Giáo án Sinh khối 12 bài 41: Diễn thế sinh thái

Giáo án Sinh khối 12 bài 41: Diễn thế sinh thái

BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI

Tiết: 44

Ngày soạn:

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

- Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế

- Phân tích được nguyên nhân của diễn thế, lấy ví dụ minh hoạ các loại diễn thế.

- Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

II. Phương tiện dạy học

- Tranh phóng to các hình 41.1 – 3 sgk

II. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 41: Diễn thế sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI
Tiết: 44
Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế
Phân tích được nguyên nhân của diễn thế, lấy ví dụ minh hoạ các loại diễn thế.
Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to các hình 41.1 – 3 sgk
II. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể và quần xã sinh vật.
Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hê dối kháng.
Nội dung bài mới
Hoạt động Thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm về diễn thế sinh thái
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc khái niệm diễn thế sinh thái.
- Quá trình biến đổi
-Sinh vật biến đổi -> môi trường sống biến đổi theo
- Thực vật biến đổi -> động vật biến đổi theo.
Giáo viên phân tích ví dụ để thấy được sự biến đổi về sinh vật của diễn thế trên cạn
I. Khái niệm về diễn thế sinh thái.
Khái niệm: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Ví dụ 1: Diến thế diễn ra trên một vùng đất mới.
- Giai đoạn khởi đầu: 
+ chưa có sinh vật sinh sống, sau đó cỏ mọc lên và hình thành trảng cỏ.
+ khí hậu khô nóng, nghèo chất dinh dưỡng
- Giai đoạn giữa:
+ Xuất hiện nhiều cây bụi và cây gỗ nhỏ
+ mặt đất được che phủ nên độ ẩm tăng, xói mòn giảm dần và lượng chất dinh dưỡng trong đất tăng cao dần.
- Giai đoạn cuối:
+Hình thành rừng cây gỗ lớn với nhiều tầng cây.
+ độ ẩm đất và không khí tăng cao, đất màu mỡ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại diễn thế sinh thái.
Học sinh nghiên cưu mục II, III và hoàn thành bảng
Giai đoạn
Diến thế nguyên sinh
Diễn thế thứ sinh
Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn giữa
Giai đoạn cuối
Nguyên nhân
II. Các loại diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế.
Loại diễn thế
Diến thế nguyên sinh
Diến thế thứ sinh
Giai đoạn khởi đầu
Khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật
Khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị huỷ diệt do tự nhiên hay do khai thác quá mức của con người
Giai đoạn giữa
Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế nhau và ngày càng phát triển
Một quần xã mới hồi phục thay thế quần xã bị huỷ diệt, các quần xã biến đổi đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
Giai đoạn cuối
Hình thành quần xã tương đối ổn định
(quần xã đỉnh cực)
Các yếu tố khí hậu và sinh vật tương đối ổn định
VD: Rừng Cúc phương.
Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái.
Nguyên nhân của diễn thế
- Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
- Canh tranh gay gắt giữa các loài trongquần xã
- Tác động mạnh mữ của ngoại cảnh lên quần xã
- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người
- Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Hạot động 3: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế.
Nghiên cứu diễnthế có ý nghĩa gì?
GV lấy ví dụ về việc duy trì quần thể ở trạng thái nào đó để phục vụ cho mục đích con người.
IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
Nghiên cứu diễn thế có vai trò rất quan trọng
- Giúp hiểu được các quy luật phát triển trogn quần xã và dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ xuất hiện trong tương lai.
- Chủ động xay dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tại nguyên thiên nhiên.
-Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
VD: Biện pháp duy trì quần xã rừng tràm.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 41- dien the sinh thai.doc