Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 25: Bài tập về chất lưỡng tính - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 25: Bài tập về chất lưỡng tính - Năm học 2019-2020

I/. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- HS biết cách nhận biết chất lưỡng tính

- Giải các bài tập liên quan đến tính lưỡng tính của các oxit, hidroxit của Al và Zn

2. Kĩ năng:

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của các oxit, hidroxit của Al và Zn

- Giải các bài tập liên quan đến tính lưỡng tính của các oxit, hidroxit của Al và Zn

3. Thái độ, phẩm chất:

- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.

- Sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực thực hành hoá học

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 25: Bài tập về chất lưỡng tính - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ký duyệt: 
 TT. Kiều Quốc Phương
TIẾT 25: BÀI TẬP VỀ CHẤT LƯỠNG TÍNH
I/. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS biết cách nhận biết chất lưỡng tính
- Giải các bài tập liên quan đến tính lưỡng tính của các oxit, hidroxit của Al và Zn
2. Kĩ năng: 
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của các oxit, hidroxit của Al và Zn
- Giải các bài tập liên quan đến tính lưỡng tính của các oxit, hidroxit của Al và Zn
3. Thái độ, phẩm chất:
- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.
- Sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
- Năng lực thực hành hoá học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
II/PHƯƠNG PHÁP
- Học sinh thảo luận tổ nhóm.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
GV hướng dẫn HS hình thành kiến thức các dạng toán liên quan đến tính lưỡng tính của các oxit, hidroxit của Al và Zn
Dạng 1: Cho từ từ a mol OH- vào dd chứa b mol Al3+. Tìm khối lượng kết tủa.
Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3
Nếu OH- dư: Al(OH)3 + OH- ® AlO2- + H2O
- Khi đó tùy theo tỉ lệ mol OH-; số mol Al3+ mà có kết tủa hoặc không có kết tủa hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan.
* Để giải nhanh bài toán này ta có công thức tính nhanh
Dạng này phải có hai kết quả. Công thức: nOH- = 3 nkết tủa hoặc nOH- = 4nAl3+ - nkết tủa 
Dạng 2: Cho từ từ H+ vào dd chứa AlO2- (hay Al(OH)4-) tạo kết tủa.
-	+
AlO2 + H + H2O ® Al(OH)3
Nếu H+ dư: Al(OH)3 + 3H+ ® Al3+ + 3H2O
- Khi đó tùy theo tỉ lệ mol H+; số mol AlO2- mà có kết tủa hoặc không có kết tủa
2
hoặc vừa có kết tủa vừa có muối tan.
* Để giải nhanh bài toán này ta có công thức tính nhanh:
Dạng này phải có hai kết quả. Công thức: nH+ = nkết tủa hoặc nH+ = 4nAlO2- - 3nkết tủa 
Dạng 3: Công thức Vdd NaOH	cần cho vào dd Zn2+ để xuất hiện 1 lượng kết tủa
theo yêu cầu: Dạng này có 2 kết quả: nOH- = 2 nkết tủa hoặc nOH- = 4nZn2+ -2 nkết tủa 
*Hoạt động 2: Luyện tập các dạng bài tập	
Bài 1: Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78g kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là: A. 0,15M	B. 0,12M	C. 0,28M	D. 0,19M
Lời giải
Ta có: a = 0,02 mol; b = 0,01 mol.
 Do b < a mà cần tính nồng độ mol/l của NaOH nhỏ nhất nên nOH- min và nOH- = 3b = 0,03 mol.
Vậy CM(NaOH) = 0,15M. Đáp án A
Bài 2: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được một kết tủa keo, đem sấy khô cân đựơc 7,8g. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất là:
A. 0,6 lít	B. 1,9 lít	C. 1,4 lít	D. 0,8 lít
Lời giải
Ta có: a = 0,2 mol; b = 0,1 mol
do b < a mà đề bài yêu cầu tính thể tích dung dịch NaOH lớn nhất có nghĩa là tính nOH- max
nên nOH- = 4a – b = 0,7 mol.
Vậy Vdd(NaOH) = 1,4 lít. Đáp án C.
Bài 3: Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng là:
A. 3M	B. 1,5M hoặc 3,5M	C. C. 1,5M	D. 1,4M hoặc 3M
Lời giải
Ta có: a = 0,2 mol; b = 0,1 mol do b < a nên có 2 khả năng:
+ nOH- min thì nOH- = 3b = 0,3 mol vậy CM(NaOH) = 1,5M
+ nOH- max thì nOH- = 4a – b = 0,7 mol vậy CM(NaOH) = 3,5M Đáp án B.
Bài 4: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 1,485g kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là:
A. 1 lít	B. 0,5 lít	C. 0,3 lít	D. 0,7 lít
Lời giải
Ta có: a = 0,02 mol; b = 0,015 mol
do b < a mà cần tính giá trị nhỏ nhất của V có nghĩa là cần tính số mol nhỏ nhất của OH-.
Vậy nOH- = 2b = 0,03 mol nên V = 0,3 lít. Đáp án C.
Bài 5: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 300 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 2,2275g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,5 lít	B. 0,75 lít	C. 0,45 lít	D. 1,05 lít
Lời giải
Ta có: a = 0,03 mol; b = 0,0225 mol
do b < a mà cần tính giá trị lớn nhất của V có nghĩa là cần tính số mol lớn nhất của OH-.
Vậy nOH- = 4a - 2b = 0,075 mol nên V = 0,75 lít. Đáp án B.
Bài 6: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 400 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 2,97g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 0,6 lít; 1 lít	B. 0,6 lít; 0,15 lít	C. 0,45 lít; 1 lít	D. 0,5 lít; 1 lít
Lời giải
Ta có: a = 0,04 mol; b = 0,03 mol do b < a nên có 2 khả năng:
+ Khả năng 1: Nếu nZn2+ dư thì nOH- = 2b = 0,06 mol. Vậy V = 0,6 lít.
+ Khả năng thứ 2: Nếu nZn2+ hết thì nOH- = 4a - 2b = 0,1 mol. Vậy V = 1 lít. Do đó đáp án A.
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục làm các bài tập trong phiếu học tập
Một cốc thuỷ tinh chứa 200ml dung dịch AlCl3 0,2M. Cho từ từ vào cốc V ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính khối lượng kết tủa nhỏ nhất khi V biến thiên trong đoạn 200ml £ V £ 280ml.
A. 1,56g	B. 3,12g	C. 2,6g	D. 0,0g
Hoà tan hoàn toàn 8,2 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tính thể tích CO2 (đktc) cần để phản ứng hết với dung dịch A.
A. 1,12 lít	B. 2,24 lít	C. 4,48 lít	D. 3,36 lít
Thêm 150ml dung dịch NaOH 2M vào một cốc đựng 100ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,14 mol chất kết tủa. Tính x.
A. 1,6M	B. 1,0M	C. 0,8M	D. 2,0M
Cho m gam hỗn hợp B gồm CuO, Na2O, Al2O3 hoà tan hết vào nước thu được 400ml dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M và chất rắn G chỉ gồm một chất. Lọc tách G, cho luồng khí H2 dư qua G nung nóng thu được chất rắn F. Hoà tan hết F trong dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
A.	34,8g	B.	18g	C.	18,4g	D. 26g
Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được một kết tủa keo, đem sấy khô cân được 7,8 gam. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất dùng là bao nhiêu?
0,6	lít	B.	1,9 lít	C.	1,4 lít	D.	0,8 lít
Thêm NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3. Lượng kết tủa thu được lớn nhất và nhỏ nhất ứng với số mol NaOH lần lượt là:
0,04 mol và ³ 0,05 mol	B.	0,03 mol và ³ 0,04 mol
C.	0,01 mol và ³ 0,02 mol	D.	0,02 mol và ³ 0,03 mol
Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần.
Nung kết tủa đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Giá trị của V là?
1,2	lít	B.	1,1 lít	C.	1,5 lít	D.	0,8 lít
Cho m gam Kali vào 250ml dung dịch A chứa AlCl3 nồng độ x mol/l, sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí (đktc) và một lượng kết tủa. Tách kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Tính x.
A. 0,15M	B. 0,12M	C. 0,55M	D. 0,6M
Cho dung dịch chứa 0,015 mol FeCl2 và 0,02 mol ZnCl2 tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn tách lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,605 gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng chất rắn trên là:
70m	B. 100ml	C. l40ml	D. 115ml
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước được dung dịch trong suốt A. Thêm dần dần dung dịch HCl 1M vào dung dịch A nhận thấy khi bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa thì thể tích dung dịch HCl 1M đã cho vào là 100ml còn khi cho vào 200ml hoặc 600ml dung dịch HCl 1M thì đều thu được a gam kết tủa. Tính a và m.
A.	a=7,8g; m=19,5g	B.	a=15,6g; m=19,5g
C.	a=7,8g; m=39g	D.	a=15,6g; m=27,7g
1.A
2.B
3.A
4.C
5.C
6.A
7.B
8.D
9.B
10.A
 RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_25_bai_tap_ve_chat_luong.doc