Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 1 đến 18

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 1 đến 18

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức:

- Mô tả được chu kỳ tế bào.

- Nêu được những diến biến cơ bản của nguyên phân và giảm phân

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.

- Xác định được các kỳ khác nhau của quá trình nguyên phân dưới kính hiển vi

- Vẽ được các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi

b. Kỷ năng:

 -Kỷ năng trình bày

 -Kỷ năng lắng nghe tích cực và trình bày suy nghĩ ý tưởng.

 -Kỷ năng tìm kiến và xử lý thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong từng pha của chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân, ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân đối với sinh vật.

 -Kỷ năng lập bảng so sánh nguyên phân giảm phân

 -Kỷ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.

c. Thái độ: Yêu thích khám phá khoa học.

 2.Các năng lực có thể hướng tới trong chủ đề

2.1. Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân.

2.2. Thu nhận và xử lí thông tin: tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân từ các nguồn khác nhau; đánh giá và lựa chọn được thông tin cần thiết; diễn đạt và sử dụng thông tin

2.3. Nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết quả

2.4. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

2.5. Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân.

2.6. Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau

II. Phương pháp:

 - Dạy học nhóm

 - Trực quan – tìm tòi

 - Vấn đáp - tìm tòi

III. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên:

- Máy chiếu

- Phiếu học tập

- Tranh H 18.1, 18.2 , 19.1 , 19.2 SGK phóng to

- Mô hình động về qúa trình nguyên phân, giảm phân.

- Kính hiển vi quang học vật kính X10, x40

- Tiêu bản tạm thời.

2. Học sinh:

- Dùng sợi len khác màu ( hoặc thép buộc bằng sắt sơn màu để có thể dính vào bảng. ) biểu thị các cặp NST , ở kỳ đầu của giảm phân 1 biểu thị các cặp NST sau khi trao đổi chéo bằng những đoạn len ( hay thép có màu khác nhau)

- Về nhà đọc lại bài nguyên phân và giảm phân đã học ở lớp 9 và tìm hiểu bài 18, 19 SGK hoàn thành các phiếu hoạc tập sau:

 

doc 104 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Tiết 1 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
TIẾT 1 – ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức:
- Mô tả được chu kỳ tế bào.
- Nêu được những diến biến cơ bản của nguyên phân và giảm phân
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.
- Xác định được các kỳ khác nhau của quá trình nguyên phân dưới kính hiển vi
- Vẽ được các kỳ của nguyên phân quan sát được dưới kính hiển vi
b. Kỷ năng: 
    -Kỷ năng trình bày
     -Kỷ năng lắng nghe tích cực và trình bày suy nghĩ ý tưởng.
    -Kỷ năng tìm kiến và xử lý thông tin về những hoạt động  chính diễn ra trong từng pha của chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân, ý nghĩa của quá trình nguyên phân và giảm phân đối với sinh vật.
      -Kỷ năng lập bảng so sánh nguyên phân giảm phân
       -Kỷ năng quan sát tiêu bản trên kính hiển vi.
c. Thái độ: Yêu thích khám phá khoa học.
 2.Các năng lực có thể hướng tới trong chủ đề
2.1. Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân.
2.2.  Thu nhận và xử lí thông tin: tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân từ các nguồn khác nhau; đánh giá và lựa chọn được thông tin cần thiết; diễn đạt và sử dụng thông tin 
2.3. Nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết quả
2.4. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
2.5. Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa nguyên phân và giảm phân.
2.6. Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau 
II. Phương pháp: 
 - Dạy học nhóm
 - Trực quan – tìm tòi
 - Vấn đáp -  tìm tòi
III.  Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: 
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
- Tranh H 18.1, 18.2 , 19.1 , 19.2 SGK phóng to
- Mô hình động về qúa trình nguyên phân, giảm phân.
- Kính hiển vi quang học vật kính X10, x40
- Tiêu bản tạm thời.
2. Học sinh: 
- Dùng sợi len khác màu  ( hoặc thép buộc bằng sắt sơn màu  để có thể dính vào bảng. ) biểu thị  các cặp NST , ở  kỳ đầu của giảm phân 1 biểu thị các cặp NST sau khi trao đổi chéo bằng những đoạn len ( hay thép  có màu khác nhau)
- Về nhà đọc lại bài nguyên phân và giảm phân đã học ở lớp 9 và tìm hiểu bài 18, 19  SGK hoàn thành các phiếu hoạc tập sau:
Phiếu học tập số 1
Các pha của kì trung gian Diễn biến cơ bản
Pha G1 
Pha S 
Pha G2 
Phiếu học tập số 2
Các kỳ  Diễn biếncủa quá trình nguyên phân
Kỳ đầu 
Kỳ giữa  
Kỳ sau 
Kỳ cuối. 
Kỳ đầu 
Kỳ giữa 
Kỳ sau 
Kỳ cuối 
D
Giảm phân I
Giảm phân II
Phiếu học tập  số 3
Kết quả 
 Phiếu học tập số 4 Phân biệt nguyên phân giảm phân
Nguyên phân
Giảm phân
Nơi diễn ra
Diến biến 
Kết quả 
IV. Tiến trình lên lớp
- Ổn định:
- Bài mới:
 1.Hoạt động khởi động:  
GV: đặt vấn đề:
Tai sao cơ thể lại có khả năng lớn lên, sinh trưởng và phát triển được?
Tại sao con thằn lằn đứt đuôi lại mọc được đuôi mới
Tại sao khi đặt lá cay thuốc bỏng vào chỗ đát ẩm  lại mọc thành cây mới?
Để giải quyết các thắc mắc đó ta đi vào tìm hiểu chủ để hôm nay.
2.Hoạt hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu  về chu kỳ tế bào.
GV: treo tranh H18.1 chu kỳ tế bào, khái quát về chu kỳ tế bào và chỉ ra chu kỳ tế bào gồn kỳ trung gian và quá trình nguyên phân trên Hình. Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm thông tin điền vào phiếu học tập 1
Và trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu như cơ chế điều khiển chu kỳ tế bào bị hư hỏng
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến
-GV: nhận xét, tổng kết
Hoạt động 2 Tìm hiểu về quá trình nguyên phân.
GV: giới thiệu quá trình nguyên phân gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
1. Phân chia nhân  
GV: chiếu mô hình động về quá trình nguyên phân kết hợpyêu cầu HS quan sát và  nghiên cứu sơ đồ H18.2 , các kiến thức đã học từ lớp 9, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến từ việc tìm hiểu bài ở nhà  hoàn thành phiếu học tập sau chung cho cả nhóm:
Phiếu học tập số 2 
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày phiếu học tập
- GV: có thể chữa bài bằng cách chiếu phiếu học tập của một số nhóm( Hoặc dán phiếu lên bảng) để các nhóm khác tiện theo dõi, nhận xét.
- GV: nhận xét và chiếu đáp án đúng để chữa bài.
2. Phân chia tế bào chất.
GV: phát vấn  câu hỏi: Phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật có gì khác hơn ở tế bào động vật?
HS: tìm tòi thông tin trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân
GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, mục III
GV : Hỏi :
- Kết quả của quá trình nguyên phân ?
- Quá trình nguyên phân có ý nghĩa như thế nào ?
HS : Trả lời.
* Yêu cầu nêu được :
- Kết quả : Từ một tế bào mẹ → hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
- Ý nghĩa : 
+ Ý nghĩa lí luận : Đối với cơ thể đơn bào và đa bào.
+ Ý nghĩa thực tiễn: áp dụng trong sản xuất.
GV : Đánh giá và bổ sung kiến thức.
GV : Ngày nay nhân giống vô tính, ghép mô đã mang lại kết quả đáng kể, đặc biệt là với việc ghép tạng. Nguyên nhân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về  quá trình giảm phân.
GV: treo tranh sơ đồ giảm phân, giới thiệu chung và nhấn mạnh giảm phân có 2 lần phân bào là giảm phân I và giảm phân II
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK kết hợp nghiên cứu sơ đồ H 19.1, H19.2 và các kiến thức đã học từ lớp 9, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến từ viẹc tiòm hiểu bài ở nhà  hoàn thành phiếu học tập sau chung cho cả nhóm:
Phiếu học tập  số 3
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày phiếu học tập
- GV: có thể chữa bài bằng cách chiếu phiếu học tập của một số nhóm để các nhóm khác tiện theo dõi, nhận xét.
- GV: nhận xét và chiếu đáp án đúng để chữa bài.
Sau đó Gv yêu cầu HS sử dụng các sợi len khác màu hoạc dùng dây thép buộc có sơn màu khác nhau biểu thị các cặp NST tương đồng khác nhau
Từng nhóm sắp xếp thành sơ đồ biểu thị quá trình giảm phân
- GV cho HS đối chiếu với mo hình động GV đã chuản bị sẵn chiếu cho học sinh đối chiếu.
-  GV đưa ra câu hỏi thảo luận:
Có những sự kiện nào diễn ra ở kỳ đầu GP I ? Ý nghĩa của chúng?
HS: thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp, các nhóm khác bổ sung
GV nhận xét, tổng kết.
- GV bổ sung: sau khi kết thúc giảm phân II các TB con sẽ biến đổi thành giao tử
+ ở ĐV: TB sinh tinh 2n -> 4 tinh trùng n
 Tb sinh trứng 2n -> 1 trứng n và 3 thể định hướng n
Hoạt động 5: tìm hiểu về ý nghĩa của giảm phân 
GV: đưa ra một số vấn đề để học sinh thảo luận:
- Tại sao trong giảm phân số lượng NST ở các tế bào con lại giảm đi một nửa?
- Nếu không có quá trình giảm phân điều gì sẽ xảy ra?
- Tại sao nói giảm phân là hình thức phân bào coá ý nghĩa tiến hoá nhất? trong sản xuất con người áp dụng điều này như thế nào?
HS : Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
* Yêu cầu nêu được:
- Số lượng NST ở tế bào con giảm vì ở lần phân bào II, không có sự tự nhân đôi của NST.
- Nếu không có quá trình giảm phân thì bộ NST tăng lên về số lượng sau mỗi lần thụ tinh.
- Giảm phân tạo các giao tử và thụ tinh thể hiện ưu thế của sinh sản hữu tính → cung cấp nguyên liệu để chọn lọc.
GV : Nhận xét và hoàn thiện kiến thức. 
3.Hoạt động Luyện tập
Khắc sâu chủ đề bằng một số bài tập.
I. Công thức  làm bài tập Nguyên Phân- giảm phân .
1. NGUYÊN PHÂN
1.1. Tính số NST, crômatit, tâm động trong nguyên phân
a, Nguyên phân
Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối 
b, Giảm phân
Giảm phân I Giảm phân II
Kì trung gian Kì đầu I Kì giữa I Kì sau I Kì cuối I Kì đầu II Kì giữa II Kì sau II Kì cuối II
 1.2. Tính số tế bào con tạo thành
Từ một tế bào ban đầu:
- qua 1 đợt nguyên phân tạo thành 21 tế bào con.
- qua 2 đợt nguyên phân tạo thành 22 tế bào con.
- qua n đợt nguyên phân tạo thành 2n tế bào con.
Từ a bào ban đầu qua n đợt nguyên phân tạo thành a.2n tế bào con.
1.3. Tính số NST môi trường cung cấp
- Số NST môi trường cung cấp = 2n(2x – 1)
Trong đó: 2n là bộ NST lưỡng bội của loài.
                 x là số lần nguyên phân.
- Số NST chứa hoàn toàn nguyên liệu từ môi trường = 2n(2x – 2).
2. GIẢM PHÂN
 2.1. Tính số giao tử tạo thành
Tế bào sinh tinh:
- Một tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo thành 4 tinh trùng
- n tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4n tinh trùng.
- Số tinh trùng X hình thành = Số tinh trùng Y hình thành. (Kiểu nhiễm sắc thể giới tính đực XY, cái XX)
Tế bào sinh trứng:
- Một tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo thành 1 tế bào trứng và thể định hướng.
- n tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo thành n tế bào trứng và 3n thể định hướng.
2.2. Tính số hợp tử hình thành
- Số hợp tử tạo thành = Số tinh trùng thụ tinh = Số trứng thụ tinh.
- Số hợp tử XX = Số tinh trùng X thụ tinh
- Số hợp tử XY = Số tinh trùng Y thụ tinh
- Tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng thụ tinh/Tổng số tinh trùng hình thành.
- Tỉ lệ thụ tinh của trứng = Số trứng thụ tinh/Tổng số trứng hình thành.
2.3. Tính số loại giao tử và hợp tử được hình thành
 Sự phân li và tổ hợp của NST trong giảm phân
- Ở phân bào 1:
+ Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một tế bào, có khả năng tổ hợp tự do với các NST kép của các cặp khác theo nhiều kiểu.
+ Nếu có trao đổi đoạn trong cặp NST thì chỉ thay đổi dạng trong kiểu đó chứ không làm tăng số kiểu tổ hợp.
+ Số kiểu tổ hợp: 2n (n là số cặp NST tương đồng).
+ Các dạng tổ hợp: Dùng sơ đồ phân nhánh hoặc sử dụng phép nhân đại số.
- Ở phân bào 2:
+ Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST đơn trong NST kép phân li về một giao tử và có khả năng tổ hợp tự do với các NST đơn của những cặp khác tạo thành nhiều kiểu tổ hợp do đó phát sinh nhiều loại tổ hợp.
+ Nếu trao đổi đoạn xảy ra tại 1 điểm trong cặp NST thì cứ mỗi cặp có trao đổi đoạn sẽ làm số loại giao tử tăng gấp đôi.
Số kiểu giao tử: 2n+m (m là số cặp NST có trao đổi đoạn)
4.Hoạt động vận dụng
Bài tập lý thuyết :
Câu 1 : Phân biệt nguyên phân và giảm phân ?
GV : Yêu cầu HS hoàn thành nội dung PHT số 4
Điểm phân biệt Nguyên phân Giảm phân
Loại TB tham gia Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Tế bào sinh dục chín
Diễn biến *Kì trung gian:
- Pha G1: 
+ Là thời kì sinh trưởng của tế bào.
+ Độ dài của pha G1 thay đổi và nó quyết định số lần phân chia của tế bào trong các mô khác nhau.
+ Chỉ tế bào nào vượt qua điểm kiểm tra G1 mới có khả năng phân chia.
- Pha S:
+ Diễn ra sự nhân đôi của ADN và NST.
+ Trung tử nhân đôi.
- Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp protein (histon), protein của thoi phân bào (tubulin...)
* Các kì của nguyên phân
- Kì đầu:
+ NST kép bắt đầu co xoắn.
+ Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.
+ Thoi phân bào hình thành.
+ Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
- Kì giữa:
+ NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
- Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về hai cực của tế bào.
- Kì cuối:
+ NST dãn xoắn dần.
+ Màng nhân và nhân con xuất hiện.
+ Thoi phân bào biến mất.
- Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành hai tế bào con. * Kì trung gian: Các NST được nhân đôi, NST k ... g dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
5. Hoạt động mở rộng
Mục đích:
-Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng KT, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài KT đã học trong trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
Nội dung:
Sưu tầm tranh ảnh về bệnh liên quan đến NST giới tính
VI. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
HS đánh giá lẫn nhau.
GV đánh giá HS.
+ Đánh giá thông qua PHT, thông qua vấn đáp, thông qua quan sát 
+ Đánh giá định tính, định lượng.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
TIẾT 18- BÀI 13 : ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN 
SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức:
- Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng
- Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò cua môi trường đối với kiểu hình
- Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen , môi trường trong sự hình thành tính trạng của cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống
b. Kĩ năng:
- Hình thành năng lực khái quát hoá.
c. Thái độ
-Nghiêm túc với môn học 
-Yêu thích môn học yêu thích khoa học 
d.Nội dung tích hợp
- Có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen (nhiệt độ, độ pH, độ ẩm,)
- Bảo vệ môi trường sống, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người.
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước - Nhân ái -Trung thực 
 - Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1.Bảng mô tả cấp độ nhận thức
2.Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
Môi trưởng ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen
-Trình bày mối quan hệ giữ Gen và tính trạng
-Giải thích sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
-Tại sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng 1 giống lúa duy nhất trên diện tích rộng trong cùng 1 vụ?
-Tác động của chế độ dinh dưỡng đối với sức khỏe HS
-Đánh giá nhận định đúng hay sai: “Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lúm đồng tiền” 
-Giải pháp quan tâm đến phụ nữ mang thai
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
-PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
-Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Hình 13 trong SGK phóng to 
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
*Bài cũ:
- Đặc điểm di truyền của gen liên kết với giới tính
- Tại sao có hiện tượng con sinh ra luôn giống mẹ
*Bài mới
1. Hoạt động khởi động
a.Mục tiêu:
 -Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
-Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
-Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b.Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ
c.Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d.Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ và sự tương tác giữa gen và tính trạng dưới MT khác nhau
a.Mục tiêu: Tìm hiểu mối quan hệ và sự tương tác giữa gen và tính trạng dưới MT khác nhau
b.Nội dung: Giải bài tập tình huống 
c. Sản phẩm: Giải bài tập tình huống và vở ghi nội dung trọng tâm
d.Cách tiến hành:
	HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
* Giải thích hiện tượng:
-Ở thỏ:
 + Tại vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn chân, đuôi, mõm) có lông màu đen
 +Ở những vị trí khác lông trắng muốt
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh
Hoạt động của gv - hs
Nội dung
GV : Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do gen quy định có hoàn toàn đúng hay ko?
Hs đọc mục I và thảo luận nhóm
GV: Thực tế con đườn từ gen tới tính trạng rất phức tạp
*Hoạt động : tìm hiểu về sự tương tác gữa KG và MT
- HS đọc mục II , thảo luận và nhận xét về sự hình thành tính trạng màu lông thỏ
? Biểu hiện màu lông thỏ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào
( Chú ý vai trò của KG và MT )
? Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin như thế nào
*? Từ những nhận xét trên hãy kết luận về vai trò của KG và ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành tính trạng
GV : như vậy bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng có sẵn mà truyền một KG
*? Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện của KG phụ thuộc vào môi trường
I.Con đường từ gen tới tính trạng
Gen ( ADN) → mARN →Prôtêin → tính trạng
- Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối
II.Sự tương tác giữa KG và MT
* Giải thích:
- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen
- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng
→ làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen
Kết luận :
- Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ và sự tương tác giữa gen và tính trạng dưới MT khác nhau
a.Mục tiêu: Tìm hiểu mối quan hệ và sự tương tác giữa gen và tính trạng dưới MT khác nhau
b.Nội dung: Giải bài tập tình huống 
c. Sản phẩm: Giải bài tập tình huống và vở ghi nội dung trọng tâm
d.Cách tiến hành:
	HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
VD: Giải thích Con tắc kè hoa
Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây
Trên đá: màu hoa rêu của đá
Trên thân cây: da màu hoa nâu
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh
Hoạt động của gv - hs
Nội dung
* Hoạt động : Tìm hiểu về mức phản ứng của kiểu gen
HS đọc mục III thảo luận về sơ đồ hình vẽ mối qua hệ giữa 1 KG với các MT khác nhau trong sự hình thành các KH khác nhau
? Vậy mức phản ứng là gì
? Tìm 1 hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh hoạ
( VD: KH của con tắc kè hoa thay đổi theo mt)
Gv : mỗi KG có mức phản ứng khác nhau
*? Mức phản ứng được chia làm mấy loại
? đặc điểm của từng loại
**? Giữa tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? hãy chứng minh
( hs lấy vd: ở gà
Nuôi bình thường: 2kg, lông vàng
Nuôi tốt : 2.5kg, lông vàng
Nuôi rất tôt : 3kg, lông vàng
Nuôi không tốt: 1kg
→ chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến P nhưng ít ảnh hưởng đến màu lông )
*?Có thể dễ dàng xác định mức phản ứng của một KG hay ko
? Hãy đề xuất 1 phương pháp để xác định mức phản ứng của một KG
Gv: Trong sản xuất chăn nuôi muốn nâng cao năng suất cần phải làm gì ?
( mối quan hệ giữa các yếu tố giống, kĩ thuật canh tác và năng suất thu được)
*GV : Thế nào là mền dẻo về kiểu hình
Gv hướn dẫn hs quan sát tranh hình 13 sgk thảo luận
Hình vẽ thể hiện điều gì/
( thể hiện mức phản ứng của 2 KG khác nhau trong cùng 1 điều kiện MT)
Nhận xét về chiều cao cây của 2 KG trong mỗi độ cao nước biển?
*? Vậy mức độ mềm dẻo phụ thuộc vào yếu tố nào ( KG)
? Sự mềm dẻo về kiểu hình của mỗi KG có ý nghĩa gì đối với chính bản thân sinh vật
Con người có thể lợi dụng khả năng mềm dẻo về KH của vật nuôi, cây trồng trong sản xuất chăn nuôi như thế nào ?
III. Mức phản ứng của KG
1. Khái niệm
 Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trườnghác nhau gọi là mức phản ứng cua 1 KG
2. Đặc điểm:
- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng
- Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi
- Di truyền được vì do KG quy định
- Thay đổi theo từng loại tính trạng
3.PP xác định mức phản ứng
( * Để xác định mức phản ứng của 1KG cần phải tạo ra các cá thể svcó cùng 1 KG , với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác đinh MPU bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng )
4. Sự mềm dẻo về kiểu hình
* Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi với những thay đổi của MT
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định
3. Hoạt động Luyện tập
Mục đích: 
-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nói : cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lún đồng tiền có chính xác ko? tại sao / nếu cần thì phải sửa lại câu nói đó như thế nào/
- Tại sao các nhà khoa học khuyên nông dân không n ên trồng 1 giống lúa duy nhất trên một diện tích rộng trong 1 vụ ( cho dù đó là giống có năng suất cao ).
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
4. Hoạt động vận dụng
Mục đích:
--Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.
Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
5. Hoạt động mở rộng
Mục đích:
-Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng KT, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài KT đã học trong trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
Nội dung:
- Tại sao cần đặc biệt quan tâm đế bà mẹ khi mang thai.
VI. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
HS đánh giá lẫn nhau.
GV đánh giá HS.
+ Đánh giá thông qua PHT, thông qua vấn đáp, thông qua quan sát 
+ Đánh giá định tính, định lượng.
I RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_tiet_1_den_18.doc