Giáo án Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Phần V-Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Phần V-Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

 - Trình bày được khái niệm và mô tả (vẽ sơ đồ) cấu trúc chung của gen

 - Trình bày được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền

 - Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quy trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể

 

doc 222 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Phần V-Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/9/2021 Tiết theo PPCT: 1
PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHỦ ĐỀ: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN, PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
 - Trình bày được khái niệm và mô tả (vẽ sơ đồ) cấu trúc chung của gen
 - Trình bày được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền
 - Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quy trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể
2. Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá, Rèn luyện cho học sinh về khả năng nhận thức, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
3. Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ. Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
 - Tranh vẽ 1.1; 1.2; bảng 1 trong SGK
 - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc bài mới trước khi tới lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
Lớp
12C3
12C4
12B1
Ngày dạy
9/9/2021
9/9/2021
6/9/2021
Sĩ số
Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: tiết 1
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu sơ lược chương trình
b. Bài mới:
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về gen
Thời gian: 5’ Phương pháp vấn đáp, giảng giải Cho học sinh đọc mục I trong SGK
GV: Gen là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
HS trả lời
Hoạt động 2 : Tìm hiểu mã di truyền
Thời gian: 15’ Phương pháp vấn đáp, giảng giải 
GV: Gen cấu tạo từ các nuclêôtit, prôtêin cấu tạo từ các a.a. Vậy làm thế nào mà gen quy định tổng hợp prôtêin được?
HS trả lời: thông qua mã di truyền
GV: Vậy, mã di truyền là gì?
HS trả lời
GV: Tại sao mã di truyền là mã bộ 3?
HS trả lời
GV: Trong phân tử prôtêin có bao nhiêu loại a.a?
HS trả lời
- Nếu 3 nu xác định 1 a.a thì ta có 43 = 64 tổ hợp (thừa đủ để mã hoá hơn 20 loại a.a)
 Vậy, mã di truyền là mã bộ 3
GV: Cho học sinh quan sát bảng 1 SGK và hướng dẫn học sinh cách đọc mã di truyền
GV: Nêu các đặc điểm chung của mã di truyền?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình nhân đôi ADN.
Thời gian: 23’ Phương pháp vấn đáp, giảng giải Cho học sinh quan sát tranh 1.2 SGK
GV: Quá trình nhân đôi của ADN gồm mấy bước chính? Diễn biến chính của mỗi bước?
GV: Nêu nội dung của nguyên tắc bổ sung?
HS trả lời
GV: Tại sao có hiện tượng 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch tổng hợp ngắt quãng?
HS trả lời: mạch mới chỉ tổng hợp theo chiều 5'-3' 
GV: ý nghĩa gì nguyên tắc bán bảo tồn?
HS trả lời: đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.
I. Gen:
1. Khái niệm:
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm nhất định (chuỗi pôlipeptit hay ARN)
Ví dụ: gen Hbα, gen ARN
- Sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen). Cần chú ý bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý: bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật quý hiếm.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
Mỗi gen mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit
Mạch mã gốc 3’: Vùng điều hoà – Vùng mã hoá – Vùng kết thúc. 5’.
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin (a.a) trong phân tử prôtêin: cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau trong gen quy định 1 a.a
2. Mã di truyền là mã bộ 3:
- Có 64 mã bộ 3, trong đó có 61 mã bộ 3 mã hoá cho hơn 20 loại a.a, có 3 bộ 3 làm nhiệm vụ kết thúc (UAA, UAG, UGA)
- Gen lưu giữ thông tin di truyền dưới dạng mã di truyền, phiên mã sang mARN, dịch mã thành trình tự các a.a trên chuỗi polipeptit.
3. Đặc điểm chung của mã di truyền:
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục.
- Mã di truyền có tính phổ biến (các loài đều dùng chung 1 mã di truyền)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu (một bộ 3 chỉ mã hoá 1 a.a)
- Mã di truyền mang tính thoái hoá: nhiều bộ 3 cùng xác định 1 a.a trừ AUG - mêtiônin; UGG - Triptôphan
III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)
1. Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN:
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y
2. Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới:
- Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
- Trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5'-3' mạch mới bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn ôkazaki) sau nối lại nhờ enzim nối (ligaza).
3. Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành:
- Giống nhau, giống mẹ
- Mỗi ADN con đều có 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
4. Củng cố, dặn dò:
 - Khái niệm và cấu trúc chung của gen
 - Khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền
 - Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quy trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể
	Công thức giải bài tập:
	- Tính chiều dài: L = x 3,4 (A0)
	- Tính số lượng nuclêôtit của gen: N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X
	- Tính khối lượng: M = N x 300 (đvC)
	- Tính số nuclêôtit mỗi loại: theo NTBS: A = T; G = X A + G = T + X = 
	- Tính số nuclêôtit mỗi loại: A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = 
	A1 = T2; A2 = T1; G1 = X2; G2 = X1
	 A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = ; G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = .
	 A + G = hay 2A + 2G = N
	- Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit: %A + %G = 50% N
%A = %T = = ; %G = %X = = 
- Số chu kì xoắn: = = .
Bài tập vận dụng
Câu 1: Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mã khác nhau?
	A. 61 B. 4 C. 64	 D. 60
Câu 2: Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là?
A. Một loại axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau.
B. Có một số bộ ba không mã hóa axit amin.
C. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.
D. Có một bộ ba khởi đầu.
Câu 3: Bộ ba nào sau đây cho tín hiệu kết thúc dịch mã?
A. 5’ AGU 3’	B. 5’ UGA 3’ 	C. 5’ AUG 3’ 	D. 5’ UUA 3’
Câu 4: Hãy chọn tổ hợp các con số dưới đây để biểu thị các đặc điểm của mã di truyền
I. Mã bộ ba.                                                                  II. Mã có tính thoái hóa.
III. Mã di truyền đặc thù cho từng loài.                       IV. Mã được đọc từ 1 điểm bất kì theo từng bộ ba mới.
V. Mã có tính phổ biến.                                               VI. Mã có tính đặc hiệu.
Câu trả lời đúng là
A. I, II, V, VI.	B. II, III, V, và VI.
C. II, IV, V và VI. 	D.  I, III, V và VI.
Câu 5: Với 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. số mã di truyền mã hoá các axit amin là 
A. 61	B. 18	C. 64	D. 27
Giải
Phương pháp: vận dụng kiến thức về bảng mã di truyền.
Với 4 loại nucleotit A,U,G,X tạo ra 43 = 64 bộ ba nhưng có 3 bộ ba mang tín hiệu kết thúc, không mã hóa axit amin nên số bộ ba mã hóa cho axit amin là 64 -3 = 61.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 7/9/2021 Tiết theo PPCT: 2,3
CHỦ ĐỀ: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN, PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
 - Trình bày được cơ chế phiên mã và dịch mã
 - Giải thích được vì sao thông tin di truyền giữ trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp prôtêin ở ngoài nhân
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá ở học sinh
3. Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ. Có ý thức khách quan khi giải thích các hiện tượng trong thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Tranh vẽ 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 trong SGK
 - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
Lớp
12C3
12C4
12B1
Ngày dạy ( tiết 2)
10/9/2021
9/9/2021
9/9/2021
Sĩ số
Ngày dạy (tiết 3)
16/9
10/9/2021
10/9/2021
Sĩ số
Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền ?
Khái niệm:
 Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin (a.a) trong phân tử prôtêin: cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau trong gen quy định 1 a.a
 Đặc điểm chung của mã di truyền:
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục.
- Mã di truyền có tính phổ biến (các loài đều dùng chung 1 mã di truyền)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu (một bộ 3 chỉ mã hoá 1 a.a)
- Mã di truyền mang tính thoái hoá: nhiều bộ 3 cùng xác định 1 a.a trừ AUG - mêtiônin; UGG - Triptôphan
3. Bài mới: tiết 2
a. Giới thiệu bài: Tìm hiểu về cơ chế phiên mã và cơ chế dịch mã.
b. Bài mới:
	- Hoàn thành phiếu học tập 1:
Cấu trúc
Chức năng
mARN
- Phiên bản của gen, cấu trúc 1 mạch thẳng, làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm
- Đầu 5', có vị trí đặc hiệu gần mã mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào
Chứa thông tin quy định tổng hợp 1 loại chuỗi polipeptit (Sv nhân thực) hoặc nhiều loại prôtêin (Sv nhân sơ)
tARN
Cấu trúc 1 mạch, có đầu cuộn tròn. Có liên kết bổ sung. Mỗi loại có 1 bộ 3 đối mã đặc hiệu nhận ra và bổ sung với bộ 3 tương ứng trên mARN. Có 1 đầu gắn với a.a
Mang a.a đến ribôxôm tham gia dịch mã
rARN
Có cấu trúc 1 mạch, có liên kết bổ sung
Kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Thế nào là quá trình phiên mã? Cơ chế phiên mã
HS trả lời
Thời gian: 35’ Phương pháp vấn đáp, giảng giải
GV: Cho HS hoàn thành phiếu học tập ở nhà
GV: Cho học sinh quan sát hình 2.2 SGK
GV: Hình vẽ thể hiện điều gì? Những thành phần nào được vẽ trên hình? Quá trình được chia thành mẫy giai đoạn?
HS trả lời
GV: Mô tả diễn biến giai đoạn mở đầu?
HS trả lời
GV: Mô tả diễn biến giai đoạn kéo dài?
HS trả lời
GV: Mô tả diễn biến giai đoạn kết thúc?
HS trả lời
GV: Điểm khác nhau giữa ARN vừa mới tổng hợp ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
HS trả lời
I. Phiên mã
1. Khái niệm: Là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN
2. Cơ chế phiên mã:
a. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
Bảng phiếu học tập 1
b. Cơ chế phiên mã:
* Mở đầu: enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3' - 5' 
* Kéo dài: ARN-polimeraza trượt dọc theo gen tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch khuôn (A - U; G - X) theo chiều 5' - 3'
* Kết thúc: enzim di chuyển đến khi gặp mã kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử ARN được giải phóng.
- ở tế bào nhân sơ: mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
- ở tế bào nhân thực: mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại thành mARN trưởng thành, qua màng nhân ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.
4. Củng cố, dặn dò:
- Mối quan hệ giữa ADN và ARN: A = T = rA + rU; G = X = rG + rX; 
	%A = %T = ; %G = %X = 
- Bài tập: Giả sử một phần đoạn mARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
XAUAAGAAUXUUGX
Hãy xác định các tARN lần lượt tham gia vận chuyển a.a và trật tự các a.a được dịch mã từ điểm khởi đầu của đoạn mARN trên?
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào nhân thực?
A. Diễn ra theo ngu ... bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
() Giới hạn sinh thái gồm có:
A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.	 B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
C. giới hạn dưới, giới hạn trên.	 D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.
() Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng mức độ sinh sản.
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
() Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? 
A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.
C. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.
() Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? 
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.	B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.	D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
() Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là: 
A.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C.duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
() Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A.điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B.điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D.các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
() Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: 
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi.	B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.	D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
() Mật độ của quần thể là: 
A.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
B.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
D.số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
() Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều.	B. đường cong chữ J.	C. đường cong chữ S.	 D. giảm dần đều.
 () : Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào? 
A.Tỉ lệ sinh của quần thể.	B.Tỉ lệ tử của quần thể.
C.Nguồn sống của quần thể.	D.Sức chứa của môi trường.
() Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh? 	
A.Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B.Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C.Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D.Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
() Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
A.biến động kích thước.	B.biến động di truyền.
C.biến động số lượng.	D.biến động cấu trúc.
 () Các dạng biến động số lượng? 
1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động the chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường) 4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là:
A.1, 2.	B.1, 3, 4.	C.2, 3.	D.2, 3, 4.
() Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
A. biến động theo chu kì ngày đêm.	B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm.	D. biến động theo chu kì tuần trăng.
() Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: 
A.tăng dần đều.	 B.đường cong chữ J.	C.đường cong chữ S. D.giảm dần đều.
() Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là: 
A.thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp
trong thực tế.
B.các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.
C.thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng
đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể.
D.xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn
sinh sản.
 () Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới: 
A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
() Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:
A. dưới mức tối thiểu.	B. mức tối đa.
C. mức tối thiểu.	D. mức cân bằng
 () Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
A. giảm hiệu quả nhóm.	B. giảm tỉ lệ sinh.
C. tăng giao phối tự do.	D. tăng cạnh tranh.
() : Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là: 
A. mức sinh sản.	B. mức tử vong.	C. sự xuất cư.	D. sự nhập cư.
() Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là:
A.mức sinh sản.	B.mức tử vong.	C.sự xuất cư.	D.sự nhập cư.
() Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:
A.diễn thế nguyên sinh	B.diễn thế thứ sinh
C.diễn thế phân huỷ	D.biến đổi tiếp theo
() Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là:
A.diễn thế nguyên sinh	B.diễn thế thứ sinh
C.diễn thế phân huỷ	D.biến đổi tiếp theo
() Diễn thế sinh thái là: 
 A.quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường
 B.quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
 C.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
 D.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
() Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? 
A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
() Tính đa dạng về loài của quần xã là: 
 A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
 B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
 C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
D.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
 () Hệ sinh thái là gì? 
A.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
() Sinh vật sản xuất là những sinh vật: 
A.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C.có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
() Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: 
A.hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B.hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
() Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
() Bể cá cảnh được gọi là: 
A.hệ sinh thái nhân tạo	B.hệ sinh thái “khép kín”
C.hệ sinh thái vi mô	D.hệ sinh thái tự nhiên
() Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A.sinh vật phân giải	B.sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật	D.động vật ăn động vật
() Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố,  là những ví dụ về:
A.hệ sinh thái trên cạn	B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái tự nhiên	D.hệ sinh thái nhân tạo
() Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A.hệ sinh thái nông nghiệp	B.hệ sinh thái ao hồ
C.hệ sinh thái trên cạn	D.hệ sinh thái savan đồng cỏ
() Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã
() Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
A.Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
B.Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
C.Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
D.Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
() Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: 
A.hiệu ứng “nhà kính”
B.trồng rừng và bảo vệ môi trường
C.sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải
D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,
() Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào? 
A.trồng các cây họ Đậu	B.trồng các cây lâu năm
C.trồng các cây một năm	D.bổ sung phân đạm hóa học.
() Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:
A.bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng	B.bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
C.cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn	D.sử dụng tiết kiệm nguồn nước
() Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng: 
A.cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm
B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ
C.cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm
D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ
() Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển:
A.phá rừng ngày càng nhiều	B.đốt nhiên liệu hóa thạch 
C.phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải	D.sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển
4. Đáp án:
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
11
21
2
12
22
3
13
23
4
14
24
5
15
25
6
16
26
7
17
27
8
18
28
9
19
29
10
20
30
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
V. rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2021_2022_phan_v_chuong_i_co.doc