Giáo án Sinh khối 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Giáo án Sinh khối 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Bài 9: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh cần:

- Giải thích được khái niệm tương tác gen.

- Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của men đen trong các phép lai hai tính trạng.

- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng.

- Giải thích được một số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua một ví dụ cụ thể.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh khối 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Tiết: 10
Ngày soạn:
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài, học sinh cần:
Giải thích được khái niệm tương tác gen.
Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của men đen trong các phép lai hai tính trạng.
Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng.
Giải thích được một số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua một ví dụ cụ thể.
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình10.1-2 sgk
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Sử dụng câu hỏi cuối bài 9
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động thầy - trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tương tác gen
Giáo viên giới thiệu bài học
Giáo viên chú ý học sinh phân biệt; gen alen và gen không alen với nhau
VD: gen A và a là 2 gen alen
Gen B và A là 2 gen không alen
Giáo viên trình bày thí nghiệm như sgk?
? Đây là phép lai mấy cặp tính trạng.
? Hãy xác định kiểu gen và số loại giao tử của F1:
Gợi ý: dựa vào số tổ hợp của F2:
- Viết sơ đò lai từ F1 ->F2: và tỉ lệ các nhóm kiểu gen.
? Nhận xét về tương quan giữa các KG với kiểu hình khi đối chiếu tỉ lệ kiểu hình và nhóm tỉ lệ KG trên.
HS: suy nghĩ nêu ra các kiểu gen ứng với các kiểu hình.
Cơ sở sinh hoá giáo viên trình bày , giảng giải trên bảgn.
Giáo viên trình bày ví dụ theo sgk.
F1xF1: số tổ hợp giao tử được tạo ra là bao nhiêu?
Hãy xác định mối tương quan giữa màu sắc hạt v à số lượng gen trội trong từng kiểu gen như thế nào?
Kiểu tác động của gen đối với sự hình thành độ đậm nhạt của màu sắc hạt như thế nào?
I. Tương tác gen
* Khái niệm: tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình
- Tương tác gen gồm: 
	+ tương tác giữa các alen cùng gen.
VD: alen A và alen a.
	+ tương tác gen giữa các gen không alen
VD: gen A với gen B
Chú ý: thực ra các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
Tương tác bổ sung (tương tác bổ trợ)
Thí nghiệm: 
Pt/c: hoa trắng x hoa trắng
F1: 100% hoa đỏ
F2: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng
Nhận xét: 
- phép lai 1 tính trạng
- F2 có 16 tổ hợp = 4x4 => F1 sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau => kiểu gen F1 dị hợp về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau
=> tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nst tương đồng khác nhau quy định.
Gọi 2 cặp gen quy định là A, a và B, b
kiểu gen cây F1: AaBb (đỏ)
F1xF1=>F2: 9 A-B-
 3 A- bb
 3 aaB-
 1 aabb
KG: A – B – (mang đồng thời 2 gen trội quy đinh hoa đỏ)
 A-bb; aaB-, aabb (chỉ mang 1 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa trắng)
Cơ sở sinh hoá:
(giáo viên vẽ lên bảng)
Sắc tố được tạo thành do 2 yếu tố: tiền chất do gen A tạo nên và enizim do hệgen B tạo ra xúc tác phản ứng biến A thành sắc tố đỏ.
=> Các kiểu gen A-bb; aaB-; aabb đều thiếu một hoặc cả 2 yếu tố => hoa có màu trắng
=> kiểu gen A- B- đủ 2 yếu tố nên sắc tố đỏ được tổng hợp.
2. Tương tác cộng gộp
* ví dụ: Tính trạng màu da do 3 gen (a,B,C) quy định theo kiểu tác động cộng gộp
P. AABBCC (da đen) x aabbcc (da trắng)
F1: AaBbCc (da nâu đen)
F2: Tỉ lệ hình 10.1 sgk trang 43
Nhận xét: màu sắc da biến đổi theo số lượng gen trội trong kiểu gen.=> mỗi gen góp 1 phần tạo nên màu đen của da.
*Khái niệm: Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác trong đó mỗi gen trội đóng góp một phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng.
- Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường được gọi là tính trạng số lượng
VD: những tính trạng năng suất.
Hoạt động 2: Tác động đa hiệu của gen
Thế nào là gen đa hiệu?
Lấy ví dụ về gen đa hiệu
II. Tác động đa hiệu của gen
Khái niêệm: Tác động đa hiệu của gen là hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Gen có tác động đa hiệu gọi là gen đa hiệu
Ví dụ: Gen HbA
Hoạt động 3: Củng cố bài học
Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập trong sgk.
Nêu phương pháp nhận biết tính trạng do một gen hay nhiều gen quy định?
TL: Dựa vào số tổ hợp của thế hệ F2.
4. Rút kinh nghiệm sau khi giảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 10 - tuong tac gen.doc