Giáo án thể nghiệm học thay sách (Ngữ văn 12 CB) bài: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Giáo án thể nghiệm học thay sách (Ngữ văn 12 CB) bài: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM HỌC THAY SÁCH

(Nhóm 1 thực hiện)

Bài: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Sách Cơ Bản)

 (Nguyễn Minh Châu)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, giúp HS:

-Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

-Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

- Rèn luyện được kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại, từ đó hình thành kĩ năng tự đọc hiểu văn học một cách tự chủ và sáng tạo.

- Hình thành cách nhìn đa diện khi đánh giá về con người và nhìn nhận cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thể nghiệm học thay sách (Ngữ văn 12 CB) bài: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thể nghiệm học thay sách
(Nhóm 1 thực hiện)
Bài: Chiếc thuyền ngoài xa (Sách Cơ Bản)
 (Nguyễn Minh Châu)
A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, giúp HS:
-Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
-Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
- Rèn luyện được kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại, từ đó hình thành kĩ năng tự đọc hiểu văn học một cách tự chủ và sáng tạo.
- Hình thành cách nhìn đa diện khi đánh giá về con người và nhìn nhận cuộc sống.
B. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: GV giúp HS tìm hiểu những nét khái quát liên quan đến tác giả và tác phẩm.
TT1: Dựa vào kiến thức phần tiểu dẫn trong SGK và những điều mà em tìm hiểu được. Em hãy trình bày những nét cơ bản nhất về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
TT2: Cũng từ đó mà em biết gì về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”?
Hoạt động 2: Giúp HS đọc hiểu văn bản tác phẩm.
TT1: GV hướng dẫn HS đọc văn bản
-Đoạn 1: Đọc với giọng trữ tình, tha thiết, có khi sôi nổi, say mê thể hiện những khám phá bất ngờ của nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống.
-Đoạn 2: Đọc với giọng điệu vừa phải, giọng văn pha chút tức giận, xót xa và bất bình của người nghệ sĩ trước hành động thô bạo và sai trái của người chồng.
- Đoạn 3: Đọc đoạn đối thoại giữa Đẩu- người đàn bà hàng chài-nghệ sĩ Phùng với giọng thân mật. Đoạn người đàn bà nhớ lại quãng đời đã qua, đọc với giọng chậm rãi pha chút ngậm ngùi xót xa.
TT2: Từ việc đọc hiểu văn bản cùng với việc tìm hiểu bài ở nhà, em hãy xác định bố cục của văn bản?
TT3: Để thuận lợi cho việc nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm, sau khi đã được đọc, em hãy tóm tắt ngắn gọn về văn bản này?
 - GV yêu cầu HS đọc phần tóm tắt đã làm ở nhà.
- HS khác nhận xét về phần tóm tắt của bạn.
-GV bổ sung (trình bày lên bảng phụ, hoặc máy chiếu nội dung tóm tắt mà mình đã chuẩn bị)
TT5: GV hướng dẫn cụ thể học sinh đi vào cắt nghĩa văn bản tác phẩm.
TT6: Như đã xác định ở phần bố cục, đoạn thứ nhất của văn bản nói lên hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Vậy, phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng là gì?
TT7: Trong phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, khung cảnh thiên nhiên nơi anh ta đến nổi bật lên điều gì?
TT8: Khi đứng trước khung cảnh đó, tâm trạng của người nghệ sĩ biểu lộ ra sao? Em hiểu gì khi anh ta nói: “Cái đẹp chính là đạo đức”?
TT9: Từ sự nhận thức đó, em có suy nghĩ gì về phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ?
TT10:(chuyển tiếp) Khi đang còn say đắm với bức tranh thiên nhiên dạt dào cảm hứng, thì cũng là lúc người nghệ sĩ phát hiện ra một cảnh khác trong khung cảnh ấy. Đó là cảnh gì?
TT11: Khi phát hiện ra cảnh đó, tâm trạng của người nghệ sĩ như thế nào?
TT12: Từ trạng thái tình cảm của anh Phùng, em có cảm nhận gì về phát hiện thứ hai của anh?
TT13: (GV giúp HS đi sâu hơn): Hãy so sánh về cách sắp xếp hai phát hiện này, có thể đảo ngược thứ tự của hai phát hiện đó được không? Vì sao?
TT14: (GV giúp HS tìm hiểu nội dung thứ hai)
Tại sao bị chồng đánh đạp dã man như vậy, nhưng khi được Phùng và Đẩu tìm cho cách giải thoát, người đàn bà đó lại từ chối?
(GV cho HS thảo luận, sau đó trình bày ý kiến của từng nhóm trước lớp)
TT15: Sự hành xử của người đàn bà, đem đến cho Đẩu và Phùng cũng như chúng ta suy nghĩ gì?
TT16: Từ những gì đã tìm hiểu, em có thể lí giải như thế nào về hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa?
TT17: Hãy nêu chủ đề của tác phẩm?
Hoạt động 3: Giúp HS có cái nhìn bao quát về tác phẩm.
TT1: Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?
TT2: Được nêu ý khái quát về nội dung tác phẩm thì em sẽ nêu điều gì?
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989).
- Quê quán: làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Sự nghiệp văn chương: 
 +) Khởi nghiệp bắt đầu từ năm 1960.
 +) Gặt hái được nhiều tác phẩm xuất sắc ngay thời kì đầu sáng tác.
 +) Luôn đi đầu và có nhiều sáng tạo trong công cuộc đổi mới văn học.
- Phong cách nghệ thuật: tác phẩm có tầng sâu triết lí, nhìn nhận về cuộc sống và con người đa diện, ngôn ngữ chân thực, nhiều hình ảnh.
- Những tác phẩm tiêu biểu: ( SGK)
2. Tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Được sáng tác năm 1987-năm bắt đầu của những ý thức về sự đổi mới văn học trong giới cầm bút.
-Thể hiện rõ phong cách tự sự-triết lí của nhà văn. 
II. Đọc-hiểu văn bản.
1) Đọc, xác định bố cục và và tóm tắt.
a) Đọc văn bản. (Quá trình đọc văn bản, nếu GV tổ chức giờ học theo phương thức: không đọc hết toàn bộ tác phẩm, thì cũng phải tuân theo những gợi ý về cách đọc như bên)
b) Bố cục: 2 đoạn.
- Đoạn 1: (Từ đầu đến.... “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà hàng chài.
c) Tóm tắt tác phẩm:
2) Tìm hiểu văn bản.
a) Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
a-1)Phát hiện thứ nhất: Khung cảnh thiên nhiên vùng phá nước.
- Thiên nhiên ở đây có vẻ đẹp mĩ lệ, tươi mát của một vùng trời nước mênh mông, khoáng đạt mang đậm hơi thở của cuộc sống: “bầu trời có sương mù trắng như pha sữa”; hình ảnh con người: “im phăng phắc như tượng”; gọng vó hiện lên giữa cõi trời đầy tính tạo hình...
-> một bức tranh mực tàu, một cảnh “đắt” trời cho.
- Tâm trạng người nghệ sĩ: “bối rối”, “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”-> đó chính là sự hạnh phúc tột đỉnh khi người nghệ sĩ bắt gặp vẻ đẹp đích thực của thiên nhiên. Anh ta gọi: cái đẹp chính là đạo đức” vì -> cái đẹp làm cho tâm hồn con người được thanh lọc và trong sáng hơn-> để con người trở nên thanh cao hơn.
=> Phát hiện thứ nhất chính là phát hiện của một người nghệ sĩ đi “săn tìm cái đẹp cuộc sống”, một sự đắm say, bừng sáng của tâm hồn.
a-2) Phát hiện thứ hai: Cuộc sống của gia đình hàng chài.
- Cảnh cuộc sống gia đình hàng chài nổi bật lên với cảnh người chồng đánh người vợ một cách dã man, tàn nhẫn
- Tâm trạng của người nghệ sĩ: “kinh ngạc đến há hốc mồm”, “chết lặng”
=> Phát hiện thứ hai là phát hiện về sự thực trần trụi ở đời, nó không đơn điệu mà đa diện và phức tạp khôn cùng.
* Đây là hai phát hiện tưỏng đối lập nhưng lại thống nhất trong việc bộc tả sự đa diên, đa màu của cuộc sống, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có một nhận thức rằng: phải đi nhiều, phải chiêm nghiệm nhiều mới nhìn sâu được vào “tâm hồn” của cuộc sống.
- Không thể đảo ngược hai phát hiện này, vì: đó vừa là dụng ý đắt nhất của tác giả, vừa tôn lên được giá trị nhận thức mà người đọc rút ra từ câu chuyện.
b) Câu chuyện của người đàn bà hàng chài.
- Câu chuyện này nói về việc người đàn bà bị người chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn nhất quyết không chịu bỏ chồng.
-> người đàn bà hành xử rất khó hiểu nhưng cũng rất dễ hiểu. Khó hiểu vì nó đi ngược tâm lí thường thấy của con người, đó là sự vũng vẫy và mong giải thoát khi bị áp bức nhưng cũng dể hiểu vì theo người đàn bà, đó chính là cuộc sống của chị ta. Dù khổ ải nhưng đó là thân phận, đó là cuộc sống không phải lúc nào cũng “bằng phẳng” như suy nghĩ và nghệ thuật được -> càng đẹp hơn phẩm chất của người phụ nữ VN: cam chịu, giàu tình thương yêu và “dũng cảm”.
 => Câu chuyện của người đàn bà chính là sự thực của đời sống, nó luôn phức tạp và nhiều mặt. Nghệ thuật chính là phải nhìn ra sự đa dạng đó, không nên suy nghĩ đơn giản và xuôi chiều.
c) ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa.
- Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài.
-Chiếc thuyền ngoài xa là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.
-Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của con người lam lũ vất vả trong cuộc sống thường nhật.
d) Chủ đề của tác phẩm:
- Tác phẩm thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cuộc sống với nghệ thuật. Cái đẹp là bản thân của cuộc sống với đầy đủ những gam màu tối, sáng, những quy luật tất yếu lẫn ngẫu nhiên, may, rủi khó bề lường hết. Con người nói chung, người nghệ sĩ nói riêng phải biết nhận thức sâu sắc về cuộc sống đó.
III. Tổng kết:
a) Nghệ thuật: 
- Nghệ thuật xây dựng tình huống nghịch lí làm nổi bật tình huống chung, tình huống tự nhận thức.
-Giọng điệu: chiêm nghệm, trăn trở và giàu tâm huyết.
-Ngôn ngữ: giản dị, giàu hình ảnh đầy dư vị.
b) Nội dung: 
 Chiếc thuyền ngoài xa đặt vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Qua đó nhà văn đã thể hiện được quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống. Mỗi người có vẻ đẹp riêng nhưng không dễ thấy mà phải đặt trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều. Người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn cuộc sống và con người. Hãy nhìn sâu hơn, hãy sống thâm nhập hơn và hãy sáng tạo độc đáo hơn.
C. Củng cố và dặn dò:
1) Hãy lựa chọn một chi tiết mà em tâm đắc nhất trong tác phẩm, và viết lời bình (khoảng 30 dòng) cho chi tiết đó?
2) Về nhà tìm đọc thêm những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, nhất là: Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành.
3) Soạn bài tiếp theo.
D. Tài liệu tham khảo:
1) SGV Ngữ văn Lớp 12 Tập 2-ban cơ bản.
2) Tài liệu hướng dẫn dùng cho tập huấn thay sách.
3) Những tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu.

Tài liệu đính kèm:

  • docchiec thuyen ngoai xa.doc