Giáo án Sinh khối 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Giáo án Sinh khối 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Tiết: 05

Ngày soạn:

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh cần:

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực

- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kể các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và hậu quả.

II. Chuẩn bị

- Sơ đồ những biến đổi về hình thái nst qua các giai đoạn của chu kì tế bào như sgk lớp 9.

- Tranh phóng to hình 5.1, 5.2

- Máy chiếu overhear

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Tiết: 05
Ngày soạn:
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài, học sinh cần:
Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực
Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kể các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và hậu quả.
Chuẩn bị
Sơ đồ những biến đổi về hình thái nst qua các giai đoạn của chu kì tế bào như sgk lớp 9.
Tranh phóng to hình 5.1, 5.2
Máy chiếu overhear
III. Tiến trình lên lớp
Kiểm tra sĩ số - ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả của nó.
Bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể.
Giáo viên giới thiệu vào bài mới?
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần nào?
Phân biệt bộ sst lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
Quan sát hình và mô tả cấu trúc hiển vi của nhiễm s ắc thể.
Quan sát hình 5.2 mô tả cấu trúc sieu hiển vi của nhiễm sắc thể?
NST có chức năng gì?
I. Nhiễm sắc thể
1. Đại cương về nhiễm sắc thể
- NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bào gồm chủ yếu là ADN và prôtêin histôn.
- Tất cả các nhiễm sắc thể trong tế bào được gọi là bộ nhiễm sắc thể.
- Mỗi loài đều có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng, khác nhau về số lượng, hình thái, cấu trúc nst.
- Tế bào sinh dưỡng (tb xôma) mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), bộ nhiễm sắc thể trong tế bào thường tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm 2 nhiễm sắc thể giống hệt nhau về hình thái, kích thước cũng như trình tự các gen.
- Tế bào sinh dục (giao tử) mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n)
- NSt được chia làm 2 loại: NSt thường và nhiễm sắc thể giới tính.
2. Cấu trúc hiển vi của NST
- Hình thái của nhiễm sắc thể thay đổi trong chu kì tế bào.
- Ở kĩ giữa của nguyên phân nst có hình thái đặc trưng
- Cấu trúc:
+ Tâm động:
+ Đầu mút
+ Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN
3. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.
ADN (2nm) -> đơn vị cơ bản nuclêôxom -> sợi cơ bản(11nm) ->sợi nhiễm sắc (30nm) ->cromatit (700nm)
4. Chức năng của nhiễm sắc thể;
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
- điều hoà hoạt động của gen thông qua mức độ cuộn xoắn của nst.
- Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
Hoạt động 2: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
ĐB cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Có những dạng đột biến cấu trúc nào?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk hoàn thành vào vở?
Yêu cầu 1 học sinh trình bày phần làm của mình?
Giáo viên chiếu bảng trong cho học sinh đối chiếu.
II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
1. Khái niệm;
Đột biến cấu trúc nhiễm sẵc thể là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc nhiễm sắc thể.
2. Nguyên nhân:
- Do các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học
- Do biến đổi sinh lí nội bào.
3. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Dạng ĐB
Khái niệm
Hậu quả, ý nghĩa
Ví dụ
Mất đoạn
Là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của nst
Làm giảm số lượng gen trên nst, làm mất cân bằng gen -> gây chết.
-Sử dụng mất đoạn nhỏ để loại khỏi nst những gen không mong muốn ở thực vật
Mất đoạn nst 22 ->ung thư máu ác tính
Lặp đoạn
Một đoạn nào đó có thể lặp lại 1 hay nhiều lần.
Làm tăng số lượng gen trên nst
-> mất cân bằng gen
-> tănghoặc giảm sự biển hiện tính trạng.
Ở lúa đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính của e.amilaza.
Ở ruồi giấm, lặp đoạn Barr làm mắt lồi thành mắt dẹp
Đảo đoạn
Là dạng đột biến làm cho một đoạn nst nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180độ và nối lại.
-Đột biến đảo đoạn có thể gây hại cho thể đột biến, có thể làm giảm khả năng sinh sản
Tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Đảo đoạn ở muỗi.
Chuyển đoạn
Trao đổi đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể hoặc giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.
chuyển đoạn khác nst làm thay đổi nhóm liên kết 
Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc, giảm khả năng sinh sản.
Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống.
Ngườit ta đã phát hiện nhiều đột biến chuyển đoạn nhỏ ở chuối, lúa
Củng cố bài học
Học sinh quan sát bảng trong và nhận diện dạng đột biến.
5. Bài về nhà: 	Làm câu hỏi trong sgk
	Đọc trước bài đột biến gen
6. Rút kinh nghiệm sau khi giảng
7. Tư liệu bổ sung
CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 5- nst va dot bien cau truc nst.doc