Tiết 27
học thuyết lamac và học thuyết đacuyn
I. Mục tiêu
- Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được nội dung chính và những hạn chế của học thuyết Lamac
- Giải thích được những nội dung chính của học thuyết Đacuyn cũng như những ưu nhược điểm của học thuyết.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng hình 25.1, 25.2 SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
C4: C5:
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu 1 số bằng chứng phôi sinh học ( tế bào học, sinh học phân tử) để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung 1 nguồn gốc.
3. Bài mới
Ngày soạn : 4/11/09 Ngày giảng : 6/11/09 Tiết 27 học thuyết lamac và học thuyết đacuyn I. Mục tiêu - Sau khi học xong bài này học sinh phải trình bày được nội dung chính và những hạn chế của học thuyết Lamac - Giải thích được những nội dung chính của học thuyết Đacuyn cũng như những ưu nhược điểm của học thuyết. II. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ phóng hình 25.1, 25.2 SGK III. TIẾN TRèNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức C4: C5: 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu 1 số bằng chứng phôi sinh học ( tế bào học, sinh học phân tử) để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung 1 nguồn gốc. 3. Bài mới - GV : Lamac ( Jean-Baptiste de Lamarck) người Pháp (1744- 1829). Năm 1809 công bố học thuyết tiến hoá của mình chứng minh các loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứ không phải các loài là bất biến. ? Theo em cách giải thích của Lamac về sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn như vậy có điểm nào chưa đúng? ? Cơ chế tiến hoá của sinh giới như vậy có điểm nào chưa hợp lý? ? Quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của Lamac còn hạn chế ở điểm nào? ? Em hãy đưa ra bằng chứng chứng minh trong quá trình tiến hoá của sinh giới có sự diệt vong của nhiều loài? ? Đacuyn dựa trên những cơ sở nào để xây dựng nên học thuyết tiến hoá của mình? ? Đacuyn có nhận xét gì về các quần thể sinh vật?theo em nhận xét này đúng không? ? Đacuyn hiểu về các biến dị của sinh vật như thế nào? theo em như vậy có đúng không? ? Các biến dị theo quan niệm của Đacuyn di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? ( biến dị tổ hợp và thường biến) ? Quá trình CLTN diễn ra như thế nào?kết quả của nó? (tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể) ? Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào? ? Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? ? Học thuyết Đacuyn có ý nghĩa như thế nào đối với sinh học? I. Học thuyết tiến hoá Lamac: 1. Nội dung học thuyết: - Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. - Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ loài tổ tiên ban đầu. 2. Cơ chế tiến hoá: - Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. - Từ 1 loài ban đầu do môi trường sống thay đổi theo nhiều hướng khác nhau và các sinh vật ở mỗi hướng biến đổi để phù hợp với môi trường sống qua thời gian hình thành loài mới 3. Hạn chế: - Lamac cho rằng thường biến di truyền được. - Trong quá trình tiến hoá sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường. - Trong quá trình tiến hoá không có loài nào bị tiêu diệt mà chỉ chuyển đổi từ loài này sang loài khác II. Học thuyết tiến hóa Đacuyn: 1. Nội dung chính: a) Quần thể sinh vật: - Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường. - Số lượng con sinh ra nhiều hơn nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi trưởng thành. b) Biến dị: - Các cá thể sinh ra trong cùng 1 lứa có sự sai khác nhau (biến dị cá thể) và các biến dị này có thể di truyền được cho đời sau. - Tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. c) Chọn lọc: - Chọn lọc tự nhiên: giữ lại những cá thể thích nghi hơn với môi trường sống và đào thải những cá thể kém thích nghi. - Chọn lọc nhân tạo: giữ lại những cá thể có biến dị phù hợp với nhu cầu của con người và loại bỏ những cá thể có biến dị không mong muốn đồng thời có thể chủ động tạo ra các sinh vật có các biến dị mong muốn. d) Nguồn gốc các loài: Các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung. 2. ý nghĩa của học thuyết Đacuyn : - Nêu lên được nguồn gốc các loài. - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới. - Các quá trình chọn lọc luôn tác động lên sinh vật làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của chúng qua đó tác động lên quần thể. 4. Củng cố, dặn dò: - Câu hỏi và bài tập cuối bài. - Đọc trước bài mới.
Tài liệu đính kèm: