Giáo án Tiếng Việt 5 cả năm

Giáo án Tiếng Việt 5 cả năm

Tập đọc

Thư gửi các học sinh

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi theo đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ có trong bài.

- Hiểu được nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 

doc 250 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1649Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày..........tháng.........năm 200...
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi theo đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ có trong bài.
- Hiểu được nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Học thuộc lòng một đoạn thư.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ chép sẵn một đoạn thư cần luyện đọc cho HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- GV cho HS quan sát các ảnh minh họa cho chủ điểm và yêu cầu HS nói về những tấm ảnh đó. 
- HS: Tranh vẽ hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền lá cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S - gợi dáng hình đất nước ta.
- GV: Qua các bức ảnh minh họa cho chủ điểm chúng ta thấy Tổ quốc chúng ta rất đẹp. Chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. 
 Các em đã biết: Ngay sau khi giành được độc lập, Bác Hồ đã có Thư gửi các học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Để biết trong thư Bác muốn nói với các em điều gì, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS mở SGK theo dõi bài đọc.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc đúng
- GV gọi một HS đọc khá giỏi đọc trước lớp và yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Một HS khá đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- HS nhận biết các đoạn trong bài đọc:
* Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
* Đoạn 2: Còn lại.
- GV gọi hai HS tiếp nối nhau đọc bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Hai HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài.
- GV ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện đọc cho HS.
- HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp. 
- Yêu cầu hai HS đọc lại toàn bài.
- Hai HS đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Một HS đọc phần chú giải thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thân ái, trìu mến, thiết tha, thể hiện sự tin tưởng và hi vọng. 
- HS lắng nghe theo dõi giọng đọc của GV.
b) Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận theo nhóm đôi hỏi và trả lời câu hỏi 1 trong SGK. Sau đó chỉ định một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Hai HS đứng dậy trình bày:
+ HS 1 hỏi: Ngày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
 + HS 2 trả lời: Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 làm nô lệ cho thực dân Pháp. Từ ngày khai trường này các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- GV: Em hiểu như thế nào là một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam?
- Là một nền giáo dục tự do của nước Việt Nam độc lập nhằm đào tạo công dân và nhân tài để phục vụ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
- GV hỏi thêm: Trong thư Bác đã tưởng tượng thấy cảnh các bạn học sinh trong ngày khai trường lần đầu tiên khi nước nhà độc lập như thế nào? 
- Bác Hồ đã tưởng tượng thấy cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày khai trường. Các bạn học sinh ai ai cũng vui vẻ và rất sung sướng vì được hưởng một nền giáo dục mới.
- Em hiểu như thế nào về câu nói của Bác: “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?". 
- Bác muốn nhắc các HS phải biết ơn, ghi nhớ công lao chiến đấu, hi sinh quên mình của biết bao thế hệ cách mạng để có được như ngày hôm nay. 
- Yêu cầu HS tìm ý của đoạn 1, sau đó nhận xét chốt lại, ghi bảng.
- HS nêu và nhận xét cho đến khi có ý đúng: Những ý nghĩ và tình cảm của Bác đối với học sinh.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời: Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Trong công cuộc kiến thiết đất nước, trách nhiệm của HS rất nặng nề và vẻ vang. HS phải thi đua học giỏi, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
- Qua những câu nói đó em hiểu được thái độ của Bác đối với các học sinh như thế nào?
- Bác rất tin tưởng và hi vọng vào các học sinh - những người tạo nên tương lai, tiền đồ tươi sáng của dân tộc và đất nước.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi tìm ý chính của đoạn 2. GV nhận xét chốt lại và ghi bảng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời: Vai trò và trách nhiệm vẻ vang của người học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước.
c) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
* Luyện đọc diễn cảm
- GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 1, yêu cầu HS theo dõi nhận xét giọng đọc của bạn.
- GV chốt lại giọng đọc của đoạn 1: giọng nhẹ nhàng, thân ái, vui mừng, xúc động, thể hiện được tình cảm yêu quý của Bác; nhấn giọng vào những từ ngữ:ngày khai trường đầu tiên, tưởng tượng, nhộn nhịp tưng bừng, sung sướng hơn nữa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh, biết bao đồng bào, nghĩ sao và đọc cao giọng ở cuối câu hỏi. 
- Một HS đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét giọng đọc của bạn.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- HS luyện đọc lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc.
- Gọi HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3, yêu cầu HS theo dõi nhận xét giọng đọc của bạn.
- Một HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của bài. Cả lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của bạn.
- GV chốt lại giọng đọc đoạn 2 và 3: giọng xúc động thể hiện tình cảm yêu quý, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh - những chủ nhân tương lai của nước nhà; biết nhấn giọng vào những từ ngữ: xây dựng, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, một phần lớn, học tập...
- HS chú ý lắng nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn 2 và 3.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3, cả lớp theo dõi nhận xét giọng đọc của các bạn.
* Luyện đọc học thuộc lòng
- GV yêu cầu HS đọc thầm học thuộc theo nhóm đoạn văn (từ Sau 80 năm giời nô lệ ... đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em).
- Thi các nhóm đọc thuộc đoạn văn trước lớp.
- HS đọc thầm học thuộc đoạn văn theo nhóm.
- Một nhóm cử đại diện đứng lên đọc trước câu đầu tiên của đoạn, sau đó có "xì điện" một bạn bất kì của nhóm khác đọc câu nối tiếp. Bạn đó đọc xong lại "xì điện" một bạn bất kì của nhóm khác đọc câu khác. Nếu bạn nào không đọc được thì nhóm đó bị trừ đi một điểm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Câu văn nào trong thư Bác nói lên nghĩa vụ thiêng liêng của các thế hệ trẻ Việt Nam và niềm tin tưởng, hi vọng to lớn của Bác vào các thế hệ đó.
- "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không,... chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em"
- Ngày nay tuy Bác đã đi xa, các em thấy câu nói của Bác như thế nào? Các em phải làm gì để đáp lại lòng mong mỏi của Bác.
- Nhiều HS trả lời, cho đến khi tìm được ý đúng: Câu nói của Bác vẫn còn sống mãi, chúng em cần phải chăm chỉ học tập để lớn lên xây dựng Tổ quốc ngày thêm giàu đẹp.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư đã nêu; đọc trước bài Quang cảnh ngày mùa.
- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Chính tả
Nghe - viết: Việt Nam thân yêu
ôn tập quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh
I. Mục tiêu
1. Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
2. Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bút dạ và 3 - 4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở bài tập 2. 
- 3 đến 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung Bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Mở đầu
- GV nhắc một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ Chính tả:
+ HS phải có đủ: bút, vở, thước kẻ, bút chì,...
+ Khi viết chính tả phải trật tự chú ý nghe GV đọc, không được hỏi lại.
+ Ngồi viết chính tả phải đúng tư thế: vở để ngay ngắn, mắt phải cách xa vở chừng 30 cm, lưng thẳng, không tì ngực xuống mép bàn.
- HS chú ý lắng nghe.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe viết bài Chính tả Việt Nam thân yêu và làm các bài tập phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Yêu cầu HS đọc bài thơ.
- Một HS đọc to bài thơ.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam và truyền thống cần cù lao động và đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.
b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, danh từ riêng, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS nêu: Trường Sơn, Việt Nam, mênh mông, biển lúa, dập dờn,...
- GV đọc cho HS viết các từ vừa tìm được. 
- Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Sau khi HS viết xong, GV hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- HS nhận xét theo yêu cầu của GV.
- Khi viết cần lưu ý trình bày bài chính tả như thế nào?
- Bài chính tả là một đoạn thơ lục bát. Khi viết cần lưu ý câu sáu viết cách lề bốn ô li. Câu tám viết cách lề hai ô li. Đầu câu viết hoa.
c) Viết chính tả
- GV nhắc sơ bộ HS những hiện tượng chính tả cần lưu ý khi viết, tư thế ngồi viết, yêu cầu HS chú ý lắng nghe không hỏi lại.
- HS lắng nghe.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5 (6 chữ/1 phút). Mỗi dòng thơ đọc 2 lượt.
- HS lắng nghe và viết bài.
d) Soát lỗi và chấm bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- GV chấm nhanh từ 5 -7 bài của HS và nhận xét bài viết của các em.
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối chiếu với SGK để sửa những lỗi sai.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Một HS đọc to trước lớp.
- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
- HS làm bài vào giấy nháp (hoặc vở bài tập), sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn.
- Gọi HS trình bày.
- GV theo dõi gọi HS nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS lần lượt trình bày kết quả. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét, cùng GV chốt lại: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
- Bài văn cho ta biết điều gì?
- Bài văn kể về buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945) ở quảng Trường Ba Đình.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Một HS đọc to toàn bài trước lớp. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV dán ba tờ phiếu lên bảng, mời ba HS lên bảng thi làm bài nhanh. 
- HS làm bài vào vở. Ba HS làm bài vào phiếu trên bảng.
- Gọi HS ... thân mình, thay thế cho tên mình. Còn từ cậu thay thế cho tên người đang nói chuyện với mình.
+ Từ nó dùng để thay thế cho từ nào để khỏi lặp lại? Từ này có giống và khác hai từ trên như thế nào?
+ Từ nó dùng thay thế cho từ chích bông (danh từ). Giống hai từ tớ, cậu đều dùng thay thế cho từ khác (ở ví dụ trên thay thế cho danh từ chỉ người). Khác nhau là hai từ trên chỉ những người đang nói trực tiếp với nhau. Còn từ nó chỉ người, vật mà cả người nói và người nghe nói đến nhưng không ở ngay trước mặt.
- GV kết luận: những từ in đậm ở hai đoạn văn được dùng để xưng hô hay thay thế cho danh từ trong câu để khỏi lặp lại các từ ấy, những từ đó được gọi là đại từ. 
- HS lắng nghe.
Bài tập 2
- Cách hướng dẫn tương tự Bài tập 1.
- HS xác định rõ:
+ Đoạn a (giống cách dùng từ nêu trên ở BT1) từ in đậm vậy thay thế cho từ thích (tính từ) để khỏi lặp lại từ đó.
+ Đoạn b (giống như cách dùng từ nêu trên ở Bài tập 1) từ in đậm thế thay thế cho từ quý (động từ) để khỏi lặp lại từ đó.
- GV kết luận: Những từ in đậm ở hai đoạn văn được dùng để thay thế cho động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy, chúng cũng được gọi là đại từ.
- HS lắng nghe.
- Vậy qua hai bài tập trên em hiểu như thế nào là đại từ?
- Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
 3. Phần Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Hai đến ba HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ và lấy ví dụ minh họa.
- Một đến hai HS nhắc lại phần ghi nhớ và lấy ví dụ minh họa.
4. Phần Luyện tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc toàn bài.
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
- HS làm bài vào giấy nháp, sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn.
- Gọi HS trình bày, GV theo dõi gọi HS nhận xét và cùng chốt lại ý kiến đúng.
- HS lần lượt trình bày kết quả. Cả lớp theo dõi nhận xét, cùng GV chốt lại lời giải đúng.
 Đáp án:
- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ.
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác.
Bài tập 2
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. GV phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm làm bài.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm để làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Đại diện HS các nhóm dán bài lên bảng và đọc kết quả bài làm của nhóm mình. 
- GV và cả lớp nhận xét bài làm của từng nhóm, chốt lại lời giải đúng.
 Lời giải: mày (chỉ cái cò) - ông (chỉ người đang nói) - tôi (chỉ cái cò) - nó (chỉ cái diệc).
- HS nhận xét bài làm của từng nhóm theo yêu cầu của GV.
Bài tập 3
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.
- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn và hỏi: 
+ Câu chuyện Con chuột tham lam nói lên điều gì?
+ Trong đoạn văn có danh từ nào được lặp lại nhiều lần gây nhàm chán cho câu chuyện?
- HS trả lời:
+Khuyên người ta không nên tham lam như con chuột ngốc nghếch trong truyện.
+ Danh từ chuột.
+ Đại từ nào thích hợp để thay thế cho từ chuột?
+ Dùng đại từ nó - đây là từ thường dùng để chỉ vật.
- GV lưu ý: nếu các em thay thế toàn bộ danh từ chuột bằng đại từ nó lại gây nhàm chán cho mẩu chuyện. Vì vậy cần thay thế thích hợp để làm câu chuyện đỡ nhàm chán và hay hơn.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở.
- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc bài của mình. 
- Năm đến bảy HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét lựa chọn ra bạn biết thay thế đúng mức làm câu chuyện hay hơn, tuyên dương trước lớp.
- HS nhận xét và tuyên dương những bạn có bài làm hay.
Ví dụ:
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Nó chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, đến mức bụng nó phình to ra mãi. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
5. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
- Hai đến ba HS nhắc lại.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn và nhóm tích cực học tập.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà học nội dung Ghi nhớ và làm lại Bài tập 3 vào vở theo hai ba cách thay thế.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tập làm văn
luyện tập thuyết trình, tranh luận
I. Mục tiêu
1. Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Bảng phụ ghi sẵn các ý kiến của các nhân vật trong đoạn văn của Bài tập1.
- Bút dạ và giấy khổ to để HS ghi lại các lí lẽ và dẫn chứng mở rộng. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu hai HS nêu lại kết quả Bài tập 3 các em đã được học ở tiết trước và hoàn chỉnh ở nhà. 
- Hai HS đứng tại chỗ thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét việc làm bài của HS ở nhà và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Các em đã biết cách làm thế nào để thuyết trình, tranh luận có sức hấp dẫn, có khả năng thuyết phục người khác để đạt được mục đích. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em vận dụng những điều đó để mở rộng lí lẽ, dẫn chứng khi thuyết trình, tranh luận một vấn đề cụ thể.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 1 trong SGK.
- Một HS đọc to Bài tập 1, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn trong nhóm.
- GV nói thêm: Để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trước hết các em phải nắm được vấn đề thuyết trình, tranh luận là gì, ý kiến của mỗi nhân vật ra sao? 
- HS lắng nghe.
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Đất, Nước, Không khí, ánh sáng.
+ Vấn đề tranh luận là gì?
+ Cái gì cần nhất đối với cây xanh?
+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
+ Ai cũng cho mình là quan trọng nhất. Đất nói: mình có chất màu để nuôi cây lớn, không có mình cây không lớn được. Nước..... ... ánh sáng.........Không khí..........
- Khi HS trả lời GV nghe nhận xét kết hợp với đưa bản phụ ghi sẵn nội dung để HS tham khảo.
- HS đọc lại.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất.
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất.
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí
Cây cần không khí nhất.
Cây không thể sống thiếu không khí.
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất.
Thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
 - GV nhắc HS chú ý:
+ Khi tranh luận các em phải xưng “tôi”. Các nhân vật sau khi nêu tầm quan trọng của mình có thể phản lại ý kiến của các nhân vật khác. VD: Đất phản bác ý kiến của ánh sáng là thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh nhưng chưa thể chết ngay được. Tuy nhiên tranh luận phải có lí có tình và tôn trọng lẫn nhau.
+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- HS làm việc theo nhóm:
+ Mỗi em chọn đóng vai một trong bốn nhân vật, dựa vào ý kiến của một nhân vật, suy nghĩ mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng, viết lại vào giấy nháp. 
+ Sau đó từng HS tập thuyết trình tranh luận cùng các bạn trong nhóm để bảo vệ ý kiến của mình. Cả nhóm nghe bổ sung lí lẽ và ý kiến cho bạn.
- GV mời các nhóm cử đại diện thi thuyết trình, tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bắt thăm để nhận vai tranh luận (Đất, nước, không khí, ánh Sáng)
- Đại diện các nhóm đóng vai thuyết trình tranh luận trước lớp.
 GV có thể ghi tóm tắt những ý kiến có lí lẽ, dẫn chứng mở rộng hay lên bảng.
ý kiến của từng nhân vật
Lí lẽ , dẫn chứng mở rộng
Đất:
- Có chất màu nuôi cây.
- Cung cấp chất màu và muối khoáng để nuôi sống cây. Nếu nhổ cây ra khỏi đất thì cây sẽ chết ngay.
Nước:
- Vận chuyển chất màu để nuôi cây.
- Nước vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán dù có đất, cây cối vẫn héo khô...
Không khí:
- Cây cần khí trời để sống.
- Cây cần không khí cũng như con người. Nếu để cây trong bình kín hoặc bọc trong túi ni lông thiếu dưỡng khí cây sẽ dần dần bị chết ....Vì thế nên không khí là cần nhất.
ánh sáng:
- Làm cho cây có màu xanh.
- Thiếu ánh sáng chúng tôi, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Không có ánh dáng, cây sẽ rất yếu ớt, khó sống, cây không thể gọi là cây xanh. Chẳng thế mà bao gia đình trồng cây cảnh trong nhà vãn phải chọn tìm chỗ có nhiều ánh sáng cho cây.
- GV gọi một đến hai HS khá giỏi đóng vai người chứng kiến cuộc tranh luận và đưa ra ý kiến phân xử thuyết phục rằng: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí, ánh sáng.
- Một đến hai HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV và HS nhận xét, bình chọn ra người tranh luận giỏi.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc to toàn bộ nội dung Bài tập 2 trong SGK. GV giải thích cho HS biết đèn trong bài ca dao nói đến là đèn dầu.
- Một HS đọc to Bài tập 2, cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Trình bày ý kiến của em để thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- GV nhắc HS: 
+ Sử dụng thuyết trình nên các em không cần nhập vài trăng - đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình một cách khách quan để thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân chuẩn bị ý kiến tranh luận (ghi vắn tắt ra giấy nháp).
- GV gợi ý các em đọc thầm lại bài ca dao, suy nghĩ, tìm lí lẽ dẫn chứng nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn, qua các câu hỏi gợi ý: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao nói cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống?...
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thầm, suy nghĩ viết vào vở nháp. Ví dụ:
Theo em, trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, ...(dẫn chứng những ưu điểm của đèn). Tuy thế nhưng đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì ...(dẫn chứng những nhược điểm của đèn). Trăng rất cần cho cuộc sống trên trái đất....(dẫn chứng những ưu điểm của trăng). Tuy nhiên nếu chỉ có trăng thì cũng chưa đủ bởi vì... (dẫn chứng những nhược điểm của trăng). Vì vậy cả trăng và đèn đều cần thiết với con người, chúng bổ sung cho nhau...(dẫn chứng trăng và đèn bổ sung ưu điểm, khắc phục nhược điểm cho nhau và đều cần thiết, gắn bó với cuộc sống của con người).
- Yêu cầu HS lần lượt trình bày ý kiến.
- HS lần lượt thuyết trình ý kiến của mình, cả lớp theo dõi.
 - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS; tuyên dương khen ngợi các HS thuyết trình hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những nhóm và các em HS tích cực trong học tập.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh Bài tập2 vào vở.
- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tieng Viet lop 5 ca nam.doc