Giáo án Sinh tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Giáo án Sinh tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Tiết 29 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

I- Mục tiêu

1. Tri thức:

- Hiểu được qúa trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.

- Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến và quá trình tích luỹ các đột biến , quá trình sinh sản và quá trình chọn lọc nhân tạo.

2. Kĩ năng

- Rèn luện một số khả năng thu thập một số tài liệu ( thu nhập hình ảnh về đặc điểm thích nghi ), làm việc tập thể xây dựng báo cáo khoa học và trình bày báo cáo ( giải thích các quá trình hình thành quần thể thích nghi mà mình thu thập được)

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh tiết 29: Quá trình hình thành quần thể thích nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn tuần: 	15
Dạy tuần: 	16
Tiết 29 : quá trình hình thành quần thể thích nghi
I- Mục tiêu
1. Tri thức:
- Hiểu được qúa trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như hoàn thiện khả năng thích nghi của sinh vật.
- Giải thích được quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của quá trình hình thành và tích luỹ các đột biến và quá trình tích luỹ các đột biến , quá trình sinh sản và quá trình chọn lọc nhân tạo.
2. Kĩ năng
- Rèn luện một số khả năng thu thập một số tài liệu ( thu nhập hình ảnh về đặc điểm thích nghi ), làm việc tập thể xây dựng báo cáo khoa học và trình bày báo cáo ( giải thích các quá trình hình thành quần thể thích nghi mà mình thu thập được)
3. Thái độ
- Hoàn thiện quan điểm duy vật về sự hình thành đặc điểm thích nghi ở mỗi loài.
II- Kiến thức trọng tâm
- Giải thích quá trình hình thành quần thể sinh vật có đặc điểm thích nghi xét ở góc độ di truyền.
III- Phương pháp – Phương tiện
1, Phương pháp:
- Phát vấn, tích cực hoạt động với SGK, thảo luận, trực quan.
2, Phương tiện
- SGK, máy chiếu.
IV- Nội dung
ổn định 
 12 B ( )............................................ 12C ( )...........................................
 12D ( ) ........................................... 12E ( )........................................
 12 G ( ).............................................
Kiểm tra bài cũ: 
Hiện tượng di nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến đến vốn gen và tần số alen của quần thể ? 
Tại sao kích thước của quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen thay đổi nhanh chóng ?
 3. Bài mới 
Hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10p
I, Thảo luận, trực quan
+ Yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh và nêu khái niệm đặc điểm thích nghi.
- Có những dạng thích nghi nào? 
 Em hãy cho biết quần thể thích nghi được hình thành theo xu hướng nào?
+ Yêu cầu học sinh thảo luận thực hiện lệnh phần I SGK
I/ Khái niệm đặc điểm thích nghi
1 - Khái niệm:
	Là những dặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống xót và khả năng sinh sản của quần thể 
2 - Xu hướng
	Hoàn thiện khả năng thich nghi 
Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
VD: Sâu sồi .......
15p
5p
II,Phát vấn – trực quan 
Xu hướng hình thành quần thể thích nghi được chi phội bởi quá trình nào
Em hãy cho biết ngyuên nhân hình thành đặc điểm thích nghi
- Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi diễn ra như thế nào ? 
- Em hãy cho biết cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi?
+ Yêu cầu học sinh phân tích VD SGK về quá trình hình thành khả năng kháng thuốc kháng sinh ở tụ cầu khuẩn
- Theo em tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể phụ thộc vào những yếu tố nào?
2. 
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ SGK chứng minh vai trò của CLTN trong việc hình thành đặc điểm thích nghi ở quần thể bướm bằng cách hoàn thiện phiếu học tập.
II –Quá trình hình thành quần thể thích nghi
1 - Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi.
	Quá trình hình thành quần thẻ thích nghi là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên --- > Quá trình CLNT luôn đào thải các quần thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng dần các cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng dần mức độ hoàn thiện của các đặc điểm thích nghi từ thế hệ này sang thế hệ khác . 
VD: Sự thích nghi về hình dạng mầu sắc để trốn tránh kẻ thù hoặc nguỵ trang bắt mồi .
	Nguyên nhân của sự xuất hiện của một đặc điểm thích nghi : do kết quả đột biến cũng như sự tổ hợp các gen.
	Cơ chế quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích luỹ các alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi .
 VD: Cơ ché hình thành khả năng kháng thuốc của vi khuẩn tụ cầu vàng.
	+Tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi phụ thuộc vào các yếu tố :
	- Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen ở tế bào .
	- Tốc độ sinh sản của loài
	- áp lực chọn lọc tự nhiên
2 – Thí nghiệm chứng minh vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.
	- Vai trò của CLTN : sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hinh thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
VD: về sự hình thành loài bướm đen và trắng
Đặc điểm
TN1
TN2
Môi trường sống
Không ô nhiễm
ô nhiễm
Đặc điểm thân cây
Mầu trắng
Mầu đen
Loài bướm sống sót
Mầu trắng
Mầu đen
Loài bướm bị tiêu diệt
Mầu đen
Mầu trắng
3p
III- Phát vấn
- Thế nào là sự thích nghi tương đối? Vì sao?
III – Sự hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi
- Một đặc điẻm có thể là thích nghi với môi trường này nhưng lại kém thích nghi với môi trường khác -- > không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau
Củng cố, dặn dò (2p)
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ
+ Yêu cầu học sinh đọc trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc