BÀI 37: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
Tiết: 40
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Nêu được các đặc trưng cơ bản về trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.
- Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật trong thực tế xản suất và đời sống
II. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
BÀI 37: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ Tiết: 40 Ngày soạn: I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được các đặc trưng cơ bản về trúc dân số của quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ. Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật trong thực tế xản suất và đời sống II. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Nội dung bài mới Hoạt động Thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tỉ lệ giới tính GV thông báo về khái niệm tỉ lệ giới tính. Tỉ lệ giới tính của quần thể có đặc điểm gì? Tỉ lệ giới tính quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào? HS TL: Tỉ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc loài, thời gian, điều kiện môi trường sống Học sinh hoàn thành bảng 37.1 sgk Nghiên cứu đặc trưng giới tính quần thể có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất I. Tỉ lệ giới tính * Khái niệm: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đựcvà số lượng cá thể cái trong quần thể. * Đặc điểm: - Tỉ lệ giới tính thường xấp sỉ 1: 1. - Trong quá trình sống tỉ lệ này thay đổi tuỳ thuộc vào loài, thời gian và điều kiện sống VD: Ngỗng, vịt có tỉ lệ giới tính 40/60. Gà hươu có số lượng cá thể cái nhiều hơn số lượng cá thể được gấp 2 – 3 lần. Ở loài kiến nâu , tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường khi trứng nở. * Ý nghĩa: Tỉ lệ giới tính là đặc trưng cơ bản đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường sống thay đổi. Nghiên cứu tỉ lệ giới tính giúp công việc sx có hiệu quả hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc trưng nhóm tuổi Các cá thể trong quần thể được chia thành mấy nhóm tuổi, đó là những nhóm tuổi nào? Thành phấn nhóm tuổi trong quần thể chịu sự chi phối của những yếu tố nào? Đặc trưng về nhóm tuổi có ý nghĩa gì? II. Nhóm tuổi Dựa vào khả năng sinh sản người ta chia quần thể thành 3 nhóm: + Nhóm tuổi trước sinh sản + Nhóm tuổi sinh sản + Nhóm tuổi sau sinh sản. * Đặc điểm: - Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng - Cấu trúc tuổi thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện sống của môi trường + Khi đk sống không thuận lợi: tỉ lệ tử vongcủa nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh sản lớn, tỉ lệ sinh sản ít + Khi đk sống thuận lợi: sinh sản nhiều, tuổi thọ tăng -> nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh sản tăng. Ý nghĩa: - T/p nhóm tuổi có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng khai thác nguồn sống của môi trường cũng như khả năng sinh sản - Từ cấu trúc nhóm tuổi cho phép hìnhdung hình ảnh phát triển của quần thể trong tương lai. - N.c nhóm tuổi giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên hiệu quả hơn. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc trưng sự phân bố cá thể của quần thể Trong quần thể các cá thể phân bố theo những kiểu nào? Khi nào thì các cá thể trong quần thể phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên. Sự phân bố của các cá thể như vậy có ý nghĩa như thế nào đối với từng cá thể. III. Sự phân bố cá thể của quần thể * Các kiểu phân bố: - Phân bố theo nhóm: nguồn sống không đều - Phân bố đồng đều; nguồn sống đồng đều và các cá thể trong quần thể có sự canh tranh gay gắt về nguồn sống. - Phân bố ngẫu nhiên: Xảy ra khi nguồn sống đồng đều và giữa các cá thể không có hiện tượng cạnh tranh. *Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong khu vực phân bố. Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc trưng mật độ quần thể Mật độ quần thể là gì? Mật độ cá thể của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những nhân tố sinh thái nào? Vai trò của mật độ quần thể đối với sự phát triển của quần thể. IV. Mật độ quần thể * Khái niệm: Mật độ quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị S hay V của quần thể VD: MĐ quần thể thông: 1000cây/ ha * Đặc điểm: - Mật độ quần thể không ổn định, thay đổi theo mùa, năm, môi trường sống * Vai trò – ý nghĩa của mật độ: - Là đặc trưng cơ bản của quần thể - Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong + Mật độ cao -> sinh sản giảm, tử vong tăng -> mật độ giảm + Mật độ thấp -> sinh sản tăng, tử vong giảm -> mật độ tăng. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: