm bút . Vậy mà không biết số tác phẩm của ông bằng tuổi văn chưa? Và bởi thế , tôi cứ cảm thấy Kim Lân làm văn chương theo lối tài tử nhiều hơn là lối nhà nghề , dẫu biết rằng ông được coi là nhà văn chuyên nghiệp. Âý vậy nhưng khi kể ra những gương mặt làm nên bản sắc văn xuôi VN trong mấy chục năm trở lại đây thì khó có thể bỏ sót tên tuổi Kim Lân . Nếu được phép bắt chước cách nói của Hoài Thanh về Nguyễn Nhược Pháp thì có thể nói : Kim Lân đứng ở hàng đầu các câu bút văn xuôi viết ít mà ngày càng được khâm phục nhiều . Một nhà văn viết cho thiếu nhi đã lấy chuyện Ông Cản Ngũ của ông làm mẫu mực . Một nhà văn khác gần đây có kể ra bốn tác phẩm văn xuôi xếp vào loại “ thần bút” thì hai trong số đó - các truyện ngắn Làng và Vợ nhặt – là của Kim Lân . Mà giữa hai truyện ấy thì dư luận của nhiều bạn văn do chính Kim Lân phản ánh , Vợ nhặt có phần xuất sắc hơn nhiều.
HS thực hiện : 
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
* Đề 1:
Phân tích truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.
a. Tìm hiểu đề:
- Đề bài yêu cầu phân tích những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật.
- Từ đó, khái quát về giá trị hiện thực, ý nghĩa phê phán
b. Gợi ý lập dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn “Tinh thần thể dục”.
- Thân bài:
Điểm chung và nét riêng của các cảnh bắt người đi xem đá bóng.
+ Cảnh anh Mịch xin ông Lí được miễn đi xem đá bóng.
+ Cảnh bác Phô gái xin đi xem bóng đá thay chồng.
+ Cảnh bà cụ phó Bính xin ông Lí cho thằng Sang đi thay con.
+ Cảnh ông Lí và lính tuần áp giải mọi người xếp hàng đi lên huyện.
Phân tích mâu thuẫn giữa hình thức và thực chất của cái gọi là “Tinh thần thể dục” trong truyện ngắn này, từ đó nêu nghệ thuật trào phúng của truyện.
- Kết luận: Đánh giá chung về truyện ngắn “Tinh thần thể dục”.
* Đề 2:
a. Tìm hiểu đề:
Đề bài yêu cầu nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng văn của 2 văn bản “Chữ người tử tù”, “Hạnh phúc của một tang gia”.
b. Dàn ý:
- Mở bài (SGK)
- Thân bài:
+ Sự khác nhau về từ ngữ trong 2 văn bản (dẫn chứng).
 . Chữ người tử tù: ngôn ngữ giàu tính hình tượng, trang trọng.
 . Hạnh phúc của một tang gia: ngôn ngữ trào phúng.
+ Sự khác nhau về giọng văn (dẫn chứng)
+ Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
- Kết bài: Đánh giá chung về sự khác nhau về từ ngữ, giọng văn trong hai văn bản.
HS thực hiện và phát biểu :
Kết bài 1: không hay( không chốt lại vấn đề)
kết bài 2 : hay ( đánh giá , gợi liên twongr sâu , phong phú)
HS lắng nghe 
HS thảo luận và phát biểu : 
- Trong ví dụ (l), người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày: Nước Việt Nam có quyền hướng tự do và độc lập..., đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cá tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Trong ví dụ (2), người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn gọn: Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này, đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát: Hơn thế nữa diệu kì.
HS lắng nghe, ghi nhận
HS phát biểu ý kiến:
Đáp án C , đúng
HS lắng nghe, ghi nhận
HS đọc ghi nhơ và khắc sâu kiến thức
HS phát biểu 
 Kết bài 1: - Kể cũng có thể nói nhiều điều nữa về. Như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc sắc của Kim Lân , cái lối viết rvăn tưởng như dễ dàng mà không dễ phỏng theo , giản dị vô cùng mà sao cứ ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc . Như nvề cách làm cho những tâm trạng kín đáo nhất phải hiện lên qua những cử chỉ mà chỉ cần thiếu đi một chút tinh tế thì người ta sẽ bỏ qua . Nhưng cái đọng lại cuối cùng như ông là cách nhìn đời , nhìn người xót xa của nhà văn , là niềm tin mà dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiên truyện ngắn
Kết bài 2 :
- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhân vật chính diện luôn được nhà văn chú ý mô tả ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng Tám 1945, theo Nguyễn Tuân, cái tài hoa chỉ có ở lớp nhà nho trong quá khứ thì nay, trong Người lái đò sông Đà và nhiều tác phẩm khác, tác giả đã tìm thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, trong hiện tại của đất nước. Cuộc đời của người lái đò vô danh, không tên tuổi, nơi có những ngọn thác hoang vu, khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, một pho nghệ thuật tuyệt vời
-Nếu như thiên nhiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “kẻ thù số một” của con người, thì cũng chính thiên nhiên, qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người vào lao động.
kết bài 3 : Rõng xµ nu lµ thiªn sö thi cña thêi ®¹i míi. T¸c phÈm ®· ®Æt ra vÊn ®Ò cã ý nghÜa lín lao cña d©n téc vµ thêi ®¹i: ph¶i cÇm vò khÝ ®øng lªn tiªu diÖt kÎ thï b¹o tµn ®Ó b¶o vÖ sù sèng Qua truyÖn g¾n Rõng xµ nu, ta nhËn thÊy ®Æc ®iÓm phong c¸ch sö thi NguyÔn Trung Thµnh: h­íng vµo nh÷ng vÊn ®Ò träng ®¹i cña ®êi sèng d©n téc víi c¸i nh×n lÞch sö vµ quan ®iÓm céng ®éng.
HS lắng nghe và ghi nhận
HS lắng nghe và rèn luyện ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de tu chon 12 hoc ki 2.doc