Giáo án Sinh học lớp 12 cả năm

Giáo án Sinh học lớp 12 cả năm

BÀI 1 : GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND

I. Mục tiêu

- Học sinh phát biểu được khái niệm gen , mô tả được cấu trúc chung của gen cấu trúc

- Trình bày được các chức năng của a xit nucleic, đặc điểm của sự mã hoá thông tin di truyền trong a xit nucleic , lí giải được vì sao mã di truyền là mã bộ ba

- Trình bày được thời điểm , diễn biến , kết quả, ý nghĩa của cơ chế tự sao của AND

II.Thiết bị dạy học

- Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK

- Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của AND

- Mô hình cấu trúc không gian của AND

- Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit

- Máy chiếu qua đầ nếu dùng bản trong

 

doc 104 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1359Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 12 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1 : GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI AND
I. Mục tiêu
- Học sinh phát biểu được khái niệm gen , mô tả được cấu trúc chung của gen cấu trúc
- Trình bày được các chức năng của a xit nucleic, đặc điểm của sự mã hoá thông tin di truyền trong a xit nucleic , lí giải được vì sao mã di truyền là mã bộ ba
- Trình bày được thời điểm , diễn biến , kết quả, ý nghĩa của cơ chế tự sao của AND
II.Thiết bị dạy học
Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK 
Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của AND
Mô hình cấu trúc không gian của AND
 Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit
Máy chiếu qua đầ nếu dùng bản trong
III. Tiến trình tổ chức bài học
 1 . Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Gen là gì ? cho ví dụ ?
Gv giới thiệu cho hs cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của AND
Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen
Gv cho hs quan sát hình 1.1
Hãy mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc
Chức năng chủa mỗi vùng ?
gv giới thiệu cho hs biết gen có nhiều loại như gen cấu trúc , gen điều hoà,,
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu về mã di truyền
GV cho hs nghiên cứu mục II
Mã di truyền là gì
Tại sao mã di truyền là mã bộ ba
HS nêu được : Trong AND chỉ có 4 loại nu nhưng trong pr lại có khoảng 20 loại a.a
* nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 =4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 a.a
*nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42= 16 tổ hợp
*Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43= 64 tổ hợp thừa đủ để mã hoá cho 20 a.a
- Mã di tuyền có những đặc điểm gì ?
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về quá trình nhân đôi của ADN
Gv cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua sát hình 1.2
Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở những thành phần nào trong tế bào ?
ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? giải thích?
Có những thành phần nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ?
Các giai đoạn chính tự sao ADN là gì ?
Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào ?
Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào tổng hợp từng đoạn ? vì sao ?
kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào?
I.Gen
1. Khái niệm
 Gen là một đoạn của phân tử AND mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN
2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc
 * gen cấu trúc có 3 vùng :
- Vùng điều hoà đầu gen : mang tín hiệu khởi động
- Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá a.a
- Vùng kết thúc :nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã
II. Mã di truyền
Khái niệm
* Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin
2. Đặc điểm :
- Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau
-Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau
- Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau
- Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau )
III. Qúa trình nhân đôi của ADN
* Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào
*Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
* Diễn biến : + Dưới tác đông của E ADN-polime raza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn ,2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối
+ Cả 2 mạch đều làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do theo nguyên tắc bổ sung :
 A gốc = T môi trường
 T gốc = A môi trường
 G gốc = X môi trường
 X gôc = G môi trưòng
* Kết quả : 1 pt ADN mẹ 1lần tự sao → 2 ADN con
*Ý nghĩa : - Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định
IV. Củng cố :
nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sự tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực
V. Bài tập về nhà :
chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 10 SGK , đọc trước bài 2
tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, hức năng của ADN
Ngày soạn :
	Tiết 2 BÀI 2 : PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu
- Trình bày được thời điểm ,diễn biến, kết quả , ý nghĩa của cơ chế phiên mã
- Biết được cấu trúc ,chức năng của các loại ARN
- Hiểu được cấu trúc đa phân và chức năng của prôtein
- Nêu được các thành phần tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtein, trình tự diễn biến của quá trình sinh tổng hợp protein
- Rèn kỹ năng so sánh ,khái quát hoá, tư duy hoá thông qua thành lập các công thức chung
- Phát triển năng lực suy luận của học sinh qua việc xác định các bộ ba mã sao va số a.a trong pt prôtein do nó quy định từ chiếu của mã gốc suy ra chiều mã sao và chiều dịch mã
II. Thiết bị dạy học
Sơ đồ cấu trúc phân tử tARN, sơ đồ khái quát quá trình dịch mã, sơ đồ cơ chế dịch mã, sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình dịch mã
III. Tiến trình tổ chức bài học
Kiểm tra bài cũ
Mã di truyền là gì ? Vì sao mã di truyền là mã bộ ba ?
Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN?
Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nôi dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phiên mã
- Gv đặt vấn đề : ARN có những loại nào ? chức năng của nó ?. yêu cầu học sinh đọc sgk và hoàn thành phiếu học tập sau
mARN
tARN
rARN
cấu trúc
chức năng
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu cơ chế phiên mã
- Gv cho hs quan sát hinh 2.2 và đọc mục I.2
 ? Hãy cho biết có những thành phần nào tham gia vào quá trình phiên mã
? ARN được tạo ra dựa trên khuônmẫu nào
? Enzim nào tham gia vào quá trình phiên mã 
? Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ?
? Các ri Nu trong môi trường liên kết với mạch gốc theo nguyên tắc nào
? Kết quả của quá trình phiên mã là gì 
? Hiện tượng xảy ra khi kết thúc quá trình phiên mã
HS nêu được :
* Đa số các ARN đều được tổng hợp trên khuôn ADN, dưới tác dụng của enzim ARN- polime raza một đoạn của phân tử ADN tương ứng với 1 hay 1 số gen được tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau ra và mỗi nu trên mạch mã gốc kết hợp với 1 ribônu của mt nội bào theo NTBS , khi E chuyển tới cuôi gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã, pt m ARN dc giải phóng
* Hoạt động 3 :
- gv nêu vấn đề : pt prôtêin được hình thành như thế nào ?
- yêu cầu hs quan sát hình 2.3 và n/c mục II 
*? Qt tổng hợp có những tp nào tham gia 
?a.a được hoạt hoá nhờ gắn với chất nào 
? a.a hoạt hoá kết hợp với tARN nhằm mục đích gì
? mARN từ nhân tế bào chất kết hợp với ri ở vị trí nào
? tARN mang a.a thứ mấy tiến vào vị trí đầu tiên của ri? vị trí kế tiếp là của t ARN mang a.a thứ mấy ? liên kết nào dc hình thành
? Ri có hoạt động nào tiếp theo? kết quả cuả hoạt động đó
? Sự chuyển vị của ri đến khi nào thì kết thúc
? Sau khi dc tổng hợp có những hiện tượng gì xảy ra ở chuỗi polipeptit
? 1 Ri trượt hết chiều dài mARN tổng hợp dc bao nhiêu pt prôtêin
* sau khi hs mô tả cơ chế giải mã ở 1 Ri gv thông báo về trường hợp 1 pôlĩôm. Nêu câu hỏi
 ?? nếu có 10 ri trượt hết chiều dài mARN thì có bao nhiêu pt prôtêin dc hình thành ? chúng thuộc bao nhiêu loại?
I. Phiên mã
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
nội dung PHT
2.Cơ chế phiên mã
* Thời điểm : xảy ra trước khi tế bào tổng hợp prôtêin
* Diễn biến: dưới tác dụng của enzim ARN-pol, 1 đoạn pt ADN duỗi xoắn và 2 mạch đơn tách nhau ra
+ Chỉ có 1 mạch làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mỗi mạch gốc kết hợp với 1 Ri nu tự do theo NTBS
Agốc - Umôi trường
Tgốc - Amôi trường
Ggốc – Xmôi trường
Xgốc – Gmôi trường 
→ chuỗi poli ribonucleotit có cấu trúc bậc 1. nếu là tARN , rARN thì tiếp tục hình thành cấu trúc ko gian bậc cao hơn
+ sau khi hình thành ARN chuyển qua màng nhân tới tế bào chất, ADN xoắn lại như cũ
* Kết quả : một đoạn pt ADN→ 1 Pt ARN
* Ý nghĩa : hình thanh ARN trực tiếp tham gia vào qt sinh tổng hợp prôtêin quy định tính trạng
II. Dịch mã
1. Hoạt hoá a.a
- Dưới tác động của 1 số E các a.a tự do trong mt nội bào dc hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP
- Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a dc hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức hợp a.a—tARN
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit
- m A RN tiếp xúc với ri ở vị trí mã đầu ( AUG), tARN mang a.a mở đầu(Met)→ Ri, đối mã của nó khớp với mã của a.a mở đầu/mARN theo NTBS
- a.a 1- tARN→ tới vị trí bên cạnh, đối mã của nó khớp với mã của a.a 1/mARN theo NTBS, liên kết peptit dc hình thành giữa a.a mở đầu và a.a 1
- Ri dịch chuyển 1 bộ ba/m ARNlàmcho tARN ban đầu rời khỏi ri, a.a2-tARN →Ri, đối mã của nó khớp với mã của a.a2/mARN theo NTBS, liên kết peptit dc hình thàn giữa a.a1 và a.a2
- Sự chuyển vị lại xảy ra đến khi Ri tiếp xúc với mã kết thúc/mARN thì tARN cuối cùng rời khỏi ri→ chuỗi polipeptit dc giải phóng
- Nhờ tác dụng của E đặc hiệu, a.a mở đầu tách khỏi chuỗi poli, tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn→ pt prôtêin hoàn chỉnh
*Lưu ý : mARN dc sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi poli cùng loại rồi tự huỷ, còn riboxôm đc sủ dụng nhiều lần
IV. Củng cố
các cơ chế di truyền ở cấp độ pt : tự sao , sao mã va giải mã
sự kết hợp 3 cơ chế trên trong qt sinh tổng hợp pr đảm bảo cho cơ thể tổng hợp thường xuyên các pr đặc thù, biểu hiện thành tính trạng di truyền từ bố mẹ cho con gái
Ngày soạn:	BÀI 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu dc thế nào là điều hoà hoạt động của gen
-hiểu dc khái niệm ôperon và trình bày dc cấu trúc của ôperon
- giải thích dc cơ chế điều hoà hoạt động của ôperon Lac
II. Thiết bị dạy học
- hình 3.1, 3.2a, 3.2b
III. Tiến trình tổ chức bài học
Kiểm tra bài cũ
trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã
Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
* hoạt động 1:
Gv đặt vấn đề : Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen dc tạo ra.
? Điều hoà hoạt động của gen có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sinh vật ?
* hoạt động 2 : tìm hiểu điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
GV yêu cầu học sinh nghiên cứư mục II.1 và quan sát hình 3.1
? ôpe ron là gì 
? dựa vào hình 3.1 hãy mô tả cấu trúc của ôpe ron Lac
* hoạt động 3 :gv yêu cầu học sinh nghiên cứư mục II.2 và quan sát hình 3.2a và 3.2b
? quan sát hình 3.2a mô tả hoạt động của các gen trong ôpe ron lac khi môi trường không có lactôzơ
? khi môi trường không có chất cảm ứng lactôzơ thì gen điều hoà ( R) tác đọng như thế nàp để ức chế các gen cấu trúc không phiên mã
? quan sát hình 3.2b mô tả hoạt động của các gen trong ôpe ron Lac khi môi trường có lactôzơ?
? tại sao khi môi trường có chất cảm ứng lactôzơ thì các gen cấu trúc hoạt đông phiên mã
I.Khái quát về điều hoà hoạt động của gen
- Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen dc tạo ra trong tế bào nhằm đamt bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể
II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sở
1. mô hình cấu trúc ope ron Lac
- các gen có cấu trúc liên quan về chức năng thường dc phân bố liền nhau thành từng cụm và có chung 1 cơ chế điều hoà gọi chung la ôpe ron
- cấu trúc của 1 ôpe ron gồm :
+ Z,Y,A : các gen cấu trúc
+ O( ope rato) : vùng vận hành
+ P( prômte r) : vùng khởi động
+R: gen điều hoà
2.sự điều hoà hoạt động của ôperon lac
* khi môi trường không có lac tô zơ: gen  ... uần thể có thể duy trì và phát triển
- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
II/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ
1/ Mức độ sinh sản của quần thể: là khả năng gia tăng về số lượng cá thể của quần thể trong đơn vị thời gian. Sức sinh sản của quần thể phụ thuộc vào đặc tính sinh sản của loài như: số lượng trứng hay con trong một lứa đẻ và khả năng chăm sóc trứng hay con. Số lứa đẻ trong năm hoặc mùa, số lần đẻ trong đời, kiểu thụ tinh, mật độ quần thể. Điều kiện sống của môi trường thuận lợi hay khó khăn.
2/ Mức độ tử vong của quần thể: là mức giảm số lượng cá thể của quần thể trong đơn vị thời gian. Biểu hiện sức tử vong của quần thể khác nhau tùy thuộc vào giới tính, điều kiện sống.
3/ Phát tán của quần thể sinh vât: 
- Phát tán là hiện tượng xuất cư và nhập cư của các cá thể.
- Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình để chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.
- Nhập cư là hiện tượng một số cá thểnằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.
III/ TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ
	Sự tăng trưởng của quần thể là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể. Sự gia tăng này có thể bằng hình thức sinh vô tính hay sinh sản hữu tính.
- Khi môi trường tạm thời không có tác nhân giới hạn. các quần thể tự nhiên gia tăng rất nhanh về số lượng. tỉ lệ tăng tự nhiên là tiềm năng sinh học của loài. Nó biểu hiện sự sinh sản tối đa của loài khi không có tác nhân hạn chế của môi trường.
- Khi có sự hiện các yếu tố giới hạn của môi trương: các quần thể tự nhiên bị kiềm chế tiềm năng sinh trong việc giảm thiểu sinh suất và gia tăng tử suất của các cá thể.
IV/ TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI
- Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển của lịch sử. dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
IV/ CỦNG CỐ
	Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?
V/ BÀI TẬP
	Làm các bài tập SGK, chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 20/02/2009	Ngày dạy:25/02/2009
Tiết 42	 BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
- Phân tích được những ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quần thể.
- Phân tích được nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Xác định được trạng thái cân bằng quần thể và xác định được cơ chế duy trì sự cân bằng đó, từ đó có ý thức, phương pháp bảo vệ sự cân bằng sinh thái tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Hình 39.1, 39.2, 39.3 SGK
Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
	Hẫy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi?
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
	GV yêu cầu HS quan sát hình 39.1, dựa vào hình GV mô tả sự biến động số lượng cá thể thỏ và mèo rừng ở Canada
? Thế nào là biến động theo chu kì mùa? Cho ví dụ?
? Em có nhận xét gì về tương quan số lượng giữa thỏ và linh miêu?
	HS nhận xét: số lượng thỏ tăng → linh miêu tăng, do linh miêu tăng cần nhiều thức ăn nên số lượng thỏ giảm.
? Khi số lượng thỏ giảm nhiều thì điều gì sẽ xảy ra?
	HS nêu được số lượng linh miêu giảm → số lượng thỏ lại tăng
? Thế nào là biến động theo chu kì nhiều năm? Cho ví dụ?
Hoạt động 2
	GV cho HS nghiên cứu mục 2 và quan sát hình
? Thế nào là biến đông không theo chu kì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến biến động không chu kì? Cho ví dụ đối với từng nguyên nhân?
Hoạt động 3
	GV cho HS nghiên cứu mục II.1
? Nhân tố vô sinh tác động đến quần thể vào giai đoạn nào thì dễ gây chết cho cá thể nhất? vì sao?
? Nhân tố hữu sinh tác động đến quần thể biểu hiện như thế nào?
? Khả năng làm biến động số lượng cá thể trong quần thể của nhân tố con người như thế nào?
? Các nhân tố ngoại cảnh có tác động riêng rẽ lên quần thể sinh vật không?
? Cơ chế tác động của các nhân tố sinh thái lên quần thể như thế nào?
	GV nêu vấn đề: sự biến động số lượng của quần thể do tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Vậy phản ứng của quần thể sinh vật trước tác động của môi trường như thế nào?
	HS nêu đươc: nếu thích nghi quần thể sẽ tồn tại và tăng số lượng; nếu không thích nghi sẽ giảm số lượng hoặc diệt vong hoặc phát tán đi nơi khác.
? Trạng thái cân bằng của quần thể được duy trì thông qua việc điều hòa yếu tố cấu trúc nào của quần thể?
? Thế nào là cơ chế điều hòa mật độ?
? Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật hay việc tiết ra các chất hóa học làm suy yếu đồng loại có phải là cơ chế điều hòa mật độ không?
? Hiện tượng cá lớn nuốt cá bé có phải là cơ chế điều hòa mật độ cá thể của quần thể không?
I/ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
	Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể theo thời gian.
1/ Biến động theo chu kì
- Biến động theo chu kì mùa: là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể theo mùa. 
Ví dụ: 
Ếch nhái tăng số lượng về mùa mưa.
Muỗi tăng số lượng về mùa hè.
- Biến động theo chu kì nhiều năm: là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể tương ứng với một số năm nhất định.
Ví dụ:
Các loài cá ở bờ biển Pêru cứ 7 năm lại biến động số lượng 1 lần.
2/ Biến động không theo chu kì.
Khái niệm: là hiện tượng tăng hay giảm số cá thể của quần thể xảy ra một cách đột ngột.
Nguyên nhân: 
+ Do hoạt động của con người.
+ Do sự cố bất thường xảy ra: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh.
+ Do điều kiện sống thuận lợi nhưng không có đối thủ cạnh tranh.
II/ NGUYÊN NHÂN GAY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
1/ Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể.
- Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể là do một hoặc một tập hợp nhân tố sinh thái dã tác động đén tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và sự phát tán của quần thể.
- Tác động của nhân tố vô sinh vào mùa sinh sản, hay giai đoạn còn non của sinh vật làm cho biến động trong quần thể diễn ra mạnh mẽ nhất. Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thẻ, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh.
- Nhân tố quyết định sự biến động số lượng cá thể của quần thể có thể khác nhau tùy từng quần thể và tùy giai đoạn trong chu trình sống.
2/ Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở thay đổi sẻ dẫn tới sự thay đổi của quần thể,
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
3/ Trạng thái cân bằng của quần thể.
- Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể của quần thể ở mức cố định.
- Cơ chế điều hòa mật độ của quần thể là sự điều chỉnh mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể, từ đó điều chỉnh tốc đọ sinh trưởng của quần thể.
IV/ CỦNG CỐ
	Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là gì?
V/ BÀI TẬP
	Làm các bài tập SGK, SBT
	Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 02/03/2009	Ngày kiểm tra: 04/02/2009
Tiết 43:	KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
- HS tái hiện lại các kiến thức
- Vận dụng các kiến thức để trả lời các câu hỏi
- Rèn khả năng tổng hợp, phân tích và so sánh
II/ ĐỀ RA
A. Trắc nghiệm: (Khoanh tròn đáp án em cho là đúng)
Câu 1: Theo quan niệm hiện nay, đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở vật thể sống mà không thể có ở vật thể vô cơ?
a. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là protein và axít nucleic đặc trưng.
b. Trao đổi chất thông qua đồng hoá, dị hoá và có khả năng sinh sản.
c. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường thay đổi.
d. Có hiện tượng tăng trưởng, cảm ứng và vận động.
Câu 2: Phần lớn các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc nào?
a. Nhị phân	b. Đa phân	c. Trùng phân	d. Thập phân
Câu 3: Thí nghiệm Milơ đã chứng minh điều gì?
a. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
b. Axít nucleic hình thành từ nucleotit.
c. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.
d. Chất vô cơ hình thành từ các nguyên tố có mặt trên bề mặt trái đất.
Câu 4: Sự sống xuất hiện đầu tiên trên trái đất là:
a. Axít nucleic	b. Axít amin	c. Giọt coaxecva	d. Lipít
Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
a. ATP	b. Năng lượng hóa học
c. Năng lượng sinh học	d. Năng lượng tự nhiên
Câu 6: Có bao nhiêu đại địa chất?
a. 4	b. 5	c. 6	d. 7
Câu 7: Bầu khí quyển nguyên thuỷ của trái đất trước khi xuất hiện sự sống đầu tiên khômg có chất khí nào sau đây:
a. Metan	b. Amoniac	c. Hidrosunfua	d. Oxi
Câu 8: Bò sát cổ ngự trị ở kỉ nào?
a. Jura	b. Becmi	c. Đêvôn	d. Silua
Câu 9: Những nguyên tố phổ biến nhất chiếm 99% khối lượng cơ thể sống là:
a. H, O, N, C	b. C, H, O	
c. C, H, O, N, S, P	d. C, H, O, N, P, S, Na, K
Câu 10: Sự hình thành lớp màng lipoprotein có vai trò
a. Phân biệt các giọt coaxecva với mô trường xung quanh.
b. Giúp các giọt coaxecva trao đổi chất với môi trường
c. Là tiến bộ quan trọng trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học
d. Làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn
Câu 11: Sự kiện quan trọng để hình thành những cơ thể sống có khả năng di truyền đặc điểm của chúng cho đời sau là:
a. Sự xuất hiện cơ chế nhân đôi	b. Sự hình thành màng lipoprotein
c. Sự hình thành các giọt coaxecva	d. Sự xuất hiện của các enzim
Câu 12: Cơ quan nào sau đây bị thoái hoá ở người
a. Lồng ngực hẹp	b. Mấu lồi ở vành tai
c. Đuôi	d. Ruột thừa
Câu 13: Các dạng vuợn người ngày nay có kích thước tương đương với người là:
a. Tinh tinh, đười ươi, vọc	b. Đười ươi, tinh tinh, gorila
c. Vuợn, đười ươi, gorila	d. Khỉ vàng, đười ươi, vượn
Câu 14: Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài: 
a. H. erectut	b. H. habilis	c. H. sapiens	d. H. neanderthalensis
Câu 15: Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn là: 
a. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn mạnh hơn môi trường nước.
b. Nồng độ oxi ở môi trường trên cạn cao hơn môi trường nước.
c. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí.
d. Nuớc có nhiều muối khoáng hơn trong đất
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật với môi trường khô hạn
a. Bề mặt lá bóng phản chiếu ánh sáng mặt trời
b. Có thân ngầm phát triển dưới đất
c. Lỗ khí khổng đóng lại khi gặp khí hậu nóng
d. Lá xoay chuyển tránh ánh nắng mặt trời.
Câu 17: Quy tắc Becman là quy tắc về 
a. Nhiệt độ	b. Khả năng chống chịu	
c. Kích thước cơ thể	d. Kích thước của các bộ phận cơ thể
Câu 18: Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là
a. Cạnh tranh và đối địch	b. Hỗ trợ và cạnh tranh
c. Cộng sinh và hội sinh	d. Hợp tác và đối địch
Câu 19: Một quần thể có mấy đặc trưng cơ bản
a. 5	b. 6	c. 7 	d. 8	
Câu 20: Đặc trưng cơ bản nào là quan trọng nhất đối với quần thẻ
a. Tỉ lệ giới tính	b. Nhóm tuổi	
c. Mật độ cá thể của quần thể	d. Kích thước của quần thể	
B. Tự luận
1. Nêu khái niệm về quần xã sinh vật? Phân biệt quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng?
2. Diễn thế sinh thái là gì? Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là gì? 	
III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
	Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an SINH HOC 12.doc