Giáo án Sinh lớp 12 bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Giáo án Sinh lớp 12 bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

. Mục tiêu .

1 . Kiến thức .

Sau khi học xong bài này học sinh phải .

- Tóm tắt được sự hình thành thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại .

- Nêu được nguồn nguyên liệu của tiến hoá .

- Trình bày và phân biệt được 2 khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn của thuyết tiến hoá tổng hợp , nêu được mối quan hệ giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn .

- Nếu được khái niệm NTTH và các NTTH : quá trình đột biến , quá trình di nhập gen , quá trình CLTN , giao phôi không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên .

- Nêu và phân tích được vai trò của từng NTTH trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất , từ đó rút ra được mối quan hệ giữa các NTTH .

2 . Kỹ năng .

- Kỹ năng tổng hợp , so sánh thông qua việc phân biết tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn .

- Kỹ năng làm bài tập thông qua những bài tập để thấy được vài trò của các NTTH .

Kỹ năng hệ thống hoá , khái quát hoá thông qua thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa các NTTH

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1886Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh lớp 12 bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I . Mục tiêu . 
1 . Kiến thức . 
Sau khi học xong bài này học sinh phải . 
Tóm tắt được sự hình thành thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại .
Nêu được nguồn nguyên liệu của tiến hoá . 
Trình bày và phân biệt được 2 khái niệm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn của thuyết tiến hoá tổng hợp , nêu được mối quan hệ giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn . 
Nếu được khái niệm NTTH và các NTTH : quá trình đột biến , quá trình di nhập gen , quá trình CLTN , giao phôi không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên . 
Nêu và phân tích được vai trò của từng NTTH trong đó CLTN là nhân tố cơ bản nhất , từ đó rút ra được mối quan hệ giữa các NTTH . 
2 . Kỹ năng . 
Kỹ năng tổng hợp , so sánh thông qua việc phân biết tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn . 
Kỹ năng làm bài tập thông qua những bài tập để thấy được vài trò của các NTTH . 
Kỹ năng hệ thống hoá , khái quát hoá thông qua thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa các NTTH . 
3 . Thái độ . 
Giải thích đựơc tính đa dạng và sự tiến hoá của sinh giới ngày nay . 
Thấy được mối quan hệ nhân – quả thông qua hoạt động tìm hiểu các nhân tố tiến hoá . 
II . Phương tiện dạy học . 
 - Giáo viên sưu tầm các tranh ảnh có liên quan . 
III . Nội dung và phương pháp . 
1 . Trọng tâm của bài . 
Cần giải thích cho học sinh rõ quần thể là đơn vị tiến hoá và quan niệm về tiến hoá nhỏ của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại . 
Cần làm rõ cho học sinh khái niệm nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể . 
2 . Phương pháp . 
 - Dạy học theo phương pháp nêu vấn đề + giảng giải . 
3 . Tiến trình giờ dạy . 
a) ổn định lớp . 
b) Kiểm tra bài cũ . 
 - So sánh quan niệm của Lamac và Đácuyn về sự tiến hoá ? Nêu những tồn tại chung của 2 thuyết tiến hoá này ?
c) Vào bài mới . 
Quan niệm hiện đại đã giải quyết những tồn tại của thuyết tiến hoá cổ điển , giải thích sự tiến hoá này như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài hôm nay . 
Hoạt động của thầy và trò .
Nội dung kiến thức .
Các nhóm đọc mục 1 trong phần I SGK và cho biết : Thế nào là tiến hoá nhỏ ? Thực chất của quá trình tiến hoá nhỏ là gì ? Đơn vị của tiến hóa nhỏ ? 
Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày theo hướng dẫn của giáo viên. 
Nếu tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi một loài thì tiến hoá lớn diễn ra trên quy mô như thế nào và thực chất của tiên hoá lớn là gì ? 
Kết quả của tiến hoá nhỏ là hình thành loài mới . Vậy nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình này là gì ? 
Học sinh làm việc theo nhóm với SGK thảo luận và cùng tìm câu trả lời . Giáo viên gọi một nhóm đại diện trả lời . 
Có những nhâ tố nào tham gia vào quá trình tiến hoá trong tự nhiên ?
Tại sao đột biến lại được coi là nhân tố tiến hoá ? ý nghĩa của đột biến đối với tiến hoá ? 
Học sinh thảo luận nhóm để tìm câu trả lời . 
Tần số đột biến gen từ 10-6 – 10-4 nghĩa là trong 104 – 106 giao tử sinh ra mới có một giao tử mang đột biến về một gen cụ thể nào đó . 
Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp ( các alen mới ) cho quá trình đột biến vì vậy thông qua quá trình giao phối nó đã tạo ra vô số biến dị tổ hợp cung cấp cho quá trình tiến hóa. 
Thế nào là hiện tượng di nhập gen ? Hiện tượng này có ý nghĩa gì với tiến hoá ? 
Các nhóm độc lập làm việc với SGK thảo luận và trả lời . 
Di nhập gen Mang gen mới đến qt
 Làm qt mất gen . 
 Làm tăng alen đã có trong qt .
Thế nào là chọn lọc tự nhiên ? Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá ? 
Qua CLTN chỉ những cá thể nào mang kiểu gen phản ứng thành kiểu hình có lợi trước môi trường thì được chọn lọc tự nhiên giữ lại và sinh sản ưu thế → con cháu ngày một đông và ngược lại . 
Khi một môi A biến đổi thành môi trường B thì CLTN ưu tiên giữ lại nhưng sinh vật có đặc điểm như thế nào ? 
CLTN ưu tiên giữ lại các sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường B . 
CLTN làm thay đổi tấn số alen nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào ? 
Chọn lọc chống gen trội : Nếu đột biến gen trội là có hại nó sẽ được biểu hiện ngay ra kiểu hình và nhanh chóng bị CLTN đào thải . 
Chọn lọc chống gen lặn: Nếu đột biến gen lặn là có hại do chỉ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình khi ở thể đồng hợp nên nó không bao giờ bị loại bỏ hết ra khỏi quần thể .
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về yếu tố ngẫu nhiên . Các yếu tố này làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào ?
 Các yếu tố ngẫu nhiên như thiên tai , dịch bệnh , sự khai thác quá mức của con người .....
Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm gì ? Nó có ý nghĩa đối với tiến hoá của sinh vật không ? 
I . Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hóa . 
1 . Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn . 
Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể ( biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ) .
Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc → hình thành loài mới . 
Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ , trong phạm vi một loài . 
Thực chất tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn , trải qua hàng triệu năm , làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như : chi , họ , bộ , lớp , ngành .
2 . Nguồn biến dị di truyền của quần thể . 
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các biến dị di truyền ( BDDT ) và do di nhập gen . 
BDDT Biến dị đột biến ( biến dị sơ cấp ) 
 Biến dị tổ hợp ( biến dị thứ cấp )
II . Các nhân tố tiến hoá . 
1 . Đột biến . 
Đột biên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể → là nhân tố tiến hoá .
Đột biến đối với từng gen là nhỏ từ 10-6 – 10-4 nhưng trong cơ thể có nhiều gen nên tần số đột biền về một gen nào đó lại rất lớn . 
Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá . 
2 . Di - nhập gen . 
Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể . 
Di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể , làm xuất hiện alen mới trong quần thể . 
3 . Chọn lọc tự nhiên ( CLTN ). 
CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể . 
CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen , tần số alen của quần thể . 
CLTN quy định chiều hướng tiến hoá . CLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng .
Tốc độ thay tần số alen tuỳ thuộc vào 
+ Chọn lọc chống gen trội . 
+ Chọn lọc chống gen lặn . 
4 . Các yếu tố ngẫu nhiên .
Làm thay đổi tần số alen theo một hướng không xác định . 
Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ . 
5 . Giao phối không ngẫu nhiên ( giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết , tự phối ) .
Giao phối không ngẫu nhiên khônglàm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm dần thể dị hợp . 
Giao phối không ngẫu nhiên cũng là một nhân tố tiến hoá . 
Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể , giảm sự đa dạng di truyền. 
IV . Củng cố . 
Cho học sinh đọc phần kết luận ở cuối SGK . 
Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sách giáo khoa. 
V . Dặn dò . 
Trọng tâm của bài là phần : Tiến hoá nhỏ và tiến hoà nhỏ và tiến hoá lớn cùng phần II của bài . 
Về nhà học theo các câu hỏi cuối bài và đọc trước bài 27 . 
Sưu tầm tranh ảnh về các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường để chuẩn bị cho bài học sau . 

Tài liệu đính kèm:

  • docHOC THUYET TIEN HOA TONG HOP.doc