Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 tiết 20+ 21: Lập luận trong văn nghị luận, luyện tập lập luận trong văn nghị luận

Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 tiết 20+ 21: Lập luận trong văn nghị luận, luyện tập lập luận trong văn nghị luận

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN,

LUYỆN TẬP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS

 - Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh giảI thích phân tích so sánh bác bỏ và bình luận

 - Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận

 - Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài ( đoạn hoặc một phần bài) văn nghị luận trong đó có sử dụng kết hợp ít nhất là hai trong sáu thao tác lập luận nói trên.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1874Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 tiết 20+ 21: Lập luận trong văn nghị luận, luyện tập lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 CHỦ ĐỀ - TUẦN 20 ,21
Phân môn: Làm văn
 Tiết 20 -21
Ngày soạn : 28/12/09
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN, 
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
-------------aðb--------------
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp HS
 - Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh giảI thích phân tích so sánh bác bỏ và bình luận
 - Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận 
 - Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài ( đoạn hoặc một phần bài) văn nghị luận trong đó có sử dụng kết hợp ít nhất là hai trong sáu thao tác lập luận nói trên.
 II. CHUẨN BỊ DẠY VÀ HỌC 
 SGK, SGV, Bài soạn
 GV gợi mở vấn đề, hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và thảo luận
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Họat động của GV 
Họat động của HS
Hoạt động 1: lý thuyết
Mục tiêu :
ôn tập lại kiến thức cơ bản về thao tác lập luận
cách thức tiến hành: 
Bước 1 : Kiến thức cơ bản
Hướng dẫn HS đọc câu hỏi 
Nhắc lại các thao tác lập luận đã học cùng những đặc điểm của từng thao tác?
GV nhận xét và bổ sung
Nhấn mạnh : Thao tác lập luận 
Bước 2: Bài tập vận dụng 
Thao tác 1 :Bài tập 1 Vấn đề trình bày: Giàu về vật chất mà nghèo về văn hóa
Hãy nêu thao tác đã vận dụng thao tác ?
Chỉ ra sự vận dụng thao tác ?
HS tiến hành lập dàn ý
HS trình bày dàn ý 
 GV chọn 1 luận điểm yêu cầu HS viết tại lớp (15phút)
Nhấn mạnh : các thao tác vận dụng kết hợp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà
mục tiêu : Vận dụng tri thức lập luận trong văn nghị luận
Cách thức tiến hành : Thao tác 1: Trình bày : Nội dung, nghệ thuật cơ bản của các tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh:
Nhấn mnạh 
+ Khẳng định quyền độc lập tự do của mọi dân tộc là chân lí.
Cơ sở thực tiễn: 
+ Về chính trị, về kinh tế , về ngoại giao, về quân sự.
+Tinh thần nhân đạo của dân tộc VN.
 +Sự thật lịch sử và cơ sở pháp lí quốc tế (Sự thật là năm 1940sự thật là dân ta lấy lại nước VN; Hội nghị Tê hê răng, Cựu Kim Sơn)
-Lời tuyên bố độc lập và ý chí quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam.
-Ngôn ngữ giàu hàm súc.
-Bằng chứng thuyết phục.
-Giọng điệu hùng hồn (lặp cấu trúc).
Thao tác 2: Giá trị nhân đạo của tác phẩm VỢ CHỒNG A PHỦ – Tô Hoài.
Nhấn mạnh : 
Mở ra lối thoát cho nhân vật : Vùng lên làm cách mạng, xóa bỏ chế độ PK,gắn cuộc đấu tranh tự giải phóng cá nhân với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc .
Thao tác 3: Nghệ thuật xây dựng tình huống trong VỢ NHẶT – Kim Lân 
Nhấn mạnh : Tình huống truỵên độc đáo, hấp dẫn :
 Tràng có vợ quả là tình huống éo le, vui, buồn lẫn lộn :
+ Vui: Vì giữa lúc cái chết đang rình rập . Tràng nuôi thân và mẹ già cũng khó khăn, thêm một miệng ăn nữa, biết lấy gì nuôi nhau .
+ Buồn : Tràng vốn là người xấu xí, ế vợ, khao khát hạnh phúc, lại lấy được một cách dễ dàng.
Thao tác 4: Giá trị tư tưởng của tác phẩm VỢ NHẶT – Kim Lân.
Nhấn mạnh : 
Phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động. Cho dù bị đẩy vào tình cảnh bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết, vẫn khao khát tình thương, khao khát hạnh phúc gia đình, hướng về sự sống, tin tưởng tương lai 
( mà tương lai gắn liền với CM ).
Hoạt động 3: Củng cố bài và Dặn dò
Mục tiêu :
- Nắm được những kiến thức cơ bản về các thao tác lập luận
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết một văn nghị luận ngắn Cách thức tiến hành :
Bước 1: Củng cố 
Tri thức lập luận trong văn nghị luận
Bước 2 : Dặn dò 
Hướng dẫn học sinh học bài xây dựng dàn ý cho các đề sau :
1. Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ,
 từ đó đánh giá đôi nét nghệ thuật khắc hoạ
 tâm lý của nhà văn Kim Lân trong tác 
phẩm “Vợ nhặt”.
2. Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
3. Khuynh hướng sử thi được thể hiện như 
thế nào trong tác phẩm Rừng xà nu?
4. Nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của 
truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
5. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh Chiếc thuyền ngoài xa.
Gợi ý chung : 
Đề 2: 
Gợi ý: Phân tích nhân vật Tnú cần chú ý 
đến các luận điểm sau đây:
- Hoàn cảnh: 
+ Tnú là một đứa bé mồ côi được dân làng Xô Man nuôi nấng, cưu mang. 
+ Sớm hoạt động cách mạng, làm liên lạc 
cho anh Quyết từ xã lên Huyện.
- Tính cách:
+ Dũng cảm, nhanh trí, thông minh: gan góc đưa thư, qua mắt của kẻ thù, cắn răng chịu đựng dù bị đốt mười đầu ngón tay 
+ Căm thù giặc, tuyệt đối trung thành với
 cách mạng.
+ Có ý chí kiên cường mạnh mẽ, không 
khuất phục quân thù.
+ Giàu lòng yêu thương.
Đề 3: 
Gọi ý: 
 Khuynh hướng sử thi là đặc điểm 
quan trọng của văn học Việt Nam
 giai đoạn 1945 – 1975: tập trung thể hiện các vấn đề quan trọng của dân tộc, 
nhân dân, khẳng địng lí tưởng cộng đồng bằng cái nhìn thành kính.
- Chủ đề của Rừng xà nu ca ngợi truyền 
thống yêu nước bất khuất, sự gắn bó sâu 
nặng với cách mạng của nhân dân Tây 
Nguyên.
- Hệ thống hình tượng: 
+ Nhân vật được phân tuyếnđối lập rạch ròi. 
Các nhân vật tích cực ít nhiều đều 
được lí tưởng hóa.
+ hình tượng thiên nhiên, hình tượng con
 người được soi ngắm từ cuộc chiến đấu của dân tộc, mục đích làm nổi bật vẻ đẹp của
 cuộc chiến đấu ấy.
Ngôn ngữ trang nhã, giàu chất thơ 
với giọng điệu hào hùng, đầy xúc cảm tự
 hào.
Đề 4 : 
 Hoàn cảnh sáng tác- xuất xứ: Truyện 
ngắn Những đứa con trong gia đình được
 viết vào tháng 2 -1966, lúc cuộc kháng 
chiến chống Mĩ rất ác liệt. Đây là truyện
 ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi in trong tập Truyện và kí – xuất bản 1978.
	Đoạn trích là phần giữa truyện .
Chủ đề: Qua hồi ức của Việt lúc bị
 thương nặng nằm ở chiến trường: nhớ về
 má, chú Năm, đồng đội, chị Chiến, đặc 
biệt kỉ niệm ngày tòng quân, trước lúc lên đường tác giả ca ngợi con người miền 
Nam giàu tình cảm yêu thương, có ý chí,
 quyết tâm và gan góc, kiên cường trong 
chiến đấu.
Đề 5: Gợi ý:
- Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài.
- Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.
- Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đổi bình dị của những con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật.
- Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, người nghệ sĩ nhiếp ảnh ( nhân vật Phùng ) đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời.
HS trình bày
Thao tác lập luận
Chứng minh
Giải thích
Phân tích
So sánh
Bác bỏ
Bình luận
Đặc trưng cơ bản
-Để người ta tin
-Để người ta hiểu
-Giúp người ta hiểu biết cặn kẽ thấu đáo
-Giúp người ta nhận rõ giá trị của sự vật ..bằng cách chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa nó với sự vật khác 
-Có mục đích phủ nhận 
-Có mục đích là thuyết phục người ta nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người nói về một vấn đề
HS ghi nhận lại tri thức
HS thao luận và trình bày : 
a). Mở bài: Nêu vấn đềà Cuộc sống xung quanh đang giàu lên về vật chất nhưng một số người lại rất nghèo vê văn hóa như nói năng trong giao tiếp, ăn mặc,tham gia giao thông..
b). Thân bài: Chỉ bàn về tham gia giao thông
 -Những việc làm không đúng ( CM và PT)
 +Đi xe hành ngang
 +Nghe tiếng còi cũng lơ
 +Đùa nghịch khi tham gia giao thông..
 -Suy nghĩ về những biểu hiện trên (Bình luận)
 +Bản thân thấy thế nào về những việc trên?
 +Bản thân tham gia giao thông như thế nào?
 +Thực hiện và chấp hành luật lệ tốt 
 -Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông (CM)
 +Có ý thức chấp hành luật lệ
 +Vận đông mọi ngừoi thực hiện
c. Kết bài: Hệ thống vấn đề
HS chú ý 
HS nêu và phát biểu : 
 Nội dung
-Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn: Bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) ð +Chiêu gậy ông đập lưng ông.
+Ngầm đặt 3 cuộc CM (Mĩ, Pháp, Việt Nam) ngang hàng nhau.
.Nghệ thuật: 
-Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, lí lẽ sắt bén.
HS chú ý lắng nghe
HS phát biểu : Phản ánh cuộc sống cơ cực, bị đè nén bởi áp bức nặng nề của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn Phong kiến miền núi câu kết với thực dân Pháp.
HS chú ý lắng nghe
HS phát biểu : Tình huống truyện : Tràng xấu xí thô kệch, dân Ngụ Cư nghèo, không ai thèm,lại bổng nhiên “Nhặt” được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng, ngay giữa đường, giữa chợ nhờ một vài lần “tầm phào” và 4 bát bánh đúc 
HS lắng nghe , ghi nhận
HS phát biểu: Lên án xã hội TDPK tàn bạo đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nam 1945, biến con người thành vật vô giá trị, người ta có thể nhặt bất cứ lúc nào .
HS chú ý lắng nghe
HS thực hiện ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de tu chon van 12 ki 2.doc