Giáo án Sinh khối 12 bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

Giáo án Sinh khối 12 bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN

Tiết: 47

Ngày soạn:

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

- Nêu được khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình C, N và nước.

- Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.

- Giải thích được nguyên nhân gây một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Phương tiện dạy học

- Tranh phóng to các hình 44.1 – 3 sgk

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN
Tiết: 47
Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình C, N và nước.
Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó.
Giải thích được nguyên nhân gây một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to các hình 44.1 – 3 sgk
II. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Xây dựng lưới thức ăn trong ao cá.
Nội dung bài mới
Hoạt động Thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Trao đổi chất qua chu trình sinh địa hoá
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá.
 *Khái niệm: Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật lại truyền trở lại môi trường.
- Trong chu trình, một phần vật chất không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
- Chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trrong sinh quyển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số chu trình sinh địa hoá.
II. Một số chu trình sinh địa hoá.
1. Chu trình cácbon
- Vai trò của C: là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống, là thành phần cấu tạo các chất sống.
- Chu trình sinh địa hoá của C
+ Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: dưới dạng CO2 thông qua quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ
+ Cacbon trao đổi trong quần xã: thong qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, C được chuyển từ bậc dinh dưỡng này sang bậc dinh dưỡng khác trong quần xã sv
+ Cacbon từ quần xã trở lại môi trường vô cơ: thông qua quá trình hô hấp ở động vật, thực vật và quá trình phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ ở trong đất của vsv, các hoạt động công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch (than đá, dầu lửa..)
Lưu ý: không phải tất cả cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục mà theo vòng tuàn hoàn kín mà một phần được lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hoá thạch.
- Lượng khí CO2 thái vào khí quyển qúa nhiều sẽ gây hiệu ứng nhà kính -> làm trái đất nóng lên.
2. Chu trình nitơ
- Trong 
3. Chu trình nước
* Vai trò: nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật.
*Chu trình tuần hoàn của nước: nước mưa rơi xuống đất, chảy trên mặt đất, một phân thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần lớn tích luỹ trong các đại dương, sông hồ sau đó được đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của sinh vật. Nước trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
Biên pháp bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm
	Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm sinh quyển
Sử dụng câu hỏi cuối bài
III. Sinh quyển
* Khái niệm: Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất
Gồm: lớp đất dày khoảng vài chục mét, lớp không khí cao 6 – 7km và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10 – 11km.
* Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học khác nhau, mỗi khu sinh học phân biệt nhau bởi đặcđiểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trong môi khu.
* Phân loại: 
Khu sinh học ở trên cạn
khu sinh học biển
khu sinh học biển
Hạot động4: Củng cố bài học
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 44 - chu trinh sinh dia hoa va sinh quyen.doc