Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 32+33: Luyện tập nhận biết một số chất vô cơ - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 32+33: Luyện tập nhận biết một số chất vô cơ - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí, các chất vô cơ.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm nhận biết.

3. Thái độ

- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.

4. Về phát triển năng lực

Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực hoạt động nhóm.

- Năng lực đánh giá.

II. CHUẨN BỊ

- Hệ thống các câu hỏi và bài tập

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp

2. Bài cũ: (kết hợp bài giảng)

3. Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 32+33: Luyện tập nhận biết một số chất vô cơ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Ký duyệt: 
	TT Kiều Quốc Phương
TIẾT 32,33: LUYỆN TẬP NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí, các chất vô cơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm nhận biết.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực, tự giác và hợp tác trong học tập.
4. Về phát triển năng lực
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. 
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực đánh giá. 
II. CHUẨN BỊ 
Hệ thống các câu hỏi và bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ: (kết hợp bài giảng)
3. Bài mới
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
 Giáo viên củng cố lại một số lí thuyết về nhận biết
 Hoạt động 2: 
GV: Hướng dẫn các bài tập trong SGK/ 
Hoạt động 3: BÀI TẬP
Câu 1: Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 cation: Na+, NH4+, Al3+. Chất dùng để nhận biết là: 
A. dd NaOH. 	B. dd NaCl. 	C. dd Na2SO4.	D. dd NaNO3.
Câu 2: Có 4 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 cation: Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+. Chất dùng để nhận biết là: 
A. dd NaOH. 	B. dd NaCl. 	C. dd Na2SO4.	D. dd NaNO3.
Câu 3: Có 3 dd, mỗi dd chứa 1 anion sau: Cl-, NO3-. Chất dung để nhận biết là 
A. dd NaOH.	B. dd NaCl trong môi trường axit.	
C. dd BaCl2 trong môi trường axit.	D. dd AgNO3.
Câu 4: Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch: 
A. K2SO4. 	B. KNO3. 	C. NaNO3. 	D. NaOH
Câu 5: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì:
A. tạo ra khí có màu nâu.	B. tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. tạo ra kết tủa có màu vàng.	D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 6: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+. Hóa chất để nhận biết 5 dung dịch trên là? 	
A. NaOH	 	B. Na2SO4	 	C. HCl	 	D. H2SO4
Câu 7: Có các ion trong các lọ mất nhãn sau: Na+, Ba2+, NH4+, Al3+, Cu2+, Fe3+. Nếu dùng dd NaOH để nhận biết thì số ion nhận biết được là : 
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 8: Có 3 dd, mỗi dd chứa 1 anion: CO32-, SO42- và OH-. Chất dùng để nhận biết là 
A. dd NaOH. 	B. dd NaCl trong môi trường axit.
C. dd BaCl2 trong môi trường axit. 	D. dd NaNO3.
Câu 9: Có các ion đựng trong các lọ mất nhãn sau , CO32-, SO42-, Cl-, NO3-, OH-. Nếu dung dd BaCl2, trong môi trường axit thì số ion nhận biết được là :	
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 10: Để nhận biết ion CO32- có trong muối Na2CO3, người ta tiến hành thí nghiệm sau: nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào. Quan sát hiện tượng thấy được : 
A. sủi bọt khí CO2.	B. không sủi bọt khí, tạo kết tủa.
C. không sủi bọt khí lúc đầu, lúc sau có khí CO2 bay ra.	D. sủi bọt khí.
Câu 11: Khi nhận biết cation Fe2+ bằng dd NaOH .Quan sát thí nghiệm thấy được 
A. kết tủa xanh xuất hiện, rồi biến mất.	B. kết tủa trắng hơi xanh, rồi đậm dần.
C. kết tủa trắng hơi xanh, rồi chuyển dần sang nâu đỏ.	 	D. hiện tượng thí nghiệm không quan sát được.
Câu 12: Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây?
A. Dung dịch HNO3.	B. Dung dịch KOH. 	C. Dung dịch BaCl2.	D. Dung dịch NaCl.
Câu 13: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch? 	
A. 2 dung dịch.        B. 3 dung dịch.	C. 1 dung dịch.    	D. 5 dung dịch.
Câu 14: Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch? 	
A. 2.     	B. 3 	C. 1	D. 5 
Câu 15: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?
A. 1.	B. 2.	C. 3	D. 5.
Câu 16: Có các lọ dung dịch hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng dung dịch không màu của các muối sau: Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể được các dung dịch
A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.	B. Na2CO3, Na2S.	
C. Na3PO4, Na2CO3, Na2S.	D. Na2SO4, Na3PO4, Na2CO3, Na2S, Na2SO3.
Câu 18: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên, có thể dùng
A. quỳ tím.	B. Dung dịch NaOH. 	C. dung dịch Ba(OH)2.	D. dung dịch BaCl2.. 
Câu 19 : Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng
A. dd NaOH.	B. dd NH3.	C. dd Na2CO3.	D. quỳ tím.
Câu 20 : Để nhận biết các dung dịch: ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng 	A. dd NaOH và dd NH3.	B. quỳ tím.	C. dd NaOH và dd Na2CO3.	D. natri kim loại.
Câu 21: Để nhận biết các dung dịch loãng: HCl, HNO3, H2SO4 có thể dung thuốc thử nào sau đây?
A. dd Ba(OH)2 và bột đồng kim loại.	B. Kim loại sắt và đồng.
C. dd Ca(OH)2.	D. Kim loại nhôm và sắt.
Câu 22: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? 
A. Zn, Al2O3, Al.	B. Mg, K, Na.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Fe, Al2O3, Mg.
RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_3233_luyen_tap_nhan_biet.doc