Giáo án Sinh học Lớp 12 (Cơ bản) - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Lê Thị An

Giáo án Sinh học Lớp 12 (Cơ bản) - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Lê Thị An

PHẦN IV: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

TIẾT 1 - BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen(gen điều hòa, gen cấu trúc)

 - Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.

 - Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ

 2. Kỹ năng:

 - Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp

 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, làm việc độc lập với SGK

 - Kỹ năng thể hiện tự tin khi trình bày ý kiến, suy nghĩ/ý tưởng trước tổ, lớp; hợp tác, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, hứng thú, sôi nổi và chủ động trong giờ học

 - Yêu thích bộ môn

 - Có ý thức bảo vệ nguồn gen động, thực vật.

 4. Năng lực cần hướng tới:

 - Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ và tự học của học sinh, hình thành năng lực kiến thức sinh học về gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

II. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Phuơng pháp:

 - Vấn đáp – tìm tòi

 - Trực quan – tìm tòi

 - Dạy học nhóm

 - Dạy học giải quyết vấn đề

2. Kỹ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút

III. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

 - Giáo án

 - Hình ảnh có liên quan

 - Máy chiếu

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước dưới sự hướng dẫn của giáo viên

IV. TRIỂN KHAI BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

Tại sao chỉ với 4 loại nucleotit(A,T,G,X) có thể quy định 20 loai axitamin?

2. Hình thành kiến thức

 

doc 176 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 (Cơ bản) - Chương trình học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Lê Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 17	 Ngày soạn: 2210/2019
	 Ngày dạy:25/10 /2019
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chủ đề 1: Cơ chế di truyền & biến dị
Nội dung 1: Nêu định nghĩa gen, mã di truyền
Nội dung 2: Trình bày cấu trúc AND, ARN, Prôtêin và NST.
Nội dung 3: Diễn biến chính của quá trình nhân đôi AND, phiên mã, dịch mã và cơ chế điều hoà hoạt động của gen.
	Nội dung 4: Trình bày khái niệm và cơ chế gây đột biến gen, đột biến NST.
- Chủ đề 2: Quy luật di truyền .
Nội dung 1: Trình bày nội dung và cơ sơ tế bào học của quy luật Men den; Phân li và phân li độc lập.
Nội dung 2: Trình bày nội dung và cơ sơ tế bào học của quy luật Moocgan; liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính.
	Nội dung 3: Trình bày nội dung và cơ sơ tế bào học của quy luật tương tac gen và đa hiệu gen.
Nội dung 4: Trình bày nội dung và cơ sơ tế bào học của quy luật di truyền ngoài nhân
2. Kỹ năng 
- Phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, ghi nhớ logic kiến thức.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Trắc nghiệm
III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung/
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng mức thấp
Vận dụng mức cao
Chủ đề 1: Cơ chế di truyền & biến dị
- Nêu khái niệm gen. 
- Khái niệm mã di truyền và đặc điểm của mã di truyền. 
- diễn biến chính của sao chép ADN, phiên mã, dịch mã.
 Trình bày cấu trúc NST.
- Kể tên các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc, số lượng NST. Nguyên nhận của đột biến.
- Hiểu được nguyên tắt bổ sung. 
- Giải thích vì sao mã di truyền là mã bộ ba.
- Trình bày được cơ chê phiên mã, dịch mã và cơ chế điều hoà hoạt động của gen. 
- Giải thích cơ chế phát sinh đột biết gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến lệch bội, đa bội.
- làm được các bài tập về phiên mã, dịch mã theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc đối mã và liên kết đặc trưng giữa tARN với các loại axit amin
- Xác định dạng đột biến gen thông qua so sánh chiều dài, số nu số liên kết Hidro của gen bình thường và gen đột biến.
Số tiết : 8 50% tổng điểm = 100 điểm
Số câu: 5
34 % của hàng 
= 34 điểm
Số câu: 7
46% của hàng 
= 46 điểm
Số câu:3 
20% của hàng = 20 điểm
Chủ đề 2: Quy luật di truyền
- Nêu cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền.
- Nêu được đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn và di truyền ngoài NST.
- Nêu được ý nghĩa của qui luật liên kết gen hoàn toàn, liên kết gen không hoàn toàn. Di truyền liên kết với giới tính.
 Nêu ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình.
- Cho ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối và hiện tượng một gen chi phối nhiều tính trạng.
- Dựa trên tỉ lệ kiểu gen và kiều hình của kết quả phép lai xác định quy luật di truyền.
Ví dụ về mức phản ứng .
- Xác định được tỉ lệ các loại giao tử, số tổ hợp, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong qui luật của Menđen.
- Nhận định được bài tóan tuân theo các quy luật di truyền khác nhau,
Số tiết : 8 50% tổng điểm = 100 điểm
Số câu: 4
26% của hàng = 26 điểm
Số câu: 6
40% của hàng = 40 điểm
Số câu: 2
13% của hàng = 14 điểm
Số câu: 3
20 % của hàng = 20 điểm
Tổng điểm 200 điểm
80 điểm = 40% tổng điểm
60 điểm = 30% tổng điểm
40 điểm = 20 % tổng điểm
20 điểm = % 10 tổng điểm
IV. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
1.Đề kiểm tra: 	
Câu 1: Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?
A. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 3’ đến 5’.
B. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.
C. ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tính hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
D. ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G) theo chiều 5’ đến 3’.
Câu 2: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp.
C. sự phân li của các alen trong cặp trong giảm phân. D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
Câu 3: Bộ ba mở đầu trên mARN là
A. UAA.                     B. AUG.                     	C. AAG.                     D. UAG.
Câu 4: Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà R là
A. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
B. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp prôtêin.
Câu 5: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là
A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.	B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.	D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 6: Cho m¹ch gốc của gen: 3’...XTA GAX ...5’. Tr×nh tù c¸c nucleoit trªn ph©n tö mARN ? 
A. 3’...XTA GAX ...5’. 	B. 3’...GAT XTG ...5’. 
C. 3’...XUA GAX ...5’. 	D. 3’...GAT XUG ...5’. 	
Câu 7: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau. 
Câu 8: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là
A. tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.	B. tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau.
C. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.	D. khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường.
Câu 9: Cho m¹ch bổ sung của gen: 3’...XTA GAT ...5’. Tr×nh tù axit amin trên phân tử protein tổng hợp từ gen trên.Biết rằng các bộ ba mã hóa axit amin: GAU – Asp, XUA –Leu, GAU – Asp.
A. Asp - Asp	B.Leu - Asp	C. Asp - Leu	D. Leu - Leu
Câu 10: Đột biến gen lặn biểu hiện thành kiểu hình
A. kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.	
B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử về gen lặn.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.	D. ở phần lớn cơ thể.
Câu 11: Cơ sở tế bào học của sự liên kết gen là
A. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
Câu 12: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong tổng hợp prôtêin là
A. mARN.                  B. tARN.                     C. rARN.                    D. ADN.
Câu 13: Hậu quả của đột biến mất đoạn lớn NST là
A. làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.	B. làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C. làm giảm sức sống hoặc gây chết.	D. ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể.
Câu 14: P: AaBb x Aabb. Biết gen A – atHạtHhhhhhhhhh Hạt trơn trội hoàn toàn so với alen a – hạt nhăn. B: qu¶ ®á trội hoàn toàn so với alen b: qu¶ vµng.Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A.9:3:3:1	B.9:7	C.3:3:1:1	D.1:1
Câu 15: Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.
D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN.
Câu 16: Viết giao tử của kiểu gen P: AaBBDd
A. ABD,ABd, aBD,aBd.	B. AABBdd, aaBBDD.
C. aBD,Abd, aBD,abd.	D. AaBBDD, AaBBdd.
Câu 17: Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì
A. quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh luôn diễn ra bình thường.
B. cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội.
C. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.
D. chúng thường bị chết khi đa bội hoá.
Câu 18: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé.
B. ribôxôm gắn axit amin mêtiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.
C. ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAU, UAX, UXG.
D. ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA.
Câu 19: Viết giao tử của kiểu gen P: BD/bd (f = 30%)
A.0.3BD; 0,3bd;0,2Bd;0,2bD	B.0.3Bd; 0,3bD;0,2BD;0,2BD
C.0.35BD; 0,35bd;0,15Bd;0,15bD	D.0.35Bd; 0,35bD;0,15BD;0,15BD
Câu 20: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là
A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.	D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 21: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
B. Vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
C. Vùng vận hành (O) vùng khởi động (P) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
D. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc.
Câu 22: P: XMXm x XmY. Biết gen M quy định matHạtHhhhắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
A. 3:1	B.1:1	C.3:3:1:1	D.1:1:1:1
Câu 23: Ở người, thể lệch bội có ba NST 21 sẽ gây ra
A. bệnh ung thư máu.                                     B. hội chứng Đao.      
C. hội chứng mèo kêu.                                    D. hội chứng Claiphentơ.
Câu 24: Mã di truyền có tính thoái hoá là hiện tượng
A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin.
B. có nhiều axit amin được mã hoá bởi một bộ ba.
C. có nhiều bộ hai mã hoá đồng thời nhiều axit amin.	D. một bộ ba mã hoá một axit amin.
Câu 25: Phép lai: P: AaBbddEE x AabbDDEe sẽ cho tỉ lệ kiểu hình trội cả năm tính trạng là bao nhiêu?
A.1/16	B.3/8	C.1/32	D.3/64.
Câu 26: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau.
B. đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G - X.
C. đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A - T.	D. sự sai hỏng ngẫu nhiên.
Câu 27: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) bố mắt xanh (aa).      	B. Mẹ mắt xanh (aa) bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (AA) bố mắt đen (AA).      	D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).
Câu 28: Sự mềm dẻo của kiểu hình có nghĩa là
A. một kiểu hình có thể do kiểu gen quy định trong quá trình phát triển của cơ thể.
B. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
C. nhiều kiểu gen biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
D. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trong cùng một điều kiện môi trường.
Câu 29: Phương  ... thụ bậc 2.
Câu 4:Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu xuất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.
Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit(CO).
Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
Toàn bộ lượng cacbon sau khi đia qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.
Câu 5: Khi nói về chu trình nitơ, khẳng định nà sau đây đúng
A. Thực vật hấp thụ nitơ ở dạng NO3- và NH4+
BVi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu và vi khẩn phản nitrat hóa có vai trò cố định nitơ khí quyển
C. Sấm dét, tia chớp là con đường duy nhất biến đổi N2 thành dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
D. Cây xanh có thể hấp thu nitơ của khí quyển 
BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
Câu 1: Hiệu suất sinh thái là 
A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá từ môi trường vào quần xã sinh vật trong hệ sinh thái. 
B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị tiêu hao (chủ yếu hô hấp) giữa các bậc dinh dưỡng trong HST
C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. 
D. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Câu 2: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? 
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. 	B. Sinh vật phân huỷ. 	
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. 	D. Sinh vật tự dưỡng.
Câu 3: Trong một hệ sinh thái 
A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình 
B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó 
C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình 
D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,  chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
Câu 5 :Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là:
          A. năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật dị dưỡng → Năng lượng trở lại môi trường.
          B. năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật sản xuất → Năng lượng trở lại môi trường.
          C. năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật ăn thục vật → Năng lượng trở lại môi trường.
          D. năng lượng ánh sáng mặt trời → Sinh vật tự dưỡng → Sinh vật ăn động vật → Năng lượng trở lại môi trường.
Câu 6: Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là
A. sinh vật tiêu thụ bậc ba. 	B. sinh vật tiêu thụ bậc một.
C. sinh vật tiêu thụ bậc hai. 	D. sinh vật sản xuất.
Đáp án
BÀI 35
1. C. 2B. 3.D, 4D, 5A
BÀI 36: 1.A.2.C.3.C. 4D. , 8D
Bài 37-38 1D, 2C, 3C, 2’C, 3’D, 4D, 5C, 5B, 6C, 7D, 8D, 9D, 10D
Bài 40: 1D, 2C, 3D, 4D, 5C, 6C, 7D, 7’D, 8A, 9B, 10B, 11, 12D, 13B, 14B, 15, 16A,17C, 18C, 19C, 20B, 21B, 22B, 23D, 24A, 25D
Bài 42-43: 1D, 2C, 3C, 4D, 5D, 6C, 7B, 8C, 9D, 10D
Bài 44:1A, 2A, 3A, 4C, 5A
Bài 45: 1C, 2D, 3D, 4D, 5A, 6D
 Ngày soạn:24/05/2020
 Ngày dạy:26/05/2020
TIẾT 47- BÀI : ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC THPT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về 
+ Thế giới sống
+ Sinh học tế bào
+ Sinh học VSV
+ Sinh học cơ thể
+ Di truyền học
+ Tiến hóa
+ Sinh thái học. 
 2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức
- Kỹ năng thể hiện tự tin khi trình bày ý kiến, suy nghĩ/ý tưởng trước tổ, lớp; hợp tác, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm. 
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, hứng thú, sôi nổi và chủ động trong giờ học
 - Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.
 4. Năng lực cần hướng tới:
 - Phát triển năng lực quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ và tự học của học sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phuơng pháp:
 - Vấn đáp – tái hiện
 - Trực quan – tái hiện
 - Dạy học nhóm
 - Dạy học dự án
 - Làm việc độc lập với sgk.
2. Kỹ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
III. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên:
 - Giáo án, Hình ảnh có liên quan
 - Máy chiếu
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước dưới sự hướng dẫn của giáo viên
+ Nhóm 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật 
+ Nhóm 2:Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật 
+ Nhóm 3: Cảm ứng ở thực vật
+ Nhóm 4: Cảm ứng ở động vật
+ Nhóm 5: Sinh sản ở động vật
+ Nhóm 6: Sinh sản ở thực vật
IV. TRIỂN KHAI BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS
 2. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV giới thiệu: phần I HS tự đọc sách, phần 7(tiết 46)
Hoạt động 1: Ôn tập sinh học tế bào
GV yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành bảng 1: so sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và nhân thực
HS: thảo luận – trả lời
GV: nhận xét, hòa thiện
Hoạt động 2: Ôn tập sinh học VSV
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi
+Phân biệt 4 kiểu dinh dưỡng của VSV?
+ Phân biệt môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục?
+ Các phương thức gây bệnh của virut?
+ Đặc điểm virut corona?
HS: thảo luận – trả lời
GV: nhận xét, hòa thiện
Hoạt động 3: Ôn tập sinh học cơ thể
GV yêu cầu các nhóm lên báo cáo phần chuẩn bị ở nhà
HS: báo cáo, thảo luận
HS: thảo luận – trả lời
GV: nhận xét, hòa thiện
Hoạt động 4: Ôn tập di truyền học
GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái niệm gen, phiên mã, dịch mã?
+ Mối quan hệ giữa gen, ARN và protein?
HS: thảo luận – trả lời
GV: nhận xét, hòa thiện
+ Phân biệt đột biến gen và đột biến NST?
+ Nêu tên và đặc điểm các quy luật di truyền?
HS: thảo luận – trả lời
GV: nhận xét, hòa thiện
+ Đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần?
+ Nêu một số ứng dụng di truyền rong chọn giống?
HS: thảo luận – trả lời
GV: nhận xét, hòa thiện
Hoạt động 4: Ôn tập phần tiến hóa
GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng 2,3,4,5
HS: thảo luận – trả lời
GV: nhận xét, hòa thiện
I. Hệ thống hóa kiến thức phần sinh học tế bào- VSV
 (Nội dung bảng 1)
II. Hệ thống hóa kiến thức phần Sinh học vi sinh vật
- Các kiểu dinh dưỡng của VSV
- Sinh trưởng của VSV
- Virut và bệnh truyền nhiễm
III. SINH HỌC CƠ THỂ
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, thực vật
- Cảm ứng ở động vật và thực vật
- Sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật
- Sinh sản ở động vật và thực vật.
IV. DI TRUYỀN HỌC
- Cơ sở vật chất di truyền và biến dị 
- Di truyền học quần thể
- Ứng dụng di truyền học trong chọn giống.
- Các quy luật di truyền
V. TIẾN HÓA
( Nội dung: bảng 2,3,4,5)
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập kỷ nội dung tài liệu sinh thái học 12, đối chiếu lý thuyết với phần trắc nghiệm từng bài chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra HK II.
Bảng 1: So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Cấu trúc
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Màng sinh chất
Màng lipoprotein theo mô hình khảm động
Màng lipoprotein theo mô hình khảm động.
Tế bào chất
Chưa phân vùng, chưa có các bào quan phức tạp.
Được phân vùng, chứa nhiều bào quan phức tạp có chức năng khác nhau.
Nhân
Chưa phân hóa, chưa có màng nhân. Là phân tử ADN trần dạng vòng nằm trực tiếp trong tế bào chất.
Phân hóa thành nhân tách khỏi tế bào chất bằng màng nhân. Nhân có cấu trúc phức tạp gồm NST (ADN có dạng thẳng liên kết với histon).
Bảng 2. Các bằng chứng tiến hóa.
Các bằng chứng
Vai trò
Giải phẫu so sánh
Các cơ quan tương đồng, thoái hóa phản ánh mẫu cấu tạo chung của các nhóm lớn, nguồn gốc chung của chúng.
Tế bào học và sinh học phân tử
Cơ thể mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Các loài đều có axit nucleic cấu tạo từ 4 loại nucleotit, mã di truyền thống nhất, protein cấu tạo từ trên 20 loại aa.
Bảng 3: So sánh các thuyết tiến hóa.
Chỉ tiêu so sánh
Thuyết Đacuyn
Thuyết hiện đại
Các NTTH
Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
Đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, biến động di truyền.
Hình thành đặc điểm thích nghi
Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi cho SV dưới tác dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu.
Dưới tác dụng của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Hình thành loài mới
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.
Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
Chiều hướng tiến hóa
Ngày càng đa dạng. Tổ chức ngày càng cao. Thích nghi ngày càng hợp lí.
Như quan niệm của Đacuyn và nêu cụ thể chiều hướng tiến hóa của các nhóm loài.
BẢNG 4. Vai trò các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ.
Các NTTH
Vai trò
Đột biến
Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (đột biến) cho tiến hóa và làm thay đổi nhỏ tần số alen.
GP không ngẫu nhiên
Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
Chọn lọc tự nhiên
định hướng sự tiến hóa, qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
Di nhập gen
Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng tới vốn gen của quần thể.
Các yếu tố ngẫu nhiên
Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.
Bảng 5: Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người.
Sự PS
Các giai đoạn
Đặc điểm cơ bản
Sự sống
- Tiến hóa hóa học.
- Tiến hóa tiền sinh học.
- Tiến hóa sinh học.
- Quá trình phức tạp hóa các hợp chất cacbon: C -> CH -> CHO -> CHON.
- Phân tử đơn giản -> phân tử phức tạp -> đại phân tử -> đại phân tử tự tái bản (ADN).
- Hệ đại phân tử -> tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ -> đơn bào nhân thực.
- Từ tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ, nhân thực
Loài người
- Người tối cổ.
- Người cổ.
- Người hiện đại.
- Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng 2 chân sau. Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá,mảnh xương thú) để tự vệ.
- Homo habilis (người khéo léo): Hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
- Homo erectus (người đứng thẳng): Thể tích hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.
- Homo neanderthalensis: Thể tích hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sống văn hóa.
- Thể tích hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_12_co_ban_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_ho.doc