Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình cả năm

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình cả năm

Tiết: 02 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học sinh cần phải:

 - Trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa của cơ chế phiên mã

 - Trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa của cơ chế dịch mã

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực,thể hiện sự tự tin khi trình bày,ra quyết định,quản lí thời gian,.

 3. Thái độ

 - Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.

4. Năng lực hướng tới:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin; biết phân tích tình huống, phát hiện và nêu được tình huống, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất đặt ra trong học tập và cuộc sống.

- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Vận dụng được kiến thức khoa học vào một số tình huống cụ thể; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận về tập tính. Có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Thiết bị dạy học

 - Sơ đồ cấu trúc phân tử tARN

 - Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã

 - Sơ đồ cơ chế dịch mã

 - Sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình dịch mã

2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:

Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác

Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

 

docx 176 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 980Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/8	
PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 01: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
	Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
	- Nêu được khái niệm gen, kể tên được một vài loại gen 
	- Nêu được định nghĩa của mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền. 
	- Trình bày được thời điểm, diễn biến chính , kết quả, ý nghĩa của cơ chế tự sao của ADN ở sinh vật nhân sơ.
	2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực,thể hiện sự tự tin khi trình bày,ra quyết định,quản lí thời gian,.
	3. Thái độ
	- Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
4. Năng lực hướng tới: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
	- Hình 1.1, bảng 1 mã di truyền SGK 
	- Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN
	- Mô hình cấu trúc không gian của ADN
	- Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học 
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Giáo viên cho học sinh xem ảnh so sánh sự giống nhau và khác nhau ở con cái và bố mẹ . Từ đó tạo tình huống trong sinh sản người ta bắt gặp hiện tượng con cái sinh ra giống bố mẹ và có những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị. Vậy cơ chế di truyền nào đảm bảo cho con cái sinh ra giống bố mẹ? Vì sao lại có sự sai khác đó?
	2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen
Gen là gì ? cho ví dụ ?
Gv giới thiệu cho hs cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của ADN 
Gv giới thiệu cho hs biết gen có nhiều loại như gen cấu trúc , gen điều hoà,,
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu về mã di truyền
GV cho hs nghiên cứu mục II
Mã di truyền là gì?
Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?
HS nêu được : Trong ADN chỉ có 4 
loại nu nhưng trong pr lại có khoảng 20 loại a.a
* Nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 = 4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 a.a
* Nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42 = 16 tổ hợp
* Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43 = 64 tổ hợp, đủ để mã hoá cho 20 a.a
- Mã di tuyền có những đặc điểm gì ?
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về quá trình nhân đôi của ADN
Gv cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua sát hình 1.2
Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở những thành phần nào trong tế bào ?
ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? giải thích?
Có những thành phần nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ?
Các giai đoạn chính tự sao ADN là gì ?
Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào ?
Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào tổng hợp từng đoạn ? vì sao ?
Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào
I.Gen
1. Khái niệm
 Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN
2.một số loại gen :
- gen điều hoà 
- gen cấu trúc
II. Mã di truyền
1. Khái niệm
* Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin
*.Mã di truyền là mã bộ 3 : trật tự cứ 3 nu kế tiếp nhau tạo nên 1 mã bộ 3 mã hóa cho 1 axitamin.
*.Ví dụ :1 bộ 3 AAA mã hóa cho 1 axit amin lizin
2. Đặc điểm :
- Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau
-Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau
- Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau
- Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau )
III. Qúa trình nhân đôi của ADN
* Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào
*Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
* Diễn biến : 
+ Dưới tác đông của E ADN-polimeraza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối
+ Cả 2 mạch đều làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do theo nguyên tắc bổ sung :
 A gốc = T môi trường
 T gốc = A môi trường
 G gốc = X môi trường
 X gôc = G môi trưòng
* Kết quả : 1 pt ADN mẹ 1lần tự sao → 2 ADN con
*Ý nghĩa : - Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định
3. Hoạt động luyện tập : 
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN có bao nhiêu nội dung sau đây không đúng?
Dưới tác dụng của en zim ADN polymeraza ADN tháo xoắn để lộ ra 2 mạch đơn 
Liên kết hidro bị cắt đứt là 2 mạch đơn tách rời nhau ra nhờ en zim ADN polymeraza 
ADN polymeraza lắp ráp các nucleotit trong môi trường nội bào với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
Quá trình lắp ráp trên 2 mạch đơn của ADN mẹ luôn giống nhau
Các đoạn okazaki được hình thành do en zim ADN polymeraza chỉ xúc tác theo chiều 3 -5 
A.5 	B. 4. 	C.3 	D. 2	 
4. Hoạt động vận dụng : 
- Tại sao mã di truyền là mã bộ 3 ?
- Một gen có A= 900 = 30%. Gen tự nhân đôi x đợt tạo ra 8 gen con hãy xác định:
1. Số lần tự nhân đôi (x)?
2. Số nu mỗi loại cần cung cấp cho gen nói trên nhân đôi 
- Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nuclêôtit có mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit là:
A. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 5’ – 3’ xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho axit amin và sau cùng là bộ ba ATT.
B. Trên trình tự nuclêôtit đã cho có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5’ và ở đầu 3’ có ba nucleotit kế tiếp là ATX.
C. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tiếp từ đầu 3’ đến 5’ mà xuất hiện liên tục mã bộ ba mã hóa cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX.
D. Trên trình tự nucleotit đó ở đầu 3’ có ba nucleotit kế tiếp là TAX và ở đầu 5’có ba nucleotit kế tiếp là ATX.
5. Hoạt động mở rộng : 
Thiết lập công thức vận dụng
1.Nuclêôtit (Nu): đơn phân của ADN. 
- 1 Nu dài 3,4 Å ( 1 µm = 104 Å =103 nm ; 1mm = 103 µm = 107 Å =106 nm). 1 Nu có khối lượng: m = 300 đvC. 
2. Gen – (AD N): 
- Gồm 2 mạch: Gốc chiều 3’- 5’, mạch bổ sung chiều 5’-3’.
- 1 ADN gồm nhiều chu kì xoắn, 1 chu kì 10 cặp nu, dài 34Å. 
- Trên 1 mạch các nu liên kết với nhau bằng LK Phôtphodieste ( LK Cộng hóa trị) giữa đường của Nu này với gốc Photphat của Nu kia. 
- 2 mạch liên kết với nhau = LK hiđrô giữa các bazơ nitơ theo NTBS. 
1. Chiều dài của gen ( ADN): 
Lgen = LADN = Lmạch đơn = ( Å ) . N: Tổng số nu của gen ,L: Chiều dài của gen. 
2. Khối lượng phân tử ADN hay gen: MAD N = N . 300 ( đvC). 
3. Số Nu của cả gen và từng loại: 
- Theo NTBS: A=T và G = X do đó %A = %T và %G = %X. 
N = (A+T+G+X) = (2A + 2G)à ( A + G) = do đó : %A + %G = 50% 
4. Số nu từng loại từng mạch và cả gen: 
- Theo NTBS: Mạch 1 Mạch 2 
 A1 = T2 %A1 = % T2 
 T1 = A2 à % T1 = % A2 
 G1 = X2 % G1 = % X2 
 X1 = G2 % X1 = % G2 
Suy ra: A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 
 G=X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
Mỗi mạch đều tính tỉ lệ 100% do đó: 
%A = %T = = = . ; % G = % X = = 
5. Số Liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G ( lk) 
6. Số chu kì xoắn (C) : 1 chu kì 10 cặp nu à Số chu kì của gen: C = N/20 ( Chu kì)
7. Số AD N con tạo ra, số nu môi trường cung cấp, số liên kết cộng hóa trị , số Lk hiđrô bị phá hủy: 
a) - 1 gen nhân đôi x lần tạo ra: 2x ADN con. 
- y gen nhân đôi x lần tạo ra: y. 2x ADN con. 
b) Số nu môi trường cung cấp để tạo ra các gen con: Nmt = Ngen . y(2x – 1) ( nu)
- Số nu môi trường cung cấp mỗi loại cho gen nhân đôi x lần. 
Amt = Tmt = Agen . ( 2x – 1) = Tgen (2x - 1) 
Gmt = Xmt = Ggen . (2x – 1) = Xgen (2x – 1) 
c) Số nu trong các AD N có nguyên liệu hoàn toàn mới: Nmt = Ngen . y.( 2x – 2) 
d) Số LK hiđrô bị phá hủy: Hphá hủy = Hgen. (2x – 1). 
e) Số LK H hình thành: Hht = H. 2x 
f) Số liên kết hóa trị: Trên 1 mạch: Trong mỗi nu có 1 lk, giữa 2 nu có 1 lk à cả mạch ( N nu) có : 
 Do đó 2 mạch là: 2(N-1) = 2N – 2 (Lkết) 
g) Số LK cộng hóa trị hình thành khi nhân đôi: 
- Khi nhân đôi mỗi mạch làm khuôn tổng hợp thêm 1 mạch mới.
- Số LK CHT hình thành là lk nối các nu lại với nhau: 1 mạch là 
1 lần nhân đôi có số mạch mới hình thành bằng số gen con. à Như vậy số LK CHT hình thành : 
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
	- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 10 SGK , đọc trước bài 2.
	- Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ARN
	- Cơ chế phiên mã dịch mã tổng hợp ARN ,tổng hợp protein.
Ngày soạn:26/8	
Tiết: 02 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
	Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
	- Trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa của cơ chế phiên mã
	- Trình bày được diễn biến chính và ý nghĩa của cơ chế dịch mã 
	2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe tích cực,thể hiện sự tự tin khi trình bày,ra quyết định,quản lí thời gian,.
	3. Thái độ
	- Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
4. Năng lực hướng tới: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin; biết phân tích tình huống, phát hiện và nêu được tình huống, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất đặt ra trong học tập và cuộc sống.
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Vận dụng được kiến thức khoa học vào một số tình huống cụ thể; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học. Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận về tập tính. Có thói quen và biết lựa chọn các hình thức tập luyện TDTT phù hợp để cải thiện và nâng cao các tố chất thể lực cơ bản cho bản thân.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
	- Sơ đồ cấu trúc phân tử tARN
	- Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã
	- Sơ đồ cơ chế dịch mã
	- Sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình dịch mã
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập  ... B. trồng các cây họ Đậu
C. trồng các cây lâu năm	D. bổ sung phân đạm hóa học.
Câu 29: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11260.	B. 11180.	C. 11220.	D. 11020.
Câu 30: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng
A. tăng dần đều.	B. giảm dần đều.
C. đường cong chữ S.	D. đường cong chữ J.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2018-2019
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH Môn thi: Sinh học 12 ; Ban CB + NC
Đề chính thức
 Thời gian làm bài: 45 phút , không kể thời gian phát đề
Mã đề : 483 1403thi:.1403
Họ và tên học sinh: ......................................................................................
Số báo danh: ............................. Lớp: ................... Phòng thi: ..................
Giám thị coi thi 1
(Họ tên, chữ ký)
Giám thị coi thi 2
(Họ tên, chữ ký)
Giám khảo
(Họ tên, chữ ký)
Điểm
Câu 1: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái, dễ bị diệt vong và nguyên nhân chính là
A. mất hiệu quả nhóm.	B. sự cạnh tranh giảm.
C. gen lặn có hại biểu hiện.	D. sức sinh sản giảm.
Câu 2: Mật độ cá thể của quần thể là
A. Tổng số lượng cá thể của quần thể đó
B. số cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích
C. tỉ lệ giữa số cá thể sinh sản và tử vong
D. số cá thể trưởng thành trên một đơn vị diện tích
Câu 3: Xét các nhóm loài thực vật sau:
(1)- cây thân thảo ưa sáng.	(2)- cây bụi ưa bóng.
(3)- cây thân thảo ưa bóng.	(4)- cây bụi ưa sáng.	(5)- cây gỗ lớn ưa sáng.
 Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài là
A. 1,2,3,4,5.	B. 1,4,5,2,3.	C. 1,4,2,5,3.	D. 1,2,4,3,5.
Câu 4: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
B. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
C. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,...).
D. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
Câu 5: Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng voi rừng tấn công người dân, phá ruộng nương là
A. bản tính voi rừng hung dữ khi thấy người	B. rừng thu hẹp quá mức
C. do thiếu thức ăn	D. tập tính khi đến mùa sinh sản
Câu 6: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11260.	B. 11180.	C. 11220.	D. 11020.
Câu 7: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái dưới nước
1. thực vật nổi	2.động vật nổi	3. giun	4. cỏ	 5. cá ăn thịt
Các nhóm SV thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là:
A. 1,5	B. 4,5	C. 2,3	D. 1,4
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
A. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
B. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình
C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
D. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
B. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
Câu 10: Các cá thể trong quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây
1. Quan hệ hỗ trợ	2. Quan hệ cạnh tranh khác loài
3. Quan hệ đối kháng	4. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
5. Quan hệ ăn thịt con mồi
Phương án đúng nhất là
A. 1,2,3,4	B. 1, 3, 4	C. 1, 2, 4	D. 1, 3,4,5
Câu 11: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là
A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
C. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
D. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
Câu 12: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?
A. tảo đơn bào ® thân mềm ® cá ® người
B. tảo đơn bào ® giáp xác ® cá ® người
C. tảo đơn bào ® ĐV phù du ® cá ® người
D. tảo đơn bào ® ĐV phù du ® giáp xác® cá ® người
Câu 13: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ
A. hội sinh	B. kí sinh	C. hợp tác	D. cộng sinh
Câu 14: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc	B. có đặc điểm chung về thành phần loài.
C. tính ổn định của hệ sinh thái	D. điều kiện môi trường vô sinh
Câu 15: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng
A. tăng dần đều.	B. giảm dần đều.
C. đường cong chữ S.	D. đường cong chữ J.
Câu 16: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: 
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80 C. 
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. 
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. 
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. 
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (4).	B. (1) và (3).	C. (1) và (4).	D. (2) và (3).
Câu 17: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. giới hạn sinh thái.	B. khoảng thuận lợi.
C. khoảng chống chịu.	D. khoảng gây chết.
Câu 18: Vào trung tuần tháng 7 năm 2002, người dân ở vùng biển Bình Thuận chắc hẳn không quên hiện tượng nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng, rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Đó là chính là hiện tượng thủy triều đỏ, hiện tượng này là hệ quả của mối quan hệ nào trong quần xã?
A. Cạnh tranh	B. Hội sinh
C. Ức chế - cảm nhiễm	D. Cộng sinh
Câu 19: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn 
châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. rắn hổ mang và chim chích.	B. chim chích và ếch xanh.
C. châu chấu và sâu.	D. rắn hổ mang.
Câu 20: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ nào có sức sản xuất cao nhất?
A. Hệ sinh thái sa mạc.	B. Hệ sinh thái cửa sông.
C. Hệ sinh thái rừng lá kim.	D. Hệ sinh thái đại dương.
Câu 21: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. chết hàng loạt.	B. có sức sống trung bình.
C. phát triển thuận lợi nhất.	D. có sức sống giảm dần.
Câu 22: Hiệu quả nhóm biểu hiện mối quan hệ sinh thái nào?
A. Hỗ trợ khác loài	B. Hỗ trợ giữa các quần thể cùng loài
C. Cạnh tranh sinh học khác loài	D. Hỗ trợ cùng loài
Câu 23: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là
A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
B. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
D. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
Câu 24: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là
A. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường
B. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường
C. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường
D. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường
Câu 25: Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
B. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
D. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
Câu 26: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?
A. trồng các cây một năm	B. trồng các cây họ Đậu
C. trồng các cây lâu năm	D. bổ sung phân đạm hóa học.
Câu 27: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: 
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. 
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. 
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là
A. 12% và 10%.	B. 10% và 9%.	C. 9% và 10%.	D. 10% và 12%.
Câu 28: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?
1. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
2. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt
3. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
4. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 29: Trong một quần thể sinh vật, khi phân chia cấu trúc tuổi, người ta chia thành
A. tuổi sơ sinh, tuổi sinh sản, tuổi già	B. tuổi chưa thành thục, tuổi thành thục
C. tuổi sinh trưởng, tuổi phát triển	D. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể
Câu 30: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
A. (2), (4), (5), (6).	B. (1), (2), (3), (4).	C. (2), (3), (4), (6).	D. (1), (3), (4), (5).
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_chuong_trinh_ca_nam.docx