Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 21: Kim loại kiềm và hợp chất của chúng - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 21: Kim loại kiềm và hợp chất của chúng - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 HS biết được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

 HS hiểu được

- TCHH: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

2. Kĩ năng

- Dự đoán TCHH, kiểm tra và kết luận về tinh chất của đơn chất kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

3. Thái độ

- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.

- Giáo dục ý thức sử dụng hợp lí, an toàn hóa chất và bảo vệ môi trường.

4. Hình thành và phát triển năng lực

- Năng lực tự học; năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Hóa học Lớp 12 - Tiết 21: Kim loại kiềm và hợp chất của chúng - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/01/2020	
TIẾT 21: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
	HS biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
	HS hiểu được
- TCHH: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
2. Kĩ năng 
- Dự đoán TCHH, kiểm tra và kết luận về tinh chất của đơn chất kim loại kiềm. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
3. Thái độ
- Học sinh chủ động tích cực trong quá trình lĩnh hội tri thức, hứng thú, say mê bộ môn hơn.
- Giáo dục ý thức sử dụng hợp lí, an toàn hóa chất và bảo vệ môi trường.
4. Hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. Phương pháp: Bài tập
III.Tiến trình bài dạy:
	1/ Ổn định lớp	
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 
- YC hs nêu vị trí, cấu tạo ng.tử và khả năng hoạt động hóa học của KLK
- Xác định cấu hình nguyên tử và ion: 3s1, [Ar]4s1, [Ne], 3s23p6 là của ng.tử, ion M+ nào?
- Na, K t/dụng với những chất nào sau: Cl2, O2, dd HCl, H2O, dd CuSO4, . 
- Hợp chất NaOH, NaHCO3, Na2CO3 có những t/c hóa học gì? 
- Từ dd NaCl, dd NaOH làm thế nào đ/chế Na
- Nhận biết:Na, NaOH, NaCl, Na2O
HS: dùng nước, quì tím, AgNO3, nước
Hoạt động 2: 
Bài1)Hòa tan 78 g K vào 724 g H2O được nồng độ % dd =?
Bài 2) Điện phân muối clorua một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,448 lít khí(đkc) ở anot và 0,92 g ở catot. Tìm kim loại?
Bài 3) Cho 50 g CaCO3 t/d với dd HCl thu được V lít CO2. Sục toàn bộ CO2 vào dd có chứa 30g NaOH. Tính lượng muối thu được?
Bài 4)Nung 148g hh NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi được 132,5 g chất rắn. Xác định % m mỗi chất trong hh ban đầu?
Hd hs viết ptp/ư, từ đó tính theo ptp/ư
I. Kiến thức cơ bản:
 - Nhóm IA, ns1 , M M+ + 1e
( Trong các h/c KLK luôn có số OXH +1)
- ptpư điện phân nóng chảy đ/chế Na
 2NaCl → 2Na + Cl2
II. Bài tập
1) Viết ptpu
Tính mKOH theo p/ư 
Tính m dd = mK + m H2O – mH2
C% = mKOH/m dd
2) Viết ptpu
Từ V khí n khí n kim loại ( theo p/ư)
Tìm M = m/n kim loại Na
3)Viết ptpu CaCO3 + HCl 
Tính V CO2( nCO2)
Lập tỷ số n NaOH/nCO2 p/ư
Với 1< n NaOH/nCO2 < 2 có 2 p/ư tạo 2 muối từ đó lập hệ pt tính được số mol 2 muối khối lượng
4) Na2CO3 không bị nhiệt phân
 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
 Lập hệ pt: 106 x + 84y = 148
 106x + 106y/2 = 132,5
 giải được x,y v % muối
3/ Củng cố, dặn dò: GV giao bài tập về nhà cho HS qua phiếu học tập
HỆ THỐNG BÀI TẬP
LÝ THUYẾT
Câu 1: Khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ là do: 
A. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít. 
B. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít. 
C. Bán kính nguyên tử nhỏ, cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít. 
D. Bán kính nguyên tử lớn, cấu tạo mạng tinh thể đặc khít. 
Câu 2: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại khác là do : 
A. Lực liên kết trong mạng tinh thể kém bền vững. 	B. Lớp ngoài cùng có một e. 
C. Độ cứng nhỏ hơn các kim loại khác. 	D. Chúng là kim loại điển hình nằm ở đầu mỗi. 
Câu 3: Nguyên tử của các kim loại trong trong nhóm IA khác nhau về 
A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. 	B. cấu hình electron nguyên tử. 
C. số oxi hoá của nguyên tử trong hợp chất. 	D. kiểu mạng tinh thể của đơn chất. 
Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tính hạt nhân tăng dần? 
A. Bán kính nguyên tử giảm dần. 	B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần. 
C. Năng lượng ion hoá I1 của nguyên tử giảm dần. 	D. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần. 
Câu 5: Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s22s22p6 
A. Na+, Ca2+, Al3+. B. K+, Ca2+, Mg2+. 	C. Na+, Mg2+, Al3+. D. Ca2+, Mg2+, Al3+. 
Câu 6: Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây? 
A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3. 	B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3. 
C. Na2O, Na2CO3, NaHCO3. 	D. Na2O, NaOH, Na2CO3. 
Câu 7: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước lạnh tạo dung dịch kiềm 
A. Na, K, Mg, Ca. B. Be, Mg, Ca, Ba. 	C. Ba, Na, K, Ca. 	D. K, Na, Ca, Zn. 
Câu 8: Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng 
A. Điện phân dung dịch NaOH. 	B. Điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH. 
C. Cho dd NaOH tác dụng với dd HCl. 	D. Cho dd NaOH tác dụng với H2O. 
Câu 9: Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng: (1) Chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp; (2) Kim loại Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân; (3) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện; (4) Các kim loại Na, K dùng để điều chế các dung dịch bazơ; (5) kim loại kiềm dùng để điều chế các kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện. Phát biểu đúng là : 
A. 1, 2, 3, 5. 	B. 1, 2, 3, 4. 	C. 1, 3, 4, 5. 	D. 1, 2, 4, 5. 
Câu 10: Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi pH? 
A. NH4Cl. 	B. KCl. 	C. Na2CO3. 	D. HCl. 
Câu 11: Cho các dung dịch sau: NaOH; NaHCO3; Na2CO3; NaHSO4; Na2SO4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là: 
A. NaOH ; Na2SO4; Na2CO3. 	B. NaHSO4 ; NaHCO3 ; Na2CO3. 
C. NaOH ; NaHCO3 ; Na2CO3. 	D. NaHSO4 ; NaOH ; NaHCO3. 
Câu 12: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây? 
A. Dung dịch natri hiđrocacbonat. 	B. Nước đun sôi để nguội. 
C. Nước đường saccarozơ. 	D. Một ít giấm ăn. 
Câu 13: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí 
A. NH3, SO2, CO, Cl2. 	B. N2, NO2, CO2, CH4, H2. 
C. NH3, O2, N2, CH4, H2. 	D. N2, Cl2, O2, CO2, H2. 
Câu 14: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch NaOH, tới một lúc nào đó tạo ra được hai muối. Thời điểm tạo ra 2 muối như thế nào? 
A. NaHCO3 tạo ra trước, Na2CO3 tạo ra sau. 	B. Na2CO3 tạo ra trước, NaHCO3 tạo ra sau. 
C. Cả 2 muối tạo ra cùng lúc. 	D. Không xác định được. 
Câu 15: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch thu được là? 
A. 7. 	B. 0. 	C. > 7. 	D. < 7. 
Câu 16: Những đặc điểm nào sau đây phù hợp với tính chất của muối NaHCO3: (1) Chất lưỡng tính; (2) Kém bền với nhiệt; (3) Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh; (4) Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu; (5) Thuỷ phân cho môi trường axit; (6) Chỉ tác dụng với axit mạnh. 
A. 1, 2, 4. 	B. 2, 4, 6. 	C. 1, 2, 3. 	D. 2, 5, 6. 
Câu 17: Tính chất nào nêu dưới nay sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3? 
A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. 	B. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2. 
C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm. 	D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dd NaOH. 
Câu 18: Cho các chất rắn: Al2O3, ZnO, NaOH, Al, Zn, Na2O, K2O, Be, Ba. Chất rắn nào có thể tan hoàn toàn trong dung dịch KOH dư? 
A. Al, Zn, Be. 	B. ZnO, Al2O3, Na2O; KOH. 
C. Al, Zn, Be, ZnO, Al2O3. 	D. Tất cả chất rắn đã cho. 
Câu 19: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là 
A. Dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng gì. 
B. Có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2 dư. 
C. Ban đầu dung dịch vẫn trong suốt, sau đó mới có kết tủa trắng. 
D. Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt. 
Câu 20: X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng không làm mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là 
A. X là K2CO3 ; Y là KOH ; Z là KHCO3. 	B. X là NaHCO3 ; Y là NaOH ; Z là Na2CO3. 
C. X là Na2CO3 ; Y là NaHCO3 ; Z là NaOH. 	D. X là NaOH ; Y là NaHCO3 ; Z là Na2CO3. 
Câu 21: Cho sơ đồ biến hoá: Na → X →Y → Z →T → Na. Hãy chọn thứ tự đúng của các chất X, Y, Z, T 
A. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl. 	B. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl. 
C. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl. 	D. Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl. 
Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là 
A. NaOH và NaClO. 	B. Na2CO3 và NaClO. 
C. NaClO3 và Na2CO3. 	D. NaOH và Na2CO3. 
Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Cl2 → A → B → C → A → Cl2. Các chất A, B, C lần lượt là 
A. NaCl ; NaOH ; Na2CO3. 	B. KCl ; KOH ; K2CO3. 
C. CaCl2 ; Ca(OH)2 ; CaCO3. 	D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 24: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa 
A. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2. 	B. NaNO3, NaOH. 
C. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2. 	D. NaNO3. 
Câu 25: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là: 
A. CaCO3, NaNO3. 	B. KMnO4, NaNO3. C. Cu(NO3)2 , NaNO3. D. NaNO3, KNO3. 
Câu 26: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu tím. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây? 
A. KOH, K2CO3, KHCO3, CO2. 	B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2. 
C. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3. 	D. KOH, K2CO3, CO2, KHCO3. 
Câu 27: Phương trình xảy ra khi nào? 
A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ). 	B. Cho NaCl vào nước. 
C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ). 	D. A, B, C đều đúng. 
Câu 28: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp 
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực. 
B. điện phân dung dịch NaNO, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực. 
D. điện phân NaCl nóng chảy. 
Câu 29: Cách nào sau nay không điều chế được NaOH? 
A. Cho Na tác dụng với nước. 
B. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3. 
C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ). 
D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ). 
Câu 30: Trong công nghiệp sản xuất NaOH, người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn giữa 2 điện cực, dung dịch NaOH thu được có lẫn NaCl. Để thu được dung dịch NaOH nguyên chất người ta phải : 
A. Cho AgNO3 vào để tách Cl- sau đó tinh chế NaOH 
B. Cô cạn dung dịch, sau đó điện phân nóng chảy để đuổi khí clo bay ra ở catot. 
C. Cho dung dịch thu được bay hơi nước nhiều lần, NaCl là chất ít tan hơn NaOH nên kết tinh trước, loại NaCl ra khỏi dung dịch thu được NaOH nguyên chất. 
D. Cô cạn dung dịch thu được sau đó điện phân nóng chảy để đuổi khí clo bay ra ở anot 
B. BÀI TẬP
DẠNG 1: CO2 (SO2) TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
Câu 1: Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 5,3. B. 12,9. C. 13,9. D. 18,2.
Câu 2: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24 và 4,48. B. 2,24 và 11,2. C. 6,72 và 4,48. D. 5,6 và 1,2.
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20. B. 21. C. 22. D. 23.
Câu 4: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 (có tỉ khối của X so với O2 bằng 1,75) lội chậm qua 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 54,25. B. 52,25. C. 49,25. D. 41,80.
Câu 5: Hoà tan một mẫu hợp kim K-Ba có số mol bằng nhau vào H2O được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc). Sục 0,025 mol CO2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,955. B. 4,344. C. 3,940. D. 4,925.
Câu 6: Cho 0,05 mol hoặc 0,35 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 đều thu được 0,05 mol kết tủa. Số mol Ca(OH)2 trong dung dịch là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,30. D. 0,05.
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
A. 0,40. B. 0,60. C. 0,45. D. 0,55.
Câu 8: Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 2 muối. Thêm Br2 dư vào dung dịch X, phản ứng xong thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 34,95 gam. B. 69,90 gam. C. 32,55 gam. D. 17,475 gam.
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít (ở đktc) hỗn hợp khí CO2 và SO2 vào 500 ml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X, dung dịch X có khả năng hấp thụ tối đa 2,24 lít CO2 (đktc). Giá trị của a là
A. 0,4. B. 0,6. C. 0,5. D. 0,8.
Câu 10: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào bình chứa 200 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l; dung dịch thu được có khả năng tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là
A. 1,75. B. 2,00. C. 0,5. D. 0,8.
Câu 11: ) Nhiệt phân 3,0 gam MgCO3 một thời gian thu được khí X và hỗn hợp rắn Y. Hấp thụ hoàn toàn X vào 100 ml dung dịch NaOH x M thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng với BaCl2 dư tạo ra 3,94 gam kết tủa.Để trung hoà hoàn toàn dung dịch Z cần 50 ml dung dịch KOH 0,2M. Giá trị của x và hiệu suất phản ứng nhiệt phân MgCO3 lần lượt là
A. 0,75 và 50%. B. 0,5 và 66,67%. C. 0,5 và 84%. D. 0,75 và 90%.
Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu sẽ
A. tăng 3,04 gam. B. tăng 7,04 gam. C. giảm 3,04 gam. D. giảm 7,04 gam.
Câu 13: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol CO2 được 2b mol kết tủa, nhưng nếu dùng 0,08 mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,08 và 0,04. B. 0,05 và 0,02. C. 0,06 và 0,02. D. 0,08 và 0,05.
DẠNG 2: MUỐI CACBONAT TÁC DỤNG VỚI AXIT
Câu 1: Dung dịch X chứa 0,375 mol K2CO3 và 0,3 mol KHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là
A. 3,36 và 17,5. B. 8,4 và 52,5. C. 3,36 và 52,5. D. 6,72 và 26,25.
Câu 2: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol HCl và 0,3 mol NaHSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol K2CO3 được dung dịch X và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 11,2 và 78,8. B. 20,16 và 148,7. C. 20,16 và 78,8. D. 11,2 và 148,7.
Câu 3: Cho từ từ dung dịch 0,015 mol HCl vào dung dịch chứa a mol K2CO3 thu được dung dịch X (không chứa HCl) và 0,005 mol CO2. Nếu thí nghiệm trên được tiến hành ngược lại (cho từ từ K2CO3 vào dung dịch HCl) thì số mol CO2 thu được là
A. 0,005. B. 0,0075. C. 0,01. D. 0,015.
Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M vào dung dịch X. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch X được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH)2 dư vào Z thì được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 5,6 và 59,1. B. 2,24 và 59,1. C. 1,12 và 82,4. D. 2,24 và 82,4.
Câu 5: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15,9. B. 12,6. C. 19,9. D. 22,6.
Câu 6: Cho từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. Li2CO3 và Na2CO3; 0,03 lít. B. Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lít.
C. Li2CO3 và Na2CO3; 0,06 lít. D. Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lít.
Câu 7: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X thu được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 11,2 và 40. B. 11,2 và 60. C. 16,8 và 60. D. 11,2 và 90.
RÚT KINH NGHIỆM.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Gia Viễn, ngày ..... tháng ......năm 2020
 Ký duyệt
 TT Kiều Quốc Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_hoa_hoc_lop_12_tiet_21_kim_loai_kiem_va_hop.doc