BÀI 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo)
Tiết: 18
Ngày soạn: ngày 30 tháng 10 năm 2008
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần
- Hiểu được thế nào là quần thể ngẫu phối
- Giải thích đựoc thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể
- Nêu được các điều kiện cần thiếtđể một quần thể sinh vật đạt được t rạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đốivới một gen nào đó.
- Nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec.
II. Chuẩn bị
BÀI 17. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo) Tiết: 18 Ngày soạn: ngày 30 tháng 10 năm 2008 I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần Hiểu được thế nào là quần thể ngẫu phối Giải thích đựoc thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể Nêu được các điều kiện cần thiếtđể một quần thể sinh vật đạt được t rạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen đốivới một gen nào đó. Nêu được ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec. II. Chuẩn bị III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp Kiểm tra b ài cũ Nội dung bài mới Hoạt động thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối Khi nào thì một quần thể được gọi là quần thể ngẫu phối? Quần thể người có được gọi là quần thể ngẫu phối không? Tại sao? Hs suy nghĩ trả lời. Quần thể ngẫu phối có đặc điểm gì nổi bật? Giữa quần thể động vật và quần thể vi khuẩn, quần thể nào đa dạng hơn? tại sao? GV lấy ví dụ về tính đa dạng di truyền của quần thể giao phối. I. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối 1. Quần thể ngẫu phối - Một quần thẻ sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Chú ý: một quần thể nào đó được coi là ngẫu phối hay không còn tuỳ thuộc vào tính trạng đang xét. VD: Đối với tính trạng nhóm máu, quần thể người có thể được coi là quần thể ngẫu phối. (vì khi kết hôn chúng ta thường không lựa chọn nhóm máu) - Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối: + Các kiểu gen kết hợp một cách ngẫu nhiên tạo nên nên số lượng biến dị di truyền (biến dị tổ hợp) rất lớn trong quần thể -> làm nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. + Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhât định -> duy trì sự đa dạng di truyền của quần thể. Ví dụ: Nhóm máu người do 3 alen quy định IA, IB, IO. Trong mỗi tế bào chứa 2len trong số 2 alen trên. Qua sinh sản đã tạo ra số gen sau trong quần thể: 6 loại. Trên thực tế một cơ thể có rất nhiêu alen khác nhau -> quần thể ngẫu phối có rất nhiều biến dị tổ hợp. Hoạt động 2: Tìm hiẻu định luật Hacđi – Van bec Một quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi nào? VD: Quần thể nào dưới đây ở trạgn thái cân bằgn di truyền Qt1: 0.1AA + 0.8Aa +0.1aa = 1 Qt2: 0.81AA + 0.18Aa+0.01aa=1 Qt3: 0.25AA+0.5Aa+0.25aa=1 Học sinh suy nghĩ và trả lời? Giải thích. Hãy phát biểu định luật hacđi – van bec? định luật đúng khi nào? Thực hiện lệnh trong sgk Q2 = 1/100000 => q = 0,01 P = 1-q = 1 – 0,01 = 0,99 => tỉ lệ KG đồng hợp AA = p2 = (0,99)2 = 0, 98. Tần số kiểu gen Aa = 2pq = 0,0198 Xác suất để người vợ bình thường mang gen bệnh là: 2pq/(p2 + 2pq) Xác suất để người chồng bình thường mang gen a: 2pq/(p2+ 2pq) Xác suất để hai người có kiểu gen Aa sinh ra người có kiểu gen aa là ¼ => Xác suất để hai người bình thường sinh ra co bị bạch tạng là: Từ ví dụ trên, nêu ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec. 2. Trạng thái cân băng di truyền của quần thể - Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân băng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể thoả mãn công thức: - Định luật hacđi – Van bec: Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu khong có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2 + 2pq + q2 = 1 - Điều kiện nghiệm đúng của định luật: + Quần thể phải có kích thước lớn + Các cá thể trong quần thể phải giao phối một cách ngẫu nhiên + Các cá thế có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên) + Đột biến không xảy ra, hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch + Quần thể phải được cachs li với các quần thể khác (không có sự di nhâp gen giữa các quần thể) Ý nghĩa của định luật: Ví dụ: sgk + Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng thì từ số cá thể có kiểu hình lặn, chúng ta có thể tính được tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số các loại kiểu gen trong quần thể Hoạt động 3: Củng cố bài học Trả lời câu hỏi cuối bài. 4. Rút king nghiệm sau giảng
Tài liệu đính kèm: