Những câu hỏi thường gặp trong lý thuyết Hóa hữu cơ

Những câu hỏi thường gặp trong lý thuyết Hóa hữu cơ

Dạng 1: Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3

Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 gồm

1. Ank-1-in (ankin có liên kết ba ở đầu mạch): Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag

Các phương trình phản ứng:

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3

Đặc biệt

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3

Các chất thường gặp: axetilen (etin) C2H2; propin CH3-C≡C; vinyl axetilen CH2=CH-C≡CH

Nhận xét:

- Chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2

- Các ank-1-ankin khác phản ứng theo tỉ lệ 1:1

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2824Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Những câu hỏi thường gặp trong lý thuyết Hóa hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ
Dạng 1: Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3
Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 gồm
1. Ank-1-in (ankin có liên kết ba ở đầu mạch): Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag
Các phương trình phản ứng:
R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3
Đặc biệt
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3
Các chất thường gặp: axetilen (etin) C2H2; propin CH3-C≡C; vinyl axetilen CH2=CH-C≡CH
Nhận xét: 
- Chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2
- Các ank-1-ankin khác phản ứng theo tỉ lệ 1:1
2. Andehit (phản ứng tráng gương): Trong phản ứng này andehit đóng vai trò là chất khử
Các phương trình phản ứng:
R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + 2xAg + 2xNH4NO3
Andehit đơn chức (x=1)
R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
Tỉ lệ mol nRCHO : nAg = 1:2
Riêng andehit fomic HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
Nhận xét: 
- Dựa vào phản ứng tráng gương có thể xác định số nhóm chức - CHO trong phân tử andehit. Sau đó để biết andehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa andehit và H2 trong phản ứng khử andehit tạo ancol bậc I
- Riêng HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4. Do đó nếu hỗn hợp 2 andehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg > 2.nandehit thì một trong 2 andehit là HCHO
- Nếu xác định CTPT của andehit thì trước hết giả sử andehit không phải là HCHO và sau khi giải xong thử lại với HCHO.
3. Những chất có nhóm -CHO
- Tỉ lệ mol nchat : nAg = 1:2
+ axit fomic: HCOOH
+ Este của axit fomic: HCOOR
+ Glucozo, fructozo: C6H12O6
+ Mantozo: C12H22O11
BÀI TẬP
Câu 1(ĐH A-2007): Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. Andehit axetic, but-1-ankin, etylen	B. Axit fomic, vinyl axetilen, propin
C. Andehit fomic, axetilen, etilen	D. Andehit axetic, axetilen, but-2-in
Câu 2 (ĐH B - 2008): Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO và C12H22O11 (mantozo). Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 3 (ĐH A-2009): Cho các hợp chất sau C2H2, C2H4, CH2O (mạch hở), C3H4O2 (mạch hở, đơn chức), biết C3H4O2 không làm đổi màu quỳ tím ẩm. số chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa là.
Câu 4 (ĐH A-2009): Dãy gồm các chất đều tham gia phản ứng tráng bạc là
A. Glucozo, mantozo, axit fomic, andehit axetic
B. Glucozo, glixerol, mantozo, axit fomic
C. Fructozo, Glucozo, glixerol, axit fomic
D. . Fructozo, Glucozo, mantozo, saccarozo
Câu 5 (ĐH B-2010): Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức mạch hở có cùng công thức phân tử C5H10O2 phản ứng với NaOH nhưng không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 4	B. 5	C. 8	D. 9
Câu 6 (CĐ-2008): Cho các chất sau: glucozo, mantozo, saccarozo, tinh bột, xelulozo. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 7 (CĐ-2008): Cho dãy các chất sau: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 8 (ĐH A-2009): A là một chất hữu cơ. Đốt cháy 1 mol A tạo ra 4 mol CO2 và 3 mol H2O. A bị thủy phân có xúc tác tạo ra 2 chất hữu cơ đều cho phản ứng tráng gương. Công thức của A là
A. HCOOCH=CH2	B. OHC-COOCH=CH2
C. HCOOCH=CH-CH3	D. HCOOCH2-CH=CH2
Câu 9 (ĐH A-2011): Cho sơ đồ chuyển hóa sau
C3H4O2 + NaOH ® X + Y
X + H2SO4 loãng ® Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z tương ứng là
A. CH3CHO, HCOOH	B. HCOONa, CH3CHO
C. HCHO và CH3CHO	C. HCHO và HCOOH
Câu 10: Trong công nghiệp để sán xuất gương soi và ruột phích người ta sử dụng:
A. dung dịch sacarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
B. axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. andehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
D. dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Dạng 2: Những chất tác dụng với dung dịch brom
- Dung dịch brom có màu nâu đỏ
- Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm
1. Hidrocacbon bao gồm các loại sau:
	+ Xiclopropan: C3H6 (vòng)	
	+ Anken: CH2=CH2....(CnH2n)
	+ Ankin: CH≡CH.......(CnH2n-2)
	+ Ankadien: CH2=CH-CH=CH2...... (CnH2n-2)
	+ Stiren: C6H5-CH=CH2
2. Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no
	+ Điển hình là gốc vinyl: -CH=CH2
3. Andehit R-CHO
	R-CHO + Br2 + H2O → R-COOH + HBr
4. Các hợp chất có nhóm chức andehit
	+ Axit fomic
	+ Este của axit fomic
	+ Glucozo
	+ Mantozo
5. Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2)
 2,4,6-tribromphenol
 (kết tủa trắng)
- Tương tự với anilin
BÀI TẬP
Câu 1 (ĐH B-2007): Có 3 chất lỏng benzen, stiren, anilin đụng trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là?
A. Dung dịch phenolphtalein	B. Dung dịch nước brom
C. Dung dịch NaOh	D. Quỳ tím
Câu 2 (ĐH B-2008): Cho các chất sau: CH4, C2H2, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất phản ứng với nước brom là
A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 3 (ĐH A-2009): Hidrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
A. Etilen	B. Xiclopropan
C. Xiclohexan	D. Stiren
Câu 4 (ĐH B-2010): Trong các chất sau: Xiclopropan, benzen, stiren, metyl acylat, vinyl axetat, đimetyl ete. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom là:
A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
Câu 5 (ĐH A-2010) Cho sơ đồ chuyển hóa: 
C3H6 X Y ZT E (Este đa chức). Tên gọi của Y là
A. propan-1,3-điol.	B. propan-1,2-điol.	C. propan-2-ol.	D. glixerol.
Câu 6 (ĐH A-2011). Cho dãy chuyển hóa sau
(trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính). Tên gọi của Y và Z lần lượt là
A. 1-brom-1-phenyletan	và stiren	B. 1-brom-2-phenyletan và stiren 
C. 2-brom-1-phenyletan	và stiren	D. benzylbromua và toluen
Câu 7 (ĐH A-2010). Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2. A và B đều cộng với Brom theo tỉ lệ mol 1:1. A tác dụng với NaOH cho một muối và một andehit. B tác dụng với NaOH cho 2 muối và H2O. các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo của A, B lần lượt là
A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5
B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CH-COOOH
C. HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5
D. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5
Câu 8 (CĐ 2011): Chất X có công thức phân tử là C5H10. X tác dụng với dung dịch Br2 thu được 2 dẫn xuất đibrom. Vậy X là chất nào sau đây?
A. 1,1,2-trimetyl xiclopropan	B. 1,2-đimetylxiclopropan
C. 2-metylbut-2- en	D. 2-metyl but-1- en
Câu 9 : Cho chuỗi phản ứng sau biết rằng X,Y,Z,T,K,L đều là sản phẩm chính
 L là: 
	A. But-2-en B. But-1-en 	C. But-2-in 	D. But-1-in 
Dạng 3: Những chất có phản ứng cộng H2
1. Hidrocacbon bao gồm các loại sau:
 Hidrocacbon bao gồm các loại sau:
	+ Xiclopropan: C3H6 (vòng), xiclobutan C4H8 (vòng)	
	+ Anken: CH2=CH2....(CnH2n)
	+ Ankin: CH≡CH.......(CnH2n-2)
	+ Ankadien: CH2=CH-CH=CH2...... (CnH2n-2)
	+ Stiren: C6H5-CH=CH2
	+ benzen (C6H6), toluen (C6H5-CH3)....
2. Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no
	+ Điển hình là gốc vinyl: -CH=CH2
3. Andehit R-CHO → ancol bậc I
	R-CHO + H2 → R-CH2OH
4. Xeton R-CO-R’ → ancol bậc II
	R-CO-R’ + H2 → R-CHOH-R’
5. Các hợp chất có nhóm chức andehit hoặc xeton
	+ glucozo C6H12O6
CH2OH-[CHOH]4-CHO + H2 → CH2OH-[CHOH]4-CH2OH
	Sobitol
	+ Fructozo C6H12O6
CH2OH-[CHOH]3-CO-CH2OH + H2 → CH2OH-[CHOH]4-CH2OH
	Sobitol
BÀI TẬP
Câu 1 (ĐH B-2010): Dãy gồm các chất có phản ứng với H2 (xt Ni, to) tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là
A. C2H3COOH, CH3COOC2H3, C6H5COOH
B. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH
C. C2H3COOH, CH3CHO, CH3COOH
D. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH
Câu 2(ĐH A-2010): Hiđro hóa chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là
	A. metyl isopropyl xetol	B. 3-metylbutan-2-on.
 C. 3-metylbutan-2-ol.	D. 2-metylbutan-3-on.
Dạng 4: Những chất tác dụng với Cu(OH)2
1. Ancol đa chức có các nhóm -OH kề nhau
- Tạo phức màu xanh lam
- Ví dụ: etilen glicol C2H4(OH)2; glixerol C3H5(OH)3
TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O
	Màu xanh lam
2. Những chất có nhiều nhóm OH kề nhau
- Tạo phức màu xanh lam
- Glucozo, frutozo, saccarozo, mantozo
TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O
	Màu xanh lam
3. Axit cacboxylic RCOOH
2RCOOH + Cu(OH)2 → (RCOO)2Cu + 2H2O
- Đặc biệt những chất có chứa nhóm chức andehit -CHO khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng se cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch
	+ andehit
	+ Glucozo
	+ Mantozo
RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O + 2H2O
4. tri peptit trở lên và protein
- Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH- tạo phức màu tím
BÀI TẬP
Câu 1 (ĐH A-2007): Để chứng minh trong phân tử gucozo có nhiều nhóm hidroxyl (-OH), người ta cho dung dịch glucozo tác dụng với
A. kim loại Na	B. Dung dich AgNO3/NH3, đun nóng
C. Cu(OH)2/NaOH, đun nóng	D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Câu 2 (ĐH B-2008): Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozo, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A.1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 3 (ĐH A-2009): Thuốc thử để phân biệt Gly - Ala - Gly và Gly - Ala là?
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm	B. Dung dịch NaCl
C. Dung dịch HCl	D. Dung dịch NaOH
Câu 4 (ĐH B-2009): Cho các chất sau
(a) OHCH2-CH2OH	(b) OHCH2-CH2-CH2OH
(c) OHCH2-CHOH-CH2OH	(d) CH3-CHOH-CH2OH
(e) CH3-CH2OH	(f) CH3-O-CH2-CH3
Các chất đều tác dụng với Na và Cu(OH)2 là
A. (a), (c), (d)	B. (c), (d), (f)
C. (a), (b), (c)	D. (a), (d), (e)
Câu 5 (ĐH B-2010): Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. Frutozo, axit acylic, ancol etylic	B. Glixerol, axit axetic, glucozo
C. andehit axetic, saccarozo, axit axetic	D. Lòng trắng trứng, fructozo, axeton.
Câu 6 (LT 2012) Trong phân tử hợp chất hữu cơ Y (C4H10O3) chỉ chứa chức ancol. Biết Y tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh. Số công thức cấu tạo của Y là:
A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
Câu 7: Nhóm các chất đều tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là
A. glucozơ và saccarozơ.	B. glucozơ và mantozơ.
C. glucozơ và xenlulozơ.	D. saccarozơ và mantozơ.
Câu 7 : Các chất tác dụng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng tạo ra kết tủa đỏ gạch là
A. Gluczơ, fructozơ, sacca rozơ 	B.axit fomic, anđehit fomic, mêtyl fomiat 
	C. Glucozơ, sacca rozơ, man tozơ 	D. glixerol, axit fomic, anđêhit axetic 
Dạng 5: Những chất tác dụng được với dung dịch NaOH
+ Dẫn xuất halogen
R-X + NaOH → ROH + NaX
+ Phenol
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
+ Axit cacboxylic
R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O
+ Este
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
+ Muối của amin
R-NH3Cl + NaOH → R-NH2 + NaCl + H2O
+ Aminoaxit
H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-RCOONa + H2O
+ Muối của nhóm amino của aminoaxit
HOOC-R-NH3Cl + 2NaOH → NaOOC-R-NH2 + NaCl + 2H2O
Lưu ý:
Chất tác dụng với Na, K
- Chứa nhóm OH:
R-OH + Na → R-ONa + 1/2H2
- Chứa nhóm COOH
RCOOH + Na → R-COONa + 1/2H2
BÀI TẬP
Câu 1 (ĐH B-2007): Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (dẫn xuất của benzen) đều tác dụng với NaOH là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 2 (ĐH B-2008): Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoniclorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 3 (ĐH B-2010): Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C5H10O2 phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng tráng gươn ... c chung của các axit cacboxylic sau:
(I): Axit đơn chức CxHyCOOH.	
(II) Axit hai chức CxHy (COOH)2.	 
(III) Axit đa chức no CnH2n+2(COOH)x
(IV) Axit đơn chức có một liên kết p ở gốc CnH2n-1COOH (n ³ 2).
(V) Axit đơn chức no CnH2n+2O2 (n³1).	 
Những công thức chung của các axit cacboxylic nào sau đây đúng?
A. (I), (II)	B. (III), (V)	C. (I), (II), (V)	D. (I), (II), (IV).
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Điều chế xà phòng bằng phản ứng giữa chất béo với NaOH đun nóng.
B. Điều chế cao su buna-S bằng phản ứng đun nóng Buta - 1,3 - đien với lưu huỳnh.
C. Tơ tằm, bông, len là polime thiên nhiên.
D. Dầu thực vật làm nhạt màu dung dịch brom.
Câu 23: Cho các ancol sau: CH3CH2CH2OH (1); CH3CH(OH)CH3 (2); CH3CH2CH(OH)CH2CH3 (3); CH3CH(OH)C(CH3)3 (4). Dãy gồm các ancol khi tách nước từ mỗi ancol chỉ cho 1 olefin duy nhất là (không tính đồng phân hình học và xem như các phản ứng đều giữ nguyên mạch C) 
A. 1 và 2.	B. 1, 2, 3.	C. 1, 2, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
Câu 24: Axit salixylic (axit o-hidroxibenzoic) tác dụng với chất X có xúc tác H2SO4 tạo ra metyl salixylat dùng làm thuốc xoa bóp, còn tác dụng với chất Y tạo ra axit axetyl salixylic (aspirin) dùng làm thuốc cảm. Các chất X và Y lần lượt là:
A. metan và anhiđrit axetic B. metan và axit axetic.	C. metanol và anhiđrit axetic	D. metanol và axit axetic
Câu 25. Các chất sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính axit : 
A. C2H5OH < CH2= CH COOH < HCOOH < CH3COOH < C6H5OH < HOCH2CH2OH 
B. C2H5OH < HOCH2CH2OH < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH < CH2= CHCOOH 
C. C2H5OH < HCOOH < CH3 COOH < CH2=CHCOOH < HOCH2CH2OH < C6H5OH 
D. CH3COOH < C2H5OH < CH2= CH COOH < HCOOH < HOCH2CH2OH < C6H5OH 
Câu 26. Chất 3-MCPD (3-monoclopropandiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra bệnh ung thư. Chất này có công thức cấu tạo là:
 A. HOCH2CHClCH2OH 	B. HOCH2CHOHCH2Cl
 C. CH3CHClCH(OH)2	 D.CH3C(OH)2CH2Cl
Câu 27: Dãy gồm tất cả các chất đều phản ứng được với HCOOH là
	A. AgNO3 /dung dịch NH3, CH3NH2, C2H5OH, KOH, Na2CO3.	B. NH3, K, Cu, NaOH, O2, H2.
	C. Na2O, NaCl, Fe, CH3OH, C2H5Cl.	D. CH3NH2, C2H5OH, KOH, NaCl.
Câu 28: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, Cu(OH)2. Số phản ứng xảy ra là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 29: Cho các hợp chất sau: phenol, anđehit axetic, dung dịch Na2SO4, dung dịch brom, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Nếu cho phản ứng từng đôi một thì số phản ứng xảy ra là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 30: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, p-crezol, phenylamoni clorua, ancol benzylic. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 31: Hợp chất C3H6O tác dụng với Na, H2 và trùng hợp được. C3H6O có thể là
	A. metyl vinyl ete.	B. ancol anlylic.	
	C. propanal.	D. axeton.
Câu 32: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
	A. axit fomic, axetilen, propen.	B. metyl fomat, vinylaxetilen, propin.
	C. anđehit axetic, but-1-in, etilen.	D. anđehit axetic, axetilen, but-2-in.
Câu 33: Cho dãy chuyển hoá sau:
	C6H5CH3 X Y Z
	Chất Z có công thức là
	A. C6H5CH2OH.	B. C6H5CHO.	C. HOC6H4CH3.	D. C6H5COCH3.
Câu 34: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
	CH4 X Y Z T M
	Công thức cấu tạo của M là
	A. CH3COOC2H5.	B. CH3COOCH3.	
	C. CH3COOCH=CH2.	D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
đ
 	But-1-enX1X2X3X4X5
	Công thức cấu tạo của X5 là
	A. CH3CH(OH)CH2CH3.	B. CH3CH2CH(OH)CH2OH.	
	C. CH3CH(OH)CH(OH)CH3.	D. CH3CH2CH2CH2OH.
Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng: C2H4 C2H4Br2 (X) C2H6O2 (Y) 
 C2H2O2 C2H2O4 C4H6O4 (Z) C5H8O4 
	Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z lần lượt là
	A. Br-CH2-CH2-Br, HO-CH2-CH2-OH, CH3OOC-COOCH3.
	B. CH3-CHBr2, CH3-CH(OH)2, CH3OOC-COOCH3.
	C. Br-CH2-CH2-Br, HO-CH2-CH2-OH, C2H5OOC-COOH.
	D. Cả A, C đều đúng.
Câu 37: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
	A. xiclohexan.	B. xiclopropan.	C. stiren.	D. etilen.
Câu 38: Sắp xếp các chất sau đây theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi: CH3COOH (A), CH3COOCH3 (B), C2H5COOH (C), HCOOCH3 (D), C3H7OH (E). Thứ tự đúng là:
	A. D < B < E < A < C.	B. B < D < E < A < C.	
	C. D < B < E < C < A.	D. B < D < C < E < A.
Câu 39: Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2 ; CH3-CH2-CH=C(CH3)2 ; CH3-CH=CH2 ; CH3-CH=CH-CH=CH2 ; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 40: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit béo thì tạo tối đa bao nhiêu sản phẩm trieste ?
	A. 18.	B. 9.	C. 15.	D. 12.
Câu 41: Phát biểu đúng là
	A. Tính axit của phenol yếu hơn của ancol.
	B. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.
	C. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.
	D. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
Câu 42: Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa. Những dung dịch có pH > 7 là
	A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.	B. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
	C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.	D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.
Câu 43: Dãy gồm 4 dung dịch các chất đều làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ là
	A. nhôm sunfat, axit acrylic, phenylamoni clorua, axit glutamic. 
	B. axit nitric, axit axetic, natri phenolat, amoni clorua.
	C. phenol, amoni clorua, axit glutamic, axit fomic.	 
	D. axit clohiđric, amoni clorua, anilin, natri fomat.
Câu 44: Cho các phản ứng sau:
	a) FeO + HNO3 (đặc nóng) 	b) FeS + H2SO4 (đặc nóng) 	
	c) Al2O3 + HNO3 (đặc nóng) 	d) Cu + dung dịch FeCl3 
	e) CH3CHO + H2 	f) glucozơ + AgNO3 /dd NH3 
	g) C2H4 + Br2 	h) glixerol + Cu(OH)2 
	Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
	A. a, b, d, e, f, h.	B. a, b, d, e, f, g.	
	C. a, b, c, d, e, h.	D. a, b, c, d, e, g.
Câu 45: Phát biểu không đúng là
	A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
	B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
	C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
 	D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
Câu 46: Cho các hợp chất hữu cơ:
	(1) ankan ; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở ; (3) xicloankan ;	 (4) ete no, đơn chức, mạch hở ; (5) anken ; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở ; (7) ankin ; 8) anđehit no, đơn chức, mạch hở ; (9) axit no, đơn chức, mạch hở ;	(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức. 
	Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là
	A. (1), (3), (5), (6), (8).	B. (3), (4), (6), (7), (10).
	C. (3), (5), (6), (8), (9).	D. (2), (3), (5), (7), (9).
Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 X Y
 CH4 T Z 
	Công thức của X, Y và Z lần lượt là 
	A. C2H6, C2H5Cl, C2H4.	B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
	C. C2H4, C2H5OH, CH3COOH.	D. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 48: Cho dãy chuyển hoá sau:
	Biết E có công thức phân tử là C2H6O và F là polime. Tên gọi các chất A, C, D, E lần lượt là
	A. metan, buta-1,3-đien, anđehit axetic, etanol. B. etan, etilen, axit axetic, đimetyl ete.
	C. metan, eten, axetanđehit, ancol etylic.	 D. propan, axetilen, axit axetic, đimetyl ete.
+ NaOH (dư)
Câu 49: Cho dãy chuyển hoá sau:
	Phenol Phenyl axetat Y (hợp chất thơm)
	Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là
	A. axit axetic, phenol.	B. anhiđrit axetic, phenol.
	C. anhiđrit axetic, natri phenolat.	D. axit axetic, natri phenolat.
Câu 50: X có công thức phân tử C4H6O2Cl2. Khi cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được etylen glicol, HOCH2COONa và NaCl. Công thức cấu tạo của X là 
	A. CH2Cl-COO-CHCl-CH3.	B. CH2Cl-COO-CH2-CH2Cl.	
	C. CHCl2-COO-CH2-CH3.	D. HOCH2-CO-CHCl-CH2Cl.
Câu 52: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là
	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 53: Hợp chất thơm ứng với công thức phân tử C8H8O2 có a đồng phân không tác dụng với Na nhưng tác dụng được với dung dịch NaOH và nước brom ; có b đồng phân không tác dụng với Na nhưng tác dụng với dung dịch KOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1: 2. Tổng a + b là
A. 7.	B. 5.	C. 6.	D. 8.
Câu 54: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2 ; C2H4 ; CH2O ; CH2O2 (mạch hở) ; C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 55: Hợp chất X có công thức phân tử là C4H6O2. X có phản ứng tráng gương. Hiđro hoá X thu được chất Y có công thức phân tử là C4H10O2. Y hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Tên gọi của Y là
	A. butan-1,2-điol.	B. butan-1,3-điol.	
	C. 2-metylpropan-1,2-điol.	D. 2-metylpropan-1,3-điol.
Câu 56: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
	A. C2H5COOH và HCOOC2H5.	B. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3.
	C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.	D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.
Câu 57: Một ancol có công thức phân tử C5H12O. Oxi hoá ancol đó bằng CuO có đun nóng thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thoả mãn điều kiện trên ?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 58: X là một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H2On (n 2). Để X tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thì giá trị của n là 
	A. n = 2.	B. n = 0 ; n = 2.	
	C. n = 0 ; n = 1.	D. n = 0 ; n = 1 ; n = 2.
Câu 59: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
	A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.	B. HOOC-CH=CH-COOH.
	C. HO-CH2-CH=CH-CHO.	D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
Câu 60: Cho X là hợp chất thơm ; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. HO-C6H4-COOCH3.	B. CH3-C6H3(OH)2.
	C. HO-CH2-C6H4-OH.	D. HO-C6H4-COOH.
Câu 61: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình hoá học: C4H6O4 + 2NaOH 2Z + Y.
	Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Phân tử khối của T là
	A. 44.	B. 58.	C. 82.	D. 118.
Câu 62: Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là
	A. HO-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CHO.
	B. HO-CH2-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
	C. HO-CH(CH3)-CHO và HOOC-CH2-CHO.
	D. HCOOCH3 và HCOOCH2-CH3.
 Nguyễn Hữu Thọ - Trường THPT Cồn Tiên

Tài liệu đính kèm:

  • docCac cau hoi huu co trong de thi dai hoc.doc