Đề tài Bước phát triển trong thơ Tố Hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”

Đề tài Bước phát triển trong thơ Tố Hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”

Trên thi đàn Văn học Việt Nam, thơ Tố Hữu mới xuất hiện, những bài thơ đầu tiên đã được các nhà cách mạng và quần chúng thanh niên yêu nước hoan nghênh. Thơ Tố Hữu- thơ của một nhà thơ chiến sỹ có một giọng điệu rất riêng và là một hiện tượng quan trọng mới mẻ của nền văn học cách mạng. Những vần thơ đã cuốn hút người đọc một cách say mê, mãnh liệt và tạo được những thành công ấy Tố Hữu đã tạo ra một giọng thơ quyền uy duy nhất hấp dẫn trong thời kỳ đó, nó thể hiện sự tập trung cho sức mạnh, khí thế, ý chí và đặc biệt là niềm tin vào lý tưởng cách mạng. Không phải bất cứ nhà thơ nào cũng làm được như vậy khi quần chúng đòi hỏi trong thơ ca cách mạng một lý tưởng cao đẹp, một hành động dứt khoát, một sự quyết tâm sắt đá và đảm bảo chắc chắn cho tiền đề cách mạng. Cái mới của Tố Hữu đã đóng góp cho thơ ca Việt Nam hiện đại là sự tạo ra một kiểu nhà thơ mới, một cái “tôi” hấp dẫn, mạnh mẽ thuộc về quần chúng lao khổ và cách mạng.

 

doc 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 26135Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Bước phát triển trong thơ Tố Hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a- phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Trên thi đàn Văn học Việt Nam, thơ Tố Hữu mới xuất hiện, những bài thơ đầu tiên đã được các nhà cách mạng và quần chúng thanh niên yêu nước hoan nghênh. Thơ Tố Hữu- thơ của một nhà thơ chiến sỹ có một giọng điệu rất riêng và là một hiện tượng quan trọng mới mẻ của nền văn học cách mạng. Những vần thơ đã cuốn hút người đọc một cách say mê, mãnh liệt và tạo được những thành công ấy Tố Hữu đã tạo ra một giọng thơ quyền uy duy nhất hấp dẫn trong thời kỳ đó, nó thể hiện sự tập trung cho sức mạnh, khí thế, ý chí và đặc biệt là niềm tin vào lý tưởng cách mạng. Không phải bất cứ nhà thơ nào cũng làm được như vậy khi quần chúng đòi hỏi trong thơ ca cách mạng một lý tưởng cao đẹp, một hành động dứt khoát, một sự quyết tâm sắt đá và đảm bảo chắc chắn cho tiền đề cách mạng. Cái mới của Tố Hữu đã đóng góp cho thơ ca Việt Nam hiện đại là sự tạo ra một kiểu nhà thơ mới, một cái “tôi” hấp dẫn, mạnh mẽ thuộc về quần chúng lao khổ và cách mạng.
Những năm sau cách mạng tháng tám Tố Hữu đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ kháng chiến và đã được phổ biến rộng rãi, đi vào đời sống của đông đảo quần chúng. Qua các bài thơ ông đã gửi gắm tâm sự, tình cảm và nỗi niềm riêng của mình vào trong thơ một cách nhiệt tình, sâu sắc. Một ánh sáng của cách mạng, của chân lý với niềm vui của tâm hồn kỳ diệu đầy hương sắc và âm thanh trong “Từ ấy”. Qua thơ ông, ta thấy được sự ca ngợi lý tưởng cách mạng, hình ảnh người chiến sỹ cộng sản với sức sống mới trong “Từ ấy” và “Việt Bắc”
Là giáo viên dạy môn văn, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến về việc tìm hiểu bước phát triển trong thơ Tố Hữu qua tập thơ “Từ ấy” và “Việt Bắc”, nguyện vọng của tôi khi đưa ra ý kiến này muốn đóng góp nhỏ bé tạo điều kiện cho việc giảng dạy, cảm thụ văn học của tôi hôm nay và mai sau.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua phạm vi bài viết, tôi muốn đóng góp với đồng nghiệp và cũng là gợi ý hướng dẫn học sinh cách cảm thụ thơ Tố Hữu một cách sâu sắc.
Bài viết cũng là cách tìm tòi, sáng tạo thể nghiệm từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình đọc, hiểu và giảng dạy thơ Tố Hữu trong nhà trường phổ thông.
III. Đối tượng nghiên cứu
Vì giới hạn phạm vi đề tài nhỏ, nên tôi chọn một số bài thơ trong hai tập thơ sau của Tố Hữu:
- Từ ấy 
- Việt Bắc
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật đề tài đã nêu ra, cụ thể thấy được tấm lòng của nhà thơ qua từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Để hoàn thành bài viết này, tôi sử dụng một số phương pháp; Phân tích tác phảm và tổng hợp các đặc trưng của từng bài thơ, phương pháp đối chiếu so sánh giữa hai tập thơ, ứng với thời kỳ lịch sử của đất nước.
b- phần nội dung
Chương I. Bước phát triển về nội dung trong thơ Tồ Hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”
I. Bước phát triển về lý tưởng cách mạng “Từ ấy” đến “Việt Bắc”.
1. Lý tưởng cách mạng trong tập thơ “Từ ấy”.
Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên niềm hy vọng của cả dân tộc, những ước mơ của nhân dân, những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch sử loài người (Thơ Sóng Hồng, Nhà xuất bản, 1966)
Trong nền văn học hiện đại cách mạng, thơ Hồ Chí Minh và thơ Tố Hữu là tiêu biểu của kiểu nhà thơ như vậy. Thơ Tố Hữu qua hơn nửa thế kỷ qua luôn luôn đóng vai trò mở đầu và dẫn đường cho thơ ca cách mạng và kháng chiến. Điều quan trọng mà chúng ta cần nói ở đây là “nếu không có cách mạng thì không có thơ ông” và thơ ông đã từ trước đến sau gắn bó với lý tưởng cao đẹp của cách mạng. Giác ngộ cách mạng, hồn thơ Tố Hữu đã hình thành và một ngày càng rực rỡ. Chính vì vậy như giáo sư Đặng Thai Mai, tập thơ “Từ ấy” của ông đã là bó hoa lửa nồng nàn lộng lẫy kết tinh trên cơ sở cả một hiện thực vĩ đại cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ trong 19 năm dưới ánh sáng của Đảng “Tố Hữu thực sự là nhà thơ lớn của hiện thực trước thế kỷ XV, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa và nhà thơ Tố Hữu đã thực sự thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn Việt Nam” (Trần Đình Sử- Thi pháp học và mấy vấn đề thi pháp thơ Tố Hữu- NXB GD HN, 1995). Chê Lan Viên đã rất có lý khi nói rằng: “khi hiểu và yêu thích một nhà thơ nào đó thì trước tiên là khuynh hướng và cái lý tưởng của nhà thơ ấy”, có thể nói rằng lý tưởng cách mạng là nội dung quan trọng bậc nhất thơ Tố Hữu. Ngay từ những bài thơ đầu tiên chúng ta đã nhận thấy Tố Hữu là một nhà thơ có phong cách độc đáo. Có thể khẳng định được rằng “với Tố Hữu, chúng ta đã có một nhà thơ cách mạng có tài”. Ông đã để lại cho người đọc một cái nhìn đúng nhất là đối với thanh niên, họ tim người bày cho họ cách sống và họ đã tim đến người cộng sản và định hướng đúng đắn là con đường đến với cách mạng. Họ tìm đến thi nhân và người đâu tiên là Tố Hữu. Lý tưởng cách mạng của “ Từ ấy” có màu chói lọi của lá cờ Đảng
 “ Bâng khuâng đứng trứoc đôi dòng nước
 Chọn một dòng hay để nước trôi”
 (Dậy lên thanh niên - 1940)
Và nhà thơ đã khẳng định
 “ Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
 Phải trả cho ta mạch giống nòi” 
 ( Đi- 1941)
Điều hấp dẫn mà ta cần đề cập ở đay chính là lý tưởng cách mạng, lý tưởng cộng sản.Có thể thấy trong “ Từ ấy” đã tìm và thấy được ký tưởng cách mạng, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập thơ. Lý tưởng cách mạng đã dậy ta lòng yêu thươngvà căm thù giặc. Ngay từ đầu tập thơ đã thấyđược tình yêu thương vô hạn của Tố Hữu với quần chúng lao khổ.Nội dung trong tập “ Từ ấy” là nội dung trực tiếp. Ông đề cập tới nhiều vấn đề của xã hội: Cuộc đời những em bé mồ côi ăn xin, chị vú em cam chịu, lão đày tớ nhẫn nhục chịu đựng... đây là cuộc đời của nhưng người dân mất nước, họ đã phải chịu kiếp sống nô lệ, lầm than
Với Tố Hữu, trước hết lý tưởng cách mạng đã thay đổi cả nhân sinh quan và thế giới quan 
 “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lý chói qua tim
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim
 ( “Từ ấy”- 1938 )
Trong cái phức tạp rối ren của chế độ thực dân phong kiến, tác giả đã nhìn thấy được chân lý, sự thật, cuộc sống. Phải chăng với một nội dung trữ tình phong phú mà Tố Hữu đã cho chúng ta thấy bản chất thơ ca bắt nguồn từ những con người, những cảnh ngộ và đời sống thực. Trong bối cảnh đó thơ Tố Hữu là sự phản ánh của một thời đại, những con người đi vào trong thơ ông đều là những người giác ngộ lý tưởng cách mạng, giác ngộ chính trị, họ đã cống hiến cuộc đời mình cho cách mạng, cho giải phóng dân tộc. ở đây Tố Hữu đã dành cho những cuộc đời, những nhân vật một tình cảm chân thành nồng hậu hay chính là tình yêu thương giai cấp của ông. Đó là cái tình đối với những kẻ côi cút ở đời, nhà thơ gọi đó là sự “tương tư”. Nó đã khơi dậy không những tình thương mà cả ý thức đối với quần chúng. Có thể nói văn học cách mạng lúc đó bắt đầu từ sự quan tâm đến quần chúng bị đoạ đầy trong xã hội. Vì thế trước hết phải xoá tan mọi sự vô tâm. Chính vì ý thức nảy sinh từ mâu thuẫn cho nên những bài thơ của Tố Hữu đã tập trung vào lột trần mâu thuẫn giữa tuổi thơ và bất hạnh, giữa con nhà giàu và con nhà nghèo, giữa chủ và tớ...đặc biệt nhất là giữa hiện tại đen tối và viễn cảnh huy hoàng của cách mạng. Những con người trong thơ ông những ngày đầu cách mạng đã phải châp nhận tất cả để đuợc sống, nhưng có lẽ cuộc đời của họ hình như không phải là sống mà chỉ đơn thuần là sự tốn tại. Chế độ thực dân phong kiến đã vùi dập họ, đã đẩy họ đến tận cùng của xã hội, họ là những con người đã phải chấp nhận và phải chịu cuộc sống lầm than, đoạ đầy với những kiếp sống nô lệ, bị tước đi quyền làm chủ đất nước. Với một cuộc sống thực như vậy, nhà thơ đã thấu hiểu và ông đã chia sẻ cho mọi người cái nắng hạ, cái mặt trời chân lý đang bừng sáng trong chính mình để tìm ra một con người và tìm ra một cái đích để đi tới. Cho nên con người nói chung và con người trong thơ Tố Hữu nói riêng phải lắng nghe và nhìn thẳng vào hiện thực xung quanh.
 “Tôi không muốn mời anh đi xa lạ
 Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn
 Kể làm sao cho hết những lầm than
 Lúc trái ngược đã tràn dầy xã hội
 Này đây anh, một bức tranh gần gũi...”
 (Hai đứa bé)
Đó là một bức tranh tượng trưng cho cảnh bất công mà xã hội cũ bắt con người phải chịu từ khi lọt lòng mẹ. ở đây nghe thấy không chỉ bằng tai, bằng mắt mà bằng tấm lòng và đã vượt qua moi ngăn cách phũ phàng:
 “Anh nằm nghe qua cửa xa xôi
 Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ
 Anh thấy em mình giói thổi nghiêng nghiêng
 Như cây dương liễu nhỏ tóc chưa viền
 Manh áo nhỏ che em không kín ngực.”
 ( Một tiếng rao đêm)
Hay ta lắng nghe tiếng kêu thương từ những thân gái bị đẩy vào cảnh bán thân nuôi miệng, chỉ còn là trò giải trí, là miếng mòi cho khách làng chơi.
 “Trời ơi biết đến khi mô
 Thân em hết nhục giày vò năm canh
 Tình ôi gian đôi là tình
 Thuyền em ránh nát còn lành được không”
 (Tiếng hát sông Hương) 
Những cuộc sống lầm than đã đưa họ đến bước đường cùng, mặc dù họ cũng có sự đấu tranh, nhưng sự tranh đấu ấy khong đạt được điều họ mong muốn. Là một nhà thơ cách mạng, Tố Hữu đã cảm thương và xót xa cho nhân loại. Ông đã nhìn thấy được cái chân lí cách mạng và cái sự thật của xã hội thời bấy giờ. Một sự thật xót xa và cay đắng cho cảnh nước mất nhà tan hay một sự thật về quần chúng, họ bị áp bức và bóc lột một cách thảm hại. Nổi bật lên cuộc sống hiện thực đau khổ của nhân dân ta dưới chế độ thực dân Pháp là hình ảnh chị vú em. Có thể nói “vú em” là một bài thơ tiêu biểu cho văn học yêu nước lúc bấy giờ. Khi đọc lên ta thấy bài thơ nặng về tố cáo và an ủi động viên. Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ, hay chính là chị vú em đã phải sống một cuộc sống eo hẹp đầy áp bức bất công cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Chị là người đại diện cho người phụ nữ trước cách mạng phải sống cảnh cam chịu. Một sự thật thảm hại khiến cho đời sống nhân dân cực nhọc. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khổ cực của quần chúng chính là do chế độ xã hội.
 “ Bạn ơi nguồn thảm sầu kia hỡi
 Số phận hay do chế độ này”
 (Vú em)
Một câu hỏi đanh thép được đặt ra với con người thời đại bấy giờ, họ cứ để mặc cho cuộc dời trôi xuôi, họ đã không dám đứng lên tranh đấu dành quyền tự do cho chính mình. Mặc dù bản thân họ cũng nhận biết được sự bất công ngang trái của xã hội. ở đây ta thấy nó như một quy luật của cuộc đời. Từ những em bé:
 “ Đầu không nón, bụi sương trần chấm ướt
 Đuôi tóc chuôi chừng bảy tám năm thôi”
 (Một tiếng sao đêm)
Hình ảnh em bé trong thơ được hiện lên với một vóc dáng nhỏ nhắn, lầm than, cực khổ, bước chân nhỏ nhắn và xiêu vẹo đã bước vào đời quá sớm “chân em leo lên bước đường đời”. Em đã phải lao vào cuộc sống đời thường quá sớm, phải làm quen với sự bất công ngang trái của xã hội lúc bấy giờ. Tất cả là do thời thế hay chính là cái chế độ mà em cũng như bao người phải chấp nhận và cam chịu. Tố Hữu đã thấu hiểu và cảm thông cho thân phận những con người dưới xã hội đó. Nhưng sự cảm thương của ông không phải là thấy cảnh bất công mà đứng một chỗ nói nên lời chua xót. Ông đã phần nào góp phần giúp quần chúng giác ngộ lí tưởng cách mạng. Khi ông đã được giác ngộ lí tưởng cách mạng thì ta lại thấy trong thơ ông thấp thoáng một xã hội Nga- Xô Viết, một xã hội công bằn ...  mẹ như bà mẹ Việt Bắc, bà Bầm, bà Bủ...họ đều là các chiến sĩ tại hậu phương, họ cũng đã góp phần không nhỏ vào cuộc chiến tranh giành độc lập ấy. Và những hình ảnh các bà mẹ nông dân nghèo khổ này đã được Tố Hữu vẽ lên bằng những nét đậm đà không thể nào phai nhạt.
Người dân Việt Nam thiết tha với cuộc sống hoà bình, nhưng cũng sẵn sàng hy sinh đến cùng để giữ lấy cuộc sống yên vui, cần mẫn yêu thương lá lành đùm lá rách của mình. Kháng chiến cứu nước là một việc vĩ đại. Cứu nước là để cứu nhà, để cho dân chúng được an cư lạc nghiệp, bảo vệ những người thân, bảo vệ chòm xóm quê hương, bảo vệ những nếp sống quen thuộc hay chính là giữ vững bản sắc dân tộc. Dân tộc ta có truyền thống nồng nàn yêu nước từ lâu đời, từ nếp sống đến những tình cảm gắn bó quen thân như ruộng đồng, núi sông, trời đất. Và khi có giặc thì lòng dân đã có Đảng khơi dậy và dẫn dắt, cho nên đã bừng dậy và cả đất nước đã nhất tề đứng lên:
 “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng
 Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
 Núi giăng thành luỹ sắt dày
 Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
 Mênh mông bốn mặt sương mù
 Đất trời ta cả chiến khu một lòng”
 (Việt Bắc)
Rừng cây, núi đá ở đây đã trở thành người bạn chiến đấu của con người. Đó là một trong những quan niệm mới về thiên nhiên trong thi ca kháng chiến. Ngoài ra ta thấy bài thơ Việt Bắc còn là cuộc đối thoại trong mình và ta, ta và mình. ở đây, lời lẽ và hơi thở đã có sự quấn quýt chan hoà với nhau. Nhưng phải thật chú ý thì mới phân biệt được mình và ta, ta và mình: mình ở đây là Việt Bắc, là căn cứ địa cách mạng, là đầu não cuộc kháng chiến, là nhân dân khi trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội, không những người ở lại mà những người từ rã chiến khu về xuôi, họ đều cùng chung một nỗi nhớ, cùng cảm nghĩ theo một hướng:
 “Ta đi ta nhớ những ngày
 Mình đây ta có đắng cay ngọt bùi
 Thương nhau chia củ sắn lùi
 Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
 Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
 Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
 (Việt Bắc)
Họ chia sẻ cùng cán bộ từ bắp ngô đến củ khoai củ sắn. Phải nói rằng, đời bộ đội rất vất vả và gian lao, có lẽ điều này chẳng phải nói ra thì ai cũng biết. Nhưng nếu trước kia cuộc sống cực nhọc đè nặng lên con người và tâm hồn ta thì bây giờ, ngay lúc này đây ý thức về tổ quốc đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hy sinh tất cả, đó chính là đã tạo nên vẻ đẹp riêng của người chiến sĩ:
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo”
 (Lên Tây Bắc)
Anh bộ đội chịu đựng gian khổ tất cả là vì hạnh phúc của nhân dân. Hình ảnh anh bộ đội với cái nắng chiều mà hơn nữa bóng của anh lại được in “trên đỉnh dốc cheo leo” là một hình ảnh rất đẹp. ở đây không chỉ là cái đẹp nhờ thay bộ quần áo nông dân lam lũ ra bộ quần áo lính. ở đây anh lại có cái tư thế đàng hoàng của anh bộ đội chiến khu, và trước cặp mắt của bà mẹ nghèo, anh được hiện ra là một con người hoàn toàn mới mẻ:
“Bộ nó rõ oai 
Vai thì đeo súng
Ngực chéo hai quai
áo thì thắt bụng
Đầu nó đội mũ
Có cái sao vàng
Nước nó lam lũ
Bây giờ thấy sang”
 (Bà mẹ Biệt Bắc)
Cái “oai” và cái “sang” ở đây có nghĩa là đẹp, cái đẹp của những con người vùng lên bất khuất của cuộc đời từ nay không còn nô lệ tủi nhục nữa.
Tóm lại, “Từ ấy” trước hết là hồi chuông đánh thức, một tiếng gọi lên đường “một lời kêu gọi thiết tha với Đảng, nhà nước, quần chúng nhân dân” còn đến “Việt Bắc” thì không còn là tiếng gọi lên đường mà nó đã toát lên một tinh thần tự hào dân tộc rất cao. Thời kì này, nhân dân, quần chúng đã được cách mạng lay động từ đáy sâu và dâng lên cuồn cuộn:
“Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền 
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên”
Chương 2: Bước phát triển về nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”.
Tố Hữu biết làm thơ rất sớm, vì ông sinh ra trong mọt gia đình có người cha đậu tam trường, thích làm thơ, thích sưu tập thơ ca dân gian mà ông thường phải làm thư kí, và một người mẹ thuộc nhiều ca dao tục ngữ. Khi ông trưởng thành trong các nhà trường tiểu học và trung học thì ông lại thích thơ mới và những nhà thơ mới nổi tiếng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...ở trong những năm tháng đó (1936-1939). Phong trào thơ mới đã được khẳng định trong thi đàn văn học Việt Nam hiện đại. Vì vậy cho nên Tố Hữu bắt đầu tiếng thơ cách mạng của mình trong khuôn khổ và hình thức của thơ mới. Điều này làm cho thơ Tố Hữu khác với thơ của các nhà thơ Cách mạng vô sản đương thời như Bùi Công Chung, Hoàng Văn Thụ , Xuân Thuỷ, đã làm cho thơ ca cách mạng vô sản mang tính hiện đại, không còn dấu ấn của Tố Hữu trung đại nữa. Chính vì vậy, Tố Hữu là người đầu tiên đổi mới thơ ca cách mạng, tạo cho thơ ca cách mạng một tính cách nghệ thuật mới. Ông Đặng Thai Mai đã nói một cách rất đúng rằng: “Với Tố Hữu, thơ chính trị, thơ thời cuộc quá trình đã đạt được đỉnh cao trong văn học trữ tình Tiếng Việt” Nhưng cái gì đã làm cho thơ Tố Hữu được yêu thích ngay khi vừa xuất hiện trên văn đàn, ngay khi phong trào thơ mới đang biểu hiện cái sức sống rực rỡ của nó. Đó là cái mới của thơ cách mạng, cái mới của thơ Tố Hữu, đó là cái chất lí tưởng, là cái “mùi hương chân lí”, là cái mà tất cả những nhà thơ mới không có được, hay là chưa nói rõ nên được. “Cái mới” mà Tô Hữu mang lại cho thơ ca cách mạng không chỉ là cái tôi quyền uy, tuyên bố cái chân lí lớn, quyết tâm lớn. Nhà thơ đã tạo được một tiếng nói đồng chí thân mật trong thơ...Sự kết hợp hai yếu tố quyền uy và trò chuyện tạo cho giọng thơ Tố Hữu vừa đanh thép, dứt khoát vừa mềm mại, uyển chuyển.
Mặc dù Tố Hữu lấy khuôn khổ và hình thức thơ mới làm hình thức nghệ thuật cho tiếng thơ của mình, nhưng ngay về nghệ thuật thơ ông đã khác thơ mới ở những điểm: trước hết thơ Tố Hữu nhằm mục đích tuyên truyền lí tưởng cách mạng, phản ánh mảng hiện thực trong nhà tù thực dân, là mảng hiện thực đen tối nhất, gây gắt nhất cho nên thơ ông không thể dùng được những hình ảnh những cách diễn đạt mềm mại mượt mà lung linh đang là chỗ mạnh của thơ mới. Lí tưởng cách mạng kêu gọi người ta phải bước vào cuộc đấu tranh mời khong được phát huy hiện thực, không quay lưng lại với thực tại cho nên sức hấp dẫn mới mẻ của thơ Tố Hữu đã tạ được một cảm hứng mới, cảm hứng cách mạng, cảm hứng say mê lí tưởng cách mạng. Câi tôi trữ tình của Thơ Tố Hữu trong tập ‘Từ ấy” là cái tôi mang tính chất chính trị, mang tích chất thời đại. Câi tôi trữ tình này được hình thành phát triển trong cuộc đáu tranh, trong mối tương với cuộc đời lớn cả dân tộc bởi cái tôi này không còn là cái tôi cô đơn bé nhỏ không có chỗ đứng trong cuộc sống dân tộc và thời đại, mà là cái tôi phong phú đa dạng, cái tôi gắn với mọi ngưòi với quá khứ hiện tại tương lai. Cái tôi đó lần đầu tiên đi vào cái ta chung của xã hội của cách mạng. “Từ ấy” được xem như bản tuyên ngôn về sự giác ngộ cách mạng, thơ cac cách mạng được xem như một tuyên ngôn cho sự ra đời của một kiểu nhà thơ mới: nhà thơ- chiến sĩ. Trong tập “Từ ấy” là một cuộc đấu tranh cách mạng trong nhà tù cho nên cái cốt cách tâm trạng của người chiến sĩ cộng sản cái tâm tình của nhân vật trữ tình là sự biểu hiện của tâm hồn và khát vọng của một kiểu con nguời mới trong thời đại mới.
Đến tập thơ “Việt Bắc”, nghệ thuật thơ Tố Hữu đã bước sang một giai đoạn mới hoà nhập vào bước đi của cuộc cách mạng, giai đoạn này thơ Tố Hữu được mở rộng cả về cảm hứng, lí tưởng, đối tượng miêu tả. Sự mở rộng không gian và thời gian tạo cho Việt Bắc một khuôn mặt nghệ thuật mới. Tập thơ “Việt Băc” đậm đà bản sắc dân tộc, có những câu thơ phản ánh sức mạnh của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến. Trong nghệ thuật miêu tả quan hệ xã hội mới Tố Hữu là người đầu tiên phát hiện ra tình quân dân được ví như tình “cá nước” đó là một nét đẹp trong truyền thống của ta. Hình ảnh Bác Hồ luôn gắn với chiếc áo nâu giản dị tươi đẹp hơn cả là hình ảnh quê hương đất nước, một cái nhìn mới mà trong tập Từ ấy không có.
... “ Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
 Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng
 (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)
“Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt sóng nước Bình Ca...”
 (Ta đi tới)
 “Mùa xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
 Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
 Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
 (Việt Bắc)
Dường như trước vẻ đẹp của Tổ quốc bao nhiêu ngòi bút tả người tả cảnh tả tình của Tố Hữu đã cùng một lúc phát huy được hết tác dụng. Trong thể loại lục bát Tố Hữu đã trở về với văn học dân gian, với cách diễn đạt gần gũi thân thương của dân tộc.
“Mình về mình có nhớ ta
...Mình đi ta lại nhớ mình”
 (Việt Bắc)
Mình- ta, ta-mình, cái tôi trữ tình ở đây đã hpà quyện với cái ta chung của dân tộc.
Sức khái quát nghệ thuật của thơ Tố Hữu được nâng lên dần qua các tập thơ. “Từ ấy” là đỉnh cao đầu tiên của thơ Tố Hữu, đến “Việt Bắc” lại là đỉnh cao hơn và tiếp sau đó là “Gió lộng”, “Ra trận”, “Việt Nam máu và hoa”. Đường đi của thơ Tố Hữu dường như gắn bó và vươn lên cùng đường đi của cách mạng của dân tộc.
III. Kết luận.
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, ông đã sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, chặng đường thơ ông song hành với gian đoạn của cuộc cách mạng. Con người trữ tình trong thơ ông tương ứng với cái đẹp của cuộc sống mới và phản ứng quyết liệt với những hành động xấu xa của quân thù. Tố Hữu đã góp phần xứng đáng vào việc bù đắp tình cảm, củng cố lòng tin yêu đối với Đảng lãnh đạo, là tình cảm gần gũi trìu mến bao la đối với Bác Hồ “Người là cha, là Bác, là anh”. Tố Hữu đã tạo ra được một hình tượng một cái tôi nhiều vai. Đứng trước thực tiễn cách mạng không ngừng đổi thay Tố Hữu đã bao lần phát triển đổi mới. “Từ ấy” đến “Việt Bắc” đã có một bước chuyển biến, một bước phát triển rõ rệt cả nội dng tư tưởng và hình thức nghệ thuật. ậ đây đã có sự phát triển toàn diện kết hợp tài tình điệu nói với các thể thơ cổ truyền của dân tộc. Vì ông là nhà thơ đầu tiên sáng tạo hình tượng một dòng lịch sử trong thơ Việt Nam nên đã có hướng và nhịp điệu vận động đậm đà sắc thái dân tộc.
Vì phạm vi đề tài , bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Móng Cái, ngày 02 tháng 6 năm 2008
Người viết
Nguyễn Thị Hoa
Mục lục
Trang
A. Phần mở đầu 
1
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
1
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Phần nội dung
2
Chương I. Bước phát triển về nội dung trong thơ Tố Hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”
2
I. Bước phát triển về lý tưởng cách mạng từ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”
2
1. Lý tưởng cách mạng trong tập thơ “Từ ấy”
2
2. Lý tưởng cách mạng trong tập thơ “Việt Bắc”
8
II. Sự phát triển của người chiến sĩ cộng sản
13
1. Hình ảnh người chiến sĩ trong tập thơ “Từ ấy”
13
2. Hình ảnh người chiến sĩ trong tập thơ “Việt Bắc”
15
Chương 2: Bước phát triển về nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”
20
C. Kết luận
23
đề tài
Bước phát triển trong thơ tố hữu từ tập thơ “Từ ấy” đến “Việt Bắc”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
 Tổ chuyên môn: Văn

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNVan 2008Tho To Huu.doc