Giáo án trọn bộ Sinh học 12

Giáo án trọn bộ Sinh học 12

PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

TIẾT 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức:

 - Trình bày được khái niệm và mô tả (vẽ sơ đồ) cấu trúc chung của gen

 - Trình bày được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền

 - Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quy trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể

2. Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm.

 

doc 138 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án trọn bộ Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
TIẾT 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Ngày soạn: .
 	 Lớp Ngày giảng Tiết giảng Sĩ số lớp
 	12C1:	 .
 	12C2: .
 	12C3: .
	12C4: .
 	12C5: .
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
 - Trình bày được khái niệm và mô tả (vẽ sơ đồ) cấu trúc chung của gen
 - Trình bày được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền
 - Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quy trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể
2. Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ 1.1; 1.2; bảng 1 trong SGK
 - Tranh vẽ 1.1; 1.2 SGK nâng cao 12
 - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Cho học sinh đọc mục I trong SGK
GV: Gen là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
HS trả lời
GV: Mỗi gen cấu trúc có mấy vùng, là những vùng nào, vị trí và chức năng của mỗi vùng đó?
HS trả lời
GV: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc của phân tử prôtêin mà nó quy định tổng hợp?
HS trả lời
GV: Cung cấp thêm thông tin về sự khác nhau giữa cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
GV: Gen cấu tạo từ các nuclêôtit, prôtêin cấu tạo từ các a.a. Vậy làm thế nào mà gen quy định tổng hợp prôtêin được?
HS trả lời: thông qua mã di truyền
GV: Vậy, mã di truyền là gì?
HS trả lời
GV: Tại sao mã di truyền là mã bộ 3?
HS trả lời
GV: Trong phân tử prôtêin có bao nhiêu loại a.a?
HS trả lời
- Nếu 1 nu xác định 1 a.a thì ta có 41 = 4 tổ hợp (chưa đủ để mã hoá hơn 20 loại a.a)
- Nếu 2 nu xác định 1 a.a thì ta có 42 = 16 tổ hợp (chưa đủ để mã hoá hơn 20 loại a.a)
- Nếu 3 nu xác định 1 a.a thì ta có 43 = 64 tổ hợp (thừa đủ để mã hoá hơn 20 loại a.a)
 Vậy, mã di truyền là mã bộ 3
GV: Cho học sinh quan sát bảng 1 SGK và hướng dẫn học sinh cách đọc mã di truyền
GV: Nêu các đặc điểm chung của mã di truyền?
HS trả lời
GV: Ngoại lệ: mã mở đầu, mã kết thúc
Cho học sinh quan sát tranh 1.2 SGK
GV: Quá trình nhân đôi của ADN gồm mấy bước chính? Diễn biến chính của mỗi bước?
HS trả lời
GV: Nêu nội dung của nguyên tắc bổ sung?
HS trả lời
GV: Tại sao có hiện tượng 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch tổng hợp ngắt quãng?
HS trả lời: mạch mới chỉ tổng hợp theo chiều 5'-3' 
GV: ý nghĩa gì nguyên tắc bán bảo tồn?
HS trả lời: đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.
I. Gen:
1. Khái niệm:
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm nhất định (chuỗi pôlipeptit hay ARN)
Ví dụ: gen Hbα, gen ARN
- Sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen). Cần chú ý bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý: bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật quý hiếm.
2. Cấu trúc của gen:
- Gồm 3 vùng:
+ Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc, giúp ARN polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
+ Vùng mã hoá: nằm ở giữa mạch mã gốc, mang thông tin mã hoá các axit amin. 
ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục, ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục (êxôn - đoạn mã hoá, intrôn - đoạn không mã hoá)
+ Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin (a.a) trong phân tử prôtêin: cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau trong gen quy định 1 a.a
2. Mã di truyền là mã bộ 3:
- Có 64 mã bộ 3, trong đó có 61 mã bộ 3 mã hoá cho hơn 20 loại a.a, có 3 bộ 3 làm nhiệm vụ kết thúc (UAA, UAG, UGA)
- Gen lưu giữ thông tin di truyền dưới dạng mã di truyền, phiên mã sang mARN, dịch mã thành trình tự các a.a trên chuỗi polipeptit.
3. Đặc điểm chung của mã di truyền:
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục.
- Mã di truyền có tính phổ biến (các loài đều dùng chung 1 mã di truyền)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu (một bộ 3 chỉ mã hoá 1 a.a)
- Mã di truyền mang tính thoái hoá: nhiều bộ 3 cùng xác định 1 a.a trừ AUG - mêtiônin; UGG - Triptôphan
III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)
1. Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN:
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y
2. Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới:
- Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
- Trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5'-3' mạch mới bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn ôkazaki) sau nối lại nhờ enzim nối (ligaza).
3. Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành:
- Giống nhau, giống mẹ
- Mỗi ADN con đều có 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC: 
	Công thức giải bài tập:
	- Tính chiều dài: L = x 3,4 (A0)
	- Tính số lượng nuclêôtit của gen: N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X
	- Tính khối lượng: M = N x 300 (đvC)
	- Tính số nuclêôtit mỗi loại: theo NTBS: A = T; G = X A + G = T + X = 
	- Tính số nuclêôtit mỗi loại: A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = 
	A1 = T2; A2 = T1; G1 = X2; G2 = X1
	 A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = ; G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = .
	 A + G = hay 2A + 2G = N
	- Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit: %A + %G = 50% N
 	%A = %T = = ; %G = %X = = 
	- Số chu kì xoắn: = = 
5. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Một phân tử ADN chứa 650.000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần số nuclêôtit loại X.
	a. Tính chiều dài của phân tử ADN đó?
	b. Khi phân tử ADN này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào?
2. Nếu 1 phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 3000 thì sau 3 lần nhân đôi liên tiếp cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit tự do?
3. Hoàn thành phiếu học tập sau:
Cấu trúc
Chức năng
mARN
tARN
rARN
4. Tr¶ lêi c¸c c©u hái trong SGK
5. §äc bµi míi tr­íc khi tíi líp.
Nhận xét sau giờ dạy
./.
TIẾT 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Ngày soạn: .
 	 Lớp Ngày giảng Tiết giảng Sĩ số lớp
 	12C1:	 .
 	12C2: .
	12C3: .
 	12C4: .
	12C5: .
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
 - Trình bày được cơ chế phiên mã và dịch mã
 - Giải thích được vì sao thông tin di truyền giữ trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp prôtêin ở ngoài nhân
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá ở học sinh
3. Thái độ: Có ý thức khách quan khi giải thích các hiện tượng trong thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên 
 - Tranh vẽ 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 trong SGK
 - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Khái niệm gen, mã di truyền, đặc điểm chung của mã di truyền?
	- Cơ chế tự nhân đôi của ADN?
	- Hoàn thành phiếu học tập:
Cấu trúc
Chức năng
mARN
- Phiên bản của gen, cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm
- Đầu 5', có vị trí đặc hiệu gần mã mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào
Chứa thông tin quy định tổng hợp 1 loại chuỗi polipeptit (Sv nhân thực) hoặc nhiều loại prôtêin (Sv nhân sơ)
tARN
Cấu trúc 1 mạch, có đầu cuộn tròn. Có liên kết bổ sung. Mỗi loại có 1 bộ 3 đối mã đặc hiệu nhận ra và bổ sung với bộ 3 tương ứng trên mARN. Có 1 đầu gắn với a.a
Mang a.a đến ribôxôm tham gia dịch mã
rARN
Có cấu trúc 1 mạch, có liên kết bổ sung
Kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Thế nào là quá trình phiên mã?
HS trả lời
GV: Cho HS hoàn thành phiếu học tập ở nhà
GV: Cho học sinh quan sát hình 2.2 SGK
GV: Hình vẽ thể hiện điều gì? Những thành phần nào được vẽ trên hình? Quá trình được chia thành mẫy giai đoạn?
HS trả lời
GV: Mô tả diễn biến giai đoạn mở đầu?
HS trả lời
GV: Mô tả diễn biến giai đoạn kéo dài?
HS trả lời
GV: Mô tả diễn biến giai đoạn kết thúc?
HS trả lời
GV: Điểm khác nhau giữa ARN vừa mới tổng hợp ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
HS trả lời
GV: Nêu khái niệm quá trình dịch mã?
HS trả lời
GV: cho học sinh quan sát hình 2.3 SGK
GV: Quá trình dịch mã được chia thành mấy giai đoạn? Có những thành phần nào tham gia vào quá trình dịch mã?
HS trả lời
GV: Diễn biến giai đoạn hoạt hóa a.a?
HS trả lời
GV: Nếu coi dịch mã là một công trường xây dựng thì:
- mARN là bản vẽ thiết kế
- tARN là xe vận tải chở nguyên liệu
- a.a tự do là các loại nguyên liệu
- ribôxôm là những người thợ
GV: Giai đoạn tổng hợp có thể được chia thành mấy bước chính? Mô tả diễn biến chính của từng bước?
HS trả lời
GV: Khi nào quá trình giải mã hoàn tất?
HS trả lời
GV: Số a.a có trong chuỗi so với số a.a mà môi trường cung cấp, số phân tử nước được giải phóng so với số bộ 3 mã di truyền trong gen?
HS trả lời
I. Phiên mã
1. Khái niệm: Là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN
2. Cơ chế phiên mã:
a. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
b. Cơ chế phiên mã:
* Mở đầu: enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3' - 5' 
* Kéo dài: ARN-polimeraza trượt dọc theo gen tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch khuôn (A - U; G - X) theo chiều 5' - 3'
* Kết thúc: enzim di chuyển đến khi gặp mã kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử ARN được giải phóng.
- ở tế bào nhân sơ: mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
- ở tế bào nhân thực: mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại thành mARN trưởng thành, qua màng nhân ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.
II. Dịch mã
1. Khái niệm: là quátrình tổng hợp prôtêin
2. Cơ chế dịch mã:
a. Hoạt hóa các a.a: nhờ enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các a.a được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo phức hợp a.a - tARN.
b. Tổng hợp chuỗi polipeptit:
* Mở đầu: tiểu đơn vị bé của ribôxôm (RBX) tiếp xúc với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Phức hợp Met - tARN - UAX liên kết với mã mở đầu AUG theo nguyên tắc bổ sung mang a.a mở đầu đến. Tiểu đơn vị lớn của RBX kết hợp vào tạo RBX hoàn chỉnh
* Kéo dài: RBX dịch chuyển đến bộ 3 số 1, phức hệ a.a1 - tARN có bộ đối mã khớp với bộ 3 mã sao theo nguyên tắc bổ sung, a.a mở đầu liên kết với a.a1 bằng liên kết péptit
RBX dịch chuyển từng bước bộ 3 (codon) tiếp theo cho đến cuối mARN
* Kết thúc: khi RBX tiếp xúc với mã kết thúc (1 trong 3 bộ 3 kết thúc) thì quá trình dịch mã hoàn tất.
- Nhờ enzim đặc hiệu, a.a mở được cắt khỏi chuỗi để tạo thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh
- Trong quá trình dịch mã, mARN thường đồng thời gắn với 1 nhóm RBX (pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC
- Mối quan hệ giữa ADN và ARN: A = T = rA + rU; G = X = rG + rX; 
	%A = %T = ; %G = %X = 
- Bài tập: Giả sử một phần đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
XAUAAGAAUXUUGX
	Hãy xác định các tARN lần lượt tham gia vận chuyển a.a và trật tự các a.a được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên?
5. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Bài tập: Giả sử một ph ...  thức cốt lõi:
* Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật:
- Khái niệm và đặc điểm môi trường sống.
- Khái niệm và đặc điểm nhân tố sinh thái
- Khái niệm và đặc điểm quần thể sinh vật.
* Chương II: Quần xã sinh vật.
- Khái niệm và đặc điểm của quần xã sinh vật.
- Khái niệm và đặc điểm của diễn thế sinh thái.
* Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Khái niệm và đặc điểm của hệ sinh thái.
- Khái niệm và đặc điểm của sinh quyển.
 liên hệ bảo vệ môi trường
4. Củng cố bài học: Hệ thống lại kiến thức phần A, B.
 5. Bài tập về nhà:
- Nộp bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.
Nhận xét sau giờ dạy
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................ 
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày ......../ ......../ 2010
TIẾT 52: ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 
CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 Ngày soạn: .
 	 Lớp Ngày giảng Tiết giảng Sĩ số lớp
 	12C1:	 .
 	12C2: .
 	12C3:	 .
 	12C4: .
 	12C5:	 .
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học sinh cần:
1. Kiến thức: 
- Khái quát hóa được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn chương trình theo các cấp tổ chức của sự sống.
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ cấp tế bào, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái.
- Hiểu được cơ chế tiến hóa của sinh giới theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp.
- Nhận biết được các mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp bậc tổ chức của sự sống.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh.
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, chuẩn bị thi học kì II.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: SGK lớp 10, 11, 12; SGV lớp 10, 11, 12 và các tài liệu tham khảo. Phiếu học tập.
2. Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức chương trình sinh học cấp trung học phổ thông.
- Đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới:
Lớp 10:
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Giới thiệu chung về thế giới sống
- Các đặc điểm chung của thế giới sống.
- Cách thức phân loại thế giới sống.
- Đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật.
Sinh học tế bào
- Thành phần hóa học của tế bào.
- Cấu trúc của tế bào.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân bào.
- Phân biệt nguyên tố đa lượng, vi lượng và vai trò của chúng.
- Nêu các đặc điểm cấu trúc và chức năng của cacbohidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Cấu tạo của tế bào nhân sơ.
- Cấu tạo của tế bào nhân thực và phương thức vận chuyển các chất qua màng.
- Khái niệm chuyển hóa vật chất.
- Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
- Các giai đoạn trong quá trình hô hấp tế bào và quang hợp
- Phân bào ở vi sinh vật nhân sơ: tiến trình, đặc điểm.
- Phân bào ở sinh vật nhân thực: đặc điểm các kì và ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.
Sinh học vi sinh vật.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng và sinh sản của vsv.
- Virut và bệnh truyền nhiễm.
- Phân biệt các kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.
- Phân biệt hô hấp và lên men.
- Nêu một số ứng dụng thực tiễn của quá trình chuyển hóa vật chất ở vsv trong đời sống.
- Khái niệm sinh trưởng ở vsv.
- Sinh trưởng trong môi trường liên tục và không liên tục. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vsv và ứng dụng.
- Các hình thức sinh sản ở vsv.
- Cấu trúc chung của virut.
- Phân loại virut (theo vật chất di truyền, theo vật chủ, theo hình dạng)
- Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ.
- Các phương thức gây bệnh của virut.
Lớp 11:
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Sinh học cơ thể.
C.hóa VC và NL.
+ Ở thực vật.
+ Ở động vật.
- Cảm ứng:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Sinh trưởng và phát triển:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Sinh sản:
+ Ở thực vật:
+ Ở động vật:
- Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng ở dạng nào? Vai trò của các nguyên tố vi lượng.
- Quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ, thân lá.
- Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4, CAM.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
- Cấu tạo bộ máy tiêu hóa ở thú ăn thịt và ăn thực vật.
- Hô hấp ở động vật: đặc điểm chung của bề mặt hô hấp là gì?
- Các loài khác nhau đã có những biến đổi cơ quan hô hấp ntn? Vd ở côn trùng, cá, chim, động vật có vú.
- Hệ tuần hoàn: Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn? Thế nào là hệ tuần hoàn kín, hở, ưu nhược điểm?
- Hệ tuần hoàn của người và một số bệnh hay gặp liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Cân bằng nội môi? Một số cơ chế cân bằng nội môi?
- Khái niệm hướng động, các yếu tố môi trường gây nên hiện tượng hướng động. Vai trò của hướng động đối với cây.
- Khái niệm ứng động, phân loại các loại ứng động và vai trò của ứng động đối với cây.
- Cấu tạo hệ thần kinh ở một số loài động vật: hệ thần kinh dạng lưới, dạng hạch, dạng ống.
- Điện thế hoạt động và sự lan truyền của xung thần kinh trên dây thần kinh, truyền xung thần kinh qua xinap.
- Tập tính của động vật: phân loại tập tính, nhận biết được một số loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
- Khái niệm sinh trưởng, các kiểu sinh trưởng ở thực vật.
- Các loại hoocmon thực vật và vai trò của từng loại hoocmon thực vật.
- Khái niệm phát triển và sự phát triển của thực vật có hoa.
- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến thái.
- Vai trò của hoocmon đ.với quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Vai trò của các yếu tố môi trường đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Các kiểu sinh sản ở thực vật. Ưu điểm của từng hình thức sinh sản.
- Các kiểu sinh sản ở động vật. Ưu điểm của từng hình thức sinh sản.
Lớp 12:
Phần
Chương
Nội dung cơ bản
Di truyền học
- Cơ chế di truyền và biến dị
- Tính quy luật và hiện tượng di truyền.
- Di truyền học quần thể.
- Ứng dụng di truyền trong chọn giống.
- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: gen, cơ chế nhân đôi ADN, qt phiên mã - dịch mã, qt điều hòa hoạt động gen.
- Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào: cấu trúc của NST, NST giới tính.
- Biến dị: khái niệm, các loại biến dị, cơ chế phát sinh các loại đột biến, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại đột biến.
- Bản chất của qui luật Menden, 
- Tương tác gen, cách nhận biết tương tác gen, đặc điểm của di truyền liên kết giới tính.
- Các đặc trưng di truyền của quẩn thể.
- Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
- Sự biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối.
- Có thể tạo ra nguồn biến dị cho chọn giống bằng những cách nào?
- Thế nào là sinh vật biến đổi gen? phương pháp tạo sinh vật biến đổi gen.
Tiến hóa
- Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.
- Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất.
- Đặc điểm của các loại bằng chứng tiến hóa.
- Học thuyết Lamac, Đacuyn giải thích thế nào về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa?
- Thuyết tiến hóa tổng hợp, tiến hóa nhỏ, tiến hóa lớn.
- Khái niệm loài, các tiêu chuẩn phân biệt loài, các cơ chế cách li.
- Nguồn gốc sự sống.
- Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
- Sự phát sinh loài người.
Sinh thái học
- Cá thể và quần thể sinh vật.
- Quần xã sinh vật.
- Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Môi trường và phân loại môi trường.
- Khái niệm nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
- Khái niệm quần thể sinh vật và các đặc trưng của một quần thể, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Khái niệm quần xã, các đặc trưng cơ bản của một quần xã sinh vật, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- Thế nào là diễn thế sinh thái? Các kiểu diễn thế sinh thái.
- Thế nào là hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái? Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất?
- Trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?
- Chu trình sinh địa hóa và vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
4. Củng cố bài học:
1. Một loài thực vật có bộ NST 2n =24, thể tứ bội phát sinh từ loài cây này có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là
A. 48,	B. 72	C. 36	D. 27
2. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Số thể ba nhiễm tối đa có thể phát sinh ở loài này là:
A. 14	B. 28	 C. 7	D. 21
3. Xm mù màu, XM bình thường. Bố bình thường, mẹ mù màu sinh con trai mắc bệnh hội chứng Claiphento và mù màu. Kỉểu gen của bố mẹ và con là:
A. P: XMY x XmXm => XmXmY	B. P: XMY x XMXm => XMXmY
C. P: XMY x XMXM => XMXMY	D. P: XmY x XmXm => XmXmY
4. Biến đổi nào dưới đây của hợp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển:
A. Không có gờ mày	 B. Trán rộng và thẳng
C. Có lồi cằm rõ, 	D. Xương hàm nhỏ
5. Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:
A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo
C. Phân ly tính trạng	 D. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi cây trồng
6. Câu khẳng định nào dưới đây liên quan đến 1 tế bào người có: 22 + XX NST:
A. là tế bào trứng đã được thụ tinh	 B. là tế bào vừa trải qua nguyên phân
C. là tế bào vừa trải qua giảm phân và bị đột biến D. là tế bào đa bội
 5. Bài tập về nhà:
Ôn tập giờ sau thi học kì II.
Nhận xét sau giờ dạy
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................ 
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày ......../ ......../ 2010
TIẾT 53: KIỂM TRA HỌC KÌ II
Ngày soạn: .
 	 Lớp Ngày giảng Tiết giảng Sĩ số lớp
 	12C1:	 .
 	12C2: .
	12C3: .
 	12C4: .
 	12C5:	 .
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học song bài, học sinh phải:
1. Kiến thức:
 - Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học
 - Kiểm tra, đánh giá kiến thức của bản thân qua bài kiểm tra
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức lý thuyết trong việc trả lời các câu hỏi trong đề kiểm tra
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ và đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Thiết lập ma trận hai chiều:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
3 
 0,75
3 
 0,75
2
 1,0
8
 2,5
2 
 0,5
3 
 1,25
3 
 1,5
8 
 3,25
1
 0,25
1
 0,25
1 
 0,5
3
 1,0
1
 0,25
3
 0,75
1
 0,5
5 
 1,5
1
 0,25
2
 0,5
3 
 0,75
1
 0,25
1
 0,25
1
 0,5
3 
 1,0
Tổng
9
 2,25
13
 3,75
8
 4,0
30 
 10,0
3. Câu hỏi kiểm tra:
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
4. Đáp án:
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
11
21
2
12
22
3
13
23
4
14
24
5
15
25
6
16
26
7
17
27
8
18
28
9
19
29
10
20
30
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc 12 ca nam.doc