BÀI 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
Tiết: 21
Ngày soạn: ngày 23 tháng 11 năm 2008
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
- Giải thích được cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp
- Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to giống vật nuôi, cây trông có ưu thế lai.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra b ài cũ
CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC BÀI 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP Tiết: 21 Ngày soạn: ngày 23 tháng 11 năm 2008 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần Giải thích được cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai. II. Chuẩn bị Tranh phóng to giống vật nuôi, cây trông có ưu thế lai. III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp Kiểm tra b ài cũ HS 1: Chữa bài tập số 2 HS2: Nêu đặc điểm quần thể giao phối tư do, nội dung định luật Hacđi – Van bec. Nội dung bài mới Hoạt động thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp Giáo viên giới thiệu bài mới Để tạo ra giống mới người ta đã phải tiến hành như thế nào? GV: Có nhiều cách tạo ra biến dị di truyền khác nhau do đó có nhiều các tạo giống mới khác nhau. Người ta có thể tạo ra biến dị di truỳen bằng lai, bằgn gây đột biến, bằng kĩ thuật di truyền.... Để tạo ra giống thuần, người ta tiến hành như thế nào? Phương pháp này có ưu điểm, nhược điểm gì? Gợi ý: có mất nhiều thời gian không, có dễ chọn được tổ hợp gen mong muốn không? Quy trình tạo giống mới: Tạo biến dị di truyền -> chọn tổ hợp gen mong muốn -> đưa về trạng thái đồng hợp -> tạo giống thuần. I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp * Phương pháp: Tạo ra các dong thuần chủng khác nhau, sau đó lai giống và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Những cá thể có tổ hợp gen mong muốn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần chủng. Sơ đồ: Hình 18.1 Ví dụ: hình Giống lúa IR22; CICA4 năng suất cao. * Ưu điểm: Không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp * Nhược điêm: + Mất nhiều thời gian và công sức để đánh giá từng tổ hợp gen + Khó duy trì giống thuần chủng vì các gen thường phân li trong giảm phân. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình tạo giống có ưu thế lai. Ưu thế lai là gì? Lấy ví dụ? Cơ sở di truyền của hiện tưọng ưu thế lai là gì? Để tạo ra cơ thể có ưu thế lai cao phải tạo ra con lai có kiểu gen như thế nào? Nêu quy trình tạo ưu thế lai? GV nêu đặc điểm của con lai? Tại sao ở các thế hệ sau ưu thế lai giảm dần. Tai sao con lai F1 chỉ được dùng vào mực đích thương phẩm Phương pháp tạo ưu thế lai có ưu điểm, nhược điểm gì? Hãy kể những thành tựu về việc tạo ưu thế lai ở việt nam. II. Tạo giống có ưu thế lai cao. 1. Khái niệm ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chịu cao hơn các dạng bố mẹ. 2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai Giải thuyết siêu trội: Khi ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen lhác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ ở trạng thái đồng hợp tử AA aa 3. Phương pháp tạo ưu thế lai - Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau - Cho các dòng thuần chủng lai với nhau và tìm ra các tổ hợp lai có ưu thế lai cao. * ĐẶc điểm: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ -> không dùng con lai để làm giống mà dùng con lai vào mục đích kinh tế (thương phẩm) * Ưu điểm: Dễ thực hiện, không đòi hỏi kĩ thuật cao. * Nhược điểm: - Tìm tổ hợp gen có ưu thế lai cũng tốn nhiều công sức vì phải tạo ra dòng thuần rồi cho chúng lai với nhau để tìm tổ hợp có ưu thế lai cao. - Tạo và duy trì dòng thuần cũng rất khó - Không tiên đoán trước được tổ hợp lai nào có ưu thế lai cao. - Duy trì ưu thế lai khó vì ưu thế lai chỉ biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần 4. Một vài thành tựu ứn dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ởVN Hoạt động 3: Củng cố bài học Trả lời câu hỏi cuối bài. 4. Rút king nghiệm sau giảng
Tài liệu đính kèm: