- Nêu được các khái niệm: gen, mã di truyền.
- Kể tên được các vùng của gen cấu trúc.
- Trình bày được các đặc điểm của mã di truyền.
- Phân biệt được gen ở sinh vật nhân sơ với gen ở sinh vật nhân thực.
- Mô tả được các bước trong cơ chế nhân đôi AND.
- Nêu khái niệm phiên mã, dịch mã.
PHẦN V. DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ TIẾT 1 - 3. CHỦ ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được các khái niệm: gen, mã di truyền. - Kể tên được các vùng của gen cấu trúc. - Trình bày được các đặc điểm của mã di truyền. - Phân biệt được gen ở sinh vật nhân sơ với gen ở sinh vật nhân thực. - Mô tả được các bước trong cơ chế nhân đôi AND. - Nêu khái niệm phiên mã, dịch mã. - Phân biệt được cấu trúc và chức năng của 3 loại ARN. - Phân tích được mối liên quan giữa các cơ chế di truyền cấp phân tử. Từ đó thấy được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới nên cần bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm. - Vận dụng kiến thức giải được các bài tập cơ bản về nhân đôi, phiên mã và dịch mã. 2. Năng lực: Năng lực Mục tiêu Mã hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Năng lực sinh học - Nêu được các khái niệm: gen. - Phân biệt được gen ở sinh vật nhân sơ với gen ở sinh vật nhân thực. (1) - Kể tên được các vùng của gen cấu trúc. (2) - Mô tả được các bước trong cơ chế nhân đôi AND. (3) - Phân biệt được cấu trúc và chức năng của 3 loại ARN. (4) - Nêu khái niệm phiên mã, mô tả diễn biến cơ chế phiên mã (5) - Nêu khái niệm mã di truyền, trình bày được các đặc điểm của mã di truyền. (6) - Nêu khái niệm dịch mã và mô tả sơ lược cơ chế dịch mã bằng sơ đồ. (7) - Phân tích được mối liên quan giữa các cơ chế di truyền cấp phân tử. (8) Tìm hiểu thế giới sống - Tìm hiểu ứng dụng của cơ chế di truyền cấp phân tử (9) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Vận dụng kiến thức giải được các bài tập cơ bản về nhân đôi, phiên mã và dịch mã. (10) -Thấy được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới nên cần bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm. (11) NĂNG LỰC CHUNG Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (12) Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp phân tử (13) Giải quyết vấn đề và sáng tạo Tìm hiểu các biện pháp ứng dụng cơ chế di truyền trong đời sống (14) 3. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (15) Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (16) Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm (17) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1.Giáo viên: -Hình ảnh của các bài 1, 2 SGK - Video cơ chế nhân đôi AND: https://youtu.be/zBGcQPQLIeQ - Video cơ chế phiên mã: https://youtu.be/Rc0K65ggsuw - Video cơ chế dịch mã: https://youtu.be/a2R4YE-GvSE 2. Học sinh. - Đọc trước nội dung bài 1,2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT) 1. Mục tiêu: - Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức. - HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp phân tử. 2. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân: Quan sát các hình ảnh minh họa và trả lời câu hỏi: + Tại sao con sinh ra lại giống bố mẹ? + Tại sao các loài sinh vật lại giữ được đặc điểm di truyền của loài qua rất nhiều thế hệ? +Vì sao sử dụng chỉ số AND xác định được quan hệ huyết thống? 3. Sản phẩm học tập: - HS suy nghĩ về vấn đề được đặt ra. - Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra. 4. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : -GV chiếu hình ảnh minh họa - yêu cầu HS quan sát và hỏi: + Tại sao con sinh ra lại giống bố mẹ? + Tại sao các loài sinh vật lại giữ được đặc điểm di truyền của loài qua rất nhiều thế hệ? +Vì sao sử dụng chỉ số AND xác định được quan hệ huyết thống? - HS nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát, thảo luận cặp đôi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận – Nhận định: GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề:. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ) Hoạt động 1: Tìm hiểu gen và cơ chế nhân đôi ADN a. Mục tiêu: (1),(2), (3), (12), (13), (15), (16), (17). b. Nội dung: - HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục I và mục III trang 7,8, sau đó quan sát các hình ảnh GV chiếu: Hình ảnh cấu trúc AND, gen, gen cấu trúc, video cơ chế nhân đôi ADN - HS hoạt động nhóm: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Gen và cơ chế nhân đôi ADN: Tiêu chí Hình ảnh minh họa Nội dung Khái niệm gen Cấu trúc chung của gen cấu trúc - Cấu trúc chung: - Gen SV nhân sơ: .. - Gen SV nhân thực: .. Cơ chế nhân đôi AND 1.vị trí xảy ra: - Ở sinh vật nhân sơ: . - Ở sinh vật nhân thực: 2. Nguyên tắc: 3.Diễn biến: 4. Kết quả: 5.Ý nghĩa: c. Sản phẩm: Nội dung phiếu học tập số 1: Gen và cơ chế nhân đôi ADN: Tiêu chí Hình ảnh minh họa Nội dung Khái niệm gen Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. Cấu trúc chung của gen cấu trúc Gồm 3 vùng trình tự nu: Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc - Gen SV nhân sơ: Gen có vùng mã hóa liên tục ( Không phân mảnh) - Gen sinh vật nhân thực: Phần lớn phân mảnh: Vùng mã hóa xen kẽ vùng không mã hóa Cơ chế nhân đôi ADN 1.vị trí: - Ở sinh vật nhân sơ: Diễn ra ở tế bào chất ( vùng nhân) - Ở sinh vật nhân thực: + Diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào, tại các NST, ở kì trung gian (pha S) giữa hai lần phân bào + Có thể diễn ra cả trong tế bào chất (ti thể, lục lạp) 2. Nguyên tắc: Nhân đôi theo NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn 3.Diễn biến: Bước 1: Tháo xoắn phân tử AND - Dưới tác dụng của enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y (2 chạc) để lộ ra mạch khuôn Bước 2: Tổng hợp các mạch AND mới: - Vì enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’ nên: + Trên mạch khuôn 3’ - 5’: mạch mới được tổng hợp liên tục + Trên mạch khuôn 5’ - 3’: mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (okazaki), sau đó chúng nối lại với nhau bởi enzim nối ligaza Mỗi nu trên 1 mạch của ADN liên kết với 1 nu tự do của môi trường theo NTBS (A – T; G – X). Bước 3: Hai phân tử AND được tạo thành: Trong mỗi pt có 1 mạch AND mới, mạch kia của AND ban đầu 4. Kết quả: 1 ADN mẹ Nhân đôi 1 lần 2 ADN con. 5. Ý nghĩa: Là cơ sở cho NST tự nhân đôi, giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu phiếu học tập và phát phiếu học tập cá nhân và bảng nhóm cho HS. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( kỹ thuật khăn trải bàn) hoàn thành phiếu học tập số 1 + GV yêu cầu HS đọc SGK mục I, III trang 7, 8 + GV chiếu lần lượt các hình ảnh tương ứng với từng nội dung trong phiếu học tập cho HS quan sát -Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát: + Quan sát giúp đỡ nhóm yếu hơn + Chiếu đi chiếu lại các hình ảnh tương ứng với mỗi nội dung trong phiếu học tập - Mỗi HS quan sát ảnh kết hợp đọc SGK - Các nhóm thảo luận: Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên tự hoàn thành vào phiếu cá nhân, sau đó thảo luận thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập chung của nhóm. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày - GV hỏi thêm: + Có những thành phần nào tham gia nhân đôi ADN? + Mạch nào được tổng hợp liên tục, mạch nào được tổng hợp gián đoạn? Giải thích tại sao? + Giải thích nguyên tắc bán bảo tồn? - Các các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày - Các nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung - Các nhóm thảo luận trả lời thêm câu hỏi GV nêu Bước 4. Kết luận, nhận định - GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện và ghi vào phiếu cá nhân. *Kết luận: I. Gen và cơ chế nhân đôi ADN. Nội dung phiếu học tập số 1 e. Đánh giá: Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS Câu hỏi Mức độ hoàn thành Mức 1 Mức 2 Mức 3 Hoàn thành phiếu học tập số 1 -Hoàn thành đủ nội dung trong phiếu học tập Hoàn thành đủ và chính xác nội dung trong phiếu học tập HS chỉ ra được: +Điểm khác nhau về cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ và nhân thực. + Giải thích được tại sao 1 mạch tổng hợp gián đoạn, 1 mạch tổng hợp liên tục +Giải thích được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào. Hoạt động 2 : Tìm hiểu phiên mã a. Mục tiêu: (4),(5), (12), (13), (15), (16), (17). b. Nội dung: - Nhiệm vụ 1: HS hoạt cặp đôi: Quan sát các hình ảnh về cấu trúc, chức năng các loại ARN, đọc SGK trang 11, hoàn thành phiếu học tập số 2: Phiếu học tập số 2: Cấu trúc, chức năng các loại ARN Các loại ARN Cấu trúc Chức năng mARN tARN rARN - Nhiệm vụ 2: HS hoạt động nhóm: Quan sát các hình ảnh, vi đeo về cơ chế phiên mã- đọc SGK trang 11, 12- hoàn thành phiếu học tập số 3: Phiếu học tập số 3: Cơ chế phiên mã: Khái niệm phiên mã Thời điểm xảy ra Thành phần tham gia Diễn biến Nguyên tắc Kết quả Ý nghĩa c. Sản phẩm: Nội dung phiếu học tập số 2, 3 Phiếu học tập số 2: Cấu trúc, chức năng các loại ARN Các loại ARN Cấu trúc Chức năng mARN Là một mạch pôliribônuclêôtit sao chép đúng một đoạn mạch ADN nhưng trong đó U thay cho T. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra chất tế bào, tham gia tổng hợp prôtêin ở ribôxôm. tARN Là một mạch pôliribônuclêôtit quấn trở lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo NTBS. Một phân tử tARN có một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã và đầu mút tự do. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin. rARN Là một mạch pôliribônuclêôtit chứa hàng nghìn đơn phân trong đó 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribôxôm. Phiếu học tập số 3: Cơ chế phiên mã: Khái niệm phiên mã Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn của AND( gen) Thời điểm xảy ra Trước khi diễn ra quá trình dịch mã Thành phần tham gia Các nucleotit tự do: A, U, G, X; gen; enzim ARN -polimeraza Diễn biến - Dưới tác dụng của enzim ARN – polimeraza làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (3’ – 5’), bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu - ARN – polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc để tổng hợp mARN theo chiều 5’ – 3’ theo NTBS (Ag = Um, Tg = Am, Gg = Xm, Xg = Gm) - Khi enzim chuyển tới cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, mARN được giải phóng. Vùng nào trên gen tổng hợp song thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại. Nguyên tắc Bổ sung: A mạch gốc gen liên kết với U; T mạch gốc gen liên kết với A; G mạch gốc gen liên kết với X và ngược lại Kết quả 1 gen sau 1 lần phiên mã tạo 1 phân tử ARN Ý nghĩa tổng hợp ARN trực tiếp tham gia quá trình sinh tổng hợp protein. d. Tổ chức hoạt động: d1. Cấu trúc và chức năng các loại ARN Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ GV chiếu hình ảnh cấu trúc và chức năng các loại ARN và yêu cầu HS: + Quan sát hình ảnh, đọc SGK - hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 -Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát ... ẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập. *Mục tiêu: Kích thích tính hứng thú học tập của HS. *Nội dung: Giới thiệu nội dung bài ôn tập *Sản phẩm: câu trả lời của HS, những thắc mắc nẩy sinh trong suy nghĩ của học sinh . *Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS nêu lại các cấp độ tổ chức của thế giới sống? Giữa các cấp độ đó có quan hệ với nhau như thế nào?Đặc điểm chung của các cáp độ tổ chức sống đó? Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ Định hướng, giám sát - HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi Báo cáo, thảo luận GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, yêu cầu HS trả lời , phản biện từng câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nghe và bổ sung. Kết luận, nhận định: Các cấp độ tổ chức sống chính: tế bào, cá thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. Đặc điểm: có quan hệ dinh dưỡng với nhau, chịu ảnh hưởng của môi trường sống. -Đều có trao chất và năng lượng với môi trường. -Có khả năng tự điều chỉnh đẻ thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới. Hoạt động 2.1 Cấu trúc tế bào *Mục tiêu: (1),(2),(3),(14),(17),(18),(19). *Nội dung: Hoạt động nhóm: So sánh tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ, tế bào thực vât với tế bào động vật. -Cấu trúc NST. *Sản phảm: PHT, câu trả lời của HS. *Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút, hoàn thiện PHT số 1,2 và câu hỏi 3. PHT số 1. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Cấu trúc Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Màng sinh chất Tế bào chất Nhân PHT số 2. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. Điền từ có hoặc không vào ô tượng ứng. Cấu trúc Tế bào thực vật Tế bào động vật Thành tế bào Lục lạp Không bào Trung thể Câu hỏi 3. Nêu cấu trúc của NST. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS thảo luận theo nhóm, ghi lại thông tin vào PHT. Bước 3. Báo cáo và thảo luận. Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo PHT số 1. Đại diện nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận PHT số 2. Đại diện nhóm 3 trình bày câu hỏi số 3. Nhóm khác nghe, nhận xét chéo. Bước 4. Kết luận, nhận định. GV chốt kiến thức. PHT số 1. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Cấu trúc Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Màng sinh chất Màng lipoprotein theo mô hình khảm động Màng lipoprotein theo mô hình khảm động. Tế bào chất Chưa phân vùng, chưa có các bào quan phức tạp. Được phân vùng, chứa nhiều bào quan phức tạp có chức năng khác nhau. Nhân Chưa phân hóa, chưa có màng nhân. Là phân tử ADN trần dạng vòng nằm trực tiếp trong tế bào chất. Phân hóa thành nhân tách khỏi tế bào chất bằng màng nhân. Nhân có cấu trúc phức tạp gồm NST (ADN có dạng thẳng liên kết với histon). So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. Cấu trúc Tế bào thực vật Tế bào động vật Thành tế bào Có Không Lục lạp Có Không Không bào Có không bào lớn Không có hoặc có rất nhỏ Trung thể Không Có Câu hỏi 3. Nhiễm sắc thể -NST ở sinh vật nhân sơ: thường chỉ có 1 NST, ADN không liên kết với histon (ADN trần dạng vòng) -NST ở tế bào nhân thực: có nhiều NST( bộ NST), ADN liên kết với Protein histon. NST có cấu trúc xoắn phức tạp Hoạt động 2.2. Vi sinh vật- virut. *Mục tiêu: (4),(10),(14), (17),(18),(190 *Nội dung: -chứng minh virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. -Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của virut. *Sản phẩm: PHT, câu trả lời của HS. *Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Thời gian 5 phút. Hoàn thành PHT số 5 và trả lời số 4 Câu 4: Chứng minh virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. PHT số 5.. Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn Đặc tính sinh học Đặc điểm Ví dụ Phương thức dinh dưỡng( tự dưỡng, dị dưỡng, kí sinh...) Sinh trưởng, phát triển Sinh sản -có lợi -có hại Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS thảo luận theo nhóm, ghi lại thông tin vào PHT. Bước 3. Báo cáo và thảo luận. Đại diện nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận câu số 4.. Đại diện nhóm 5 trình bày kết quả thảo luận PHT số 5. Nhóm khác nghe, nhận xét chéo. Bước 4. Kết luận, nhận định. GV chốt kiến thức. Câu 4. Chứng minh virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. - Virút không có cấu tạo tế bào nên không có bộ máy trao đổi chất và năng lượng riêng cho mình. Virut chỉ thể hiện chức năng như chuyển hóa vật chất,năng lượng, sinh sản...trong tế bào chủ. Virut không sống ở trạng thái tự do ngoài tế bào, chúng sẽ bị phân giải ngoài môi trường tự do. PHT số 5: Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn Đặc tính sinh học Đặc điểm Ví dụ Phương thức dinh dưỡng -Hoá tự dưỡng -Hoá dị dưỡng -Quang tự dưỡng -Quang dị dưỡng -VK nitrat hoá -E. Coli -Vi khuẩn lam -VK tía Sinh trưởng, phát triển Sinh trưởng nhanh- tăng nhanh số lượng tế bào trong quần thể theo đơn vị thời gian VK E.coli tăng gấp đôi số lượng tế bào qua 20 phút trong môi trường nuôi cấy liên tục Sinh sản -Phân đôi -Nảy chồi -E.coli -Xạ khuẩn -có lợi -có hại -Sử dụng trong công nghệ lên men, công nghiệp điều chế khánh sinh, vãcin... -Gây bệnh cho cây trồng và vật nuôi -Sản xuất bia, rượu, sữa chua,.... -Virut gây bệnh khảm ở thuốc lá, cà chua. Virut HIV gây bệnh AIDS ở người.. Hoạt động 2.3. Sinh học cơ thể *Mục tiêu: (6),(7),(8),(9),(11),(14),(16). *Nội dung: -phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vạt và động vật. -Cảm ứng ở thực vạt và động vật. -Sinh trưởng và phát triển ở động vạt và thực vật. -Sinh sản ở thực vật và động vật. *Sản phẩm: PHT của HS, câu trả lời của HS. *Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhóm 1+2 PHT số 6+7 PHT số 6. So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Phương thức chuyển hoá thực vật động vật trao đổi nước và các chất khoáng Tiêu hoá vận chuyển, phân phối chất và bài tiết Hô hấp Quang hợp PHT số 7: đặc điểm chính cảm ứng ở thực vật và động vật. Phương thức cảm ứng thực vật Động vật Hướng động ứng động vận động Nhóm 3+4: PHT số 8,9. PHT số 8. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật. Phương thức Đặc tính Ví dụ Sinh trưởng Phát triển PHT số 9. Sinh sản ở thực vật và động vật. Phương thức sinh sản Thực vật động vật Vô tính hữu tính Ứng dụng thực tế Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập. HS thảo luận theo nhóm, thực hiện yêu cầu của giáo viên. Bước 3. Báo cáo và thảo luận: Nhóm 1 trình bày nội dung PHT số 6→nhóm 2 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nhóm 2 trình bày nội dung PHT số 7→nhóm 1 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nhóm 3 trình bày nội dung PHT số 8→nhóm 4 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nhóm 4 trình bày nội dung PHT số 9→nhóm 3 nhận xét→các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận và nhận định. GV nhận xét, chốt kiến thức. PHT số 6.. So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Phương thức chuyển hoá thực vật động vật trao đổi nước và các chất khoáng Hấp thụ nuớc và muối khoáng qua rế là chủ yếu Cơ chế: hấp thu nuớc: thụ động Hấp thu chất khoáng: chủ động hoặc thụ động CO2 khuếch tán vào cây qua khí khổng ở lá -ĐV bậc thấp trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể -ĐV bậc cao thông qua hệ hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết Tiêu hoá Không có hệ tiêu hoá Có hệ tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Có hệ Enzim xúc tác quá trình tiêu hoá: biến đổi chất dinh dưỡng phức ctạp thành các chất đơn giản cơ thể hấp thụ được vận chuyển, phân phối chất và bài tiết Vận chuỷen các chất trong cây thông qua dòng mạch gỗ, dòng mạch rây. Hơi nước được thoát ra ngoài qua khí khổng Phân phối các chất nhờ hệ tuần hoàn và hệ bài tiết Hô hấp Thu O2 và nhả CO2quá trình hô hấp diễn ra ở ti thể Sự trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng Thu O2 và nhả CO2quá trình hô hấp diễn ra ở ti thể Bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong Quang hợp Xảy ra tại lục lạp của cây 6CO2 +6H2O→ C6H12O6 +6O2 Không có QH PHT số 7. Cảm ứng ở thực vật và động vật. Phương thức cảm ứng thực vật Động vật Hướng động phản ứng của cây với tác nhân kích thích có hướng xác định ứng động phản ứng của cây với kích thích không định hướng ( tự vệ, bắt mồi,...) vận động Phản ứng với kích thích môi trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cam giác và thần kinh. động vật có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường. PHT số 8. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật. Phương thức Đặc tính Ví dụ Sinh trưởng Gia tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan. Sự mọc dài ra của rễ cây, tăng khối lượng Phát triển Không chỉ có sinh trưởng mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể Cây trưởng thành ra hoa kết trái Gà trống trưởng thành mọc mào, có cựa... PHT số 9. Sinh sản ở thực vật và động vật. Phương thức sinh sản Thực vật động vật Vô tính thường xuyên xảy ra. SS sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, củ Ít khi xảy ra. chủ yếu ở thực vật bậc thấ: nảy chồi ( thuỷ tức), phân mảnh ( giun dẹp). hữu tính Hình thành giới tính. Gồm 3 quá trình: hình thành hạt phấn và túi phôi, thụ phấn, thụ tinh Hình thành con đực ,con cái. gồm 3 quá trình: giảm phân hình thành tinh trùng và trứng, thụ tinh, nguyên phân và biệt hoá tế bào Ứng dụng thực tế Giâm chiết ghép, nuôi cấy mô tế bào, lai giống Công nghệ thụ tinh, lai giống, cấy truyền phôi... 3.Hoạt động 3. Luyện tập *Mục tiêu: (12),(13),(14),(17),(18),(19). *Nội dung: ứng dụng tập tính của động vật vào đời sống. *Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. *Tố chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ ( trước buổi học) Em hãy cho biết, con người đã vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật vào đời sống như thế nào? Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ ( ở nhà) HS tìm hiểu thông tin trên các trang web, trả lời câu hỏi của giáo viên. Bước 3. Báo cáo và thảo luận ( thực hiện trên lớp) GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày đáp án câu hỏi. HS khác nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận và nhận định. GV nhận xét khả năng thuyết trình của HS. Chuẩn hóa kiến thức: Ứng dụng tập tính ở động vật vào đời sống. -Giải trí: nuôi thú làm xiếc: chó làm toán, cá voi làm toán,.. -Bưu chính: chim bồ câu đưa thư. -An ninh quốc phòng: nuôi hó nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, tìm kiếm ma túy.. -Nông nghiệp: làm bù nhìn. 4. Hoạt động 4. Vận dụng. *Mục tiêu: (15),(16),(17),(18),(19). *Nội dung: sản phẩm ứng dụng của VSV vào đời sống hàng ngày. *Sản phẩm: Các sản phẩm ứng dụng VSV do HS làm. *Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ ( trước buổi học) Nhóm 1. Làm sữa chua dứa đủ 25 cốc, làm xoài dầm. Nhóm 2. Làm sữa chua thanh long/ dưa hấu đủ 23 cốc, nộm rau muống Nhóm 3. Làm sữa chua xoài đủ 23 cốc, kim chi. Nhóm 4. Làm sữa chua nếp cẩm đủ 23 cốc, dưa chuột góp. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: phân công mua nguyên liệu, làm dưa, quay hình. Bước 3. Báo cáo và thảo luận. HS nộp sản phẩm, đại diện nhóm thuyết trình cách tiến hành làm. Bước 4. Kết luận, nhận định. GV đánh giá sản phẩm của mỗi nhóm. Cho cả lớp thưởng thức sản phẩm. Chia tay , chúc HS thi tốt.
Tài liệu đính kèm: