Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 1,2: Gen-Mã di truyền

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 1,2: Gen-Mã di truyền

- Phát biểu được khái niệm gen

- Trình bày được các chức năng của a xit nucleic, đặc điểm của sự mã hoá thông tin di truyền trong a xit nucleic, lí giải được vì sao mã di truyền là mã bộ ba

- Trình bày được thời điểm, diễn biết, kết quả, ý nghĩa của cơ chế tự sao của AND

- Trình bày được thời điểm ,diễn biến, kết quả , ý nghĩa của cơ chế phiên mã

- Biết được cấu trúc ,chức năng của các loại ARN

 

doc 95 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 1,2: Gen-Mã di truyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
Tiết 1, 2. CHỦ ĐỀ 1. GEN- MÃ DI TRUYỀN
(Bài 1 và bài 2)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức, kĩ năng
Sau khi häc xong bµi häc sinh cÇn ph¶i:
 a. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm gen
- Trình bày được các chức năng của a xit nucleic, đặc điểm của sự mã hoá thông tin di truyền trong a xit nucleic, lí giải được vì sao mã di truyền là mã bộ ba
- Trình bày được thời điểm, diễn biết, kết quả, ý nghĩa của cơ chế tự sao của AND
- Trình bày được thời điểm ,diễn biến, kết quả , ý nghĩa của cơ chế phiên mã
- Biết được cấu trúc ,chức năng của các loại ARN
- Nêu được các thành phần tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtein, trình tự diễn biến của quá trình sinh tổng hợp pr
b. Kĩ năng:
- RÌn luyÖn vµ ph¸t triÓn t­ duy ph©n tÝch, kh¸i qu¸t ho¸.
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
c. Thái độ:
- B¶o vÖ m«i tr­êng, b¶o vÖ ®éng- thùc vËt quý hiÕm.
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước - Nhân ái -Trung thực 
 - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1.Bảng mô tả cấp độ nhận thức
2.Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
Gen, mã di truyền, nhân đôi ADN
-Trình bày khái niệm Gen, mã di truyền
-Mô trả quá trình nhân đôi ADN
-Vì sao nên hạn chế ăn mỡ động vật
?Photpholipit có đặc điểm nào phù hợp chức năng cấu tạo màng TB?
-Vì sao mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch ADN tổng hợp liên tục và mạch còn lại tổng hợp gián đoạn
-Gen cấu trúc có 3 vùng : Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.Giair thích tại sao gen lại phải có 3 vùng cấu trúc như vậy?
Nhận định sau đúng hay sai:
Qúa trình nhân đôi AND theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
-TT di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành theo nguyên tắc bổ sung
Tìm cách giải bài tập ADN
Phiên mã, dịch mã
-Trình bày các loại ARN
-Mô tả cơ chế PM, DM
- Cơ chế Phiên mã SV nhân sơ
-Tại sao cần phải có quá trình phiên mã ?
- Một số điểm cần lưu ý về quá trình dịch mã
-Mối quan hệ nhân đôi ADN, Phiên Mã, Dịch m
- Giải bài tập phiên mã, dịch mã
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
-PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
-Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Hình 1.1, bảng 1 mã di truyền SGK 
- Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN
- Mô hình cấu trúc không gian của ADN
- Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
- Bài cũ: báo cáo kết qủa dự án
-Bài mới
1. Hoạt động khởi động
a.Mục tiêu:
 -Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
-Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
-Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b.Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ
c.Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d.Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm gen và đặc điểm mã di truyền
a.Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm gen và đặc điểm mã di truyền
b.Nội dung: 
-Vẽ sơ đồ cấu tạo gen
-Từ 4 chữ cái : A-U-G-X có thể có bao nhiêu cách viết có 3 chữ cái liền nhau.
c. Sản phẩm:
Vẽ sơ đồ cấu tạo gen
-Từ 4 chữ cái : A-U-G-X có thể có 64 cách viết có 3 chữ cái liền nhau
d.Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh
Hoạt động của gv - hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen
Gen là gì ? cho ví dụ ?
Gv giới thiệu cho hs cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của ADN 
Gv cho hs quan sát hình 1.1
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về mã di truyền
GV cho hs nghiên cứu mục II
Mã di truyền là gì?
Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?
- Mã di tuyền có những đặc điểm gì ?
I. Gen
1. Khái niệm
 Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN
II. Mã di truyền
1. Khái niệm
* Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin
 2. Đặc điểm :
- Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau
-Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau
- Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau
- Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau )
Hoạt động 2: Tìm hiểu qúa trình nhân đôi của ADN
a.Mục tiêu: Tìm hiểu qúa trình nhân đôi của ADN
b.Nội dung: 
-Vẽ sơ đồ nhân đôi ADN
c. Sản phẩm:
-Sơ đồ nhân đôi ADN 
-Vở ghi nội dung trọng tâm
d.Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
Hoạt động của gv - hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về quá trình nhân đôi của ADN
Gv cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua sát hình 1.2
-Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở những thành phần nào trong tế bào ?
-ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? giải thích?
-Có những thành phần nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ?
Các giai đoạn chính tự sao ADN là gì ?
-Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào ?
-Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào tổng hợp từng đoạn ? vì sao ?
-Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào
III. Qúa trình nhân đôi của ADN
* Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào
*Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
* Diễn biến : 
+ Dưới tác đông của E ADN-polimeraza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối
+ Cả 2 mạch đều làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do theo nguyên tắc bổ sung :
 A gốc = T môi trường
 T gốc = A môi trường
 G gốc = X môi trường
 X gôc = G môi trưòng
* Kết quả : 1 pt ADN mẹ 1lần tự sao → 2 ADN con
*Ý nghĩa : - Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định
Hoạt động 3: Tìm hiểu phiên mã
a.Mục tiêu: Tìm hiểu phiên mã
b.Nội dung: Vẽ sơ đồ phiên mã 
c. Sản phẩm: Sơ đồ phiên mã. Vở ghi nội dung trọng tâm
d.Cách tiến hành:
 HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
-Thành lập nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh	
Hoạt động của gv - hs
Nội dung ghi bảng bài 2
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phiên mã
- Gv đặt vấn đề: ARN có những loại nào ? chức năng của nó
- Gv cho hs quan sát hinh 2.2 và đọc mục I.2
? Hãy cho biết có những thành phần nào tham gia vào quá trình phiên mã
? ARN được tạo ra dựa trên khuôn mẫu nào
? Enzim nào tham gia vào quá trình phiên mã 
? Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ?
? Các ri Nu trong môi trường liên kết với mạch gốc theo nguyên tắc nào
? Kết quả của quá trình phiên mã là gì 
? Hiện tượng xảy ra khi kết thúc quá trình phiên mã
HS nêu được:
I. Phiên mã
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
2. Cơ chế phiên mã
* Thời điểm: xảy ra trước khi tế bào tổng hợp prôtêin
* Diễn biến: dưới tác dụng của enzim ARN-pol, 1 đoạn pt ADN duỗi xoắn và 2 mạch đơn tách nhau ra
+ Chỉ có 1 mạch làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mỗi mạch gốc kết hợp với 1 Ri nu tự do theo NTBS
Agốc - Umôi trường
Tgốc - Amôi trường
Ggốc – Xmôi trường
Xgốc – Gmôi trường 
→ chuỗi poli ribonucleotit có cấu trúc bậc 1. nếu là tARN , rARN thì tiếp tục hình thành cấu trúc ko gian bậc cao hơn
+ sau khi hình thành ARN chuyển qua màng nhân tới tế bào chất, ADN xoắn lại như cũ
* Kết quả : một đoạn pt ADN→ 1 Pt ARN
* Ý nghĩa : hình thanh ARN trực tiếp tham gia vào qt sinh tổng hợp prôtêin quy định tính trạng
Hoạt động 4: Tìm hiểu dịch mã
a.Mục tiêu: Tìm hiểu dịch mã
b.Nội dung: Vẽ sơ đồ dịch mã
c. Sản phẩm: Sơ đồ dịch mã. Vở ghi nội dung trọng tâm
d.Cách tiến hành:
 HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
-Thành lập nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh	.
Hoạt động của gv - hs
Nội dung ghi bảng
- Gv nêu vấn đề : pt prôtêin được hình thành như thế nào ?
- yêu cầu hs quan sát hình 2.3 và n/c mục II 
? Qt tổng hợp có những tp nào tham gia 
Sau khi hs mô tả cơ chế giải mã ở 1 Ri Gv thông báo về trường hợp 1 pôlĩôm. Nêu câu hỏi
 ?? nếu có 10 ri trượt hết chiều dài mARN thì có bao nhiêu pt prôtêinđượchình thành ? chúng thuộc bao nhiêu loại?
II. Dịch mã
1. Hoạt hoá a.a
ARNt + a.a – ARNt_a.a
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit
*Lưu ý : mARN được sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi poli cùng loại rồi tự huỷ, còn riboxôm đc sủ dụng nhiều lần.
3. Hoạt động Luyện tập
Mục đích: 
-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Trả lời các câu hỏi sau
- Các cơ chế di truyền ở cấp độ pt : tự sao, sao mã vµ giải mã.
	- Sự kết hợp 3 cơ chế trên trong qt sinh tổng hợp pr đảm bảo cho cơ thể tổng hợp thường xuyên các pr đặc thù, biểu hiện thành tính trạng di truyền từ bố mẹ cho con gái.
	- Mét sè c©u hái tr¾c nghiÖm.
	- Công thứ ... ờng còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
b. Nội dung:
- Tại sao cần đặc biệt quan tâm đế bà mẹ khi mang thai.
VI. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
HS đánh giá lẫn nhau.
GV đánh giá HS.
+ Đánh giá thông qua PHT, thông qua vấn đáp, thông qua quan sát 
+ Đánh giá định tính, định lượng.
* RÚT KINH NGHIỆM
.
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
TIẾT 18
BÀI 15. BÀI TẬP CHƯƠNG 1,2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh cần
- Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị
- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào
- Biết cách giải một số bài tập cở bản về quy luật di truyền.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập 
c. Thái độ:
- Nghiêm túc với môn học 
- Yêu thích môn học yêu thích khoa học 
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước - Nhân ái -Trung thực 
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
- Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sơ đố hệ thống hóa kiến thức chương 
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
- Bài cũ: 
- Bài mới
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ
c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d. Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm các phương pháp giải bài tập qui luật di truyền
a. Mục tiêu: Tìm các phương pháp giải bài tập qui luật di truyền
b. Nội dung: Hoàn thành PHT
Nội dung PHT
1.Dưới đây là một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen:
     3' TATGGGXATGTAATGGGX 5'
a) Hãy xác định trình tự nuclêôtit của:
    - Mạch bổ sung với mạch nói trên.
    - mARN được phiên mã từ mạch trên.
    b) Có bao nhiêu côđon trong mARN?
    c) Liệt kê các bộ ba đối mã với các côđon đó.
2. Tham khảo bảng mã di truyền và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các côđon nào trong mARN mã hoá glixin
b) Có bao nhiêu côđon mã hoá lizin? Đối với mỗi côđon hãy viết bộ ba đối mã bổ sung.
c) Khi côđon AAG trên mARN được dịch mã thì axit amin nào được bổ sung vào chuỗi pôlipeptit?
3. Một đoạn chuỗi pôlipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau:
- G G X T A G X T G X T T X X T T G G G G A -
- X X G A T X G A X G A A G G A A X X X X T -
Mạch nào là mạch mã gốc? Đánh dấu mỗi mạch bằng hướng đúng của nó (5' → 3' hay 3' → 5').
4. Một đoạn pôlipeptit gồm các amin sau:Val-Trp-Lys-Pro
Biết rằng các axit amin được mã hoá bởi các bộ ba sau:
    Val: GUU; Trp: UGG; Lys: AAG; Pro: XXA.
    a) Bao nhiêu côđon mã hoá cho đoạn pôlipeptit đó?
    b) Viết trình tự các nuclêôtit tương ứng trên mARN.
5. Một đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
5'XAUAAGAAUXUUGX3'
a) Viết trình tự nuclêôtit của ADN đã tạo ra đoạn mARN này.
b) Viết 4 axit amin có thể được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên.
c) Cho rằng đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong ADN làm cho nuclêôtit thứ 3 là U của mARN được thay bằng G:
    5'XAG*AAGAAUXUUGX 3'
Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.
d) Cho rằng việc bổ sung thêm một nuclêôtit xảy ra trong ADN làm cho G được thêm vào giữa nuclêôtit thứ 3 và thứ 4 của mARN này:
    5' XAUG*AAGAAUXUUGX 3'
Hãy viết trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen bị biến đổi trên.
e) Trên cơ sở những thông tin ở (c) và (d), loại đột biến nào trong ADN có ảnh hưởng lớn hơn lên prôtêin được dịch mã (thay thế nuclêôtit hay thêm nuclêôtit)? Giải thích.
6. Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n=10. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loại này?
7. Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về NST số 2 (sự bắt cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST số 2 bắt đôi với nhau và NST số 2 còn lại đứng một mình). Sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.  Có bao nhiêu loại cây con có thể được sinh ra và mỗi loại chiếm tỉ lệ bao nhiêu khi cây ba nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường.
8. Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24.
a) Có bao nhiêu NST ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
b) Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?
c) Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.
9. Những phân tích di truyền tế bào học cho biết, có 2 loài chuối khác nhau: chuối rừng lưỡng bội và chuối trồng tam bội. Ở những loài này, alen A xác định thân cao, trội hoàn toàn so với alen a xác định thân thấp. Khi gây đột biến nhân tạo, người ta thu được một số dạng tứ bội và các dạng này chỉ tạo các giao tử lưỡng bội có khả năng sống.
a) Xác định kết quả phân li về kiểu gen và kiểu hình ở các phép lai sau:
♀ Aaaa x ♂ Aaaa
♀ AAaa x ♂ AAaa
b) Hãy cho biết một số đặc điểm quan trọng khác nhau giữa chuối rừng và chuối trồng.
c) Giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện loài chuối trồng
c. Sản phẩm
Hoàn thành đáp án PHT
1. Lời giải:
    Mạch khuôn (mạch có nghĩa) của gen:
      3' TATGGGXATGTAATGGGX 5'
a) Mạch bổ sung: 5'ATAXXXGTAXATTAXXXG3'
       mARN: 5'AUAXXXGUAXAUUAXXXG3'
    b) Có 18 : 3 = 6 côđon trên mARN
    c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi côđon: UAU, GGG, XAU, GUA, AUG, GGX.
2. ời giải:
Từ bảng mã di truyền
    a) Các côđon GGU,GGX,GGA,GGG trong mARN đều mã hoá glixin.
    b) Có hai côđon mã hoá lizin.
- Các côđon trên mARN: AAA, AAG.
    - Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX.
    c) Côđon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi pôlipeptit.
3. Lời giải:
    Đoạn chuỗi pôlipeptit :Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg
    mARN 5' AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3'
    ADN mạch khuôn 3' TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5'
    Mạch bổ sung 5' AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3'
4. Lời giải:
    a) Bốn côđon cần cho việc đặt các axit amin Val-Trp-Lys-Pro vào chuỗi pôlipeptit được tổng hợp.
    b) Trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN là GUU UUG AAG XXA.
5.  a) a. Mạch ADN khuôn : 3' GTA TTX TTA GAA XG 5'
    b) His – Lys – Asn – Leu
    c) 5' XAG* AAG AAU XUU GX 3'
    Trình tự axit amin: Gln – Lys – Asn – Leu
    d) 5' XAU G*AG GAA UXU UGX 3'
    Trình tự axit amin: His – Glu – Glu – Ser – Cys
    e) Loại đột biến thêm 1 nuclêôtit trong ADN có ảnh hưởng lớn lên prôtêin được dịch mã, vì ở phần c: đột biến thay thế U bằng G* ở côđon thứ nhất XAU thành XAG*, nên chỉ ảnh hưởng tới 1 axit amin mà nó mã hoá (côđon mã hoá His thành côđon mã hoá Glu), còn ở phần d: đột biến thêm một nuclêôtit vào đầu côđon thứ hai, nên từ vị trí này, khung đọc dịch bị thay đổi (tất cả các côđon từ vị trí thêm thay đổi làm tất cả axit amin từ đó cũng thay đổi).
6. Bộ NST của loài: 2n = 10 → n = 5
      Số lượng thể ba đơn (2n + 1) là: 5
      Số lượng thể ba kép (2n + 1 + 1) là: 10
7. Lời giải:
   Cây thể ba ở cặp NST số 2 là 2n + 1, cây bình thường là 2n. Như vậy, theo để ra ta có sơ đồ lai:
      P: 2n + 1     x     2n
      Gp: n; n + 1        n
      F1: 2n ; 2n + 1
   Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%, tức là 50% số cây con là thể ba (2n + 1) và 50% số cây con là lưỡng bội (2n).
8. Lời giải:
Theo đề bài ta có số lượng NST của loài 2n = 24 → n = 12. Vì vậy, ta có:
  a) Số lượng NST được dự đoán ở:
      - Thể đơn bội n = 1 x 12 = 12.
      - Thể tam bội 3n = 3 x 12 = 36.
      - Thể tứ bội 4n = 4 x 12 = 48.
  b) Trong các dạng đa bội trên, tam bội là đa bội lẻ, tứ bội là đa bội chẵn.
  c) Cơ chế hình thành:
      - Thể tam bội: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n. Khi thụ tinh giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n.
 Thể tứ bội có thể hình thành nhờ:
        + Nguyên phân: Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.
        + Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n.
    Thụ tinh: 2n + 2n → 4n.
9. a)
    * Phép lai 1
      P: ♀ Aaaa x ♂ Aaaa
      Gp: (1/2Aa , 1/2aa) ; (1/2Aa , 1/2aa)
   F1:
      Tỉ lệ phân li kiểu gen : 1Aaaa :2 Aaaa : 1aaaa
      Tỉ lệ phân li kiểu hình :      3 cao : 1 thấp
    * Phép lai 2
      P : Aaaa x Aaaa
      Gp: ( 1/6 AA, 4/6 Aa , 1/6aa) ; ( 1/6 AA, 4/6 Aa , 1/6aa)
F1:
Đặc điểm
Chuối rừng
Chuối nhà
Lượng ADN
Bình thường
Cao
Tổng hợp chất hữu cơ
Bình thường
Mạnh
Tế bào
Bình thường
To
Cơ quan sinh dưỡng
Bình thường
To
Phát triển
Bình thường
Khoẻ
Khả năng sinh giao tử
Bình thường → có hạt
Không có khả năng sinh giao tử bình thường nên không hạt
      Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 : 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
      Tỉ lệ phân li kiểu hình: 35 cao : 1 thấp
    b) Một số đặc điểm khác nhau của chuối rừng và chuối nhà
   c) Cho rằng chuối nhà bắt nguồn từ chuối rừng: Trong những trường hợp đặc biệt, khi chuối rừng phân li giao tử, các cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân tạo nên các giao tử 2n. Trong thụ tinh, giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo nên hợp tử 3n. Nhưng cây chuối tam hợp này có quả to, ngọt và không hạt đã được con người giữ lại trồng và nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng để tạo chuối nhà như ngày nay.
d. Cách tổ chức
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp 
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh
VI. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
HS đánh giá lẫn nhau.
GV đánh giá HS.
+ Đánh giá thông qua PHT, thông qua vấn đáp, thông qua quan sát 
+ Đánh giá định tính, định lượng.
* RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tiet_12_gen_ma_di_truyen.doc