Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 24: Bài tập về tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 24: Bài tập về tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm - Năm học 2019-2020

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Nêu được:

- Tính chất vật lý của nhôm.

Tính chất hóa học của nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dd axit, nước, dd kiềm, oxit kim loại.

2. Kĩ năng:

 Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.

 Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm

 Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.

 Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.

 Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

 3. Thái độ, phẩm chất:

- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.

- Sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực thực hành hoá học

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

 

doc 3 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 24: Bài tập về tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ký duyệt: 
 TT. Kiều Quốc Phương
TIẾT 24: BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT CỦA NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I/. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nêu được: 
- Tính chất vật lý của nhôm.
-Tính chất hóa học của nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dd axit, nước, dd kiềm, oxit kim loại.
2. Kĩ năng: 
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của nhôm.
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của nhôm 
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
 3. Thái độ, phẩm chất:
- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.
- Sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học
- Năng lực thực hành hoá học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
II/PHƯƠNG PHÁP
- Học sinh thảo luận tổ nhóm.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: 
- HS thảo luận tổ nhóm sau đó cử đại diện lên điền kiến thức phù hợp vào các ô trống trong các bảng có sẵn.
- Các nhóm khác quan sát và chất vấn 
- GV theo dõi và dẫn dắt HS đi đúng yêu cầu mình đề ra.
I.	Kiến thức cần nhớ
Nội dung
Các hoạt động
1. Nhôm
a) Vị trí trong bảng tuần hoàn
Cấu hình electron nguyên tử Al: 1s22s22p63s23p1; viết gọn là (Ne)3s23p1 
 ® Nhôm ở ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3.
b) Tính chất vật lí
 Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7g/cm3), dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dẻo.
c) Tính chất hoá học
* Nhôm là kim loại có tính khử mạnh (chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ) Al ® Al3+ + 3e
* Al tác dụng với:
1. Phi kim
2. H2O
3. Dung dịch : - HCl
 - H2SO4 loãng
 - H2SO4 đặc nóng
 - HNO3 loãng
 - HNO3 đặc nóng
4. Dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2
5. Dung dịch muối của kim loại hoạt động yếu hơn
6. Oxit kim loại: Fe2O3, Fe3O4, Cr2O3
- Trên thực tế, nhôm không tác dụng với O2 của không khí và không tác dụng với nước là do có màng oxit bảo vệ.
2. Hợp chất của nhôm
a) Nhôm oxit
Nhôm oxit (Al2O3) là oxit lưỡng tính: vừa tan trong dung dịch axit mạnh, vừa tan trong dung dịch kiềm mạnh.
b) Nhôm hiđroxit
Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) là hiđroxit lưỡng tính, vừa tan trong dung dịch axit mạnh, vừa tan trong dung dịch kiềm mạnh.
c) Nhôm sunfat
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O 
Phènnhôm: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O (M+ là Na+ ; Li+ ; N)
a) Hãy viết cấu hình electron nguyên tử Al, từ đó nêu vị trí của nguyên tố Al trong bảng tuần hoàn (Không xem bảng tuần hoàn)
b) Hãy nêu tính chất vật lý của Al
c) Từ cấu hình electron nguyên tử Al (mới viết ở phần a), hãy nhận định về tính chất hoá học đặc trưng của nhôm
Hãy nêu các phản ứng của Al đã được học
- Một vật bằng Al có đặc điểm gì về cấu tạo?
® Vật bằng Al có tan, có tác dụng với H2O không?
d) Tính chất hoá học tiêu biểu của Al2O3 là gì?
e) Tính chất hoá học tiêu biểu của Al(OH)3 là gì?
f) Hãy nêu công thức hoá học:
•Phèn chua
•Phèn nhôm
(Cách hỏi khác: Công thức hoá học M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là công thức của phèn chua?)
Hoạt động 2: Luyện tập các dạng bài tập	
Dạng 1: Lý thuyết
Câu 1: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng
 A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3 . 
 B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). 
 C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 . 
 D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. 
Câu 2:Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2 , ZnCl2 , FeCl3, AlCl3 . Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
 A. 4.	 B. 1. 	 C. 3. D. 2
Câu 3: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag. 	 B. Al, Cu, Ag. 	 C. Al, Fe, Cu. 	 D. Al, Fe, Ag.
Câu 4: Trong các dung dịch muối sau: Na2SO4 , BaCl2 , Al2(SO4)3 ,Na2CO3 .Dung dịch làm cho quỳ tím hoá đỏ là: 
A. Al2(SO4)3 B. BaCl2 C. Na2CO3 D. Na2SO4 
Câu 5: Cho độ âm điện của Al: 1,6 và Cl:3,0.Liên kết trong phân tử AlCl3 là:
 A. Cộng hoá trị không phân cực B. Cộng hoá trị phân cực 
 C. Liên kết ion D. Liên kết cho-nhận 
Câu 6: Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:
A. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3 
B. AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên không nóng chảy mà thăng hoa
C. Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc 
D. Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn 
Câu 7: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
Dạng 2: Nhôm tác dụng với axit loại 1 (HCl, H2SO4 loãng))
Câu 9: Chia hỗn hợp X gồm Na, Mg và Al thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí N2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
 A. 4,48.	 B. 5,6.	 C. 13,44.	 D. 11,2
Câu 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,5.	 B. 10,5.	 C. 12,3.	 D. 15,6.
Dạng 3: Nhôm tác dụng với axit loại 2 (H2SO4 (đặc, nóng), HNO3)
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là
 A. 6,72.	 B. 8,96.	C. 11,20.	 D. 13,44.
Câu 16: Hoà tan m gam Al trong dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 1,68lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2O và N2. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Giá trị của m là
 A. 2,7	 B. 5,4	 C. 3,195	 D. 3,915
DẠNG 4: TÍNH CHẤT LƯỠNG TÍNH CỦA Al2O3 VÀ Al(OH)3
Bài 1: Cho 3,42gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH tạo ra được 0,78 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của NaOH đã dùng.
Đs: 2.8M hoặc 1,2M
Bài 2: Trong một cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc 200ml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/lít, ta được một kết tủa; Đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được 5,1g chất rắn. Tính a.
Đs: 1,5M hay 7,5M 
Bài 3: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tính giá trị lớn nhất của V.
Đs: 2 lít
Bài 4: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Tính giá trị của m để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất.
Đs: 1,17gam
DẠNG 5: PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM
Bài 1: Hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng với dung dịch HCl dư được 1,12 lít H2 (đktc).
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 4,4g chất rắn không tan. Tìm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp B.
Đs: ;; 
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục làm các bài tập trong phiếu học tập
RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_24_bai_tap_ve_tinh_chat.doc