Giáo án Sinh khối 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Giáo án Sinh khối 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

BÀI 24: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

Tiết: 24

Ngày soạn: ngày 20 tháng 12 năm 2008

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần

- Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac

- Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac

- Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn

- Nêu được những ưu nhược điểm của học thuyết Đacuyn.

II. Chuẩn bị

Tranh phóng to hình 25.1-2 sgk.

III. Tiến trình lên lớp

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
Tiết: 24
Ngày soạn: ngày 20 tháng 12 năm 2008
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac
Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac
Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn
Nêu được những ưu nhược điểm của học thuyết Đacuyn.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình 25.1-2 sgk.
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nêu các bằng chứng chứng minh các loài hiện nay đều xuất phát từ một tổ tiên chung.
Lấy các ví dụ chứng minh người và tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất.
Nội dung bài mới
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu học thuyết tiến hoá Lamac.
Giáo viên giới thiệu bài mới.
Quan điểm của lamac về hiện tượng hươu cao cổ
- Ban đầu hươu cổ ngắn bình thường.
- Do môi trường khan hiến thức ăn -> hươu vươn cổ cao lên các cành phía trên để ăn các lá trên cao -> cổ hươu dài ra. Sự dài ra của cổ hươu được di truyền cho thế hệ sau.
- Thời gian sau, thức ăn ngày c àng khan hiến -> hươu tiếp tục phải vươn cổ cao hơn để lấy thức ăn -> cổ hươu ngày càng dài ra.
Qua ví dụ trên: Nguyên nhân tiến hoá là gì? (nguyên nhân làm cho cổ hươu dài ra là gì?)
Loài mới được hình thành như thế nào?
Từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của môi trường.
Theo em cách giải thích của Lamac có hạn chế gì?
I. Học thuyết tiến hoá của Lamac
- Lamac là người đầu tiên có những bằng chứng chứng minh rằng các loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứ không phải là bất biến.
- Cơ chế tiến hoá:
+ Sự thay đổi chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu.
-Cơ chế: Do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến.
- Những đặc điểm thích nghi được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Ví dụ:
* Hạn chế của Lamac.
- Môi trường biến đổi từ từ, các sinh vật biến đổi theo -> trong lịch sử không có loài nào bị tuyệt chủng.
- biến đổi do môi trường (thường biến) có thể di truyền qua đời sau.
Hoạt động 2: học thuyết tiến hoá của Đacuyn.
Đacuyn đã quan sát được gì trong chuyến đi vòng quanh thế giới? Và từ các quan sát đó ông đã rút ra được những nhận xét gì?
II. Học thuyết tiến hoá của Đacuyn.
*Quan sát và suy luận của Đacuyn
- Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
- Quần thể sinh vật có su hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
- Các cá thể cùng bố mẹ thường giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (biến dị cá thể), phần nhiều các biến dị này được truyền lại cho các thế hệ sau.
* Chọn lọc tự nhiên
Chọn lọc tự nhiên là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi. Kết quả là hình thành nên các quần thể, loài có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
* Chọn lọc nhân tạo: là quá trình con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn và cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới và loại bỏ đi những cá thể có biến dị không mong muốn. Kết quả trải quả thời gian dài tạo ra nhiều loài vật nuôi và cây trồng từ một vài dạng hoang dại ban dầu.
Nội dung của 
* Chọn lọc nhân tạo
Củng cố bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 25- hoc thuyet lâmc va dacuyn.doc