I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài, học sinh cần:
- Giải thích được khái niệm tương tác gen.
- Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong các phép lai hai tính trạng.
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng.
- Giải thích được một số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua một ví dụ cụ thể.
II Trọng tâm:
- Cách phát hiện ra tương tác gen, thông qua đó dạy học sinh kĩ năng tư duy logic, kĩ năng suy luận
III. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình10.1-2 SGK
Tuần: 06 Bài 9 TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN Tiết: 10 Ngày soạn:13.09.09 Ngày dạy:15.09.09 I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài, học sinh cần: Giải thích được khái niệm tương tác gen. Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong các phép lai hai tính trạng. Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng. Giải thích được một số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua một ví dụ cụ thể. II Trọng tâm: - Cách phát hiện ra tương tác gen, thông qua đó dạy học sinh kĩ năng tư duy logic, kĩ năng suy luận III. Chuẩn bị Tranh phóng to hình10.1-2 SGK III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài 2. Kiểm tra 15 phút: Nêu nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen, giải thích quy luật theo cơ sở tế bào học, và ý nghĩa của quy luật. 3. Nội dung bài mới. Mở bài: Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST nhưng không phải trội lặn hoàn toàn mà chúng tương tác với nhau để cùng quy định 1 tính trạng thì sẽ di truyền thế nào? nếu 1 cặp gen quy định nhiều cặp tính trạng thì di truyền như thế nào? Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung - GV yêu cầu học sinh đọc sgk: + Thế nào là gen alen và gen không alen? + Hai alen thuộc cùng 1 gen (A và a) có thể tương tác với nhau theo những cách nào? + Sự tương tác giữa các alen thuộc các gen khác nhau thực chất là gì? + Hãy nêu khái niệm về tương tác gen? - GV yêu cầu học sinh đọc mục I.1 SGK tìm hiểu thí nghiệm: + Đây là phép lai mấy tính trạng. + Kết qủa tỉ lệ 9: 7 nói lên điều gì?Hãy xác định kiểu gen và số loại giao tử của F1: + So sánh với hiện tượng trong quy luật của Menđen? + Hãy giải thích sự hình thành tính trạng màu hoa? * HS tham khảo sơ đồ lai trong sgk và viết theo phân tích trên. GV: Thực tế hiện tượng tương tác gen là phổ biến, hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng theo Menđen là rất hiếm. - Cơ sở sinh hóa được giải thích theo sơ đồ à - HS đọc mục I.2 SGK, Thế nào là tác động cộng gộp? - GV hướng dẫn hs quan sát hình 10.1 phân tích và đưa ra nhận xét + Hình vẽ thể hiện điều gì? + So sánh khả năng tổng hợp sắc tố ở những cơ thể mà KG chứa từ 0 đến 6 gen trội? + Nếu số lượng gen quy định 1 tính trạng tăng lên thì hình dạng đồ thị sẽ như thế nào? * Nếu sơ đồ lai như trường hợp tương tác bổ sung và phân li độc lập, tỉ lệ phân li KH như thế nào trong trường hợp tương tác cộng gộp? ? Theo em những tính trạng loại nào (số lượng hay chất lượng) thường do nhiều gen quy định? Cho VD? + Ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi trồng trọt. * HS đọc mục II nêu khái niệm tác động đa hiệu của gen? Cho VD minh hoạ? * GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu hình 10.2 +Hình vẽ thể hiện điều gì? + Tại sao chỉ thay đổi 1 Nu trong gen lại có thể gây ra nhiều rối loạn bệnh lí đến thế? - Hs đọc SGK trả lời câu hỏi: VD: gen A và a là 2 gen alen Gen B và A là 2 gen không alen à Theo kiểu trội lặn hoàn toàn, hoặc không hoàn toàn, hoặc đồng trội. - Thực ra các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình. - HS đọc SGK tìm hiểu thí nghiệm, trả lờc các câu hỏi: + Lai 1 tính trạng. → Số kiểu tổ hợp (16), số cặp gen quy định cặp tính trạng đang xét (2). → Giống số kiểu tổ hợp và tỉ lệ kiểu gen, khác tỉ lệ phân li KH ở F2. → Dựa vào tỉ lệ phân li KG trong quy luật phân li của Menđen. - HS hoàn thành sơ đồ lai Gen A Gen B Enzim A enzimB Chất Aàchất B à s.phẩm P (trắng) (trắng ) (sắc tố đỏ) - HS nêu khái niệm từ SGK - HS quan sát hình 10.1 và trả lời các câu hỏi: à biến thiên màu sắc da do tăng số gen trội trong kiểu gen. Số gen trội tăng, tổng hợp mêlanin tăng. → Số loại KG và KH tăng, sự sai khác giữa các KH nhỏ, đồ thị chuyển sang đường cong chuẩn. → Tỷ lệ 1:4:6:4:1 (hoặc 15:1) thay cho 9:7 hoặc 9:3:3:1. - tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định - Tăng chiều cao mía, tăng sản lượng sưã bò - HS đọc SGK nêu khái niệm. à hàng loạt bệnh lí do HbS. à Hồng cầu bị biến dạng thành hình liềm à xuất hiện nhiều bệnh lí. I. Tương tác gen * Khái niệm: là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình - Tương tác gen gồm: + Tương tác giữa các alen cùng gen. + Tương tác gen giữa các gen không alen - Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng (prôtêin) để tạo KH. 1 Tương tác bổ sung Thí nghiệm: Pt/c: hoa trắng x hoa trắng F1: 100% hoa đỏ F2: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng Nhận xét: - Phép lai 1 tính trạng - F2 có 16 tổ hợp = 4x4 à F1 sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau à kiểu gen F1 dị hợp về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhauàF1 chứa 2 cặp gen dị hợp quy định 1 tính trạng→ có hiện tượng tương tác gen. - Gọi 2 cặp gen quy định là A, a và B, b à kiểu gen cây F1: AaBb (đỏ) F1xF1=>F2: 9 A-B- 3 A- bb 3 aaB- 1 aabb * Giải thích: - Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ(A-B-) - Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa màu trắng (A-bb, aaB-, aabb ) Cơ sở sinh hoá: - Sắc tố được tạo thành do 2 yếu tố: tiền chất do gen A tạo nên và enizim do hệgen B tạo ra xúc tác phản ứng biến A thành sắc tố đỏ. => Các kiểu gen A-bb; aaB-; aabb đều thiếu một hoặc cả 2 yếu tố => hoa có màu trắng => kiểu gen A- B- đủ 2 yếu tố nên sắc tố đỏ được tổng hợp. 2. Tương tác cộng gộp * Khái niêm: Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút. * Ví dụ: Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố mêlanin ở người. KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố mêlanin càng cao, da càng đen, không có gen trội nào da trắng nhất. P. AABBCC (da đen) x aabbcc (da trắng) F1: AaBbCc (da nâu đen) F2: Tỉ lệ hình 10.1 sgk trang 43 - Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường được gọi là tính trạng số lượng VD: những tính trạng năng suất. II. Tác động đa hiệu của gen *Khái niệm: Gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau gọi là gen đa hiệu * Ví dụ: Gen HbA - Gen HbA quy định tổng hợp chuỗi bêta –hemôglôbin bình thường. - Gen HbS đột biến cũng quy định chuỗi bêta –hemôglôbin nhưng thay thế aa ở vị trí số 6. - Hậu qủa: Hồng cầu từ dạng đĩa biến đổi thành hình lưỡi liềm dẫn đến hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể. 4. Củng cố - Cách nhận biết tương tác gen: lai 1 cặp tính trạng mà cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng hoặc biến dạng của 9:3:3:1, tổng số kiểu tổ hợp là 16 - Thế nào là đa hiệu gen? a. Gen tạo ra nhiều loại mARN. b Gen điều khiển sự hoạt động của gen khác. c. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng. d. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao. 5. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. - Ôn tập kiến thức về qúa trình nguyên phân giảm phân. - Soạn bài 11 “LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN”
Tài liệu đính kèm: