Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 20: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 1)

Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 20: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 1)

Chủ đề : NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

 THỰC HÀNH SỬA LỖI

Tiết: 1

A. MỤC TIÊU CẦN DẠT :

 - Kiến thức: HS cần nắm vững kiến thức cơ bản về quy tắc chính tả tiếng Việt để nói, viết đúng chính tả, đúng chuẩn mực quy định.

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nói, viết tạo lập văn bản qua các bài tập thực hành.

 - Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục: Có ý thức trau dồi chính tả tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ :

 - Từ điển tiếng Việt.

 - Tiếng Việt thực hành - Đình Cao, Lê A.

 - Bộ SGK Ngữ văn lớp 6,7,8,9 THCS.

 - Phiếu học tập, bài tập thực hành (phôtô)

 GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: ôn luyện, tái hiện, thực hành;

 trao đổi, thảo luận và biện pháp đặt câu hỏi.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1723Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 10 tuần 20: Chủ đề: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :20
Ngày soạn: 01/01/2010	 Người soạn : Phan Nguyệt Hạnh
Bài soạn : 	 Ngày giảng:
Chủ đề : NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
 THỰC HÀNH SỬA LỖI 
Tiết: 1
A. MỤC TIÊU CẦN DẠT : 
	- Kiến thức: HS cần nắm vững kiến thức cơ bản về quy tắc chính tả tiếng Việt để nói, viết 	đúng chính tả, đúng chuẩn mực quy định.
	- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nói, viết tạo lập văn bản qua các bài tập thực hành.	
	- Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục: Có ý thức trau dồi chính tả tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ : 
	- Từ điển tiếng Việt.
	- Tiếng Việt thực hành - Đình Cao, Lê A.
	- Bộ SGK Ngữ văn lớp 6,7,8,9 THCS.
	- Phiếu học tập, bài tập thực hành (phôtô)
	GV tổ chức giờ dạy học theo các phương pháp: ôn luyện, tái hiện, thực hành;
	trao đổi, thảo luận và biện pháp đặt câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
	(1’) 1. Ổn định tổ chức: sĩ số ,nề nếp .
	(5’) 2. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra vở ghi chép của HS, thống nhất một số quy định về nội dung môn học, tư liệu tham khảo, sách bài tập...
	(1’) 3. Giới thiệu bài mới:
	* Lời dẫn của GV: (Từ thực tế việc sử dụng tiếng Việt của HS, dẫn dắt vào bài, trọng tâm tiết học: Chính tả tiếng Việt) 
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
2’
13’
20’
Hoạt động 1: Giới thiệu .
- GV nêu lên những vấn đề chung mang tính chất lý thuyết :
+ Chữ Việt: chữ viết ghi âm.
+ Sự chuẩn hoá chữ viết dựa trên quy tắc chính tả.
+ Chuẩn mực do chúng ta đặt ra nên mang tính quy ước.
+ Chính tả tiếng Việt tương đối ổn định, ít thay đổi.
+ Tồn tại những biến thể (chưa thống nhất >< chấp nhận).
Hoạt động2: Những quy định cụ thể.
? Chuẩn viết hoa trong tiếng Việt được quy định ntn?
? Những điểm cơ bản về chính tả?
-> GV thuyết giảng.
- Yêu cầu HS thảo luận, rút ra quy tắc về chính tả khi viết các âm, phụ âm sau: 
+ Viết c,k,q?
+ Viết ngh/ng?
+ Viết gh/g?
- GV: Lỗi phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả.
? Cách khắc phục các phụ âm đầu dễ sai?
-> Cần: phát âm khu biệt, nhớ nghĩa từng từ, tập viết nhiều, tra từ điển
? Tiếng Việt có bao nhiêu thanh điệu? Cách bỏ dấu thanh?
- GV phát phiếu học tập, yêu cấu HS xác định dấu thanh ở các từ láy, sau đó rút ra quy tắc.
? Cách dùng dấu nối, gạch ngang ntn?
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV phát phiếu học tập/ bài tập cho các nhóm (bàn)
Hoạt động 1: Giới thiệu .
- HS tìm ví dụ minh hoạ.
- Làm bài tập ứng dụng.
-> Ký tự La-tinh
yên nghỉ - iên ngỉ
d/gi (dành/giành, dàn/ giàn, ... -> chiếm đa số) y/i (công ty, ký tên/kí tên)
- HS trả lời
- HS lấy ví dụ minh hoạ.
+ Ta bên Người, Người toả sáng trong ta....
+ Nước non Bình Định
+ Bill Clintơn.
Shakespeare/Sếchxpia
- HS thảo luận, trả lời
- HS lấy ví dụ minh hoạ
Nghề nghiệp / ngề nghiệp
Kí tên/ ký tên
Cách mạng/ kách mạng...
Vd: 
Quân đội, quán triệt, kết quả...
Ví dụ: bập bênh/bên cạnh
Mắt/mắc, tóm tắt/bế tắc
Đang/đan, xán lạn,
Bảng/bản....
- Xác định cách phối thanh ở các từ láy sau đây, rút ra quy tắc chung:
Nức nở, vất vả, ...
Lũ lượt, thẫn thờ, lỡ làng...
Bập bênh, khập khiễng, biêng biếc, lanh lảnh...
HS xác lập các ví dụ.
- HS chia nhóm theo đơn vị bàn.
- Thảo luận, hoàn chỉnh các bài tập.
Một số vấn đề chung:
2. Những quy định về chuẩn chính tả: 
 2.1. Viết hoa:
- Chữ cái đầu câu, sau dấu câu.
- Tên riêng (người, địa danh, các tổ chức chính trị, xã hội...)
- Thể hiện sự trang trọng.
- Tên các ấn phẩm, sách báo, tạp chí...
- Viết hoa tên người, địa danh, tổ chức... tiếng nước ngoài phiên âm ra tiếng Việt ( giữ nguyên dạng La-tinh)
2.2. Những điểm cơ bản về chính tả:
a/ Phát âm một âm tiết giống nhau nhưng con chữ ghi lại âm tiết đó khác nhau:
- Viết k, ngh, gh khi chúng đứng trước các nguyên âm: i, e, ê, ia, iê
- Viết c, ng, g khi đứng trước các nguyên âm khác.
- Viết q khi đứng trước âm đệm u.
b/ Chú ý các cặp phụ âm đầu dễ sai: 
tr/ch, s/x, d/gi, l/n, ...
Các phụ âm cuối dễ sai: t/c, ng/n, n/nh, ....
Cách khắc phục: cần phát âm khu biệt, nhớ nghĩa từng từ, tập viết nhiều, xây dựng thói quen dùng từ điển.
c/ Thanh điệu:
- Quy tắc bỏ dấu thanh: 3 nguyên lí: Khoa học, thẩm mĩ,
thực dụng
-> đánh dấu thanh điệu ngay trên ng. âm hoặc ng. âm đôi.
- Đặc biệt chú ý thanh ?/~
- Quy tắc thanh điệu trong từ láy:
Chị huyền mang nặng ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành?
-> Cùng âm vực: thấp/cao, trầm/ bổng
d/ Dùng dấu nối (gạch ngang)
- Các liên danh: Khoa Toán - Tin, Tổ Văn – Sử .
- Các giới hạn kg, tg:
Hà Nội - Huế; 1945-1975...
- Các yếu tố ngày tháng: 30-04-1975
e/ Cách phiên âm tiếng nước ngoài:
(vấn đề chưa nhất quán, nên theo cách phiên âm Latinh)
3. Luyện tập:
 	* Bài tập:
	1. Đọc đoạn văn dưới đây và viết lại những con chữ cần viết hoa, chữa lỗi chính tả, dấu câu theo quy tắc chính tả:
... bec-na-sô chả lời thư: “thưa bà, tôi sin kảm ơn bà. nhưng tôi nại sợ đứa con của chúng ta nại đẹp như tôi và thông minh như bà.” ( Trích “Bức thư tình của Bec-na-sô”)
	2. Trong số các từ cho sau đây, từ nào viết sai chính tả:
khuyếch chương, sụt xịt, xuất chúng, xuýt chết, giây thừng, lúng túng, chần nhà, trớ trêu, tranh luận, tranh dành, nông nỗi, huênh hoang, luẩn quẩn, tràng lan, phăng phắt, bắt thang lên hỏi ông chời...
	3. Hãy điền những con chữ thích hợp vào chỗ trống của đoạn văn sau đây:
	Chị nọ phận ẩm duyên ôi, vớ phải chàng ...ốc, nên đành ...ậm đắng, ...uốt ....ay. ...ái có chồng như ...ông đeo cổ, chim vào ...ồng biết thuở nào ra! Thôi thì một điều nhịn, chín điều ...ành, tốt đẹp phô ra, ...ấu ...a đậy lại. ...ao nỡ vạch áo cho ...ười xem ...ưng, ...ấu chàng hổ ai? Thật là:
	...ân em như hạt mưa ...a
Hạt vào đài ...ác, hạt ...a ....uộng ...ày!
 (3’) 4. Củng cố -. HDHS về nhà: 	
	- Ôn lại kiến thức về quy tắc chính tả.
	- Tạo thói quen dùng từ điển, ghi nhớ các từ ngữ dễ nhầm lẫn.
 D. BỔ SUNG RÚT KINH NHGIỆM :
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon 10(1).doc